Theo chỉ đạo của ông Hiếu, lãnh đạo các cơ sở giáo dục phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn theo thông tư 32 của Bộ GD-ĐT để các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ lựa chọn, đề xuất sách giáo khoa.Đối với các bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên (Lý – Hóa – Sinh), Lịch sử và Địa lý, tổ trưởng điều hành cho toàn thể giáo viên trong tổ đọc, thảo luận và bỏ phiếu kín để đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Nếu các cơ sở giáo dục có tổ chuyên môn riêng biệt theo từng môn học, lãnh đạo các cơ sở giáo dục hướng dẫn giáo viên đọc, nghiên cứu các sách giáo khoa. Sau đó, phân công một tổ trưởng phụ trách môn Khoa học tự nhiên và một tổ trưởng phụ trách môn Lịch sử và Địa lý tổ chức chung một buổi thảo luận và bỏ phiếu kín để đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy trình đã được hướng dẫn.
Đối với môn Hoạt động trải nghiệm, lãnh đạo đơn vị phân công 1 lãnh đạo phụ trách điều hành cho toàn thể giáo viên trong đơn vị nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn sách giáo khoa như một tổ chuyên môn.
Tất cả giáo viên trong cơ sở giáo dục đều phải thực hiện nghiên cứu, thảo luận và bỏ phiếu đề xuất lựa chọn bộ sách giáo khoa tại tổ chuyên môn, không chỉ dành cho giáo viên dự kiến dạy học lớp 6 năm học 2021 – 2022.
Những cơ sở giáo dục có nhiều điểm trường thực hiện một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và báo cáo về Phòng GD-ĐT tại cơ sở chính.
Sau đó Phòng GD-ĐT tổng hợp kết quả, kiểm tra hồ sơ đề xuất của các đơn vị, thực hiện lưu trữ theo đúng qui định và gửi bảng tổng hợp của phòng về Sở trước ngày 12/3.
Minh Anh
Giáo viên được nghiên cứu online bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6
Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay, bản mẫu sách giáo khoa định dạng PDF lớp 2, lớp 6 đã được đưa lên website của các nhà xuất bản và giáo viên đã được cấp tài khoản để nghiên cứu tìm hiểu.
" alt=""/>Chọn sách giáo khoa lớp 6 ở TP.HCM sẽ như thế nào
Người phát ngôn của UBND TP.HCM cho biết quan điểm của thành phố không phải là không cho Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh cả nước, tuy nhiên phải có sự chuẩn bị chu đáo.Ngày 8/6, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) bất ngờ đưa ra thông báo chỉ tuyển sinh đối với các thí sinh có hộ khẩu TP.HCM trong năm 2017. Theo đó, thí sinh ngoài TPHCM lỡ đăng ký nguyện vọng vào trường sẽ phải điều chỉnh lại nguyện vọng.
Được biết, trước đó, thông tin chính thức từ Bộ GD-ĐT báo rằng tính đến ngày 16/5, số lượng thí sinh 63 tỉnh, thành đã đăng ký xét tuyển vào trường là 16.429 thí sinh. Như vậy, có rất nhiều thí sinh ngoại tỉnh sẽ phải đăng ký lại nguyện vọng. Vụ việc được xem là chưa có tiền lệ trong tuyển sinh đại học.
Liên quan đến vấn đề trên, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan - người phát ngôn của UBND TP.HCM.
|
Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan |
Ông Võ Văn Hoan cho biết quan điểm của TP không phải là không cho Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh trên địa bàn cả nước mà vấn đề là phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo. Ông cho rằng việc nhà trường đăng ký với Bộ GD-ĐT tuyển sinh cả nước là chưa làm đúng bài, đúng quy trình cũng như chưa tiên liệu các yếu tố tác động.
Ông Hoan giải thích rằng việc cho phép Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh cả nước chỉ có chỉ đạo của Bí thư Thành ủy. Còn nhà trường báo cáo kiến nghị UBND TP.HCM cho phép mở rộng tuyển sinh trên cả nước. Trong khi đề án như thế nào, tác động xã hội ra sao, cơ chế chính sách như thế nào thì lại không bàn tới.
“Khi mở rộng đối tượng tuyển sinh thì thay đổi hàng loạt vấn đề liên quan đến tài chính và ngân sách… Đồng thời, đòi hỏi bản thân trường phải có kế hoạch tăng cường nhân lực, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và những vấn đề khác… UBND TP rất lo ngại những vấn đề đó. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương của Thành ủy thì trường chưa trình một đề án nào cho TP cả”, ông Hoan nói.
Người phát ngôn chính quyền TP.HCM nhận định rằng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch triển khai tuyển sinh cả nước quá sớm gây ra những ảnh hưởng nhất định và phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề phát sinh.
“Trường quyết định quá vội vàng, chưa bảo đảm nguyên tắc về pháp luật, chưa có ý kiến của chính quyền thành phố, chưa có xem xét tổng thể, toàn diện... Đây là lỗi của trường. Ở đây vẫn còn thời gian cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. TP cũng đã lưu ý trường có phương án xử lý những phát sinh do quyết định vội vã của mình”, ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng khẳng định rằng TP ủng hộ nhất quán chủ trương của Thành ủy cho trường mở rộng địa bàn tuyển sinh. Điều này phục vụ cho sự phát triển của trường, của thành phố, cũng như phát triển đào tạo nhân lực của vùng, của cả nước. “TP chẳng có gì lấn cấn ở chỗ này cả”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Hoan cho rằng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phải có đề án cụ thể, trên cơ sở đó UBND TP.HCM sẽ xem xét cẩn trọng. “Phải xem khả năng TP lo cho trường bao nhiêu? Khả năng tài chính trường thu bao nhiêu? Chi phí như thế nào cho ổn? Bài toán giáo viên, cơ sở vật chất? Đào tạo ra thì lựa chọn người nào? Chất lượng ra làm sao? Sinh viên được ở lại TP hay về tỉnh?...” - ông Hoan nêu hàng loạt vấn đề cần phải được giải quyết khi mở rộng tuyển sinh.
Ông Hoan cho rằng đề án cũng phải trình lên Thành ủy, bộ, ngành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ. Theo ông, xét cho cùng thì chủ trương Trung ương cho TP.HCM lập trường là để phát triển nguồn nhân lực của TP, chứ chưa có chủ trương cho TP mở rộng ra bên ngoài.
“TP cũng biết chắc xin thì Trung ương và các bộ, ngành sẽ ủng hộ nhưng chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc”, ông Hoan nhấn mạnh.
Liên quan đến giải pháp xử lý hệ quả sau khi không tuyển sinh cả nước, chiều nay 9/6, lãnh đạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trình phương án với UBND TPHCM. Tuy nhiên, buổi họp chiều nay chỉ dừng lại ở bước báo cáo, thảo luận. Sau cuộc họp thứ hai diễn ra vào tuần tới, UBND TP.HCM sẽ thống nhất phương án xử lý của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Theo Quốc Anh/ Báo Dân trí
" alt=""/>Tại sao Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch không tuyển sinh cả nước?