Bốn điều không thể bỏ quaThứ nhất, để có thể giáo dục con cái thì bản thân phụ huynh phải nắm được thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh như cách lây nhiễm, cách phòng tránh… qua các kênh thông tin chính thống như của Bộ Y tế, trung tâm vệ sinh dịch tễ TW, Thông tin Chính phủ, các tờ báo lớn… Phụ huynh tránh đọc thông tin từ những nguồn không được xác minh, nâng cao nhận thức về tin giả, về những đồn đoán trên mạng xã hội.
Thứ hai, cần đưa thông tin đơn giản nhưng đảm bảo tính chính xác. Trẻ chưa hiểu được những thông tin có hàm lượng kiến thức khoa học cao, vì thế chỉ nên trao đổi với con những kiến thức đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
|
Bức tranh "kỳ nghỉ vui vẻ" của bé Ngô Thanh Hằng, 9 tuổi (Hà Nội) ghi lại những khoảnh khắc bên gia đình. |
Thứ ba, cần tập trung vào những thông tin tích cực. Điều này giúp tránh tâm lý hoang mang, lo lắng cho trẻ, để giữ được tinh thần tích cực vui vẻ chống lại dịch bệnh.
Thứ tư, cần làm mẫu cho con. Những hành động đơn giản nhưng hiệu quả như rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh môi trường xung quanh, không nên chỉ cho con xem duy nhất video hướng dẫn… Khi làm mẫu, con cái sẽ nhìn vào cha mẹ và làm theo, học tập một cách trực quan và hiệu quả nhất. Cha mẹ cũng có thể kiểm tra xem con đã thực hành đúng chưa để đảm bảo an toàn.
Chiến thuật giao tiếp thông tin với trẻ nhỏ
Khi phụ huynh trao đổi với con cái về bệnh dịch, để trẻ nhớ hơn, có một số chiến thuật giao tiếp thông tin:
Lựa chọn một địa điểm an toàn, thoải mái vào khung thời gian trong ngày, khi mà cha mẹ và con có thể tập trung hoàn toàn cho cuộc nói chuyện. Cả cha mẹ và con cái khi đó đều cần phải tỉnh táo, không mệt mỏi, không đói, không vội việc gì. Nên tránh nói chuyện vào buổi tối, vì sẽ đem lại cảm giác sự việc nghiêm trọng và tồi tệ, ám ảnh với con trẻ. Những chi tiết này tuy nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc nói chuyện.
Tông giọng và thần thái của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến cách trẻ tiếp nhận thông tin và cảm xúc của trẻ. Vì thế, khi nói chuyện cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, tông giọng chắc chắn, đảm bảo.
Nên mở đầu cuộc nói chuyện bằng 1 câu hỏi mở về những gì con cái biết và cảm giác của con đối với chủ đề bệnh dịch này.
Xác nhận những lo lắng, bất an của con, thay vì bỏ qua hoặc coi nhẹ chúng – điều này khiến trẻ sẽ cởi mở nói chuyện với cha mẹ.
Từ đó xác nhận với trẻ tình hình hiện tại, đưa ra một vài số liệu thực tế để trẻ hiểu rõ hơn, hoặc bác bỏ những thông tin sai lệch.
Để câu chuyện diễn ra tự nhiên, cha mẹ nên để trẻ dẫn truyện còn mình thì đoán trước các câu hỏi khó mà trẻ sẽ hỏi, nhưng không nên trả lời quá nhiều thông tin cùng lúc, khiến trẻ bị choáng ngợp và khó tiếp thu được hết.
Nên nói chuyện với trẻ càng sớm càng tốt, vì như vậy thì cha mẹ sẽ là nguồn thông tin tin cậy của con cái. Tránh để các thông tin đến với trẻ từ nguồn khác trước.
Nên chia nhỏ cuộc nói chuyện thành nhiều lần, thay vì dồn vào 1 lần.
Chia sẻ với con ở khía cạnh tâm lý
Trong tình hình bệnh dịch hiện nay, bên cạnh trang bị kiến thức phòng chống, cha mẹ cũng nên chia sẻ về khía cạnh tâm lý với con về tinh thần. Cụ thể ở đây là về sự thấu cảm.
Với các em học sinh nhỏ (mầm non và tiểu học), nhận thức về thế giới xung quanh vẫn còn hạn chế, thì đây là cơ hội để cha mẹ giải thích cho con cái hiểu về những khó khăn mà moi người xung quanh trải qua, những đảo lộn trong cuộc sống do bệnh dịch mà các con chưa hiểu rõ nguyên nhân.
Vì các con còn nhỏ nên đây có thể là lần đầu tiên thấy những thay đổi lớn như vậy trong cuộc sống. Tâm lý trẻ nhỏ như tấm gương phản chiếu, nếu trẻ thấy được sự lo âu, căng thẳng liên tục của những người lớn xung quanh thì điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Với các em học sinh lớn hơn (bậc THCS và THPT), ở độ tuổi tâm sinh lý đang phát triển và thay đổi do hormone tăng trưởng, rất nhiều em cảm thấy bức bách khó chịu khi không được ra ngoài giao tiếp với bạn bè, tham gia các hoạt động. Việc bị dồn nén tâm lý như vậy ở lứa tuổi dậy thì có thể sẽ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Vì vậy, bố mẹ càng cần kiên nhẫn hơn để giải thích một cách kiên trì. Bởi tuổi này các em bắt đầu cần hiểu về trách nhiệm xã hội của bản thân mình.
Và cha mẹ có thể giúp các con thấy việc đóng góp vào nỗ lực chung chống dịch là một điều các con có thể tự hào.
Ngô Huy Tâm
Bộ Giáo dục đã có tính toán trường hợp học sinh nghỉ dài vì Covid-19
- Trong trường hợp bất khả kháng khi học sinh tiếp tục nghỉ dài hơn vì Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán việc tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học và cả mốc thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp.
" alt=""/>“Chiến thuật” trao đổi thông tin về dịch bệnh với con cái
- Chồng hết tai nạn rồi lại phát hiện bệnh hiểm, một mình chị Chứ chạy ngược chạy xuôi lo lắng, xoay sở kiếm tiền không nổi. Cũng bởi vậy mà dù thấy cơ thể mình có nhiều điểm bất thường, chị chỉ biết âm thầm chịu đựng..Mẹ liệt tứ chi, con tai nạn cần ghép sọ không nơi bấu víu
Ngã vào nồi canh nóng, bé trai 14 tháng tuổi bỏng nặng
Có bệnh không dám khám
Nhìn những vết thâm nổi ngày một nhiều trên da, cộng thêm những cơn đau bụng âm ỉ kéo đến, chị Lưu Thị Chứ (thôn Thống Nhất, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đăk Lăk) biết đó là dấu hiệu bất thường nhưng chẳng dám nói với ai. Những suy nghĩ đáng sợ về việc mình phải căn bệnh nào đó cứ quẩn quanh đầu chị, thúc giục chị mau đi khám bác sĩ. Thế nhưng còn người chồng khốn khổ vẫn đang nằm lay lắt chờ tiền chữa bệnh? Nghĩ đến đấy, chị đành chấp nhận số phận, âm thầm chịu đựng.
|
Chồng nằm viện, vợ nén đau không dám khám bệnh |
4 năm trước, chị Chứ từng mổ u cơ trơn tử cung. Sau khi mổ chị cũng chỉ tái khám được mấy lần rồi thôi. Gần đây, nơi vết thương cũ cứ căng lên đau khiến chị luôn cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trên da tự nhiên xuất hiện những vết thâm. Dù lo lắng nhưng chị vẫn không nói cho ai biết, bởi điều quan trọng với chị lúc này là người chồng bệnh tật.
Đầu năm 2018, anh Hoàng Văn Tiến, chồng chị Chứ bị tai nạn cụt mất 2 đốt ngón tay, phải nghỉ làm một thời gian. Tháng 6/2018, anh bắt đầu gặp khó khăn về đại tiện, cơ thể bỗng dưng gầy rộc. Đi khám, anh được bác sĩ chẩn đoán đó là căn bệnh u đại tràng ở giai đoạn III. Sau khi phẫu thuật lấy khối u, anh phải tiếp tục điều trị nhiều đợt hóa chất.
Ngoài ra, anh Tiến còn bị bệnh gai đốt sống, một bên thận hư nên thể trạng yếu. Do tình trạng thiếu máu, quá trình điều trị luôn bị gián đoạn, thời gian điều trị càng kéo dài thêm. Gần 6 tháng, bác sĩ mới chỉ truyền cho anh được 3 toa thuốc. Bảo hiểm chỉ hỗ trợ một phần nên những khoản chi phí mua thuốc ngoài danh mục, gia đình anh chị phải trả khá nhiều.
Nợ cũ, nợ mới chồng chất
Nghe chúng tôi hỏi tới con cái, chị Chứ bật khóc. Hiện tại chị đang rất lo lắng cho cô con gái út. Từ khi dành nhiều thời gian chăm sóc chồng trong bệnh viện, mỗi lần gọi điện về nhà, chị nhận thấy có điều bất thường từ con.
"Có lần tôi điện về nó cứ hỏi ba sắp khỏi chưa, tôi phải nói dối là ổn rồi. Nó nói những câu mà tôi lạnh cả sống lưng như 'ba mẹ sinh con ra làm gì, bệnh tật mà chết con ở với ai'. Tôi phải động viên cháu mà trong lòng sốt ruột lắm", chị sợ hãi. Mặc dù người nhà cũng quan tâm nhưng về mặt tâm lý, có lẽ cô bé cần được theo dõi.
|
Anh Tiến bệnh tật đang điều trị lay lắt trong bệnh viện |
Trước kia, gia đình chị Chứ sống bằng nghề nông, có một sào đất trồng tiêu do mẹ chồng cho. Làm thuê làm mướn không đủ sống, gia đình mạnh dạn vay 400 triệu đồng để đầu tư trồng tiêu. Để mượn được số tiền này, anh chị phải thế chấp mảnh đất và mượn một sổ đỏ của người chú.
Vườn tiêu đã được thu hoạch, tuy nhiên do sâu bệnh nên chết khá nhiều. Mỗi vụ được chừng 8 tạ tiêu, mỗi tạ 4,8 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí số tiền thu được cũng không còn bao nhiêu, chưa đủ chi phí sinh hoạt gia đình. Đến lúc anh Tiến ngã bệnh, chị Chứ loay hoay vay mượn để lo tiền chữa trị khiến nợ cũ, nợ mới cứ ngày càng chồng chất. Bệnh tật dồn dập, nợ nần bủa vây, cả gia đình rơi vào ngõ cụt.
Đưa tay lên vân vê vạt áo sờn cũ, chị run run nói: “Tôi đau nhưng không dám nói sợ chồng lo lắng buồn thêm. Hai đứa lớn đã có gia đình riêng mà hoàn cảnh các cháu cũng khó khăn, muốn lo cho cha mà không xuể. Giờ con út lại vậy, mình tôi cứ quay cuồng sợ hãi. Tiền không làm ra, nhiều việc cần quá chưa biết tính sao".
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Lưu Thị Chứ, thôn Thống Nhất, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đăk Lăk. SĐT: 085 7200 227 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.292 (anh Hoàng Văn Tiến) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
" alt=""/>Vợ nén nỗi đau riêng lo cứu chồng nằm viện
- “Gia đình vô cùng bất ngờ khi được rất nhiều mạnh thường quân chia sẻ. Tấm lòng của bạn đọc chúng tôi luôn ghi nhớ. Số tiền bạn đọc ủng hộ, chúng tôi sẽ dành để chữa bệnh cho con…”, anh Trần Bé Ba nói. "Con chỉ ước mình hết đau đầu"
Bé Trần Thị Thảo Trâm (sinh năm 2014 ở ấp Đầu Giồng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) là nhân vật trong bài viết Tiếng kêu nhói lòng của bé 4 tuổi: Ba ơi con đau lắm!. Không may mắc căn bệnh ung thư máu khi mới 4 tuổi, bé đã phải trải qua rất nhiều đau đớn để giành giật sự sống.
|
Đại diện Báo VietNamNet (bên trái) trao tiền cho anh Ba cha của bé Thảo Trâm. |
Nhờ đáp ứng thuốc tốt nên trong quá trình điều trị, bệnh được đẩy lui, bé được trở về nhà. Vậy nhưng số phận trớ trêu vẫn chưa chịu buông tha. Sau 2 năm, bệnh ung thư tái phát, Thảo Trâm tiếp tục quay trở lại bệnh viện.
Lần này khó khăn hơn lần trước bởi gia đình chưa kịp phục hồi kinh tế. Cha mẹ bé phải vay mượn hoàn toàn để chữa bệnh cho con. Nợ cũ của lần trước trả chưa xong, nợ mới đã chất chồng. Gia đình anh Trần Bé Ba chật vật, bất lực không biết xoay sở ra sao.
Chồng ở bệnh viện chăm con, vợ đi bưng bê cho quán cafe mỗi tháng chỉ có 3 triệu đồng, tiền ăn còn không đủ. Không chịu được cảnh con gái đau đớn vật vã, anh chị đã làm đơn cầu cứu sự chia sẻ của cộng đồng.
Sau khi hoàn cảnh của bé Thảo Trâm được đăng tải trên báo VietNamNet, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ. Thông qua báo, bạn đọc đã ủng hộ bé số tiền 29.401.000 đồng được chúng tôi trao tận tay đến anh Ba. Hy vọng đây sẽ là nguồn động lực để gia đình anh có điều kiện chữa bệnh cho con.
Đức Toàn
" alt=""/>Bé Thảo Trâm ung thư máu được ủng hộ hơn 29 triệu đồng