Xuất xứ từ các vùng đầm lầy ở khu vực Đông Nam Á, trâu nước giờ đây đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Italia, nơi sữa của chúng được dùng để chế biến món pho mát mozzarella di bufala hảo hạng.Tại châu Mỹ, các đàn trâu nước có thể được phát hiện từ dãy núi Andes đến tận vùng thảo nguyên khô hạn ở miền trung Canada. Tuy nhiên, chỉ có José Miranda, anh nông dân đến từ Venezuela, là người có khả năng giúp loài động vật nhiệt đới này sống sót qua tiết trời mùa đông khắc nghiệt, ở độ cao hơn 1.800 mét giữa lòng Thung lũng Roaring Fork ở bang Colorado.
 |
José Miranda chơi đùa cùng những chú trâu nước của mình. Ảnh: High Country News |
Sinh năm 1976 trong một gia đình chủ trang trại ở Venezuela, José lớn lên vào đúng thời điểm trâu nước mới được du nhập và phổ biến tại quê hương anh. Do khả năng thích nghi tốt với khí hậu Venezuela, cùng với chi phí ăn uống, chăm sóc ít tốn kém hơn hẳn các giống bò bản địa, loài vật này nhanh chóng được giới chủ trại nước này ưa chuộng đến mức, bản thân José từng thổ lộ: “Những con bò là thứ hoàn toàn xa lạ đối với tôi”.
Sau khi tốt nghiệp ngành nghiên cứu động vật và đất canh tác tại Đại học bang Montana (Mỹ), José quyết định về nước để nối nghiệp nghề chăn nuôi của gia đình, và tậu một khu đất khoảng 202ha và 20 con trâu. Nhưng đến năm 2013, cơ ngơi của anh bị một nhóm cướp đột nhập và lấy đi hết mọi thứ, kể cả những chiếc xe đạp cho trẻ con. Điều này buộc José cùng vợ con phải rời Venezuela để lên máy bay sang Mỹ. Họ đến sinh sống ở thị trấn Carbondale, bang Colorado, và quyết định gây dựng lại cơ nghiệp tại đây từ 2 bàn tay trắng.
Ban đầu, José làm thuê tại nhiều nông trại khác nhau trong hơn 7 năm. Tuy nhiên, anh chưa bao giờ cảm thấy mãn nguyện với chúng, vì đơn giản, những chú bò được anh chăn nuôi tại Mỹ không hề giống những chú trâu nước tại quê nhà.
“Sau nhiều năm chăn nuôi gia súc, tôi nhận ra rằng trâu nước vẫn là loài thông minh hơn cả, và tôi cực kỳ gắn bó với loài động vật này”, José chia sẻ. "Chúng có chất lượng sữa tốt hơn, dễ chăm sóc hơn, có sự kết nối tốt hơn và sống lâu hơn”.
 |
Đàn trâu nước trở thành cơ nghiệp mới của José Miranda và gia đình tại Mỹ. Ảnh: High Country News |
Và cơ hội đã đến với José vào năm 2014, khi chính quyền bang Colorado quyết định loại trâu nước khỏi danh sách “động vật ngoại lai”. Điều này giúp chi phí chăn thả và khai thác sản phẩm từ loài gia súc này trở nên ít đắt đỏ hơn rất nhiều. José quyết định tậu cặp trâu nước đầu tiên từ một người lai giống ở bang Texas, và mua thêm một cặp nữa ngay trong năm sau.
Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan, và nghề chăn trâu cũng vậy. Ban đầu, để có tiền chăm sóc và phát triển đàn gia súc của mình, José đã cố gắng đăng ký để được hưởng một khoản vay không lãi suất từ 2 Forks Club, một tổ chức phi lợi nhuận tại Colorado chuyên hỗ trợ nông dân và các nhà kinh doanh thực phẩm địa phương. Thế nhưng, yêu cầu này không được chấp nhận vì José vẫn bị xem như người nước ngoài, chưa phải công dân Mỹ.
Giá cả đất đai tại Thung lũng Roaring Fork nói riêng, và ở nước Mỹ nói chung, cũng là một vấn đề lớn khác. Có thời điểm, José tính mua một căn nhà rộng khoảng 16ha, chỉ để làm nơi tránh rét cho đàn trâu. Tuy nhiên, mức giá rẻ nhất để sở hữu mảnh đất này là 700.000USD ở trong Thung lũng Roaring Fork, và tới 1,5 triệu USD ở những khu vực khác ven thị trấn Carbondale.
Song không nản chí, José vay tiền từ ngân hàng để thuê 5 bãi đất nhỏ cho việc chăn thả đàn trâu và cải tạo một chiếc xe kéo cũ thành một nhà kho và nông trại sữa lưu động. Bằng cách này, José không chỉ tiết kiệm được kinh phí, mà còn có thêm thời gian để chăm sóc đàn trâu cũng như kết nối với các khách mua tiềm năng. Anh cũng hy vọng có thể nhân rộng mô hình tự chủ này cho các hộ nông dân khác tại Thung lũng Roaring Fork.
 |
José luôn dành tình yêu sự quan tâm đặc biệt với những vật nuôi của mình. Ảnh: Aspen Daily News |
José chăn thả luân phiên đàn trâu nước của mình tại 5 bãi đất thuê được ở những độ cao khác nhau. Anh đưa đàn trâu lên chỗ cao vào mùa hè, hoặc lùa đàn trâu xuống chỗ thấp vào mùa đông, để chúng có thể sống sót trước những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng cao nguyên Colorado. “Ưu tiên của tôi là sức khỏe của vật nuôi, sự tươi tốt của đồng cỏ và sự màu mỡ của mặt đất”, anh giải thích.
Cũng theo José, trâu nước được xem như loài vật có tới 3 lợi ích. Ở các khu vực phi công nghiệp trên thế giới, chúng được sử dụng thay thế máy kéo cho những công việc đồng áng như cày ruộng hoặc kéo xe goòng. Sữa trâu cũng được xem là “nữ hoàng của các loại sữa” vì chất lượng và độ tinh khiết. Chúng ít chất béo nhưng giàu đạm, sắt và canxi hơn hẳn các loài bò sữa thông thường. Bên cạnh đó, thịt trâu cũng có độ nạc tốt hơn thịt bò và ít nặng mùi hơn thịt bò rừng hoặc nai sừng tấm.
Sản phẩm nổi tiếng nhất từ sữa trâu nước là pho mát mozzarella, với chất lượng được cho là tốt hơn nhiều so với mozzarella thông thường. Dù ban đầu, José mới chỉ sản xuất mozzarella cho gia đình và bạn bè, nhưng anh hy vọng trong những năm tới, trang trại sẽ hợp tác được với các hãng kem địa phương để sản xuất mozzarella và các sản phẩm khác từ sữa trâu cho các đầu bếp và người dân Colorado.
 |
Người nông dân từ Venezuela hy vọng sẽ nhân rộng mô hình chăn nuôi của mình cho các hộ nông dân tại Colorado. Ảnh: High Country News |
Bỏ lại sau lưng những mất mát tại quê nhà, bằng sự cần cù, nghị lực và tình yêu vô bờ đối với loài trâu nước, José Miranda và gia đình giờ đang có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên đất Mỹ. Và với việc đón nhận thêm 9 lứa nghé mới chào đời, José tin tưởng rằng trong vài năm tới, anh sẽ có đủ số lượng sữa trâu để sản xuất mozzarella theo hướng thương mại hóa.
Việt Anh

Thăm nông trại tương lai trong lòng container
Với The Cube, con người trong tương lai có thể mở nông trại ngay giữa lòng thành phố.
" alt="Hành trình đưa con trâu vào đất Mỹ của anh nông dân Venezuela"/>
Hành trình đưa con trâu vào đất Mỹ của anh nông dân Venezuela
Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và trò nghỉ thêm 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, rồi 2 tuần nữa... Khi ấy, ngoại trừ trường phổ thông, hầu hết các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất lớn, vừa, nhỏ... vẫn làm việc. Và nhiều bậc phụ huynh bày tỏ thái độ bất bình cho công bằng xã hội khi họ vừa đi làm, vừa lo trông con cho "bọn giáo viên" ngồi mát ăn bát vàng!Trên trang cá nhân của nhiều người làm “nghề nguy hiểm” xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình không ngồi mát, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...
Rồi số người nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày. Cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó. Nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng. Khi đó, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của bảo hiểm xã hội mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...
Bộ GD-ĐT phải di chuyển dần thời điểm kì thi THPT quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến. Một làn sóng bất bình thứ hai xuất hiện - họ bất bình về việc nộp học phí hay không bởi việc dạy và học đã chuyển từ bảng đen (xanh) phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, tôi thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm “nghề nguy hiểm” khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét.
Trước hết là tâm thế. Khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì. Tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting... Mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những “thanh tra” nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ... Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán” Sao cô giáo con già và xấu thế?”.
 |
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem |
Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều “thanh tra”, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...
Thêm nữa là những việc thuộc về “hành chính sự vụ” online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích.
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn..., thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline.
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư, mail, zalo.... Cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ. Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như “khách đường xa khách đường xa...”, nguy cơ khi dịch Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính.
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có “thánh đường” riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến...
Nhìn trên mạng xã hội, các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã.
Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game; họ không than khổ để xin cứu trợ, họ lao động và cần được tôn trọng.
Hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng.
Nhà giáo Trịnh Thu Tuyết

Hài hước cảnh con học trực tuyến, cả nhà ngồi xem
- Hình ảnh một cậu bé học trực tuyến nhưng xung quanh là sự theo dõi của cả nhà khiến nhiều người phì cười vì sự thú vị.
" alt="Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'"/>
Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'