Công dụng của những chi tiết nhỏ xuất hiện trên vật dụng thường ngày
![]() |
Cục bông gắn trên chóp của những chiếc mũ len không phải chỉ để cho đẹp,ôngdụngcủanhữngchitiếtnhỏxuấthiệntrênvậtdụngthườngngàthethao24h.vn thực tế, đó là một thiết kế vốn để giúp những người thủy thủ khi đi biển không bị va đầu vào trần của con tàu khi thời tiết ngoài biển trở nên dữ dội. |
![]() |
Những chiếc đinh khuy nhỏ này thường xuất hiện trên túi của những chiếc quần jeans, mục đích của những chiếc khuy này là để đảm bảo các mép vải ở đúng vị trí, không bị tách rời, xô lệch, khó rách, khó bung, bởi đây chính là những điểm chịu lực co kéo nhiều nhất. |
![]() |
Những đường kẻ lề của giấy viết có kẻ dòng đã xuất hiện từ rất lâu, mục đích ban đầu của nó không phải là để chừa lại khoảng trống cho những dòng chú thích. Lề giấy ban đầu được thực hiện là để giúp thuận tiện cho việc đóng những cuốn vở lại với nhau, mà chữ không bị “nuốt” mất. Ngoài ra, cũng có lý giải cho rằng đây là cách để người xưa đề phòng trường hợp chuột gặm hay mọt giấy ăn giấy, bởi chúng sẽ tấn công từ phần lề vào trong, như thế, chữ viết sẽ chưa bị... cắn mất ngay. |
![]() |
Lỗ nhỏ nằm cạnh chỗ nhét chìa khóa có hai công dụng. Thứ nhất, là để nếu có nước lọt vào trong khóa thì sẽ chảy ra qua lỗ này, giúp khóa bền hơn, tránh bị rỉ sét. Thứ hai, là để tra dầu vào trong khóa giúp khóa trơn hơn. |
![]() |
Chiếc túi nhỏ nằm bên trong túi quần trước của quần jeans vốn dành để đựng đồng hồ bỏ túi. Trải qua thời gian, công dụng này đã dần mất đi, nhưng chiếc túi đã trở nên quen thuộc và trở thành chi tiết không thể thiếu trong tổng thể thiết kế của chiếc quần jeans. |
![]() |
Đôi khi một số món đồ có đính kèm khuy dự phòng và một mẩu vải giống hệt với chất vải của món đồ. Mẩu vải nhỏ này là để người dùng có thể sử dụng để thăm dò, xem cách giặt giũ của mình có gây ảnh hưởng tới chất vải của món đồ không, trước khi thực sự đem món đồ ra giặt. Ngoài ra, mảnh vải nhỏ này có thể dùng như một miếng đáp đối với những vết rách nhỏ. |
![]() |
Lỗ ở cán tay cầm xoong chảo không chỉ để giúp treo món đồ lên móc gọn gàng sau khi dùng xong mà còn giúp giữ thìa muỗng trong quá trình chế biến món ăn. |
![]() |
Lỗ nhỏ nằm ở đầu của chiếc thước kéo là để người dùng có thể móc nó vào một mũ đinh để thước không bị trượt đi. |
![]() |
Lỗ nhỏ trên que nhựa của những cây kẹo mút là để giữ cho kẹo nằm ở đúng vị trí bởi trong quá trình đổ khuôn, chất lỏng của kẹo sẽ tràn vào trong lỗ nhỏ này và tạo thành một chiếc móc tự nhiên để kẹo nằm nguyên tại vị trí. |
![]() |
Gạch nhỏ nằm trên phím F và phím J của bàn phím máy tính là đẻ giúp người dùng dễ dàng đặt tay đúng vị trí mà không cần phải nhìn xuống bàn phím. |
![]() |
Lớp lông cứng nằm bên rìa của thang cuốn là để người dùng tránh đứng sát vào mép thang, như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra những tai nạn như bị mắc quần áo, túi xách hay dây giày vào mép thang cuốn. |
![]() |
Chiếc đai áo trên những chiếc áo khoác ngoài hiện nay chủ yếu phục vụ mục đích thời trang, nhưng xa xưa, những chiếc đai này vốn được may trên những chiếc áo khoác đi đường được may to rộng, để người dùng có thể vừa lấy làm áo vừa để làm chăn đắp, khi mặc lên, chiếc đai áo sẽ giúp chiếc áo trở nên gọn gàng hơn và người dùng có thể đi lại, làm việc thoải mái hơn. |
![]() |
Chiếc tẩy hai màu này có... hai màu là để phân biệt việc sử dụng trên những chất liệu giấy khác nhau và cho những loại bút chì khác nhau. Trong khi màu đỏ cam thường được sử dụng cho giấy sáng màu và bút chì nhạt màu, màu xanh thường dùng cho những loại giấy dai, dày, có độ nhám và bút chì đậm màu. Vậy nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn tưởng rằng màu xanh là để dành cho việc tẩy bút mực, và nếu thử dùng để tẩy vết bút mực, sẽ không thể nào tẩy được. |

10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con
Những hành vi tưởng rằng bình thường nhưng chúng lại có tác động xấu đến con của bạn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Soi kèo góc Genoa vs Venezia, 2h45 ngày 18/2
Mỹ, NATO bất lực trước tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga?
Thành Đạt
(Dân trí) - Chuyên gia quân sự cho rằng với tốc độ Mach 10, tên lửa đời mới của Nga khó có thể bị các hệ thống phòng không hiện đại đánh chặn.
"Điểm độc đáo của hệ thống tên lửa Oreshnik là, thứ nhất, đây là tên lửa tầm trung - bay với khoảng cách từ 1.000km đến 5.500km - và thứ hai, nó là tên lửa siêu vượt âm, bay với tốc độ Mach 10", cựu Đại tá quân đội Nga và nhà phân tích quân sự Viktor Litovkin nói với hãng tinSputnik.
Chuyên gia Nga lưu ý, tốc độ Mach 10, hay gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tương đương với 3km mỗi giây. Ông Litovkin cho rằng, khó có hệ thống phòng không hoặc phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có khả năng đánh chặn những tên lửa siêu vượt âm này.
"Phương Tây không có tên lửa bay với tốc độ như vậy hoặc tên lửa siêu vượt âm nào như vậy. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần khoe rằng họ có những tên lửa tương tự, nhưng họ chưa bao giờ cho tên lửa bay để thể hiện điều đó", ông Litovkin nói thêm.
Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine (Nguồn: RT).
Ngoài ra, tên lửa Oreshnik cũng được trang bị nhiều đầu đạn. "Tên lửa tăng tốc toàn bộ đầu đạn lên tốc độ siêu vượt âm với các khối tách biệt bay đến mục tiêu cũng ở tốc độ siêu vượt âm", ông Litovkin nói.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa mới của Nga có thể mang theo ít nhất 6 đầu đạn. Tên lửa được phát triển mới, dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại.
Oreshnik dường như có đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), tức là các đầu đạn riêng biệt mang khối nổ thông thường hoặc khối nổ hạt nhân để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Nhà phân tích quân sự Vladislav Shurygin nói với trang tin Izvestiyarằng, Oreshnik có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân hiện có. Nó cũng có thể phá hủy các boongke kiên cố nằm ở độ sâu lớn mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa tầm trung Oreshnik sẽ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tiếp cận các mục tiêu quan trọng của NATO ở châu Âu. Theo một số ước tính, tên lửa này có thể tiếp cận căn cứ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ tại Redzikowo, Ba Lan trong vòng 8-11 phút.
"Hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu biệt lập, được bảo vệ cao. Dựa trên nhiệm vụ và tầm bắn, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, khiến nó khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", Sergey Karakayev, chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga tuyên bố.
Đài BBC dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu, nhưng chưa thể tới Mỹ.
Báo Le Monde dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp cho rằng, các hệ thống phòng không của phương Tây có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga nhưng khó có thể bắn hạ tên lửa.
Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết, trong vụ phóng mới nhất, thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích tại thành phố Dnipro là 15 phút. Tên lửa được trang bị 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Tốc độ ở giai đoạn cuối là trên Mach 11.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, tên lửa Oreshnik là một trong những tiến bộ quân sự mới nhất của Nga, không phải là sự hiện đại hóa vũ khí cũ của Liên Xô. Ông chủ Điện Kremlin khẳng định chưa nước nào trên thế giới có loại vũ khí như vậy. Theo ông, các quốc gia khác đang nghiên cứu những phát triển tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống này trong ít nhất một hoặc hai năm nữa.
Tổng thống Putin ca ngợi Oreshnik là tên lửa có độ chính xác và hiệu quả rất cao. Ông xác nhận tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.
Theo Sputnik, Reuters" alt="Mỹ, NATO bất lực trước tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga?" />Hồ sơ chủ đầu tư và thiết kế đoạn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập
Mộc An
(Dân trí) - Đại diện chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải. Đơn vị tư vấn thiết kế dự án là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng 533.
Gần đây, thông tin cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây gặp sự cố ngập sâu vào sáng ngày 19/7 tại đoạn km25+300 - km25+400 qua địa phận xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, Bình Thuận gây xôn xao dư luận.
Đoạn ngập này dài 100m, vị trí sâu nhất 1m. Sự cố ngập sâu khiến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kẹt xe kéo dài nhiều km trong hơn 4 giờ.
Ai là chủ đầu tư dự án?
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khởi công tháng 9/2020 với tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, đưa khai thác từ 29/4. Tuyến cao tốc có điểm đầu nối với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại huyện Hàm Thuận Nam và điểm cuối ở nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai.
Chủ đầu tư dự án này Bộ Giao thông vận tải. Đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long - Bộ Giao thông vận tải.
Tên ban đầu của đơn vị này là Ban kiến thiết cầu Chèm, sau đó đổi tên thành Ban quản lý dự án công trình Thăng Long ngày 17/1/1972. Lịch sử của Ban quản lý này gắn với cầu Thăng Long - cây cầu được xây dựng trong 11 năm - từng là cây cầu dài và đẹp nhất Đông Nam Á.
Thông tin về chủ đầu tư dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (Ảnh chụp màn hình).
Ngày 31/5/2017, Bộ Giao thông vận tải ký Quyết định hợp nhất Ban quản lý dự án 1 và Ban quản lý dự án Thăng Long.
Các dự án trọng điểm của Ban quản lý dự án Thăng Long có thể kể đến như dự án nâng cấp, mở rộng QL1, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, dự án vành đai 3 TP Hà Nội đoạn Linh Đàm - Nam Thăng Long, cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - QL45, dự án nâng cấp, cải tạo đường băng sân bay Tân Sơn Nhất.
Doanh nghiệp nào tư vấn thiết kế dự án?
Chiều 31/7, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan để bàn giải pháp khắc phục tình trạng ngập nước nói trên.
Đại diện Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng 533 tại buổi họp (Ảnh: Hoàng Bình).
Tại cuộc họp, đại diện Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng 533 (TECCO 533), đơn vị tư vấn thiết kế dự án, khẳng định thiết kế dự án đúng theo các quy định và được thẩm tra kỹ.
Theo thông tin tự giới thiệu, doanh nghiệp này được thành lập ngày 6/6/1996. Dự án tiêu biểu của đơn vị này là cầu quay Sông Hàn và cầu Thuận Phước tại TP Đà Nẵng.
Thông tin từ Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, TECCO 533 đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 1/7/2005. Trụ sở chính tại Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Vốn điều lệ là 210,2 tỷ đồng.
Người đại diện pháp luật là ông Huỳnh Trung Nhân, sinh năm 1969. Ông Nhân còn là người đại diện của Công ty cổ phần Hợp tác thương mại Sơn Dũng Bảo (TP Đà Nẵng), Trung tâm giao dịch địa ốc Vạn Phát - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng 533 (TP Đà Nẵng), Công ty TNHH Đầu tư 533 miền Trung (tỉnh Quảng Bình), Công ty TNHH 533 Evergreen (tỉnh Quảng Nam).
Khá ít thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Theo Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, năm 2021, đơn vị tư vấn vay 904 triệu đồng của Công ty TNHH Một thành viên tài chính Toyota Việt Nam, tài sản đảm bảo là 1 chiếc xe ô tô. Tháng 7/2022, đơn vị có một khoản vay tại TPBank, tài sản đảm bảo là xe ô tô Toyota Fortuner.
" alt="Hồ sơ chủ đầu tư và thiết kế đoạn cao tốc Phan Thiết" />Một triệu người Ukraine mất điện sau "mưa hỏa lực" của Nga
Đức Hoàng
(Dân trí) - Cuộc tấn công quy mô lớn với hàng trăm tên lửa và UAV của Nga vào Ukraine gây ra cảnh mất điện trên diện rộng.
Lính cứu hỏa Ukraine nỗ lực dập tắt đám cháy sau vụ tập kích của tên lửa Nga (Ảnh: Reuters).
Một cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở miền Tây Ukraine hôm nay 28/11 đã khiến hơn 1 triệu người mất điện, The Hilldẫn lời các quan chức địa phương, cho biết.
Theo Thống đốc khu vực Maksyn Kozytskyi, hơn 500.000 hộ gia đình ở khu vực Lviv đã bị mất điện do cuộc tấn công. Thống đốc Rivne Oleksandr Koval cho biết cuộc tập kích cũng đã làm hơn 280.000 hộ gia đình trong khu vực không có điện.
Tại khu vực Volyn, 215.000 người mất điện do cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại. Khu vực Khmelnytsky đang bị mất điện một phần.
Tại Mykolaiv, trường học đóng cửa, hệ thống báo động không hoạt động. Trong khi đó, vùng Zhytomyr đang phải đối mặt với cả tình trạng mất điện và vấn đề cung cấp nước.
"Tư lệnh Không quân, cùng với các Bộ trưởng Nội vụ và Năng lượng, đã báo cáo về hậu quả của cuộc tấn công mới nhất của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết.
"Tổng cộng, có khoảng 100 máy bay không người lái tấn công và hơn 90 tên lửa các loại đã được phóng đi. Một số khu vực đã ghi nhận về các cuộc tấn công bằng tên lửa Kalibr có đạn chùm gây thiệt hại trên diện rộng", ông cáo buộc.
Sau đó, phía Ukraine thống kê, Nga đã phóng 3 tên lửa S-300, 57 tên lửa hành trình Kh-101, 28 tên lửa hành trình Kalibr, 3 tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-59/69 và 97 máy bay không người lái tấn công Shahed, cùng với các máy bay không người lái không xác định khác.
Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 76 tên lửa hành trình, 3 tên lửa Kh-59/69 và 35 máy bay không người lái. Ngoài ra, Ukraine không phát hiện được đường bay của 62 máy bay không người lái khác.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gia tăng trong những tuần gần đây sau khi Mỹ chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Động thái này khiến Nga chỉ trích mạnh mẽ và cảnh báo đáp trả cứng rắn vì cho rằng phương Tây đã tham gia vào cuộc xung đột.
Quân đội Nga, để đáp trả, đã bắn một tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine. Vụ phóng, mà Tổng thống Nga Putin gọi là "cuộc thử nghiệm", diễn ra vài ngày sau khi ông sửa học thuyết hạt nhân, động thái dường như để cảnh báo Ukraine và phương Tây.
Hồi đầu tuần, hãng tin RBC-Ukrainetrích dẫn các nguồn tin cho biết, Nga đã tích lũy hơn 1.500 tên lửa trong kho vũ khí của mình. Con số này có được nhờ Nga đã thúc đẩy cỗ máy quân sự và không tiến hành nhiều các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào Ukraine trong vài tháng qua.
Vào tháng 9, Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và hầu hết các năng lực sản xuất thủy điện ở Ukraine.
Theo Bộ Năng lượng Ukraine, từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2024, các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã hứng chịu 1.024 cuộc tấn công từ Nga. Năm nay, Ukraine dự kiến sẽ đối mặt với một trong những mùa đông khó khăn nhất từ trước tới nay.
Theo The Hill" alt="Một triệu người Ukraine mất điện sau "mưa hỏa lực" của Nga" />Nhà siêu mỏng, siêu nhỏ ở Hà Nội hết cơ hội tồn tại
Dương Tâm
(Dân trí) - Theo quy định của TP Hà Nội, từ ngày 7/10, thửa đất sau khi thu hồi còn lại dưới 15m2, mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng là 3m sẽ không được tồn tại.
Vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố, có hiệu lực từ ngày 7/10/2024.
Các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại đối với đất ở, thửa đất sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m2, kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m.
Thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa cũng sẽ không được tồn tại.
Bên cạnh đó, đối với đất khác, thửa đất sau khi thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m2 không đủ điều kiện tồn tại.
Quyết định cũng quy định cụ thể việc hợp thửa đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại.
Trường hợp 1, đối với người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp, UBND cấp huyện thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định
Người sử dụng đất được tạo điều kiện thuận lợi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
Một căn nhà siêu mỏng tại Hà Nội (Ảnh: Trần Văn).
Trường hợp 2, đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất.
Đồng thời, UBND cấp huyện tiến hành làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau khi người sử dụng đất hoàn thành việc hợp thửa đất.
Thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất quy định nêu trên là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp và 90 ngày đối với đất nông nghiệp, kể từ ngày UBND cấp huyện ban hành Thông báo thu hồi đất.
Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất theo quy định nêu trên do xét thấy không đủ điều kiện để cho phép hợp thửa đất hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu, không thực hiện được thỏa thuận hợp thửa đất, UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất để xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì trình tự, thủ tục thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
Tại Hà Nội, sau khi triển khai thu hồi đất xây dựng đường, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo được mọc lên, thậm chí, có những căn có diện tích nền chưa đến 15m2.
" alt="Nhà siêu mỏng, siêu nhỏ ở Hà Nội hết cơ hội tồn tại" />Tên lửa không thể bị bắn hạ của Nga uy lực "như thiên thạch lao xuống"
Đức Hoàng
(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, tên lửa siêu vượt âm mới của Nga Oreshnik là một vũ khí uy lực, có khả năng phá hủy mạnh mẽ mục tiêu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Ông Putin ngày 28/11 nhấn mạnh rằng, sức mạnh tấn công của tên lửa đạn đạo Oreshnik mới của Nga tương đương với một vụ va chạm thiên thạch. Ông nói thêm rằng vũ khí siêu vượt âm này có khả năng tấn công thành công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt.
Nga đã có một số tên lửa như vậy trong tay và đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến này, ông Putin tiết lộ.
"Vụ tấn công của Oreshnik giống như một thiên thạch lao xuống. Chúng ta biết từ lịch sử nơi thiên thạch đã rơi xuống và hậu quả là gì. Những hồ nước nào đã được hình thành", nhà lãnh đạo Nga cho biết.
Ông Putin không giải thích thêm về tuyên bố này. TheoRT,một trong những hồ miệng núi lửa va chạm lớn nhất thế giới - Hồ Manicouagan ở Canada - có cấu trúc nhiều vòng với đường kính lên tới khoảng 100km. Đường kính vòng trong của nó là khoảng 70km.
Oreshnik cũng có hàng chục đầu đạn tự dẫn đường có khả năng bắn trúng mục tiêu trong khi di chuyển nhanh hơn 10 lần so với tốc độ âm thanh, ông Putin tuyên bố.
Theo ông, nếu Nga sử dụng cùng một lúc nhiều tên lửa Oreshnik để tập kích, thì sức công phá của những vũ khí này sẽ tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường.
"Nếu bạn sử dụng nhiều tên lửa như vậy trong một cuộc tấn công cùng một lúc - 2,3,4 quả - thì sức mạnh của nó sẽ tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân. Nhưng nó không phải là vũ khí hạt nhân vì nó có độ chính xác cao và nó không được trang bị thiết bị nổ hạt nhân. Nó không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng sức mạnh của nó sẽ tương đương", ông Putin tuyên bố.
"Bất cứ thứ gì nằm trong trung tâm tấn công đều bị xóa sổ thành các hạt nguyên tố, bị biến thành bụi", ông cho hay.
Vào ngày 21/11, ông Putin cho biết Mỹ và các đồng minh NATO đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nga đã đáp trả các cuộc tấn công này bằng cách sử dụng tên lửa phi hạt nhân Oreshnik. Chúng được phóng vào một cơ sở của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine, nhà máy Yuzhmash ở Dnipro.
Quân đội Nga đang lựa chọn mục tiêu cho các cuộc tấn công tiềm năng bằng Oreshnik, ông Putin cảnh báo. Ông cho biết, nếu Ukraine tiếp tục dùng tên lửa tầm xa phương Tây bắn vào Nga thì Moscow sẽ trả đũa bằng Oreshnik.
Những loại mục tiêu mà Nga có thể nhắm tới là nhà máy vũ khí, cơ sở công nghiệp quốc phòng và trung tâm ra quyết định của đối thủ.
Quân đội Ukraine gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực Bryansk và Kursk của Nga, sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất cũng như tên lửa Storm Shadow/SCALP do Anh - Pháp hợp tác sản xuất.
Ông Putin tuyên bố Nga sản xuất được tên lửa vượt trội hơn nhiều so với phương Tây. Theo ông, tên lửa Oreshnik "tất nhiên là không có đối thủ nào trên thế giới, và tôi tin rằng sẽ không có đối thủ nào xuất hiện trong thời gian tới".
Theo RT, Tass" alt="Tên lửa không thể bị bắn hạ của Nga uy lực "như thiên thạch lao xuống"" />Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đòi lại đất ở Lâm Đồng
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Trong diện tích đất bị thu hồi, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng có 4.337m2 đất do Công ty Trung Nguyên mua lại từ doanh nghiệp khác. Do đó công ty phải được nhận lại diện tích đất này.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên, tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến 4.337m2 đất tại dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend (dự án Trung Nguyên Legend).
Dự án này tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Từ năm 2022, tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án vì chậm đưa đất vào sử dụng vi phạm quy định của Luật Đất đai 2013, chậm tiến độ đầu tư dự án vi phạm Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020.
Tuy nhiên, văn bản kiến nghị của Công ty Trung Nguyên nêu 11.192m2 trong tổng diện tích 15.529m2 đất bị thu hồi tại dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê. Còn lại 4.337m2 do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng hợp pháp từ Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp vào tháng 4/2002.
Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend chưa được hoàn thiện (Ảnh: An Khang).
Từ năm 2007 đến năm 2016, công ty đã sử dụng diện tích đất này để thành lập chi nhánh hoạt động. Đến năm 2017 (tức 15 năm sau khi nhận chuyển nhượng), công ty đưa 4.337m2 này cùng với 11.192m2 được Nhà nước cho thuê vào đầu tư dự án Trung Nguyên Legend.
Theo Công ty Trung Nguyên, phần diện tích 4.337m2 không thuộc trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê. Khi dự án bị chấm dứt hoạt động thì công ty phải được nhận lại diện tích đất này.
Doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và sở ngành liên quan chấp nhận cho công ty được nhận lại quyền sử dụng đất. Đồng thời, công ty được chuyển nhượng phần diện tích này cho Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising theo đúng quy định pháp luật.
Về kiến nghị này, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xem xét, xử lý.
Trước đó, tháng 6, Công ty Trung Nguyên cũng đã gửi đến UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị chấp thuận chuyển quyền sử dụng đất với diện tích 4.337m2 đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công ty còn nộp và bàn giao bản vẽ cho đại diện Phòng quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, thể hiện rõ ranh giới phần diện tích thuê của Nhà nước (11.192m2) và phần diện tích mua lại từ công ty Trà Tiến Đạt II (4.337m2). Tuy nhiên vụ việc cho đến nay chưa được UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết.
" alt="Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đòi lại đất ở Lâm Đồng" />
- ·Nhận định, soi kèo Reims vs Angers, 23h15 ngày 16/2: Tưng bừng
- ·Lấn chiếm đất đai sẽ bị xử phạt tới 1 tỷ đồng
- ·Sở hữu đặc quyền sống xanh tại phân khu HH4 Khai Sơn City
- ·Ukraine dội tên lửa ATACMS của Mỹ vào căn cứ quân sự trong lãnh thổ Nga
- ·Siêu máy tính dự đoán AC Milan vs Feyenoord, 0h45 ngày 19/2
- ·Lộ ảnh bể cấp nước siêu bẩn ở chung cư “5 sao”: Ở thì khổ, bán lại khó, dân phát hãi
- ·Những mẹo nhỏ giúp nhà chật chội mấy cũng trở nên rộng rãi
- ·Nga tấn công Ukraine bằng tên lửa đời mới không thể đánh chặn
- ·Nhận định, soi kèo Leeds United vs Sunderland, 3h00 ngày 18/2: Đòi lại ngôi đầu
- ·The Aristo
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào chung tay chống dịch Covid-19
Cộng đồng người Việt tại Lào đã chấp hành nghiêm các qui định của chính quyền và ngành chức năng sở tại trong việc phòng chống Covid-19.
Với hàng chục nghìn người sinh sống, làm ăn kinh doanh khắp các tỉnh thành của Lào, cộng đồng người Việt đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước Lào. Những ngày này, sự bình tĩnh, chấp hành nghiêm các qui định của chính quyền và ngành chức năng sở tại trong việc phòng chống dịch Covid-19 cũng là cách mà cộng đồng người Việt tại Lào góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nươc xứ sở Triệu Voi.
Điểm tặng khẩu trang chống dịch tại chùa Bàng Long của người Việt Nam tại Lào.
“Mình xác định tinh thần rồi nên mình chẳng lo lắng gì cả. Ở chỗ nào thì ở yên chỗ đó, không tụ tập đông người, không cà phê cà pháo gì cả. Các khu cách ly trong nước giờ đã quá tải rồi. Mình không muốn về để tăng thêm gánh nặng cho Tổ quốc. Các anh bộ đội đã quá vất vả rồi”.
“Ra đường thì lúc nào mình cũng đeo khẩu trang, về nhà thì xịt khuẩn, đi lúc nào cũng mang theo một chai xịt khuẩn, tránh tiếp xúc đông người để bảo vệ mình và mọi người”.
Đó là chia sẻ của anh Lê Văn Minh Châu- người Nghệ An, đang làm nghề trang trí nội thất tại thủ đô Vientiane và chị Lê Huỳnh Phương Liên, người Hậu Giang sang Lào buôn bán về những suy nghĩ và việc làm của mình khi quyết định ở lại Lào trong những ngày nước này gồng mình chống dịch Covid-19. Sợ dịch, đội thợ của anh Châu đã bỏ về nước hơn một nửa. Nhưng anh vẫn quyết định ở lại, phần vì công việc dở dang, phần vì không muốn mạo hiểm với dịch bệnh khi phải chen lấn trên ô tô với nhiều lao động từ vùng dịch Thái Lan quá cảnh qua Lào về Việt Nam trong những ngày này.
Còn với chị Lê Huỳnh Phương Liên thì xác định ở lại để tiếp tục buôn bán, dù có khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hạn chế đi lại, căn phòng trọ của vợ chồng chị trong con hẻm nhỏ trên đường Thatluang thành cửa hàng tạp hóa cung cấp các nhu yếu phẩm cho những người thuê nhà xung quanh. Ai mua gì cũng bán, từ gói mì tôm đến cốc cà phê 10.000 kíp, hộp chân gà chua ngọt từ 20 đến 30.000 kip/hộp bán qua mạng cho dân nhậu mỗi chiều để kiếm thêm chút thu nhập, trang trải chi phí sinh hoạt.
Người Việt tại Lào chờ đợi thâu đêm ở cửa khẩu để về Việt Nam.
Những năm gần đây, Lào đã thu hút nhiều người Việt Nam sang làm ăn kinh doanh. Người nhiều vốn thì mở công ty, cửa hàng cửa hiệu kinh doanh vật liệu xây dựng, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, nhận thầu xây dựng. Người ít vốn hơn thì buôn bán rau quả, thực phẩm, bán ăn uống, hớt tóc gội đầu, làm công nhân xây dựng thậm chí là thu gom, buôn bán phê liệu.
Trở thành quốc gia cuối cùng của Đông Nam Á có tên trên bản đồ dịch Covid-19 của thế giới khi 2 ca nhiễm dịch đầu tiên được công bố chiều 24/3, đất nước Lào đã thực sự bước vào giai đoạn chống dịch quyết liệt với nhiều giải pháp mạnh được Chính phủ và ngành Y tế ban hành.
Cũng như hàng ngàn nghìn gia đình người Việt sinh sống tại Lào, anh Vũ Đức Tuấn, chủ quán gà nướng ở ngã tư Dong Dok, thành phố Vientiane luôn theo dõi thông tin về công tác phòng chống dịch của chính phủ Lào và những khuyến cáo của Đại sứ quán Việt Nam thông qua đài báo, mạng xã hội, các trang Fanpage của cộng đồng người Việt tại Lào và nghiêm túc chấp hành những qui định về phòng chống dịch.
Anh Vũ Đức Tuấn cho biết: “Qua thông báo của Bộ Y tế Lào và Phòng Lãnh sự Đại sứ quán về phòng chống dịch , chúng tôi đã chấp hành đóng cửa quán để cách ly, trang bị cồn rửa tay khô, khẩu trang cho nhân viên đeo, đảm bảo đề phòng lây nhiễm dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe an toàn cho gia đình, nhân viên và cộng đồng”.
Số ca nhiễm Covid-19 tại Lào tăng dần qua từng ngày thì nỗi lo lắng cũng tăng dần trong cộng đồng người Việt ở Lào. Phố Naxay được xem là phố người Việt ở thủ đô Vientiane khi chỉ chưa đầy 1km đã có hàng chục nhà hàng, quán ăn, siêu thị, cửa hàng buôn bán tạp hóa…của người Việt hoạt động với lượng khách ra vào ăn uống, buôn bán lúc nào cũng tấp nập. Thế mà những ngày này, dù là cuối tuần cũng chịu cảnh đìu hiu.
“Lượng khách ăn uống giảm đến 70%” – anh Lê Tiến Dũng- điều hành Quán Ngon Hà Nội cho biết. Tuy nhiên, anh khẳng định vẫn tiếp tục kinh doanh trong điều kiện nhân viên phải đeo khẩu trang, giao tiếp xa với khách hàng, rửa tay sát khuẩn để phòng dịch.
Chị Lê Huỳnh Phương Liên chuẩn bị hàng bán cho khách qua mạng.
Điều đáng nói là với lực lượng lao động trẻ, lao động tự do, tâm lý hoang mang lo lắng về dịch bệnh thể hiện rõ khi mấy ngày qua, bất chấp khuyến cáo của Đại Sứ quán và Hội người Việt Nam tại Lào, đã ồ ạt kéo về nước tránh dịch, gây nên cảnh hỗn loạn ở các cửa khẩu, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Mặt khác, tình trạng này còn gây quá tải cho các khu cách ly ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Anh Vũ Đức Tuấn chia sẻ: “Lao động từ Thái Lan qua các cửa khẩu của Lào trở về Việt Nam rất nhiều. Nêu bà con tụ tập đông người, kéo về cùng lúc như thế này thì nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Tôi khuyên bà con nên yên tâm ở lại, có điều gì, thì điều kiện cơ sở vật chất y tế của Lào cũng sẽ đảm bảo được cho bà con”.
Còn anh Lê Tiến Dũng, Quán Ngon Hà Nội thì khẳng định: “Không biết suy nghĩ của mọi người thế nào, chứ tôi thấy ở Lào này rất là ổn. Xem báo, nghe đài thì tôi thấy người Việt mình chạy về cửa khẩu Cầu Treo quá nhiều, ùn ứ có lúc cả 4 đến 5 tiếng đồng hồ chưa về được. Có thể ở Lào chúng ta đang ổn, nhưng lên xe, mỗi xe chở 40- 50 người, không biết ai có bệnh ai không có bệnh. Tôi rất lo là dễ lây bệnh trên xe”
Đến ngày 28/3 Lào đã có 8 người nhiễm dịch Covid-19. Bộ Y tế Lào cảnh báo là số ca bệnh sẽ tăng nhanh trong 10 ngày tới và trong cả tháng 4. Lào đã nâng mức ngăn ngừa dịch bệnh lên cấp độ cao nhất. Chính phủ Lào đã ban bố nhiều biện pháp mạnh mẽ và kêu gọi người dân chấp hành nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Việt Nam và một số nước đã cam kết hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế, nguồn nhân lực giúp Lào chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho người dân, trong đó có cộng đồng hàng nghìn người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn tại Lào.
Bằng ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, người Việt Nam tại Lào đã, đang và sẽ chung tay cùng nhân dân và Chính phủ Lào thực hiện tích cực các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm này lây lan ra cộng đồng.
Theo Vân Thiêng, Đặng Thùy
VOV-Vientiane
" alt="Cộng đồng người Việt Nam tại Lào chung tay chống dịch Covid" />Vốn FDI vào bất động sản đạt 4,38 tỷ USD trong 9 tháng
Ninh An
(Dân trí) - Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ năm 2023.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có báo cáo nhanh về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 9 tháng năm nay. Theo đó, tính đến ngày 30/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, tổng vốn đăng ký đạt hơn 13,55 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2023. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh đạt hơn 7,64 tỷ USD, tăng 48,1%. Tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 3,59 tỷ USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ.
Xét theo ngành nghề, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 15,64 tỷ USD, chiếm gần 63,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,12 tỷ USD và hơn 920 triệu USD.
Trong 9 tháng, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ 2 với hơn 3,2 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản.
Xét theo địa bàn, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TPHCM với hơn 1,91 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội.
Nếu xét về số lượng, TPHCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới, chiếm 41,1% về số lượng và chiếm 70,5% các dự án góp vốn mua cổ phần. Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn, chiếm 14,5%.
9 tháng đầu năm, vốn FDI vào Việt Nam đạt 24,78 tỷ USD (Ảnh: IT).
Về vốn thực hiện, tính tới hết tháng 9, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được khoảng hơn 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá trong 9 tháng vừa qua, cả vốn đầu tư thực hiện và tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, lần lượt đạt 8,9% và 11,6%.
Riêng tháng 9, tổng lượng vốn đầu tư mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt mức cao nhất từ đầu năm, với gần 4,26 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng giá trị. Vốn đầu tư tăng thêm cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm với các dự án được mở rộng vốn lớn.
Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI như Bắc Ninh, TPHCM, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận. Theo đó, 10 địa phương này chiếm tới 80,1% số dự án mới và 72,9% số vốn đầu tư của cả nước.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng như sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.
" alt="Vốn FDI vào bất động sản đạt 4,38 tỷ USD trong 9 tháng" />Hạ viện Nga duyệt ngân sách quốc phòng cao kỷ lục
Đức Hoàng
(Dân trí) - Hạ viện Nga thông qua khoản chi ngân sách quốc phòng cao chưa từng có, dấu hiệu cho thấy Moscow đang lên dây cót cho cuộc chiến tiêu hao kéo dài với Ukraine.
Một cuộc duyệt binh của Nga (Ảnh minh họa: Xinhua).
Các nhà lập pháp ở Hạ viện Nga đã phê duyệt mức tăng gần 30% chi tiêu quốc phòng vào ngày 21/11, cam kết chi tiêu nhiều hơn nữa vào năm tới cho chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Ukraine.
Nga đã tăng chi tiêu quân sự lên mức chưa từng thấy kể từ thời Liên Xô, nhằm tăng cường cỗ máy sản xuất vũ khí và trả lương ở mức cao cho hàng trăm nghìn binh sĩ ở tiền tuyến.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết đầu năm nay rằng Moscow đã chi gần 9% nền kinh tế cho quốc phòng và an ninh, mức cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Con số đó bao gồm các phần khác trong ngân sách về cơ bản là chi tiêu cho an ninh nhưng không được phân loại là cho lĩnh vực "quốc phòng".
Trong đề xuất mới được Hạ viện Nga thông qua, Moscow dự kiến chi 13.500 tỷ rúp (134 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng, chiếm hơn 6% GDP của Nga.
Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin cho biết các kế hoạch chi tiêu "đảm bảo mọi nghĩa vụ xã hội, giải quyết các nhiệm vụ phát triển và ứng phó với những thách thức mà đất nước chúng ta phải đối mặt".
Theo ông, đề xuất này chứng minh rằng các hệ thống chính trị và kinh tế do Tổng thống Vladimir Putin điều hành "không chỉ chịu được lệnh trừng phạt mà còn hoạt động hiệu quả".
Kế hoạch chi ngân sách này giờ đây sẽ cần được thượng viện Nga thông qua trước khi trình lên Tổng thống Putin ký thành luật.
Nếu kế hoạch được thông qua, ngân sách quốc phòng năm tới của Nga sẽ chiếm 32,5% chi tiêu liên bang, một tỷ lệ cao kỷ lục kể từ thời Liên Xô. Để so sánh, chi tiêu quốc phòng chiếm 17% ngân sách liên bang trong năm đầu tiên của cuộc chiến (2022), 19% vào năm 2023 và 29,5% trong năm nay.
Theo AFP" alt="Hạ viện Nga duyệt ngân sách quốc phòng cao kỷ lục" />Làm công ăn lương, "nhịn ăn nhịn mặc" 40 năm mới mua được chung cư Hà Nội?
Mộc An
(Dân trí) - Giấc mơ mua chung cư Hà Nội dường như càng trở nên xa vời với người lao động bình thường khi tốc độ tăng thu nhập biến động từ 7-13% sau một năm trong khi giá chung cư tăng tới 26-41%.
Cần 4 tỷ đồng mua được chung cư mới ở Hà Nội
"Gần như lần đầu tiên trong lịch sử chung cư Hà Nội tăng giá nhanh trong thời gian ngắn như vậy", giám đốc một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản chi nhánh Hà Nội thốt lên trong buổi công bố thông tin thị trường quý III mới đây.
Vị này nói, phân tích lịch sử chỉ ra rằng khoảng 10 năm vừa qua, giá chung cư Hà Nội tăng trung bình 5%/năm. Thậm chí, giai đoạn 2009-2019, giá chung cư ít biến động, có thời gian giảm xuống và trung bình chỉ tăng 2%/năm. Tuy nhiên, quý III năm nay, giá đã tăng tới 26% ở cả chung cư sơ cấp lẫn thứ cấp.
Đơn vị nghiên cứu này cho biết tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình chung cư Hà Nội đã đạt 64 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), chỉ thấp hơn 3% so với mức giá trung bình hiện tại của TPHCM. Còn ở thị trường thứ cấp, giá bán trung bình đạt 46 triệu đồng/m2, tăng 5,5% theo quý và gần 26% theo năm.
Số liệu của Savills Việt Nam thậm chí còn cho biết giá căn hộ sơ cấp Hà Nội trong quý III đạt 69 triệu đồng/m2, tăng 6% theo quý và 28% theo năm. Giá bán chung cư cũ lên 51 triệu đồng/m2, tăng 10% theo quý và 41% theo năm.
Đáng chú ý, các căn hộ có giá trên 4 tỷ đồng chiếm đến 70% tổng lượng căn hộ bán ra, tăng mạnh so với mức chỉ 2% của năm 2020. Trong khi đó, phân khúc căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng gần như biến mất khỏi thị trường, chỉ chiếm vỏn vẹn 1% tổng nguồn cung.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Trần Kháng).
"Nhịn ăn nhịn mặc" gần 40 năm mới mua được chung cư?
Cách đây không lâu, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng: Với giá nhà đất đắt đỏ như hiện tại, giới trẻ nếu không tìm đến các kênh đầu tư để mong muốn có thu nhập thụ động thì với lương đi làm khả năng có thể mua được nhà là rất nhỏ.
Câu hỏi đặt ra là nếu chỉ làm việc bình thường, không có nguồn thu nhập thụ động nào thì mất bao lâu để mua được một căn chung cư có giá ở mức phổ biến hiện nay là 4 tỷ đồng?
Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố thu nhập bình quân 9 tháng của lao động làm việc trong một số ngành nghề phổ biến trong nền kinh tế. Theo đó, thu nhập bình quân của ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước là 11,2 triệu đồng, tăng 13% so với năm ngoái. Lao động trong hoạt động kinh doanh bất động sản là 11,7 triệu đồng, tăng 11,6%.
Thu nhập bình quân một số ngành nghề 9 tháng đầu năm (Nguồn: GSO).
Thu nhập lao động ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 12,7 triệu đồng/tháng, tăng 11,2%. Lao động ngành khai khoáng có thu nhập bình quân là 11 triệu đồng, tăng 7,8%; xây dựng là 8,4 triệu đồng, tăng 6,7%.
Ngoài ra, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương là 8,5 triệu đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Lao động nam có mức thu nhập bình quân là 9 triệu đồng còn lao động nữ là 7,9 triệu đồng. Lao động làm việc trong khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân là 9,5 triệu đồng còn ở khu vực nông thôn ở mức 7,7 triệu đồng.
Giả sử những người làm trong các nghề này dành 100% thu nhập để mua nhà, họ sẽ mất từ 315 đến 520 tháng để sở hữu được căn chung cư 4 tỷ đồng.
Nhanh nhất trong nhóm này có lẽ là lao động trong ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Những người này mất khoảng 26 năm 3 tháng để mua được căn hộ 4 tỷ đồng. Tiếp theo là những người làm kinh doanh bất động sản, mất 28 năm 6 tháng để mua được nhà. Đứng thứ 3 là ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, hơi nóng với gần 30 năm thu nhập.
Từ những số liệu trên, tạm tính, nếu chỉ làm công ăn lương với thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/tháng thì cần nhịn ăn, nhịn mặc 39 năm 3 tháng để mua được chung cư 4 tỷ đồng.
" alt="Làm công ăn lương, "nhịn ăn nhịn mặc" 40 năm mới mua được chung cư Hà Nội?" />
- ·Nhận định, soi kèo Genoa vs Venezia, 2h45 ngày 18/2: Tạo nên lịch sử
- ·Hé lộ nghi phạm vụ ám sát hụt ông Trump lần hai
- ·Chiến sự Ukraine 5/9: Nga đặt bẫy Kiev ở Nam Donetsk, siết vòng vây
- ·Khai thác quỹ đất khoảng 3.000ha dọc đường ven biển ở Bình Định
- ·Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Esteghlal, 22h59 ngày 18/2: Trận chiến không khoan nhượng
- ·3 trụ cột của bất động sản hạng sang Hanoi Signature
- ·Mỹ bổ sung tàu ngầm hạt nhân cho tiền đồn Guam
- ·Nga và Iran sắp ký thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện
- ·Nhận định, soi kèo Instituto Cordoba vs San Lorenzo, 07h30 ngày 18/2: Vị khách đáng tin
- ·Ấn tượng không gian sống tĩnh lặng vùng Bắc Âu trong căn nhà Việt