Liên quan đến câu chuyện lương/thu nhập của nhân lực CNTT Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng giám đốc NetNam cho rằng rất khó để đưa ra nhận định lương kỹ sư CNTT Việt Nam cao hơn hay thấp hơn so với các nước trong khu vực: “Nếu nhìn thấy nhiều kỹ sư CNTT ở lại hoặc sang Singapore để làm việc thì chắc là thu nhập bên đó cao hơn ở Việt Nam. Nhưng lại không thấy nhiều kỹ sư CNTT sang Lào làm việc, phải chăng bên đó thu nhập thấp hơn ở Việt Nam. Tôi cho rằng việc so sánh chỉ có ý nghĩa khi đưa về cùng một thang đo nào đó, cũng giống như bài toán so sánh GDP đầu người vậy, đôi khi người ta dùng chỉ số khác để so sánh chứ không phải GDP vì không hoàn toàn chính xác”.
Dù không đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “lương kỹ sư CNTT Việt cao hay thấp hơn so với các nước trong khu vực?”, song nhiều chuyên gia trong ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đều có chung nhận định: nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân lực cạnh tranh là một trong những điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam khi vươn ra cung cấp dịch vụ tại thị trường nước ngoài. Trao đổi với ICTnews, đại diện một lãnh đạo doanh nghiệp lớn trong ngành đã cho biết: “Chi phí nhân lực CNTT Việt Nam rất cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trong khu vực”.
Trước đó, trong báo cáo “Minh bạch mức lương trong tuyển dụng tại Việt Nam” được mạng việc làm JobStreet.com công bố hồi giữa năm 2015, cùng với kết quả khảo sát cho thấy ở cả 3 vị trí nhân viên, nhân sự cấp trung và quản lý, nhân lực ngành CNTT đều nằm trong Top 10 ngành có mức lương trung bình cao, số liệu mức lương do JobStreet.com tổng hợp cũng chỉ ra rằng, mức lương dành cho nhân sự Việt Nam vẫn còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu là Singapore và Malaysia. Chuyên gia của JobStreet.com cho rằng, một trong những lý do khiến mức lương lao động Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực là do năng suất lao động của người Việt chưa cao, bởi theo báo cáo của ILO, chỉ có 1/5 lực lượng lao động tại Việt Nam được đào tạo chuyên môn.
Bàn về vấn đề chất lượng nhân lực CNTT Việt Nam, Tổng giám đốc NetNam Vũ Thế Bình khẳng định, nhìn chung nhân lực CNTT Việt Nam cũng như nhiều ngành nghề khác của chúng ta không phải thuộc loại kém. Thậm chí, trong một số lĩnh vực, kỹ sư của Việt Nam còn có trình độ kỹ thuật rất giỏi, rất sâu.
Tuy nhiên, người đứng đầu NetNam cũng cho hay: “Có thể dễ nhận thấy những điểm yếu của nhân lực CNTT Việt Nam, đó là: tính chuyên nghiệp, tầm nhìn và khả năng ngoại ngữ”.
Trao đổi với báo chí ngay sau khi tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã thẳng thắn chỉ rõ có 3 điểm yếu lớn của lao động Việt Nam, cản trở sự phát triển của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam hiện nay. Thứ nhất là ngoại ngữ, kể cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật; đây là điểm thua thiệt của Việt Nam so với những nước như Ấn Độ, Bangladesh, Philippines. Điểm yếu thứ hai là trình độ chuyên môn. “Vấn đề tôi muốn nói đến ở đây không phải chỉ là chuyên môn về CNTT mà là chuyên môn của các ngành nghề khác. Bởi lẽ, khi làm phần mềm bạn phải nắm vững kiến thức của nhiều ngành: năng lượng, dầu khí, hàng không, vận tải, y tế, giáo dục…, phải trở thành những chuyên gia đa ngành. Điều này nhân lực phần mềm Việt Nam còn rất thiếu”, ông Bình phân tích. Và điểm yếu thứ ba, theo ông Bình, là nhân lực Việt Nam chưa quen bán hàng ra thế giới.
" alt=""/>Lương nhân lực CNTT Việt thấp hơn nhiều nước trong khu vựcÔng Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Phần mềm FPT đã có bài viết đăng tải trên trang tin của FPT rất hóm hỉnh về chuyện quyền lực mới đó chính là "phím quyền". ICTnews đăng tải lại bài viết này để giới thiệu đến độc giả góc nhìn về phím quyền của Chủ tịch Phần mềm FPT.
Người ta hay nói: báo chí, truyền hình... là quyền lực thứ tư. Điều này có lẽ không cần bàn, nhất là thời buổi chỉ xem giật tít đã có thể chết non chứ đừng nói là xem, nghe, đọc.
Rất nhiều người nhầm khi máy móc cho rằng ba quyền lực đầu là lập pháp, tư pháp, hành pháp - chuyện tam quyền phân lập là của Tây. Theo tôi, ba quyền lực đầu là chính quyền: là cả ba quyền nói trên; thần quyền: quyền lực của đức tin, tôn giáo, thực sự đây là quyền lực vừa thần bí, vừa hiển hiện trong cuộc sống; bạc quyền - tiền bạc - chả phải bàn.
Tôi vừa dự hội nghị về thông tin lớn nhất toàn cầu nên ý thức thêm hai quyền nữa: quyền lực thứ năm - social power tức quyền lực của mạng xã hội.
" alt=""/>Chủ tịch Phần mềm FPT tản mạn về “phím quyền”