Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, đối với người dân, có thể hình dung ra tầm ảnh hưởng của Mytel trong “xã hội số” Myanmar qua con số 15 triệu người dùng app MyID - ứng dụng số 1 tại đây về kết nối, liên lạc, giải trí với lượng nội dung số phong phú. Ứng dụng này đạt tới 5 triệu thuê bao tương tác hàng tháng.
Về tài chính số, ví điện tử MytelPay đang đứng số 2 thị trường và hoàn toàn có cơ hội vươn lên dẫn đầu. Cho đến tháng 5 vừa rồi, MytelPay đã cán mốc 10 triệu người dùng đăng kí dịch vụ.
Mytel cũng là nhà mạng tiên phong, thúc đẩy phong trào Esport ở Myanmar, giúp các vận động viên Esport có thể kiếm sống từ nghề của mình, chứ không đơn thuần là giải trí. Hiện tại, hơn 60% người chơi Esport đang sử dụng SIM và các dịch vụ của Mytel.
Để làm tốt vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, Mytel cần có nguồn lực, từ tài chính, công nghệ, nhân sự đến mạng lưới đối tác… Và từ khi bắt đầu kinh doanh đến nay, vượt qua những khó khăn khách quan do thị trường mang lại, Mytel đã trở thành một đơn vị có hiệu quả của Viettel.
Riêng trong 2 năm 2020 – 2021, Myanmar phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch bùng nổ trên toàn cầu lẫn biến động chính trị. Tình hình khó khăn đã khiến cho 2/4 nhà mạng tại đây thoái vốn hoặc bán mình. Riêng Mytel vẫn sống tốt và tiếp tục tăng trưởng.
“Chiến lược đặc sắc mà Mytel sử dụng để phát triển kinh doanh trong nửa năm qua là tập trung vào phát triển tập khách hàng tiêu dùng cao (High ARPU), đặc biệt là khi chính quyền Myanmar tăng giá bán SIM lên 11 USD/chiếc từ tháng 1/2022 để hạn chế SIM rác”, ông Nguyễn Tiến Dũng, CEO Mytel cho biết.
Thay vì bán SIM đại trà, Mytel tập trung vào thủ phủ thành thị với đối tượng khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp, công nhân viên chức tại cơ quan chính quyền và chủ các hộ kinh doanh cá thể. Tận dụng triệt để lợi thế 4G phủ khắp cả nước, Mytel tung ra gói cước business với dung lượng dữ liệu rất lớn. Chỉ sau hơn 5 tháng triển khai, Mytel đã phát triển mới hơn 500.000 khách hàng business với ARPU đạt 12 USD/ người/ tháng… tức gần gấp 3 lần so với ARPU trung bình của toàn mạng.
Myanmar còn có một số vùng tự trị giàu có nằm dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Nhắm tới thị trường này, Mytel đã chủ động kết nối với lãnh đạo khu tự trị để có thể triển khai dịch vụ và trở thành nhà mạng Myanmar duy nhất có sóng tại đó.
Các dịch vụ số đặc sắc của Mytel cũng là yếu tố kích thích khách hàng tiêu dùng. CEO của Mytel cho biết, người sử dụng MyID, MytelPay hoặc chơi Esport có ARPU cao hơn thông thường từ 20-40%.
Bên cạnh các dịch vụ Mobile, tận dụng lợi thế cáp quang rộng khắp, Mytel tập trung phát triển rất nhiều thuê bao Internet tới cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Hiện tại Mytel đang dẫn đầu thị trường cố định băng rộng với 52% thị phần.
4 năm qua, kể từ khi chính thức kinh doanh dịch vụ tại Myanmar, Mytel đã đóng góp hơn 6 triệu USD cho các hoạt động xã hội.
Tháng 6/2020, Quỹ "Empower My Children – Tiếp sức cho em" ra đời, đánh dấu sự khởi đầu cho một dự án dài hạn của Mytel với mong muốn mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho các trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc gia Myanmar. Mytel đã hỗ trợ 100% chi phí phẫu thuật cho 34 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh.
Ngoài ra, Quỹ cũng ủng hộ một phần kinh phí cho Hiệp hội Hội chứng Down Myanmar để hỗ trợ cho hơn 300 em mắc chứng Down kiểm tra theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe và tinh thần; dược phẩm và các chi phí phẫu thuật cần thiết. Quỹ cũng lên kế hoạch giúp đỡ hàng trăm nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo khác trong thời gian tới.
Hàng tháng, các chi nhánh của Mytel vẫn trực tiếp phối hợp với lãnh đạo địa phương để hỗ trợ trực tiếp đến các hoàn cảnh, gia đình khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, bão lũ. Đến nay, tấm lòng của Mytel đã đến được hơn 30.000 người dân và hộ gia đình.
Không chỉ vậy, Mytel đã tài trợ Internet cáp quang cho hơn 630 trường hoc, 153 điểm internet cho các bộ, ban, ngành.
CEO Mytel: “Chúng tôi đầu tư vào đây hoàn toàn vì lợi ích của người dân, đất nước Myanmar”
Theo kế hoạch trong năm nay, Mytel sẽ triển khai thêm nhiều dự án như: Siêu thị 0 đồng, Chương trình hiến máu nhân đạo mang tên Hội máu hồng… Đặc biệt, Mytel sẽ phát triển tính năng Mydonation trên app MyID, cho phép người dùng là khách hàng sử dụng dịch vụ của Mytel tham gia quyên tiền cho các chương trình CSR (trách nhiệm xã hội) bằng tài khoản gốc.
“Thông qua các hoạt động xã hội, chúng tôi mong muốn trở thành doanh nghiệp tiên phong trong vấn đề phụng sự xã hội. Mytel cũng kỳ vọng người dân sẽ nhận thức rõ hơn rằng chúng tôi là doanh nghiệp quốc tế, đầu tư vào đây hoàn toàn vì lợi ích của người dân, đất nước Myanmar” – CEO của Mytel khẳng định.
Thu Hà
" alt="CEO Mytel: “Chúng tôi đầu tư vào đây hoàn toàn vì lợi ích của người dân, đất nước Myanmar”" />CEO Mytel: “Chúng tôi đầu tư vào đây hoàn toàn vì lợi ích của người dân, đất nước Myanmar”
Nội dung đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Việt.
Theo lộ trình, trong năm 2022, chương trình sẽ được khởi động tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và một số địa phương khác.
Chia sẻ tại sự kiện, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cho biết, mục tiêu của Cục TMĐT và Kinh tế số là thúc đẩy sự phát triển về TMĐT và kinh tế số Việt Nam. Để đạt được mục tiêu dài hạn này, việc trang bị cho doanh nghiệp và cộng đồng những thông tin, kiến thức cập nhật về chính sách, kỹ năng triển khai thương mại điện tử và áp dụng ứng dụng kinh tế số là yếu tố vô cùng quan trọng.
“TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” là một sáng kiến dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam, với chuỗi chương trình đào tạo chuyên sâu, các phương pháp tiếp cận linh hoạt phù hợp với định hướng của Cục TMĐT và Kinh tế số nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi hoạt động trong ngành kinh tế số.
“Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Amazon Global Selling Việt Nam cùng hỗ trợ doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội từ thị trường toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới trong 5 năm tới”, ông Đặng Hoàng Hải cho hay.
Theo ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, với biên bản ghi nhớ hợp tác mới ký kết, Amazon Global Selling Việt Nam cùng Cục TMĐT và kinh tế số chia sẻ tầm nhìn và chiến lược nhằm hỗ trợ nhỏ và vừa trong nước xuất khẩu thông qua TMĐT.
“Sáng kiến TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá dự kiến có hơn 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tham gia. Thông qua sáng kiến này, các doanh nghiệp được trang bị kiến thức chuyên ngành về xuất nhập khẩu, nắm bắt thông tin thị trường, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đây cũng là cầu nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới, từng bước xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới”, ông Gijae Seong nói.
Vân Anh
VNNIC hợp tác cùng VECOM thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương
Với thỏa thuận hợp tác mới ký, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) sắp tới sẽ cùng triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển tên miền .VN gắn với phát triển thương mại điện tử tại địa phương.
" alt="Khởi động chương trình đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt" />Khởi động chương trình đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt
Chân dài 9X nói cô đang bắt đầu ăn uống đều đặn để lấy lại vóc dáng cân đối: "Sau 2 tháng mọi thứ đã gần như đã ổn thì Thuý bắt đầu tập trung lấy lại 10 ký chứ khách vào cứ phản ánh sao dạo này Thuý gầy thế?".
Dưới phần bình luận, nhiều bạn bè và khán giả để lại lời động viên chúc người mẫu mau lấy lại cân nặng.
Lê Thuý được nhiều người nhận xét sở hữu thân hình cò hương, rất khó lên cân. Cô phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức ăn uống để có được hình thể đầy đặn. Sau khi hoạt động nghệ thuật với vai trò người mẫu, cùng với sự nỗ lực trong một thời gian dài, Lê Thuý đã thực sự thay đổi. Chân dài tiết lộ từng tăng tới 12 kg.
Lê Thúy sinh năm 1991, từng giành vị trí thứ 3 của Vietnam's Next Top Model 2011 và trở thành "nàng thơ" của NTK Đỗ Mạnh Cường. Với chiều cao 1m84 cùng gương mặt ấn tượng, chân dài tạo được nhiều dấu ấn trong làng thời trang.
Năm 2015, Lê Thuý lên xe hoa với diễn viên Đỗ An. Vì trái ngược về ngoại hình nên cặp đôi nhận phải khá nhiều lời bàn tán. Mặc dù vậy cả 2 vẫn tin tưởng và giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.
Lê Thuý và ông xã Đỗ An.
Cuối năm 2018, sau tám năm sải bước trên sàn catwalk, Lê Thúy tuyên bố giải nghệ để dành toàn bộ thời gian chăm sóc gia đình, kinh doanh riêng.
T.K
Lộ ảnh cưới của Lê Thuý và hot boy Việt kiều
Hôm 20/9, "nàng thơ" của Đỗ Mạnh Cường khoe ảnh cưới với bạn trai Việt kiều trên fanpage. Theo đó, hôn lễ của cô sẽ diễn ra vào đầu tháng 1/2015 sau một năm công khai hẹn hò.
" alt="Người mẫu Lê Thuý bị tụt 10 kg trong vòng 2 tháng" />
...[详细]
Cô giáo người Palestine có thể dễ dàng đồng cảm với các em vì cô đã từng sống trong trại tị nạn và có con cũng gặp những chấn thương tâm lý
Bằng cách sử dụng những kinh nghiệm của mình khi từng lớn lên trong một trại tị nạn gần Bethlehem, cô Al Hroub đã phát triển một phương pháp của riêng mình để làm việc với những đứa trẻ đang gặp vấn đề. Với khẩu hiệu “Nói không với bạo lực”, cô tập trung vào việc giúp trẻ vui chơi để “đưa những vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt trong cuộc sống thực ra khỏi đầu”.
Phương pháp của cô được chia sẻ tại các hội nghị, hội thảo tập huấn giáo viên và cho thấy những kết quả tích cực. Nó giúp giảm hành vi bạo lực ở trường học. “Sau sự can thiệp của tôi, bạo lực giảm xuống còn một trường hợp trong 2 ngày và sau đó không còn vụ bạo lực nào sau một tháng” – cô Al Hroub chia sẻ.
Giáo dục trẻ trong môi trường căng thẳng là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng những gì mà cô trải qua đã trở thành động lực cho cô. “Cuộc sống của tôi thực sự khó khăn khi phải sống trong trại tị nạn. Những đứa trẻ trong trại không có tuổi thơ” – cô nói.
Một nguyên nhân khác khiến cô Al Hroub chọn nghề dạy học là các con cô khi đang trên đường từ trường về nhà đã chứng kiến cha mình bị bắn. “Binh lính nổ súng vào những đứa trẻ của tôi. Bọn trẻ bị tổn thương và tôi phải giúp bọn trẻ giải quyết những chấn thương đó” – cô giải thích.
“Tôi cảm thấy những đứa trẻ khác cũng đang phải chịu những tổn thương này. Tôi nghĩ rằng chúng sẽ bị lạc lối nếu tôi không dạy chúng”.
Lớp học của cô Al Hroub còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất
Tuy nhiên, hiện tại những lớp học của cô vẫn đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề cơ sở vật chất. “Mỗi lớp có hơn 35 học sinh. Một số lớp có cơ sở vật chất rất nghèo nàn”. Cô Al Hroub và các thầy cô giáo đang làm hết sức có thể.
Lên bục nhận giải thưởng, cô Al Hroub chia sẻ: “Tôi tự hào khi là một cô giáo người Palestine được đứng trên sân khấu này”.
Được biết, giải thưởng cũng tặng kèm số tiền trị giá 1 triệu đô la Mỹ cho người chiến thắng.
Nguyễn Thảo(Theo IB Times)
" alt="Cô giáo Palestine nhận giải giáo viên xuất sắc toàn cầu" />
...[详细]
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng. (Ảnh: Trường Phong/ Tiền phong)
Trả lời về chính sách thu hút nhân tài, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: “Việc thu hút nhân tài cho các địa phương hiện được thực hiện qua nhiều hình thức như khuyến khích về lương, phụ cấp, nhà ở, chính sách vay vốn,…Tuy nhiên thu hút về rồi nhưng sử dụng thế nào là một vấn đề.
Điều này theo Luật cán bộ công chức thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho Bộ trưởng các bộ, cơ quan TƯ, Chủ tịch UBND tỉnh. Thu hút vào, sử dụng ra sao, môi trường thế nào để phát huy tài năng của họ cần phải tiếp tục được hoàn thiện”.
Trong trả lời của mình, ông Thăng cũng nhắc đến chuyện 12/13 nhà vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học không về nước. Ông chia sẻ: “Chắc hẳn trong số các vị ngồi đây rất nhiều con em không về nước....”
Chuyện tạo việc làm như thế nào, thu hút ra làm sao Bộ Nội vụ sẽ có báo cáo Chính phủ.
Ông Thăng cho biết thêm, việc đi học, đặc biệt đi du học từ THPT, ĐH ở nước ngoài phổ biến là không về. “Quan điểm của cá nhân tôi là cần phải có tư duy thoáng ra. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu”.
Tuy nhiên, ông Thăng cho rằng, sắp tới cần phải điều chỉnh lại chính sách thu hút nhân tài.
Vừa rồi ngoài chính sách của mỗi địa phương đã có những chỉnh sửa. Nhưng để đảm bảo chính sách thu hút bền vững vừa rồi Bộ Nội vụ đã trình các cấp có thẩm quyền ví dụ chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ được nêu trong Kết luận 86 của Bộ Chính trị về thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2014 và các Đề án số 500, số 600 về hậu thu hút nhân tài.
Đăng Duy(ghi)
Xem thêm:
>> Du học trời Tây: Ai nên về, ai nên ở lại?" alt="Thứ trưởng Nội vụ: Sẽ trình Chính phủ chính sách hút nhân tài" />