当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo phạt góc Lanús vs Tigre, 7h30 ngày 1/3 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Dewa United vs Malut United, 15h30 ngày 25/4: Hoà tiếp lượt về
Nhóm kín trên Facebook, có tên gọi "Pantsuit Nation" (tạm dịch "Quốc gia vest nữ") bắt đầu như một câu lạc bộ người hâm mộ bà Clinton, nhưng hiện đã biến đổi thành một phong trào thực sự.
Chỉ một ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Pantsuit Nation đột nhiên được yêu thích một cách đặc biệt, thu hút tới gần 2 triệu thành viên và tạo ra hashtag #pantsuitnation gây chú ý trên Twitter. Chỉ trong 24 tiếng đồng hồ qua, số lượng thành viên của nhóm kín đã tăng gấp đôi và thậm chí một trang Facebook riêng rẽ, công khai có tên Pantsuit Nation cũng xuất hiện với ít thành viên hơn.
Trong một mùa bầu cử đầy gay cấn như hiện nay, Pantsuit Nation mang tới một không gian an toàn, nơi những người hâm mộ có thể kể các câu chuyện riêng tư và ca ngợi ứng cử viên tổng thống yêu thích của họ.
"Tôi lớn lên ở South Carolina, là con gái duy nhất trong một đại gia đình những người Công giáo da trắng bảo thủ. Tôi là kẻ 'lạc loài' trong gia đình trong cuộc bầu cử này. Điều đó có một chút cô đơn, một chút sợ hãi", một thành viên viết.
Một thành viên khác của nhóm kín đã cho đăng tải một bức ảnh chụp 2 cô gái trẻ mặc trang phục Halloween và viết: "Nam giới. Chủ sở hữu súng. Chủ doanh nghiệp. Thành viên đảng Cộng hòa. Tôi sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton. Tại sao? 2 lí do".
Tài khoản của nhóm kín trưng ra các bức ảnh chụp bà Clinton che phủ dòng chữ "Tổng thống của nước Mỹ". Các thành viên cũng cho đăng tải những bức ảnh chụp bản thân họ khoác lên mình sticker "Tôi đã bầu" và bày tỏ sự vui mừng trước các bình luận của những thành viên khác.
Theo hãng thông tấn CNN, Pantsuit Nation được Libby Chamberlain, một cư dân ở bang Maine, khởi xướng sau cuộc tranh luận tổng thống gần đây nhất. Mục đích ban đầu của nhóm là vận động mọi người cùng mặc vest nữ vào ngày bầu cử để tỏ sự ủng hộ bà Clinton. Theo quan điểm của bà Chamberlain, việc mặc vest, thứ trang phục thường chỉ được coi là phù hợp với cánh mày râu, sẽ giúp phụ nữ phá bỏ định kiến về giới tính.
"Đó là một biểu tượng có thể đã mất ở những phụ nữ trẻ hơn. Vì vậy, tôi muốn làm thứ gì đó để vực dậy biểu tượng này cũng như mọi thứ tôi cho là thể hiện người theo thuyết nam nữ bình quyền, ủng hộ bà Clinton", cử tri Chamberlain giải thích.
![]() |
Các bộ vest thể hiện phong cách thời trang đặc trưng của nữ ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: CNET |
Pantsuit Nation không phải là nơi duy nhất tán dương các bộ vest của bà Clinton. Tài khoản @hillarystreetstyle trên Instagram cũng cho đăng tải các hình ảnh bà Clinton cùng các ngôi sao giải trí như Selena Gomez và David Bowie diện trang phục theo phong cách tương tự. Ca sĩ Beyonce và vũ đoàn múa phụ họa đã diện vest biểu diễn trong một buổi gặp gỡ cử tri của bà Clinton hồi tuần trước. Một phụ nữ 102 tuổi cũng trở nên nổi tiếng trên mặt báo khi tới điểm bỏ phiếu trong bộ vest trắng để bầu cho bà Clinton, nữ ứng viên tổng thống đầu tiên của một đảng chính trị lớn ở Mỹ.
Tương tự, những người ủng hộ Donald Trump cũng dự kiến sẽ thể hiện sự trung thành với ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ vào ngày bầu cử thông qua trang phục. Một số người hâm mộ nói họ sẽ diện đồ màu đỏ trong khi số khác có thể đeo cà vạt theo phong cách đặc trưng của ông Trump.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt="Cử tri Mỹ lập nhóm kín trên Facebook ủng hộ Hillary Clinton"/>Quyết định của Google có liên quan đến hệ thống AdSense của hãng, vốn cho phép các nhà xuất bản website độc lập (người sở hữu hay chính trang web nào đó) sử dụng để hiển thị quảng cáo trên trang của họ, tạo ra doanh thu khi độc giả nhìn thấy hoặc kích vào những mẩu quảng cáo đó. Các nhà quảng cáo trả tiền cho Google và Google lấy một phần số tiền thu được đó để trả cho các nhà xuất bản website.
Thống kê cho thấy, hiện có hơn 2 triệu nhà xuất bản website đang sử dụng hệ thống quảng cáo của Google. Trước đây, Google đã có chính sách cấm sử dụng hệ thống của họ để đưa các quảng cáo gây hiểm nhầm, kể cả các quảng cáo hàng giả và chế độ/thuốc giảm cân sai sự thật. Chính sách mới của hãng sẽ mở rộng lệnh cấm này tới cả các nội dung gian dối trên những website chạy quảng cáo trên nền tảng Google AdSense.
"Tiến xa hơn nữa, chúng tôi sẽ cấm việc quảng cáo trên những trang đưa tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc che giấu thông tin về nhà xuất bản website, nội dung của nhà xuất bản hoặc mục tiêu chính của chủ sở hữu trang web", trích thông cáo của Google.
Theo Andrea Faville, phát ngôn viên của Google, việc thay đổi chính sách của hãng đã có hiệu lực được một thời gian, chứ không phải nhằm đối phó với những tranh cãi đang tăng lên trong tuần qua về việc các tin tức giả mạo có tác động đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hay không.
Facebook là tâm điểm của những tranh cãi, sau khi mạng xã hội này bị một số nhà bình luận cáo buộc là hướng các cử tri ủng hộ Tổng thống mới đắc cử Donald Trump thông qua việc phát tán nhanh chóng các thông tin gây hiểu nhầm hoặc sai sự thật. Một trong những bản tin giả mạo như vậy có nội dung khẳng định Giáo hoàng Francis hậu thuẫn ông Trump. Tất nhiên, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã chính thức lên tiếng bác bỏ các cáo buộc này.
Tương tự như Facebook, Google cũng vấp phải vô số chỉ trích sau các vòng bỏ phiếu hồi tuần trước vì dung túng cho sự tồn tại của những bản tin giả mạo. Chẳng hạn như hôm 13/11, trang Mediaite đưa tin, kết quả tìm kiếm hàng đầu trên Google cho cụm "kết quả kiểm phiếu bầu cử cuối cùng năm 2016" là một đường link dẫn tới một bài báo trên website 70News, có nội dung sai sự thật rằng ông Trump, người thắng số phiếu đại cử tri, đã dẫn trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton về số phiếu phổ thông. Đến tối 14/11, bản tin sai lệch này vẫn ở vị trí số 2 trong mục tìm kiếm của Google.
Google giải thích rằng, các thuật toán của phần mềm tìm kiếm sử dụng nhiều tham số để xác định thứ hạng của các bản tin hiển thị trên trang. "Mục tiêu của công cụ tìm kiếm là cung cấp những kết quả có liên quan và hữu ích nhất cho người dùng của chúng tôi. Trong trường hợp này, chúng tôi rõ ràng chưa đúng tuyệt đối, nhưng chúng tôi đang tiếp tục nỗ lực cải thiện các thuật toán của mình", phát ngôn viên của Google nhấn mạnh.
Tuấn Anh(Theo NYT)
" alt="Google sẽ cấm các website đưa tin giả mạo"/>Nhận định, soi kèo Independiente Del Valle vs River Plate, 07h30 ngày 24/4: Chặn dòng Sông bạc
Cũng theo trang tin trên, chiếc iPhone 7 Plus vẫn hoạt động bình thường trước đó. Sau khi rơi xuống đất, nó rung liên hồi và bắt đầu bốc khói. Pin điện thoại sau đó phát nổ khiến cho màn hình rạn vỡ và gần như bong khỏi phần còn lại.
Tuy nhiên, các tình tiết của sự vụ vẫn chưa được nêu chi tiết, chẳng hạn sự cố xảy ra như thế nào và sau đó điện thoại có bốc cháy hay không.
Dựa trên các tấm hình được giới truyền thông Trung Quốc chia sẻ, có vẻ như đã có một đám cháy nhỏ, phần lớn các bộ phận nhựa của thiết bị bị tan chảy.
Cũng cần nhắc lại rằng sự việc lần này khác với bối cảnh cháy nổ của chiếc Galaxy Note 7. Chiếc điện thoại của Samsung tự phát nổ chứ không do tác động của va đập, rơi vỡ. Vụ việc lần này có vẻ chiếc iPhone 7 Plus bị rơi mạnh khiến pin phát nổ.
Đây là sự việc nghiêm trọng bởi thực tế điện thoại có thể rơi bất cứ lúc nào do người dùng vô tình đánh rơi hoặc bị va chạm vào đâu đó.
iPhone từng gặp trục trặc về pin và gây ra vụ cháy nổ nhỏ hồi tháng 10 vừa rồi. Ngoài ra, còn có thêm trường hợp chiếc iPhone bắt lửa trong xe hơi khi được kết nối với bộ sạc trong xe.
Tới nay, Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào về sự việc. Hãng chỉ nói rằng sẽ điều tra hai vụ việc trên.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)