Viwasupco thừa nhận có váng dầu tại đầu nhà máy nước sông Đà
Sáng nay (14/10),ừanhậncóvángdầutạiđầunhàmáynướcsôngĐàvo dich tbn Công ty Viwasupco đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội về việc quản lý vận hành nhà máy từ ngày 9-11/10, trong đó có diễn giải về dây chuyền công nghệ xử lý nước tại nhà máy.
Theo Công ty Viwasupco, vào 12h ngày 9/10/2019, khu vực có mưa, Nhân viên bảo vệ đội bảo vệ phục vụ công tác bảo vệ và vớt rong rêu, vớt rong rêu phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng chưa rõ nguyên nhân. Bảo vệ đã báo cáo lên Phòng Trung tâm và lãnh đạo Cty cho hướng xử lý.
Khu vực suối Trâm dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà phát hiện có vết dầu. |
Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà máy đã đóng van cấp nước vào nước ở bể chứa trung gian và tiến hành xúc xả toàn bộ nước qua nhà máy thông qua van xả cặn đoạn từ nhà máy về đến bể chứa trung gian. Do không có nước về bể chứa nên Công ty buộc phải giảm áp để duy trì cấp nước.
Về việc xử lý váng dầu, Công ty đã sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước hồ 500m làm khu vực tách dầu và thu gom, vị trí đặt phao. Cửa kênh nhận nước dẫn nước từ hồ Đầm Bài đến Trạm bơm hồ nhưng cho chắn rác tại cuối kênh.
“Về xử lý công nghệ, Công ty tiến hành chắn bổ sung than hoạt tính vào khu xử lý để tăng cường xử lý, cũng như châm tăng hóa chất xử lý trong đó có clo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,8 mg/l, tuy nhiên vẫn cao hơn so với hàm lượng châm trước đây là từ 0,3-0,5mg/l” – Viwasupco cho biết.
Cũng theo công ty, có thể phản ánh khách hàng về nước có mùi lạ là do mùi clo. Hiện tại Công ty vẫn đang vận hành bình thường và châm clo với hàm lượng trước đây là 0,3-0,5mg/l.
Xe tải đổ trộm dầu thải gần nhà máy nước sạch sông Đà
Đây là thông tin được ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ sáng nay (14/10), khi PV đặt câu hỏi về tình trạng nước sạch ở Hà Nội có mùi lạ khiến người dân hoang mang, trong khi có thông tin nói có dầu nhớt tràn ra kênh gần nhà máy nước sạch sông Đà.
Về vấn đề này, ông Thức cho biết, Tổng cục Môi trường đã trao đổi với Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT) tỉnh Hòa Bình để nắm thông tin.
Ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, thông tin về vấn đề nước sạch sông Đà có mùi lạ. |
Ông Thức cho biết theo thông tin của Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Hòa Bình, trước đó sở có được người dân phản ảnh có chuyện một xe tải 2,5 tấn bơm dầu đổ trộm ra suối Trâm vào đêm 8/10. Con suối này có hướng chảy vào khu vực nhà máy nước sạch sông Đà. Trong đêm này, khu vực có mưa to nên dầu tràn ra suối Trâm, lan đến kênh dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà. Sau đó, công nhân nhà máy phát hiện dầu trên kênh, huy động người đến vớt dầu.
“Theo Sở TN-MT tỉnh Hòa Bình, dầu loang đã được thu gom cơ bản tại khu vực đầu nguồn nước sạch sông Đà. Đến nay, Sở TN-MT Hòa Bình đã triển khai lấy mẫu nước xét nghiệm” – ông Thức nói.
Và cho biết, Chủ tịch tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo cho các ngành, các cấp, lãnh đạo hai xã Phú Minh và Phúc Tiến phụ trách địa bàn tiếp tục theo dõi, tìm thủ phạm đã đổ dầu nói trên.
Theo ông Thức, hành động thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp hay cá nhân nào đó đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sạch sông Đà - vốn là nguồn rất quan trọng trong cung cấp nguồn nước cho người dân ở Hà Nội. Do vậy, cần kiểm soát tốt nguồn nước đầu nguồn này nếu không hậu quả sẽ khôn lường.
Cũng theo ông Thức, Bộ TN-MT cũng đã đề nghị tỉnh Hoà Bình và Sở TN-MT tỉnh này kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp kiểm soát nguồn nước, chất lượng nước nguyên liệu sản xuất từ xa. Đây cũng là khuyến cáo chung cho các nhà máy, địa phương khác về vấn đề nước sạch sinh hoạt cho người dân.
Người dân vẫn lo lắng, hoang mang về chất lượng nguồn nước nhưng đến nay theo phản ánh họ chưa được đơn vị cung cấp nước hay cơ quan quản lý nhà nước nào khuyến cáo về chất lượng “nước sạch”. |
Ghi nhận sáng 14/10, dòng suối Trâm (xã Phú Minh), cách kênh dẫn nước vào nhà máy nước sạch sông Đà gần một km, nước đã trong trở lại nhưng vẫn nồng nặc mùi khét.
Trước đó, từ ngày 8,9/10 người dân ở xã Phú Minh, Kỳ Sơn, Hoà Bình cho biết đã ngửi thấy mùi khét lẹt do dầu tràn xuống suối.
Anh Nguyễn Văn Dũng – người dân xã Phú Minh cho biết, khi phát hiện ra thì chiều dài rơi vãi của dầu khoảng 100m.
Người dân đây cũng cho biết, nhiều người dân xã Phú Minh và xã lân cận đã được thuê vớt dầu với giá 500.000 đồng/ ngày.
Chị Đinh Thị Lý (xã Phú Minh) người tham gia vớt dầu cho biết, khi vào đến nơi thấy bãi dầu rộng, đặc xịt. “Chúng tôi lấy dao liềm phát hai bên bờ suối để vớt dầu. Dầu được cho vào can, bốc vào tải” – chị Lý nói.
Còn hiện tượng nước máy sinh hoạt chảy ra từ các vòi nước tại các gia đình có mùi lạ, rất nồng nặc, khó chịu được người dân tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm… phát hiện phản ánh từ ngày 10/10.
Được biết, các khu vực trên đều đang sử dụng nguồn nước sạch sông Đà từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà. Công ty hiện cung cấp nước cho hơn 100.000 hộ dân khu vực Tây Nam Hà Nội với khoảng 300.000 m3 nước/ngày đêm.
Đã 4 ngày nay người dân vẫn lo lắng, hoang mang về chất lượng nguồn nước nhưng đến nay theo phản ánh họ chưa được đơn vị cung cấp nước hay cơ quan quản lý nhà nước nào khuyến cáo về chất lượng “nước sạch”.
Công an vào cuộc vụ dầu bẩn đổ vào đầu nguồn nước sông Đà Tại văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội, Viwasupco cho biết, để tìm nguyên nhân xuất hiện váng dầu, Công ty đã huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đi kiểm tra và thông báo với Công an xã, chính quyền địa phương, công an huyện để điều tra, làm rõ. |
Hồng Khanh
Nước sạch Hà Nội bốc mùi, dân kêu, công ty nước sạch sông Đà nói chờ
- Trả lời của Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Công ty Viwasupco) chỉ dừng lại ở việc “hy vọng sớm nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch của cơ quan chức năng”…
(责任编辑:Thời sự)
- Soi kèo phạt góc Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
- Soi kèo góc Hungary vs Hà Lan, 01h45 ngày 12/10
Để trở thành dịch giả, Trần Trực tự học tiếng Anh suốt 11 năm. 3 năm trước, khi còn là công nhân, Trần Trực gây ấn tượng vì lên MXH Trung Quốc hỏi về cách xuất bản sách dịch. Lập tức bài đăng thu hút truyền thông và người dùng MXH nước này. Không lâu sau, anh nghỉ việc ở nhà máy và được tuyển vào vị trí biên tập viên tạp chí học thuật thuộc một trường cao đẳng ở Thạch Gia Trang (Trung Quốc).
Sau khi trở thành lao động trí thức, Trần Trực và gia đình có được sự công nhận nhất định. Anh cho biết, lao động chân tay vốn không được coi trọng ở Trung Quốc. Trước đó, làm công nhân thời vụ theo hợp đồng ngắn hạn thu nhập của anh bập bõm. Hiện tại, mức lương Trần Trực đã ổn định và có thể nuôi gia đình.
Hồi tháng 4, Trần Trực đã ra mắt sách dịch Giới thiệu về Heidegger(sách gốc Heidegger: An Introductioncủa tác giả Richard Polt). "Thời điểm xuất bản tôi lo sợ những lời chỉ trích trên MXH. May mắn khi công bố cuốn sách, tôi không vướng lỗi dịch thuật. Nhận được sự ủng hộ của mọi người giúp tôi tự tin hơn. Trước đó, tôi từng coi mình là kẻ thua cuộc nhưng giờ thì không", anh nói.
Không chỉ trở thành dịch giả nổi tiếng Trung Quốc, câu chuyện của anh truyền cảm hứng cho nhiều người. Trên cương vị mới, anh phải đối mặt với nhiều thách thức và những ý kiến trái chiều xung quanh. Tuy nhiên, Trần Trực không quan tâm. Anh cho biết, sẽ học cách thích nghi để giảm căng thẳng.
Chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống và sự nghiệp, Trần Trực cho biết, giờ không phải làm việc chân tay 10 tiếng/ngày nên có thời gian nghiên cứu Triết học và suy ngẫm cuộc đời. "Tôi cảm thấy cuộc sống hiện tại nhẹ nhàng", anh nói.
Tự học tiếng Anh suốt 11 năm
Bỏ học từ khi là sinh viên năm thứ 2, Trần Trực đi làm công nhân, thời gian rảnh sẽ đến thư viện địa phương đọc sách. Một lần khi đọc quyển Tồn tại và thời giancủa tác giả Martin Heidegger, Trần Trực nhận ra thuật ngữ Triết học khi dịch sang tiếng Trung tương đối cứng nhắc. Với mong muốn đọc bản gốc, anh quyết định tự học tiếng Anh.
"Mới đầu tôi dùng từ điển trực tuyến Youdao học. Sau khi có kiến thức cơ bản, tôi học từ vựng TOEFL. Cuối cùng là cấp độ khó nhất - học từ vựng GRE. Quá trình này diễn ra trong 2 năm", Trần Trực tiết lộ.
Quay về mục tiêu ban đầu, lúc này, anh dành 2-3 tiếng/ngày đọc sách Triết bằng tiếng Anh trên ứng dụng Kindle - nơi lưu trữ hơn hàng nghìn cuốn sách điện tử. Thông qua việc đọc sách đều đặn mỗi ngày, Trần Trực không ngừng tích lũy vốn từ và nâng cao khả năng đọc hiểu tiếng Anh.
Nhớ lại khoảng thời gian làm công nhân dây chuyền sản xuất ở Hạ Môn (Trung Quốc), Trần Trực cảm thấy chán nản nên bắt đầu trăn trở về ý nghĩa cuộc sống. Lúc này, anh quyết định thử sức với công việc dịch thuật: "Tôi muốn chuyển những tác phẩm Triết học nổi tiếng thế giới từ tiếng Anh sang tiếng Trung".
Bắt tay vào công việc dịch, Trần Trực gặp khó khăn lớn về thời gian vì chỉ được nghỉ cuối tuần. "Khi dịch phải có tính liên tục nên ngày nghỉ tôi ngồi từ 9h đến 20h ở thư viện. Mỗi lần tôi chỉ dịch được 3.000 từ. Để hoàn thành cuốn sách Giới thiệu về Heidegger dày 200 trang, tôi mất bốn tháng làm việc cường độ cao".
Đối với anh, Triết học là niềm đam mê nên phải có trách nhiệm. "Làm điều liên quan đến Triết học, dù khó khăn tôi cũng sẽ tìm cách vượt qua. Ngay cả khi mọi người coi tôi không bình thường nhưng sự say mê giúp tôi bỏ qua tiêu cực", anh nói.
Bộ GD-ĐT sẽ xây đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường họcBộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành giáo dục. Trong đó xác định sẽ xây dựng đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học." alt="11 năm tự học tiếng Anh, nam công nhân trở thành dịch giả nổi tiếng tuổi 34" />11 năm tự học tiếng Anh, nam công nhân trở thành dịch giả nổi tiếng tuổi 34Toàn cảnh hội nghị sáng nay Nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn, bất cập trong việc tuyển dụng giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD-ĐT đã xây dựng và Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD-ĐT cũng đang triển khai nghiên cứu chế độ phụ cấp ưu đãi viên chức ngành giáo dục và thực hiện rà soát, nghiên cứu đề xuất chính sách về chế độ tiền lương đối với viên chức các trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thiếu giáo viên gây khó khăn cho năm học mới
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng chỉ rõ, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn tồn tại ở hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục.
Cụ thể, tiếng Anh, Tin học trước đây là môn tự chọn nay được đưa vào chương trình bắt buộc từ lớp 3; bổ sung mới môn nghệ thuật cấp THPT; thiếu giáo viên các môn tự chọn như tiếng dân tộc thiểu số. Điều này gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện tỉnh Điện Biên, ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay đội ngũ giáo viên của địa phương này còn thiếu khá nhiều so với định mức, đặc biệt ở các môn tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Đội ngũ này thường có sự biến động khá lớn mỗi khi kết thúc năm học do giáo viên chuyển công tác về miền xuôi, gây khó khăn cho quá trình triển khai năm học mới.
Mặc dù tỉnh Điện Biên cũng có những chính sách đặc thù để thu hút tuyển dụng, nhất là với giáo viên các môn Tin học, tiếng Anh và các môn chuyên biệt nhưng đến nay vẫn không có nguồn tuyển.
“Căn cứ vào Nghị định 141, chúng tôi ưu tiên con em trên địa bàn, thực hiện chính sách cử tuyển, đào tạo tập trung vào các ngành Tin học, Ngoại ngữ... Tuy nhiên, đến nay sau 3 năm thực hiện, mới có 72 sinh viên đi học cử tuyển các ngành này, trong đó Ngoại ngữ 45 em, Tin học 5 em, còn lại là các ngành chuyên biệt khác”, ông Bằng cho biết.
Trước thực tế này, ông Bằng đề xuất tiếp tục áp dụng chính sách thu hút giáo viên trong toàn bộ thời gian công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hợp đồng không thời hạn đối với giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn từ 10 năm trở lên. Đồng thời, các giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ các chi phí như: tiền thuê nhà, tiền đi lại (nếu dạy tại các điểm bản), tiền trực trưa...
Tại TPHCM, bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP, cho hay hiện nay nhóm giáo viên các môn Tin học, tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc tại thành phố này rất khó tuyển dụng do lương quá thấp.
“Với điều kiện mặt bằng lương trung bình tại TPHCM như hiện nay, giáo viên các khối ngành này không thể tuyển được và cũng không thể đề xuất với HĐND TPHCM cơ chế, chính sách về tài chính, hỗ trợ riêng như cách HĐND có cơ chế, chính sách riêng cho giáo viên mầm non”, bà Thúy nói.
Bà Thúy kiến nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu, tham mưu Chính phủ tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố xây dựng cơ chế đặc thù để tuyển dụng các giáo viên Tin học, tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc.
Tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông.
Bên cạnh đó, cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học đều thấp hơn định mức quy định của Bộ GD-ĐT.
Bộ GD-ĐT cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do sức hút vào ngành còn hạn chế; tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn cao; nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu; việc tuyển dụng của các địa phương chậm, hiện còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng.
Bên cạnh đó, số lớp học, số lượng học sinh tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng; công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên từ cấp chiến lược đến các địa phương chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật.
'Chất lượng đội ngũ giáo viên là điểm nghẽn rất lớn của ngành giáo dục'
GS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng, vấn đề được coi là điểm nghẽn cơ bản nhất của giáo dục hiện nay cần giải quyết là chất lượng đội ngũ giáo viên.
“Đây là một thách thức cho ngành giáo dục”.
Theo bà Doan, thế hệ giáo viên hiện nay đang ở độ tuổi gen Y, còn gen X rất ít. Thế hệ gen Y khoảng sinh từ năm 1971 đến 1986 đã bắt đầu tiếp thu khoa học công nghệ rất tốt. Họ bắt đầu bứt phá lên, dám đổi mới chứ không như lứa gen X.
“Thế hệ học sinh chúng ta đang đào tạo là thế hệ gen Z. Những thế hệ này ‘tắm’ mình trong công nghệ. Vậy đội ngũ giáo viên phải nắm bắt các đặc điểm của thế hệ học sinh này để nâng cao chất lượng. Nhưng chất lượng đội ngũ của giáo viên của chúng ta vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Cần phải đánh giá học sinh của chúng ta là ai, đang ở đâu, để giáo viên cũng phải ‘đắm mình’ trong công nghệ, phù hợp đối tượng mà chúng ta giảng dạy”, bà Doan nói.
Điểm nghẽn thứ hai theo bà Doan là áp lực thành tích đè nặng lên thầy trò và phụ huynh, học sinh.
Vấn đề thứ ba, theo bà Doan, đời sống giáo viên còn khó khăn. Vì đời sống còn khó khăn nên giáo viên không có nhiều thời gian cho đọc và tự học. “Thử hỏi rằng, giáo viên đã dành bao nhiêu thời gian để đọc, tự học và nâng cao trình độ? Trong khi đọc và tự học mới nên vấn đề”, bà Doan nói.
Bà Doan cũng cho hay, trong bối cảnh số hóa nhưng sổ sách, báo cáo hiện vẫn là những điều mất thời gian của giáo viên.
Để chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam tốt hơn, Chủ tịch Hội Khuyến học việt Nam nhấn mạnh, cần kích đẩy chất lượng giáo dục. “Muốn kích đẩy, phải nâng cao chất lượng đội ngũ vì người thầy là “chìa khóa”. Đây là bài toán rất khó, lâu dài và đòi hỏi các cấp, các ngành, tất cả các tỉnh thành đều phải vào cuộc”, bà Doan khẳng định.
Tính đến hết năm học 2023-2024, tỉ lệ đạt chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non là 89,3%, cấp tiểu học là 89,9%, THCS 93,8%, THPT 99,9%. So với năm học 2022-2023, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 ở cấp mầm non tăng 1,9%, cấp tiểu học tăng 5,5%, cấp THCS tăng 2,9%.
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, một bộ phận nhỏ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngại đổi mới, chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng thường xuyên nên việc bồi dưỡng còn hình thức, đối phó, thời gian dành cho việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi.
" alt="‘Khó tuyển giáo viên do lương quá thấp’" />‘Khó tuyển giáo viên do lương quá thấp’- Nhận định, soi kèo Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: The Kop gặp khó
- Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1
- Tiền đạo bị chê nhiều nhất MU Joshua Zirkzee muốn chuồn khỏi Old Trafford
- Đại học Đại Nam công bố điểm chuẩn năm 2024
- Tuyển Việt Nam khác nhiều khi bước vào ASEAN Cup
- Nhận định, soi kèo Lens vs PSG, 22h59 ngày 18/1: Đâu dễ bắt nạt
- Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và nhiều nước chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
- Soi kèo góc Italia vs Israel, 01h45 ngày 15/10
- Ngày đầu lọc ảo nhiều trường “bội thu” thí sinh, điểm chuẩn 2024 dự kiến tăng
-
Nhận định, soi kèo Osasuna vs Vallecano, 0h30 ngày 20/1: Lợi thế sân nhà
Phạm Xuân Hải - 19/01/2025 05:25 Tây Ban Nha ...[详细] -
Nếu AI trong tay khách hàng có thể tự động tìm kiếm các mức lãi suất tốt nhất và quản lý tiền một cách hiệu quả, thì các ngân hàng sẽ đối mặt với áp lực lớn từ việc giảm doanh thu. Theo dự báo của Matt Harris, điều hành cấp cao của Bain Capital Ventures, biên lợi nhuận lãi ròng - nguồn lợi lớn nhất của ngân hàng - sẽ bị đe dọa. Khách hàng sẽ sử dụng AI để tối ưu hóa lãi suất tiền gửi và tái cấp vốn cho các khoản nợ của họ nhiều lần trong ngày, từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Một trong những mối lo ngại lớn nhất khi AI ngày càng trở nên thông minh hơn là khả năng gây ra bất ổn tài chính. Harris cho rằng, nếu AI có thể tự động chuyển tiền giữa các ngân hàng để tìm lãi suất tốt nhất, điều này có thể dẫn đến sự biến động lớn trong hệ thống ngân hàng. Nếu tiền và tài sản của ngân hàng có thể xuất hiện và biến mất chỉ trong vài phút dựa trên những thay đổi nhỏ về lãi suất, các ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn về tài chính.
Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) đã nhận ra điều này và ủng hộ ý tưởng "ngân hàng mở" - nơi mà người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cập vào tất cả dữ liệu tài chính của họ và chia sẻ chúng với các bên thứ ba. Tuy nhiên, việc mở rộng ngân hàng mở có thể tạo ra nhiều thách thức về quản lý dữ liệu và bảo mật thông tin.
Những trải nghiệm từ châu Âu và Mỹ
Tại châu Âu, các ngân hàng đã phải đối mặt với áp lực từ quy định về ngân hàng mở, buộc họ phải chia sẻ dữ liệu với các công ty công nghệ. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Nhiều người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ sự an toàn của các ngân hàng truyền thống, dù các nền tảng fintech mới như Wise Plc đã cho thấy tiềm năng của ngân hàng mở.
Sự ra đời của ngân hàng mở ở châu Âu đã buộc các ngân hàng phải phát triển giao diện lập trình ứng dụng (API), giúp các phần mềm khác kết nối với hệ thống IT của ngân hàng để truyền dữ liệu và lệnh. Điều này cho phép các fintech hoạt động hiệu quả hơn, nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh lớn cho các ngân hàng truyền thống.
Tại Mỹ, các ngân hàng đang phát triển API của riêng mình để kết nối với các hệ thống của nhiều khách hàng tổ chức. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của AI và các dịch vụ thanh toán thời gian thực, các ngân hàng nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự liên quan.
Việc ra mắt dịch vụ thanh toán thời gian thực Fed Now tại Mỹ vào năm ngoái đã làm tăng tốc quá trình giao dịch tài chính. Các bot AI có thể liên tục chuyển tiền để tìm lãi suất tốt nhất, và điều này có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ không đủ nguồn lực để theo kịp xu hướng.
Liệu người tiêu dùng có tin tưởng AI?
Một câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu người tiêu dùng có dễ dàng tin tưởng AI để quản lý tài chính của họ hay không. Kinh nghiệm từ Anh và châu Âu cho thấy, người tiêu dùng vẫn còn e ngại khi phải từ bỏ sự an toàn của các ngân hàng truyền thống để chuyển sang các nền tảng AI mới.
Tuy nhiên, cũng theo Angela Strange thì thế hệ Gen Z và các thế hệ trẻ hơn, những người đã lớn lên cùng với công nghệ, sẽ có cái nhìn khác. Thay vì tin tưởng vào các ngân hàng, họ có xu hướng tin tưởng vào những kỹ sư giỏi nhất để quản lý tiền của mình, đặc biệt khi họ đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng ngân hàng vào năm 2008 và 2023.
Làn sóng cạnh tranh mới
Mặc dù vẫn còn những câu hỏi về khả năng tin tưởng vào AI, nhưng một điều chắc chắn là làn sóng cạnh tranh hỗn loạn mới đang đến với hệ thống ngân hàng Mỹ. Những ngân hàng nhỏ, địa phương sẽ gặp khó khăn nhất trong việc đối mặt với sự thay đổi này. Họ không có đủ nguồn lực để đầu tư vào công nghệ cần thiết nhằm duy trì sự liên quan trong một thế giới tài chính ngày càng được điều khiển bởi AI.
Việc áp dụng AI vào ngành ngân hàng không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn. Các ngân hàng cần nhanh chóng thích nghi để không bị tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ này.
(Theo: Bloomberg)
" alt="Trí tuệ nhân tạo tạo sinh" /> ...[详细]Tích hợp trí tuệ cảm xúc vào các công cụ tư vấn tài chính do AI điều khiển là một đề bài trong Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2024 (mùa 2), cuộc thi sẽ đóng cổng Vòng thi Trực tuyến vào ngày 9/10/2024, hãy cùng tham gia ngay và đóng góp ý tưởng sáng tạo của riêng bạn.
Thông tin chi tiết về cuộc thi, thí sinh có thể truy cập các kênh:
Fanpage: VLAB Innovation (https://www.facebook.com/vlabinnovation/)
Website: vlabinnovation.com
-
Việt Nam kêu gọi bảo đảm hài hòa lợi ích các nước lưu vực sông Mekong
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt. Ảnh: Phạm Hải Là quốc gia hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến những tác động xuyên biên giới và khả năng tích nước của các công trình thủy điện trên dòng sông Mekong.
"Như chúng tôi đã nhiều lần nói rõ, việc phát triển và vận hành các công trình thủy điện trên sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực, bao gồm các tác động xuyên biên giới, đến môi trường cũng như phát triển kinh tế xã hội, đời sống kinh tế xã hội của các nước trên lưu vực sông Mekong nhất là các nước hạ nguồn, phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân sinh sống trong lưu vực", ông Đoàn Khắc Việt nêu rõ.
Phó Phát ngôn cho biết, Ủy Hội sông Mekong quốc tế có các đối tác đối thoại với những quốc gia thượng nguồn và cũng đang thúc đẩy nhiều cơ chế hợp tác khác.
Việt Nam mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ thông tin về kênh đào Funan Techo
Việt Nam mong muốn phía Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong để chia sẻ đầy đủ thông tin, đánh giá chi tiết tác động của dự án kênh đào Funan Techo." alt="Việt Nam kêu gọi bảo đảm hài hòa lợi ích các nước lưu vực sông Mekong" /> ...[详细] -
Lễ khai giảng 'không hoa', hiệu trưởng cùng sinh viên làm điều xúc động
Cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ những người đã mất do lũ lụt Ngay trong lễ khai giảng, TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng phát động ủng hộ đồng bào các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của siêu bão Yagi và lũ lụt.
“Với tinh thần trách nhiệm cùng cả nước hướng về các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, đang bị ảnh hưởng và thiệt hại vô cùng nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đang tích cực triển khai các hoạt động vận động, đóng góp nhằm thiết thực hỗ trợ về vật chất, tinh thần để chia sẻ khó khăn cho đồng bào đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý đối tác, doanh nghiệp đã đồng hành cùng sự kêu gọi của nhà trường cho hoạt động ý nghĩa và nhân văn này” - ông Đạo nói.
Nhìn lại năm học qua, ông Đạo cho biết, nhà trường đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Trường duy trì quy mô đào tạo hơn 26.000 người học ở các trình độ với 40 ngành, chuyên ngành. Năm học vừa qua, trường trao bằng tốt nghiệp cho gần 7.000 sinh viên, học viên. Trong đó 9,33 % tốt nghiệp xuất sắc, giỏi, 61% tốt nghiệp khá.
Tuy nhiên, cũng theo ông Đạo, bên cạnh 18,53 % sinh viên xếp loại học tập xuất sắc, giỏi và 35% xếp loại khá thì một số khoa vẫn còn khoảng 3-5% sinh viên bị cảnh báo, nhắc nhở học vụ do kết quả học tập yếu kém.
Về hoạt động nghiên cứu khoa học, trường đã công bố 675 bài báo WoS/Scopus, thực hiện nghiên cứu chuyển giao công nghệ với 80 đề tài/dự án trong đó có 43 đề tài/dự án có nội dung liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, 13 đề tài quốc tế, 10 đề tài/dự án chuyển giao có người học tham gia…
Theo ông Đạo, Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ tiếp tục đi tới mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu, phát triển bền vững hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng thực chất và bền vững, phát triển hoạt động hợp tác quốc tế lên một vai trò và vị thế mới. Nhà trường cũng sẽ triển khai đề án chuyển đổi số toàn diện, tiếp tục tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng của trường.
Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng mong tân sinh viên nhanh chóng làm quen với môi trường đại học, nhanh chóng hòa nhập với văn hóa và cộng đồng sinh viên, chủ động nghiên cứu, học tập và khám phá tri thức; tích cực rèn luyện các kỹ năng để có thể trở thành công dân toàn cầu, trở thành những nhà khoa học, các kỹ sư, cử nhân, kiến trúc sư, dược sĩ phục vụ cho xã hội. Sinh viên đặt ra mục tiêu rõ ràng, xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả và luôn luôn tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển…
Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng
Cán bộ, giáo viên, học sinh Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) quyên góp hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt." alt="Lễ khai giảng 'không hoa', hiệu trưởng cùng sinh viên làm điều xúc động" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Werder Bremen vs Augsburg, 23h30 ngày 19/1: Ưu thế sân nhà
Chiểu Sương - 19/01/2025 08:24 Đức ...[详细] -
Thủ tướng cam kết tạo điều kiện để các tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ phát triển ở Việt Nam
Hoan nghênh việc Hayat Holding đã đầu tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam
Lãnh đạo Hayat Holding đánh giá cao môi trường đầu tư với các thủ tục thông thoáng, nguồn nhân lực với kỹ năng tốt của Việt Nam, đặc biệt là tại nơi tập đoàn đặt nhà máy là khu công nghiệp Becamex Bình Phước.
Ông cho biết hoạt động đầu tư tại Việt Nam là một trong những hoạt động hiệu quả nhất của tập đoàn (năm 2023 xuất khẩu từ Việt Nam khoảng 35 triệu USD) và sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm người Việt vào làm việc.
Sau khi nghe lãnh đạo tập đoàn Hayat Holding báo cáo với Thủ tướng một số chương trình, dự án hợp tác để đóng góp cho an sinh xã hội và nêu một số đề xuất đối với hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam, Thủ tướng hoan nghênh việc tập đoàn đã đầu tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng quan hệ phát triển tốt đẹp, tin cậy, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác và hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam sẽ ngày càng thuận lợi hơn.
Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông tại Bình Phước kết nối với vùng, cả nước và các nước trong khu vực như Campuchia. Thủ tướng cho rằng, điều này tạo thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Hayat Holding.
Thủ tướng đề nghị Hayat Holding tiếp tục nghiên cứu đầu tư, hợp tác với một số đối tác tiềm năng, có năng lực của Việt Nam để mở rộng và phát triển lĩnh vực có thế mạnh.
Đồng thời Hayat Holding làm cầu nối đưa các nhà đầu tư có tiềm năng trong và ngoài Thổ Nhĩ Kỳ đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; tăng cường hợp tác, tiến tới chuyển giao công nghệ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi sản xuất khu vực và thế giới.
Tạo thuận lợi hơn nữa về visa cho du khách hai nước
Thủ tướng đánh giá cao hiệu quả các hoạt động của Turkish Airlines, đóng góp vào sự phát triển ngành vận tải hàng không và du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua.
Nhấn mạnh việc hợp tác để góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, Thủ tướng thông báo về chính sách visa mới của Việt Nam, cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đang trao đổi về khả năng tạo thuận lợi hơn nữa về visa cho du khách hai nước.
Hoan nghênh việc Turkish Airlines và Vietnam Airlines ký kết hợp tác trong dịp này, Thủ tướng đề nghị Turkish Airlines tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, phối hợp chặt chẽ với Vietnam Airlines, các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để quảng bá hình ảnh đất nước, con người hai nước, từ đó khuyến khích tăng trưởng du lịch lẫn nhau.
Lãnh đạo tập đoàn cho biết sẽ hợp tác với Vietnam Airlines và các cơ quan liên quan để tăng tần suất chuyến bay thường lệ giữa hai nước thời gian tới, cũng như thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch giữa hai nước.
Hayat Holding là tập đoàn kinh tế đa quốc gia với gần 90 năm hình thành, phát triển, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hàng tiêu dùng, nội thất, logistics..., là nhà sản xuất tã trẻ em lớn thứ 5 thế giới.
Hiện, tập đoàn có 41 cơ sở sản xuất, nhà máy đặt tại 17 quốc gia. Tại Việt Nam, Hayat Holding đã đầu tư xây dựng các nhà máy tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Tháng 3/2022, nhà máy Công ty TNHH Hayat Kimya Việt Nam được khánh thành với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD.
Turkish Airlines là hãng hàng không lâu đời của Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đến cuối năm 2022, giá trị trị trường của Turkish Airlines vào khoảng 10,6 tỷ USD, nằm trong nhóm 10 hãng hàng không có giá trị nhất trên thế giới. Turkish Airlines đang vận hành đường bay thẳng duy nhất giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ gồm hai chặng: Hà Nội – Istanbul và TP.HCM – Istanbul.
" alt="Thủ tướng cam kết tạo điều kiện để các tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ phát triển ở Việt Nam" /> ...[详细] -
Việt Nam luôn là người bạn tốt, đáng tin cậy của Campuchia
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Campuchia tại lễ đón. Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã điểm lại trong nhiều thập kỷ qua, tình hữu nghị hợp tác song phương Campuchia - Việt Nam luôn được củng cố phát triển mạnh mẽ.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia nêu bật tầm quan trọng của việc tiếp tục gìn giữ và trao truyền cho thế hệ trẻ tiếp nối, phát triển mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, gần gũi, tin cậy lẫn nhau giữa hai đất nước.
Tại hội đàm, hai Chủ tịch Quốc hội thống nhất đánh giá, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng được củng cố, phát triển sâu rộng và đạt nhiều thành tựu quan trọng, nội dung và phương thức hợp tác tiếp tục được đổi mới, có hiệu quả. Quan hệ chính trị tin cậy được duy trì, là nòng cốt định hướng cho quan hệ hợp tác hai nước.
Hợp tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được thúc đẩy, ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội và phát triển ở mỗi nước.
Hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật có bước phát triển rất tích cực, kim ngạch thương mại song phương đạt kỷ lục, năm 2022 đạt tới 10 tỷ USD....
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ Campuchia tiếp tục giành nhiều thành tựu mới, to lớn và toàn diện hơn nữa trong phát triển đất nước.
Nhấn mạnh đây là quyết tâm chính trị rất cao của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin tưởng, với sự nỗ lực của Campuchia, sự hợp tác và đoàn kết keo sơn giữa 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Campuchia sẽ đạt được mục tiêu đặt ra.
Việt Nam luôn coi thành tựu của Đảng CPP, Nhà nước và nhân dân Campuchia là nguồn cổ vũ to lớn với Việt Nam và cũng là thành tựu của chính Việt Nam.
Giữ vững truyền thống hợp tác hữu nghị, tin cậy lẫn nhau
Chủ tịch Quốc hội Campuchia đánh giá, thành công của mỗi nước có đóng góp từ sự hợp tác rất chặt chẽ giữa hai nước. Các thế hệ lãnh đạo cấp cao hai nước cần tiếp tục coi trọng giữ vững truyền thống hợp tác hữu nghị, tin cậy lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung, thực hiện thật tốt phương châm "láng giềng tốt đẹp hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
Việt Nam luôn là người bạn tốt, đáng tin cậy của Campuchia. Trong những giai đoạn khó khăn nhất, mặc dù tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, hai Đảng, hai nước vẫn luôn kề vai, sát cánh bên nhau.
Cảm ơn Campuchia đã quan tâm, hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện, giúp đỡ cộng đồng người Việt tại Campuchia ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng sở tại.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia khẳng định, Campuchia luôn quan tâm, dành sự hỗ trợ cho cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Campuchia, trong đó có người Việt Nam. Với cộng đồng người Campuchia gốc Việt còn thiếu giấy tờ pháp lý, Campuchia sẽ tiếp tục hỗ trợ thông qua pháp luật về dân sự.
Hai Chủ tịch Quốc hội cùng bày tỏ mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân; giao thông, vận tải; du lịch; hợp tác quản lý tốt đường biên giới an ninh, an toàn, chống tội phạm, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ phân giới, phân giới cắm mốc 16% đường biên giới còn lại.
Về hợp tác Nghị viện, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật. Hai bên thống nhất duy trì tiếp xúc cấp cao và các cấp, giữa các Ủy ban của Quốc hội, Nhóm Nghị sĩ Quốc hội trẻ, Nhóm nữ nghị sĩ Quốc hội, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Quốc hội hai nước nhằm trao đổi kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng.
Đồng thời hai bên duy trì cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), trước mắt phối hợp với Lào tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước lần thứ nhất tại Lào và hội nghị tiếp theo tại Việt Nam.
Cùng với đó tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp tại diễn đàn đa phương như: AIPA, IPU, APPF và các tổ chức nghị viện đa phương khác.
Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ mới kế thừa, vun đắp tình hữu nghị với Việt Nam
Gặp lãnh đạo Việt Nam, Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia chia sẻ, Chính phủ Campuchia nhiệm kỳ mới nỗ lực kế thừa, tiếp tục vun đắp tình hữu nghị truyền thống với Việt Nam." alt="Việt Nam luôn là người bạn tốt, đáng tin cậy của Campuchia" /> ...[详细] -
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị ASEAN-Nhật Bản Ngoài ra, tham gia chuyến công tác lần này còn có lãnh đạo nhiều địa phương đi theo sự phân công của Thủ tướng, như Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng và Chủ tịch các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hòa…
Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo diễn ra từ ngày 16-18/12. Đây là dịp đặc biệt quan trọng, vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên.
Dự kiến các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản sẽ kiểm điểm lại quá trình hợp tác 50 năm qua, từ đó đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới.
Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện quan trọng gồm: “Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy”. Hai văn kiện này nhằm cụ thể hóa những kết quả trao đổi của các nhà lãnh đạo tại hội nghị.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác đến Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Trước đó vào tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Hiroshima - Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Chuyến công tác đến Nhật Bản lần này của Thủ tướng có nhiều ý nghĩa quan trọng, diễn ra trong bối cảnh Việt Nam-Nhật Bản vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á và trên thế giới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 11 vừa qua.
ASEAN-Nhật Bản cũng chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện (CSP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 9/2023.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của ASEAN
Sau 50 năm thiết lập quan hệ, ASEAN-Nhật Bản phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, cả về chính trị - an ninh, kinh tế lẫn văn hóa-xã hội. Hai bên đang tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch hành động (sửa đổi) thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản được thông qua năm 2017.
ASEAN-Nhật Bản hợp tác thông qua các cơ chế chính thức như Hội nghị Cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao, Quan chức cao cấp (SOM), Ủy ban hợp tác chung (JCC - cấp Đại sứ).
Nhật Bản cũng là đối tác tích cực tham gia các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và một số cơ chế chuyên ngành khác.
Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Nhật Bản trong 3 năm từ tháng 8/2018 - 8/2021.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của ASEAN. Trong năm 2022, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 và đầu tư FDI đứng thứ 2 của ASEAN.
Hợp tác kinh tế đầu tư giữa hai bên được triển khai qua nhiều cơ chế/khuôn khổ khác nhau, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP).
Nhật Bản cũng là đối tác tích cực đóng góp cho triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) và hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
Ngoài ra, Nhật Bản có nhiều dự án hỗ trợ thực chất cho ASEAN trong các lĩnh vực văn hóa xã hội; là một trong những đối tác quan trọng hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng và hội nhập khu vực thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).
Tháng 5/2019, ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định Hợp tác kỹ thuật ASEAN-Nhật Bản (TCA) nhằm tạo điều kiện cho Nhật Bản hỗ trợ tốt hơn cho hợp tác phát triển cho toàn khu vực ASEAN.
Hai bên ủng hộ phối hợp duy trì đà hợp tác, nhất là tập trung kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm chuỗi cung ứng thương mại và đầu tư, thúc đẩy phục hồi.
Nhật Bản đã dành 50 triệu USD hỗ trợ ASEAN thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (AC-PHEED), khẳng định tiếp tục hỗ trợ trung tâm này đi vào hoạt động bền vững.
Ngoài ra, đất nước mặt trời mọc đã hỗ trợ gói trang thiết bị y tế trị giá hơn 200 triệu USD song phương cho các nước ASEAN; đã hỗ trợ 16 triệu liều vắc xin cho các nước ASEAN trong tổng số 30 triệu liều cung cấp ra nước ngoài; dành 2,5 tỷ yên thiết lập kho lạnh bảo quản và vận chuyển vắc xin, hỗ trợ vật tư, công nghệ y tế, máy tạo o-xy cho nhiều nước ASEAN.
Trong thúc đẩy phục hồi toàn diện, hai bên nhất trí tăng cường thương mại và đầu tư, ủng hộ việc duy trì chuỗi cung ứng khu vực, đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, quản lý thiên tai, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh…
Nhật Bản tích cực hỗ trợ ASEAN triển khai Khung Phục hồi tổng thể với khoản cho vay trị giá 192 tỷ yên với lãi suất thấp nhất.
Các dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản- Năm 1973: ASEAN và Nhật Bản thiết lập quan hệ.
- Năm 1977: Quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản được chính thức hóa thông qua tổ chức Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản (tháng 3/1977), mở rộng các lĩnh vực hợp tác như phát triển công nghiệp, thương mại, lương thực và nông nghiệp. Cũng trong năm này, lần đầu tiên các lãnh đạo ASEAN có cuộc họp với lãnh đạo của các đối tác, trong đó có Nhật Bản (tháng 8/1977).
- Năm 2003: ASEAN-Nhật Bản nâng cấp quan hệ thành Đối tác Chiến lược, thông qua “Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản Năng động và Bền bỉ trong Thiên niên kỷ mới” và Kế hoạch hành động kèm theo triển khai Tuyên bố này.
- Năm 2004: Nhật Bản ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).
- Năm 2013: ASEAN-Nhật Bản thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản” và Kế hoạch hành động kèm theo triển khai Tuyên bố, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ.
- Năm 2023: ASEAN-Nhật Bản đã chính thức thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (CSP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 9/2023.
" alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị ASEAN" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Valencia vs Real Sociedad, 03h00 ngày 20/1: Khoắng điểm tại hang Dơi
Linh Lê - 18/01/2025 16:08 Tây Ban Nha ...[详细] -
Chủ tịch Quốc hội Cuba: 'Quảng Trị là nơi gieo hạt giống hữu nghị giữa hai nước'
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: Minh Quyết Tham dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ôn lại quá trình chuẩn bị và diễn ra chuyến thăm của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro tới vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị cách đây tròn 50 năm.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, ông Fidel Castro là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới Quảng Trị vào thời điểm đó, thể hiện niềm tin tuyệt đối với chiến thắng của nhân dân Việt Nam, là nguồn động viên mãnh liệt cho Cách mạng Việt Nam, đồng thời là biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế cao đẹp Cuba - Việt Nam.
Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, kỷ niệm chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Fidel Castro là dịp để tôn vinh mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba, mối quan hệ đã vượt ra khỏi các giới hạn thông thường, được tôi luyện, thử thách qua những thăng trầm của lịch sử và những thời khắc khó khăn nhất của mỗi nước.
Dù còn nhiều khó khăn, Cuba luôn dành cho Việt Nam sự giúp đỡ vật chất hào hiệp và hiệu quả đúng theo tinh thần Cách mạng Cuba mà đồng chí Fidel Castro thường nhắc đến: “Sự đoàn kết không phải đem cho những gì ta dư thừa mà là chia sẻ những gì ta có”.
“Chúng ta có thể tự hào khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và mẫu mực giữa hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lãnh tụ Fidel Castro đặt nền móng là tài sản vô giá và được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, nuôi dưỡng và truyền lại cho thế hệ mai sau”, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nói.
Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez đã đến Quảng Trị, thăm Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đến thăm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, nơi lưu giữ những kỷ vật về cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba cùng Đoàn Đại biểu cấp cao Cuba đã trò chuyện cùng cán bộ, nhân dân địa phương, ngắm nhìn Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên kỳ đài Hiền Lương.
Trò chuyện với các cháu học sinh tại kỳ đài Hiền Lương, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đã ôn lại kỷ niệm về chuyến thăm của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đến vùng giải phóng Quảng Trị, thăm nhiều nơi khi vùng đất này vẫn còn vương mùi thuốc súng và đầy rẫy đạn bom.
Ngày đó, những nơi Lãnh tụ Fidel Castro đến, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tiếp đón hết sức nồng nhiệt và chân thành. Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đã tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhắc nhở thế hệ trẻ phấn đấu học tập, rèn luyện.
Ông Esteban Lazo Hernandez cũng nhấn mạnh, chuyến thăm, gặp gỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong các chuyến thăm lẫn nhau, khẳng định tình nghĩa sắt son giữa hai nước Việt Nam và Cuba. Tuy cách nhau nửa vòng trái đất nhưng cả 2 nước luôn ủng hộ lẫn nhau, đoàn kết và cùng chia ngọt, sẻ bùi, kể cả trong những thời điểm, giai đoạn khó khăn nhất.
Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Fidel Castro: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã trở thành phương châm hành động của mối quan hệ thủy chung, trong sáng Việt Nam - Cuba cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
“Hôm nay chúng tôi có mặt ở đây, thể hiện tình cảm, niềm vinh dự, góp phần vun đắp thành công cho lễ kỷ niệm 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. 2 nước chúng ta cũng kỷ niệm 60 năm thành lập Ủy ban Cuba đoàn kết với miền Nam Việt Nam”, Chủ tịch Quốc hội Cuba nói.
Tại Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại huyện Cam Lộ, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez và Đoàn đại biểu cấp cao của hai nước đã lắng nghe những câu chuyện, những kỷ niệm và hình ảnh đáng nhớ của Lãnh tụ Fidel Castro trong chuyến thăm Quảng Trị.
Chuyến thăm lịch sử bất chấp khó khăn, nguy hiểm này của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, mãi mãi trở thành biểu tượng của tình đoàn kết anh em thủy chung...
Chuyến thăm lịch sử bất chấp khó khăn, nguy hiểm này của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, mãi mãi trở thành biểu tượng của tình đoàn kết anh em thủy chung...
“Quảng Trị là nơi gieo mầm hạt giống hữu nghị hai nước, gieo mối đoàn kết trọn đời bền vững giữa Việt Nam và Cuba.
Và hạt giống đó được chúng ta gìn giữ phát triển, chăm sóc qua các thế hệ lãnh đạo của nhân dân hai nước và các lãnh đạo hôm nay có trách nhiệm phải vun trồng hạt giống đó”, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez chia sẻ.
" alt="Chủ tịch Quốc hội Cuba: 'Quảng Trị là nơi gieo hạt giống hữu nghị giữa hai nước'" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1: Tiếp tục trèo cao
Bộ Chính trị yêu cầu xử lý dứt điểm các đại án tham nhũng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh. Các công trình, dự án chiến lược, quan trọng quốc gia được đẩy nhanh tiến độ. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân tiếp tục được chú trọng; thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, huy động hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.
Tuy nhiên, do kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, rủi ro cùng với một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong nước nên tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp; hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sụt giảm.
Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp; một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, né tránh giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Tình trạng thiếu điện, thuốc, vật tư, thiết bị y tế vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình hình lao động, việc làm ở một số địa phương, lĩnh vực, đời sống của một bộ phận người dân còn gặp khó khăn…
Nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm, đồng thời nhấn mạnh thêm một số nội dung.
Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát; tiếp tục rà soát, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Cùng với đó là tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng lưu ý việc theo dõi sát, dự báo chính xác tình hình thế giới, trong nước, kịp thời phản ứng chính sách trước các tình huống phát sinh; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất.
Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tạo động lực tăng trưởng; rà soát, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và củng cố, thúc đẩy các động lực tăng trưởng...
Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ công tác giải ngân vốn đầu tư công; có giải pháp hiệu quả bảo đảm các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, tín dụng ngân hàng, chứng khoán, khoa học công nghệ hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững; bảo đảm nguồn cung xăng dầu, nguồn điện cho sản xuất, tiêu dùng.
Đồng thời tập trung xử lý nhanh, hiệu quả các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, thuốc, vật tư y tế, quy định về kinh doanh xăng dầu, phòng cháy chữa cháy; triển khai quy hoạch điện VIII...
Bộ Chính trị cũng lưu ý đến việc phát triển các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng số quốc gia; hoàn thiện chiến lược, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp, năng lượng mới, chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung khổ pháp luật phát triển thị trường tín chỉ cacbon.
Cùng với đó là làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo đảm ổn định đời sống người dân, nhất là người lao động bị mất việc làm...
Cạnh đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh đến việc chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội...
Trong đó, đẩy mạnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn bị tích cực, chủ động cho năm học mới; giải quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Nội dung nữa cũng được Bộ Chính trị lưu ý là việc giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất ngờ...
Việc đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi cũng được Bộ Chính trị nhấn mạnh.
Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư; chú trọng đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước.
Duy Linh và nhóm PV, BTV" alt="Bộ Chính trị yêu cầu xử lý dứt điểm các đại án tham nhũng" />
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Singapore thưởng thức phở, cà phê sữa đá
- Soi kèo Arsenal vs Brighton, 21h00 ngày 17/12/2023
- Đẩy mạnh hợp tác với Romania khi Việt Nam sắp mở rộng công trình lớn về dầu khí
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Wellington Phoenix, 15h00 ngày 20/1: Trái đắng xa nhà
- Thống kê gây sốc về Haaland khi Man City sa sút
- Pep đổi ý ở lại Man City thêm 2 năm vì 4 trận thua liên tiếp