您的当前位置:首页 > Thời sự > Tỷ lệ người dùng Cổng thông tin điện tử thấp hơn nhiều tỷ lệ người dùng Internet 正文

Tỷ lệ người dùng Cổng thông tin điện tử thấp hơn nhiều tỷ lệ người dùng Internet

时间:2025-01-25 05:03:27 来源:网络整理 编辑:Thời sự

核心提示

Đây là một trong những phát hiện của nhóm nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấplịch bóng đá giao hữu quốc tếlịch bóng đá giao hữu quốc tế、、

Đây là một trong những phát hiện của nhóm nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI 2018 khi thực hiện khảo sát cho chỉ số nội dung mới “Quản trị điện tử”.

Số người dùng Internet tại nhà ở Việt Nam tăng mạnh trong 3 năm qua | Tỷ lệ người dùng Cổng thông tin điện tử thấp hơn nhiều tỷ lệ người dùng Internet | Nhu cầu tham gia quản trị điện tử tại Việt Nam sẽ ngày càng lớn

TheỷlệngườidùngCổngthôngtinđiệntửthấphơnnhiềutỷlệngườidùlịch bóng đá giao hữu quốc tếo khảo sát của nhóm nghiên cứu PAPI 2018 với chỉ số nội dung mới - Quản trị điện tử, số người sử dụng Cổng TTĐT và một cửa điện tử của chính quyền thấp hơn nhiều so tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)

“Đo” đánh giá của người dân về 2 khía cạnh của Chính phủ điện tử

Là 1 trong 2 chỉ số mới trong 8 chỉ số nội dung của PAPI 2018, chỉ số “Quản trị điện tử” nhằm mục đích đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin về chính sách và quy trình thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công qua nền tảng CNTT của các cấp chính quyền. Phát triển Chính phủ điện từ đã được xác định là một mục tiêu phát triển của quốc gia sau 10 năm Chính phủ đầu tư và phát triển nền tảng CNTT cho hệ thống các cơ quan nhà nước.

Với sự gia tăng nhanh chóng số người dùng Internet ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu cho rằng, đây là cơ hội lớn để chính quyền các cấp và người dân tăng cường tương tác trực tuyến, cải thiện hiệu quả hoạt động công vụ, tăng cường công khai minh bạch, giảm bớt chi phí, kể cả chi phí không chính thức.

Cũng theo nhóm nghiên cứu, chỉ số nội dung mới “Quản trị điện tử” cho biết đánh giá của người dân về 2 khía cạnh mang tính tương tác của Chính phủ điện tử, đó là mức độ sẵn có và sử dụng dịch vụ công trực tuyến do chính quyền cung cấp.

Kết quả khảo sát cho thấy, mức điểm các tỉnh/thành phố đạt được năm 2018 rất thấp, dao động trong khoảng từ 1,93 đến 4,24 điểm (trên thang điểm từ 1 đến 10). Ở chỉ số nội dung này, xu hướng tập trung theo vùng khá rõ nét: các địa phương đạt điểm cao hơn có xu hướng hội tụ ở phía Bắc, đặc biệt là ở nội dung thành phần “Sử dụng Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của chính quyền địa phương”.

Ở cấp độ nội dung thành phần, khoảng cách về điểm giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất cấp tỉnh rất nhỏ. Có thể nói, các địa phương không cách biệt nhiều về hiệu quả quản trị điện tử ở những chỉ tiêu PAPI đo lường.

Trong số các thành phố, Đà Nẵng và TP.HCM là 2 địa phương trong nhóm dẫn đầu. Đà Nẵng đạt điểm cao nhất ở cả 2 nội dung thành phần, với số điểm 0,77 ở nội dung thành phần “Sử dụng Cổng TTĐT của chính quyền địa phương”, và 3,47 ở nội dung thành phần “Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương”.

“Điểm cụ thể ở từng chỉ tiêu thuộc chỉ số nội dung này có tác dụng cung cấp một số dữ liệu cơ sở phục vụ đo lường hiệu quả thực hiện quản trị điện tử có sự tham gia của người dân ở cấp tỉnh theo yêu cầu của chính sách và thực tiễn về việc phát triển và ứng dụng Chính phủ điện tử ở mọi cấp, mọi ngành”, nhóm nghiên cứu cho hay.

Số người dùng Internet tại nhà ở Việt Nam tăng mạnh trong 3 năm qua

Bên cạnh đó, từ chỉ số mới “Quản trị điện tử” của PAPI 2018, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số phát hiện đáng chú ý, giúp  cung cấp dữ liệu cơ sở ban đầu để các cấp chính quyền xem xét điều kiện khả thể cho việc phát triển Chính phủ điện tử tại địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền chủ động tương tác với người dân qua nền tảng Internet trong cả 3 khâu xây dựng, thực thi và giám sát thực thi chính sách.