Sốt đất nhiều nơi, ‘bong bóng’ bất động sản to cỡ nào?
Hiện nay đang có nhiều ý kiến tranh luận về việc có hay không các dấu hiệu hình thành “bong bóng” bất động sản.
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 16/2: Tiếp tục bất bại
Cuốn tiểu thuyết Lấy nước đường xa dựa trên câu chuyện có thật về Salva, một trong số 3.800 những cậu bé mất tích người Sudan. Lúc 11 tuổi, Salva đã buộc phải rời khỏi ngôi làng của mình bởi cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam Sudan. Salva và hàng ngàn chàng trai khác phải đi hàng ngàn dặm trên sa mạc, phải đối mặt với đói – khát và sự tấn công của sư tử, của cá sấu cũng như của phiến quân để tìm đến các trại tị nạn. Cuối cùng Salva được tái định cư ở Mỹ, nơi anh bắt đầu tổ chức phi lợi nhuận Nước cho Nam Sudan- lắp đặt các giếng nước sâu ở những ngôi làng hẻo lánh đang rất cần nước sạch.
Lấy nước đường xabắt đầu bằng hai câu chuyện, được kể trong các phần xen kẽ, về hai đứa trẻ ở hai thời kỳ khác nhau – hai bộ tộc đối lập nhau tại Sudan, một cô gái năm 2008 và một cậu bé năm 1985.
Cô gái Nya với công việc đi lấy nước cho cả gia đình tại một cái ao cách nhà 8 tiếng đi bộ. Nya thực hiện hai chuyến đi đến ao mỗi ngày. Cậu bé Salva là một trong những người tị nạn đi tìm kiếm gia đình và một nơi an toàn để ở. Chịu đựng mọi khó khăn và Salva là một người sống sót!
Câu chuyện của Nya và Salva đã giao thoa với nhau một cách đánh kinh ngạc và đầy cảm động. Nya kết thúc hành trình đi bộ 8 tiếng mỗi ngày để lấy nước và Salva vẫn tiếp tục hành trình mang nước sạch đến cho người dân Sudan của mình.
Câu chuyện sâu sắc về cuộc đời của Salva đã khuyến khích tất cả hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi đối mặt với những thách thức lớn nhất của cuộc đời.
Đọc sách nhiều người sẽ thắc mắc tự vấn: "Làm sao một thằng bé mới chỉ vỏn vẹn 11 tuổi lại có thể vượt qua được cả hành trình gian nan, nhiều cay đắng tới vậy?". Có lẽ đó là bởi hy vọng được đoàn tụ gia đình lúc nào cũng hừng hực cháy trong cậu.
Cuốn sách mỏng này hoàn toàn xứng đáng có mặt trong giá sách nhà bạn, để ngày nào đó, cả nhà bạn sẽ cùng quây quần bên nhau, mở từng trang sách ra đọc và cảm thấy, thật may mắn vì mình được sống, thật may mắn vì mình được ở cạnh bên nhau trên một đất nước không chiến tranh, dịch bệnh, đói khát. Cuộc sống lúc nào cũng thật đẹp!
Nam Sudan, 2008
Nya thả chiếc can và ngồi bệt xuống đất. Nó luôn cố gắng tránh xéo phải những cây cỏ gai mọc ven lối đi nhưng không dễ. Gai nhọn vương khắp nơi. Con bé nhìn xuống lòng bàn chân. Đây rồi, nửa cái gai nhọn đâm đúng giữa gót chân. Nya lấy tay nặn xung quanh cái gai. Đoạn với tay nhặt lấy một cái gai khác trên mặt đất để khêu cái gai găm ở gót chân ra. Con bé mím chặt môi vì đau quá.
Nam Sudan, 1985
BÙM!
Salva ngoảnh lại và quan sát. Phía sau nó, một cột khói đen khổng lồ từ từ bay lên. Lửa bốc ra từ đó. Trên đầu, một chiếc phản lực quay đầu lao vút đi như một con ác điểu.
Khói bụi mịt mù và Salva không còn nhìn thấy được ngôi trường thân yêu của nó nữa. Nó vấp chân suýt ngã. Nhưng phải tiếp tục chạy không được ngoái đầu lại. Vì không nó sẽ chậm lại. Salva cúi thấp đầu xuống và chạy. Nó chạy miết tới khi không còn hơi để chạy nữa. Nó lê từng bước. Liên tục như vậy trong mấy giờ đồng hồ cho tới khi mặt trời gần tắt hẳn. Đi cùng nó còn rất nhiều người nữa. Nhiều đến mức mà nó chắc rằng nguyên làng, nơi có trường nó học, cũng không thể nhiều người đến vậy. Hẳn là toàn bộ số người của cả vùng đất này đang cùng di tản. Vừa đi, những ý nghĩ miên man cứ hiện lên trong đầu Salva theo từng nhịp bước. Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Liệu mình có còn được gặp lại gia đình không? Đoàn người dừng lại khi trời tối hẳn không còn nhìn thấy lối đi nữa. Ban đầu họ đứng tản mát, thi thoảng có vài tiếng rì rầm, nhưng phần lớn đều lặng im trong sợ hãi.
Một lát sau, vài người đàn ông trung niên túm tụm lại bàn bạc gì với nhau rồi một người nói lớn, “Bà con, hãy đứng cùng với người làng mình. Bà con sẽ tìm thấy người quen.” Salva đi vòng quanh tới lúc nghe thấy tiếng gọi “Loun-Ariik! Ai người làng Loun-Ariik tới đây nào!” Salva thấy người nhẹ bẫng. Đó là người làng nó. Nó vội vàng đi theo tiếng gọi. Khoảng hơn chục người đứng thành một nhóm bên lề đường. Salva liếc qua từng khuôn mặt. Chẳng có ai trong gia đình nó cả. Nó chỉ nhận ra vài người – một người mẹ bồng con, hai người đàn ông, một bạn gái chừng tuổi nó – nhưng chẳng biết rõ ai cả.
Dầu sao thì nhìn thấy những gương mặt quen cũng dễ chịu lắm rồi. Cả đoàn người qua đêm đó ven đường, những người đàn ông trong đoàn thay phiên nhau thức để canh gác. Sáng hôm sau, đoàn người lại tiếp tục lên đường. Salva đi giữa đoàn với mấy người lớn cùng làng với nó. Đến đầu giờ chiều thì nó nhìn thấy một toán lính ở phía trước.
Trong đoàn có người nói khẽ, “Phiến quân đấy!” Phiến quân là những người đang chống lại chính phủ. Salva đi ngang qua mấy binh sĩ đang đứng ven đường. Mỗi người mang một khẩu súng lớn. Súng của họ không chĩa về đám đông nhưng trông vẫn rất dữ tợn và đề phòng. Một vài phiến quân nhập vào đoàn người, lặng lẽ đi phía sau. Giờ thì cả đoàn người đã bị bao vây.
Không biết chúng sẽ làm gì đây? Gia đình mình đâu rồi?
Cuối ngày, cả đoàn người đi tới một doanh trại của phiến quân. Đám lính ra lệnh cho họ chia thành hai nhóm – đàn ông vào một nhóm và nhóm còn lại gồm trẻ em, người già và phụ nữ. Các cậu tuổi teen có vẻ được xem là đàn ông rồi dù chỉ lớn hơn Salva một chút, và phải đứng vào nhóm một. Salva thoáng chút lưỡng lự. Nó mới mười một tuổi nhưng xuất thân từ một gia đình quyền quý.
Tên nó là Salva Mawien Dut Ariik sống ở ngôi làng được đặt tên theo tên ông nội nó. Bố nó luôn dạy nó phải hành xử như một người đàn ông – để noi theo các anh trai và làm gương cho thằng Kuol. Salva bước mấy bước lại phía mấy chú, mấy bác.
“Này!” Một tên lính tiến về phía Salva và tay giơ súng lên.
Salva sợ điếng người. Nó chỉ nhìn thấy họng súng đen ngòm đang chĩa thẳng vào mặt. Đầu súng đã chạm hẳn vào cằm nó. Salva cảm thấy như hai đầu gối nhũn ra. Nó nhắm tịt mắt lại.
Nếu chết bây giờ, mình sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình nữa.
Ở chừng mực nào đó, ý nghĩ này đã giúp nó đủ mạnh mẽ để khỏi đổ gục xuống vì sợ. Nó hít một hơi dài rồi mở mắt ra. Tên lính chỉ cầm súng một tay thôi. Hắn không ngắm bắn mà chỉ dùng nòng súng nâng cằm nó lên hòng nhìn cho rõ mặt.
“Ra đằng kia đi,” tên lính nói. Hắn đưa khẩu súng chỉ về phía nhóm phụ nữ và trẻ em.
“Mày chưa đủ tuổi đâu nhóc. Cứ từ từ!” Hắn cười hềnh hệch và vỗ vai Salva.
Salva đành lon ton đi sang gia nhập nhóm phụ nữ. Sáng hôm sau, phiến quân lại tiếp tục di chuyển. Chúng bắt những người đàn ông phải khuân vác nào súng nhỏ, nào súng lớn, nào đạn dược, nào thiết bị thông tin. Salva nhìn thấy một người đàn ông có vẻ như không muốn đi cùng phiến quân. Ngay lập tức người này bị một tên lính dùng báng súng đánh thẳng vào mặt, ngã lăn xuống đất và máu chảy đầm đìa.
Kể từ đó, chẳng ai còn dám chống đối nữa. Những người đàn ông phải oằn vai mang vác đồ đạc và rời doanh trại. Những người còn lại cũng lục đục lên đường. Nhưng họ đi theo hướng ngược lại với đám phiến quân, vì phiến quân đi đến đâu thì chắc chắn có chiến sự xảy ra ở đó.
Salva đi cùng nhóm người làng Loun-Ariik. Nhưng giờ còn ít người hơn vì những người đàn ông đã bị phiến quân bắt đi theo. Trừ mấy đứa sơ sinh, Salva giờ là đứa trẻ con duy nhất trong nhóm.
Tối hôm đó, đoàn người trú tạm trong một cái chuồng bò. Salva trở mình liên tục trong đám cỏ ngứa ngáy.
Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Khi nào thì được đoàn tụ?
Nó phải nằm rất lâu mới ngủ được.
...
Ngay cả khi chưa tỉnh ngủ hẳn, Salva đã cảm thấy bất ổn. Nó nằm im, mắt nhắm tịt, cố nghe ngóng xem điều gì xảy ra.
Cuối cùng, nó cũng ngồi dậy và mở mắt. Chẳng còn ai trong chuồng bò. Salva đứng bật dậy, nhanh đến nỗi cảm thấy hơi chóng mặt. Nó chạy vội ra cửa và nhìn quanh. Không có ai. Tuyệt nhiên không một bóng người.
Họ đã bỏ cả đi. Chỉ còn nó bơ vơ một mình.
(Trích đoạn cuốn sách)
Tình Lê
Truyện cổ tích được tái hiện với phong cách hoàn toàn mới lạ
Kết hợp những ưu điểm tuyệt vời của cả truyện cổ tích và dòng sách tương tác, Truyện cổ tích hình nổi không chỉ đơn thuần là sách mà còn là món “đồ chơi tri thức” đầy sáng tạo.
" alt="Câu chuyện có thật về cậu bé 11 tuổi tạo nên điều kỳ diệu" />Năm 14 tuổi, Xiao Jia mất dần thị lực và được chuyển đến một trường dành cho học sinh khiếm thị. Khi cô gái mù Xiao Jia hỏi đường một người đi bộ ở Bắc Kinh cách đây 7 năm, người đó cho rằng cô là kẻ lừa đảo khi thấy lớp trang điểm hoàn hảo trên khuôn mặt cô.
“Cô không nhìn thấy đường mà lại trang điểm được à?” - người đó hỏi, sau đó cười to và bỏ đi.
Từ đó, Xiao quyết tâm trở thành một nghệ sĩ trang điểm chuyên nghiệp và dạy cho những phụ nữ khiếm thị khác những kỹ năng đó.
“Có gì sai khi tôi có thể trang điểm dù mắt không nhìn thấy gì? Không chỉ tự trang điểm, tôi sẽ dạy cho những người mù khác cũng làm được như mình” - cô tự nói với bản thân.
Bây giờ, ở tuổi 30, Xiao đã thực hiện được mục tiêu của mình - dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữ khiếm thị qua cả các lớp học trực tuyến và trực tiếp.
Được chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng võng mạc năm 14 tuổi, Xiao dần mất đi thị lực trong những năm sau đó cho đến tuổi trưởng thành.
Sau một thời gian làm nghề mát-xa, Xiao chuyển sang học trang điểm bằng cách dùng cảm nhận từ đôi bàn tay. Khi không thể nhìn thấy gì, Xiao đã học cách trang điểm bằng cách sử dụng cảm nhận bằng bàn tay.
Bằng cách dùng môi, cô cũng cảm nhận được hướng của lông mi giả. Dùng ngón tay chạm vào da, cô hiểu được cấu tạo của da và các đặc điểm trên khuôn mặt để biết nơi nào cần thoa loại mỹ phẩm nào và thoa bao nhiêu là đủ. Khi có bột rơi trên tay khi lắc cọ tán bột nghĩa là cô đã sử dụng quá nhiều.
“Việc trang điểm không hẳn làm thay đổi một con người, nhưng khi làm được việc này, nó giúp thôi thúc và mang lại sức mạnh để họ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Điều tạo nên sự khác biệt là họ đang phá vỡ các giới hạn” - cô chia sẻ với South China Morning Post.
“Không nên có giới hạn cho vẻ đẹp. Mọi người đều có quyền theo đuổi nó, cho dù bạn có thể nhìn thấy nó hay không” - Xiao nói.
Mặc dù xã hội ngày càng chấp nhận việc nam giới trang điểm, nhưng Xiao vẫn muốn giúp đỡ phụ nữ.
Đối với phụ nữ, tác động của việc bị khuyết tật về thị giác càng trở nên tồi tệ hơn bởi những kỳ vọng của xã hội về ngoại hình của họ không áp dụng cho nam giới. “Nếu chúng ta đánh giá tác động tiêu cực của hai yếu tố này bằng toán học, thì đó không phải là phép cộng mà là phép nhân”.
Sau 9 năm học phổ thông ở trường làng, Xiao được gửi đến một trường dành cho người mù. Hầu hết các học sinh đều là nam giới và phần lớn thời gian của họ dành cho việc học liệu pháp xoa bóp - điều mà người ta cho rằng sẽ trở thành nghề nghiệp của những người mù sau này.
Mặc dù những kiến thức và kỹ năng học được ở đây còn hạn chế, nhưng Xiao nói rằng cô vẫn thấy may mắn vì rất ít nữ sinh khiếm thị ở Trung Quốc có cơ hội được đến trường.
“Trong lớp của tôi chỉ có một số ít nữ sinh, được gửi đến từ trại trẻ mồ côi vì họ bị cha mẹ bỏ rơi khi sinh ra”.
“Mọi người có xu hướng nghĩ rằng một cô gái mù không cần đi học. Nhiệm vụ của cô ấy chỉ là lớn lên và kết hôn vào một ngày nào đó”.
Đến nay, Xiao đã dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữ khiếm thị. Sau khi tốt nghiệp, Xiao mở một tiệm mát-xa ở quê nhà - một ngành công nghiệp lâu đời kéo dài hàng thập kỷ ở Trung Quốc, phần lớn được xây dựng dựa trên sức lao động của những người mù.
Do khan hiếm lao động nữ nên khi mới gia nhập ngành, cô có thể kiếm được 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) một tháng, trong khi một nhân viên mát-xa nam chỉ kiếm được bằng 1/3.
Nhưng điều đó không kéo dài được lâu. Cô rời bỏ ngành vì thường xuyên bị khách hàng quấy rối tình dục, một vấn đề nghiêm trọng đối với nhân viên mát-xa nữ ở Trung Quốc.
“Các nhân viên nữ dường như có lợi thế hơn trong ngành này về mức lương. Nhưng đằng sau điều đó là một dạng bất bình đẳng khác vì lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ bị quấy rối tình dục rất cao” - cô giải thích.
Năm 20 tuổi, Xiao quyết định rời quê nhà đến Bắc Kinh để theo đuổi những cơ hội tốt hơn. Gia đình cô đã phản đối gay gắt ý tưởng này. “Làm thế nào một phụ nữ trẻ như tôi có thể sống sót được nếu đi xa nhà như vậy” - gia đình cô hoài nghi.
“Có điều thú vị là nếu một người mù nam giới muốn trải nghiệm và thử sức với những thách thức, anh ta thường được gia đình ủng hộ”.
Bất chấp sự phản đối của gia đình, cô đến Bắc Kinh với sự giúp đỡ của một người bạn mù - người mà sau này trở thành chồng cô.
Khi đến thủ đô, Xiao làm công việc viết tốc ký, sau đó tham gia một tổ chức phi chính phủ trước khi học các kỹ thuật trang điểm vào năm 2015. Cô bắt đầu dạy trang điểm cho những phụ nữ khiếm thị khác vào năm sau đó.
Một trong những sinh viên, Xu Wei, đã gửi một video cảm ơn tới Xiao gần đây. Cô nói: “Trong suốt khóa học 21 ngày, tôi cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Tôi đã tìm lại được sự tự tin cho bản thân. Giống như được trở về những ngày tháng trước khi tôi không nhìn thấy gì”.
Theo SCMP
" alt="Cô gái mù dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữ" />Phát hiện ung thư phổi giai đoạn muộn, di căn xương và gan, người phụ nữ 38 tuổi, ở Hà Nội, suy sụp. Nỗi đau nhân đôi khi bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị sử dụng thuốc miễn dịch với chi phí ước tính từ 50 đến 70 triệu một tháng. Chị u uất, mất ăn mất ngủ, nghĩ "căn bệnh là lời nguyền đổ xuống đầu".
Lúc này, bác sĩ Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, liên tục động viên, khuyên bệnh nhân tiếp nhận điều trị, kéo dài sự sống. Nếu kiên trì, thời gian sống có thể tính bằng năm.
"Song, người bệnh và gia đình quyết định từ bỏ điều trị vì không đủ tiền", bác sĩ nhớ lại gương mặt u uẩn của bệnh nhân, nói đây là trường hợp rất đáng tiếc. Bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, tiên lượng hiểm nghèo. Hiện, liệu pháp miễn dịch là con đường khả quan nhất, nhưng cũng khó khăn nhất vì thuốc đắt, không được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, chưa kể tiền thuốc, xét nghiệm, tiền nằm viện. Nếu điều trị, bệnh nhân cần có sẵn vài tỷ mới đủ cầm cự. Song, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không thể vay mượn. "Cả nhà gom góp được chục triệu đi khám đã chật vật, không dám mơ tiền tỷ", bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ.
Cũng tằn tiện từng đồng đi viện, người phụ nữ 30 tuổi, ở Bắc Giang, không dám mơ được điều trị bằng thuốc miễn dịch, dù đây là "cánh cửa cuối để sống". Suốt 5 năm nay, chị luẩn quẩn trong vòng xoáy "vay nợ, trả nợ, chữa bệnh", không thể nhớ đã tiêu tốn bao nhiêu tiền. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, kèm truyền thuốc đích khiến chị đau đớn như "chết đi sống lại". Sau ba lần tái phát, bệnh hiện đã di căn gan, xương, hạch, phổi. Bác sĩ đưa ra phác đồ mới, sử dụng thuốc miễn dịch, giá 50 triệu một mũi, ba tuần tiêm một lần.
"Tính gộp thuốc, đi lại, dinh dưỡng, tổng mỗi tháng phải tiêu tốn cả trăm triệu", chị nói và cho biết đây là con số không thể với tới.
Chị một mình nuôi con nhỏ, tài sản trong nhà bán hết, "chỉ còn khoảng vườn nhỏ trồng cây để kiếm sống". Có người khuyên chị bỏ viện, về uống thuốc Nam, thuốc gia truyền, ăn thực dưỡng. Hiện, chị duy trì thuốc cũ, được bảo hiểm hỗ trợ, giá 6-10 triệu đồng một tháng. Chị nói mình không nhớ nổi đã tiêm bao nhiêu mũi, xạ bao nhiêu đợt hóa chất, "riêng khoản tiền hàng tháng đi chữa bệnh là không được phép quên".
Người phụ nữ khác, 32 tuổi, phát hiện ung thư máu vào tháng 6/2022, giai đoạn cuối. Phác đồ điều trị là dùng thuốc nhắm trúng đích, tốn khoảng 100 triệu đồng một tháng, không được bảo hiểm chi trả. Bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết ba năm trước con trai chị mất do ung thư xương. Vợ chồng ly hôn. Chăm sóc chị ở bệnh viện là người giúp việc. Chị muốn sống thêm đến cuối năm để làm đám giỗ lần cuối cho con rồi mới buông tay. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh nhân rất nặng, lại sống một mình, bài toán kinh tế rất nặng nề.
Điều trị ung thư là đa mô thức kết hợp nhiều phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, liệu pháp đích, miễn dịch. Hiện, hầu hết xét nghiệm, hóa chất, xạ trị, phẫu thuật được BHYT chi trả toàn bộ hoặc một phần, song chi phí điều trị ung thư hết sức tốn kém, đặc biệt là thuốc.
"Các thuốc đích, miễn dịch giá đắt đỏ, BHYT chưa thanh toán nhiều, chủ yếu người bệnh tự chi trả, là gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình", GS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nói, thêm rằng người bệnh đến viện hầu hết ở giai đoạn muộn, khiến chi phí càng cao. Một người điều trị thuốc đích hoặc liệu pháp miễn dịch có thể tốn 120-150 triệu đồng mỗi tháng, khoảng 500-600 triệu đồng đến vài tỷ một năm, tùy từng chỉ định và loại thuốc. Mỗi người bệnh có thể phải điều trị trong một đến hai năm. Hiện, chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư được tiếp cận liệu pháp này.
Tại Bệnh viện K, chi phí điều trị đối với một bệnh nhân ung thư dao động trung bình trên 176 triệu đồng một năm. Bảo hiểm chi trả khoảng 52 triệu đồng và người bệnh phải tự chi trả khoảng 124 triệu đồng, chiếm 70% tổng chi phí điều trị.
Khảo sát năm 2015 do Viện Nghiên cứu Sức khỏe toàn cầu George thực hiện tại 8 quốc gia với gần 10.000 bệnh nhân ung thư, 20% trong số đó ở Việt Nam, cho thấy 55% bệnh nhân gặp thảm họa tài chính và tử vong trong vòng một năm sau khi phát hiện bệnh. Sau 12 tháng điều trị, 66% người bệnh phải đi vay tiền chữa tiếp tục, 34% không đủ tiền mua thuốc, 24% khánh kiệt kinh tế gia đình.
Do đó, "tiền đâu chữa bệnh" trở thành câu cửa miệng và lý do hàng đầu khiến nhiều người phải bỏ cuộc hoặc tìm phương pháp rẻ tiền hơn. "Điều trị ung thư gây suy kiệt thể xác, vừa là nỗi lo tinh thần khiến người bệnh dễ nản lòng", bác sĩ Nam nói. Nhiều người chấp nhận cái chết vì không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình. Kể cả người có điều kiện kinh tế cũng điêu đứng trước hóa tiền thuốc, tiền dịch vụ, dinh dưỡng...
"Với khoản tiền khổng lồ, nhiều bệnh nhân ung thư buộc phải bỏ cuộc, số lượng ngày càng tăng", bác sĩ Phương nói.
" alt="Hết tiền, bỏ cuộc chữa ung thư" />"May quá, cậu đến đây rồi. Tôi có việc gì thì nhờ cậu lo cho con bé. Cậu đừng chia tay nó. Con bé khổ lắm rồi. Tôi sẽ về quê, không làm phiền hai đứa nữa", bố Tơ (NSND Công Lý) khóc nói với con gái.
Thấy bố bi quan, Tơ khóc lóc xin bố đừng nói vậy. Ông chỉ trả lời: "Con không phải khóc nữa. Con lo cho bố 10 năm qua là đủ lắm rồi. Con phải sống cuộc sống của mình nữa".
Tố chứng kiến mọi việc cũng không kìm được xúc động. Anh hứa sẽ cùng Tơ chăm sóc bố cô khi ông bị bệnh.
Ở một diễn biến khác, thấy Tố đi hẹn hò về, Tú - người hàng xóm nhiều chuyện tỏ ra giận dỗi Tố.
Thấy vậy, Son (Kim Oanh) trêu Tố: "Chắc anh ấy ghen đấy". Tố ngây thơ hỏi: "Nó yêu ai à mà ghen?".
Cũng trong tập này, vì việc làm ăn thất bát, Danh (Anh Vũ) tiếp tục chèo kéo bạn bè đầu tư để lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên, Danh không đạt được mục đích còn bị bạn sỉ nhục.
"Đợt này hai vợ chồng tôi chuẩn bị nhân chuỗi kinh doanh cửa hàng. Tôi thấy bạn dạo này rủng rỉnh tiền nên đầu tư cùng chúng tôi đi. Tôi thấy dự án này ổn lắm", Danh nói với bạn.
Người bạn kia đáp: "Đây là 10 triệu. Nếu cậu không có tiền thì cầm lấy mà tiêu tạm. Tôi không thiếu tiền nhưng không đầu tư, cũng không cho cậu vay vì biết rõ cậu không có khả năng trả".
Liệu, gia đình Tố sẽ phản ứng ra sao khi biết anh quyết tâm lo cho bố bạn gái?, diễn biến chi tiết tập 11 phim Dưới bóng cây hạnh phúcsẽ lên sóng tối 7/2, trên VTV1.
'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 10: Vợ chồng Danh cãi nhauTrong 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 10, vợ chồng Danh cãi nhau vì làm ăn thua lỗ, nợ nần phải cắm nhà, bán ô tô." alt="'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 11: Bố Tơ bị bệnh ung thư" />
Bảng giá phụ tùng thay thế được chủ xe Nissan Almera đăng tải trên diễn đàn. (Nguồn: FB) Trong đó, đáng chú ý là đơn giá sau thuế VAT cho một bên đèn pha của mẫu Sedan hạng B này lên tới gần 44 triệu. Trao đổi với Vietnamnet, một nhân viên đại lý của Nissan xác nhận đơn giá phụ tùng trên là chính xác.
Người dùng phát hoảng với giá phụ tùng Nissan
Ngay sau khi báo giá của chủ xe Nissan Almera được đăng tải trên các diễn đàn, đã có rất nhiều ý kiến, bình luận của người dùng được đưa ra. Đa phần đều bất ngờ với con số xấp xỉ 90 triệu cho một cặp đèn pha.
Khi tham chiếu với giá bán 595 triệu đồng của bản cao cấp Nissan Almera, chỉ tính riêng giá trị cặp đèn pha cũng đã chiếm gần 15% giá trị xe. Đây là lý do khiến số đông người dùng phản ứng tương đối gay gắt, thậm chí xảy ra tranh cãi cho rằng xe bình dân mà giá linh kiện phụ tùng như xe sang.
Đèn pha LED trên Nissan Almera VL có giá bán khá cao so với mặt bằng chung. Theo công bố của nhà sản xuất, Nissan Almera được bán tại Việt Nam dưới 3 phiên bản gồm E, EL và VL sử dụng 2 loại công nghệ đèn chiếu sáng khác nhau gồm đèn Halogen và đèn Full LED.
Tuy nhiên, theo một số người dùng xe Nissan Almera VL, đèn pha Full LED chưa phải là đầy đủ hoàn toàn khi chỉ có hệ thống đèn định vị, pha cos là dạng LED, còn đèn báo rẽ vẫn sử dụng bóng sợi đốt.
Đại diện của Nissan Việt Nam cho biết báo giá trên là dành cho loại đèn Full LED nên giá bán có cao hơn so với loại đèn Halogen. Một trong những nguyên nhân khiến giá bán cao còn là do bộ đèn này được sản xuất nhà máy Nissan tại Nhật Bản. Trong khi, đèn Halogen lại có giá bán chỉ 9,9 triệu (chưa thuế VAT).
Cũng theo nhân viên đại lý Nissan chia sẻ: “Nhìn vào giá phụ tùng của Nissan Almera thì ai cũng cho rằng quá đắt nhưng trang bị đèn pha Full LED kiểu này có trên những dòng xe đang bán trên thị trường đều có giá không hề rẻ.”
Nhiều tranh cãi nảy ra khi đề cập về giá bán của bộ đèn pha LED trên Nissan Almera. “Tùy theo thương hiệu và dòng xe mà mỗi hãng sẽ có giá bán phụ tùng khác nhau. Tuy nhiên, để nói là phụ tùng chính hãng thì không bao giờ có chuyện rẻ, nếu không nói là rất đắt. Chính vì vậy, người dùng xe thường hay có tâm lý mua đồ bên ngoài để thay thế.”, một chủ cửa hàng kinh doanh phụ tùng ô tô tại Hà Nội cho hay.
Giá đèn pha LED thực tế không rẻ
Theo tìm hiểu của Vietnamnet, giá một bên đèn pha Halogen (chưa thuế VAT) trên các dòng xe Sedan hạng B hiện nay dao động từ 10 - 13 triệu, cụ thể Toyota Vios (10,35 triệu đồng), Mazda 2 (11,1 triệu đồng) và Honda City (12,8 triệu đồng).
Còn giá một bên đèn pha LED hầu như đều trên 20 triệu đồng, cao nhất lên tới gần 47 triệu đồng. Nhiều chuyên gia cho biết giá đèn pha Halogen và LED thường có sự chênh lệch lớn bởi khác biệt về công nghệ tiên tiến cũng như những ưu điểm mà đèn pha LED mang lại.
Hiện tại, đèn pha LED trên KIA Seltos đang có giá cao nhất, vào khoảng 46,5 triệu đồng. Tiếp đó là Mazda 2 có giá gần 36,6 triệu đồng, Toyota Vios là 21,4 triệu đồng, Toyota Raizelà 27,7 triệu đồng.
Bộ đèn pha LED trên Mazda 2 có giá không hề thua kém so với Nissan Almera (Ảnh: Ngô Minh) Về cơ bản, giá đèn pha LED của Nissan Almera được đánh giá là cao so với suy nghĩ của người dùng mua xe bình dân. Nhưng xét trên mặt bằng chung với các mẫu xe phổ thông trong phân khúc xe hạng A, B và có tầm giá 600 triệu, giá bán này có thể chấp nhận được.
Vì vậy, để tránh phải chi trả nhiều tiền cho việc thay thế phụ tùng có giá trị lớn, người dùng xe có trang bị đèn pha LED nên lái xe an toàn hơn. Việc mua bảo hiểm cho xe cũng là điều nên làm, điều đó sẽ giúp giảm thiệt hại ví tiền của chủ xe mỗi khi gặp vấn đề không mong muốn.
Ngoài giá phụ tùng của Nissan Almera khiến cộng đồng mạng tranh luận, mẫu xe này của Nissan cũng bị rất nhiều người dùng phản ảnh về tình trạng hấp hơi kính lái do thiếu chức năng sấy kính.
Kính lái trên xe Almera bị mờ khi gặp tiết trời mưa lạnh dù chủ xe đã làm đủ cách. (Ảnh: Minh Thành) Dù Nissan Việt Nam thừa nhận mẫu Almera bản cũ bị cắt điều hoà nóng khi nhập về nước dẫn đến hấp hơi kính lái và hứa thời gian khắc phục từ tháng 5, nhưng đến nay, nhiều chủ xe vẫn đang phải chờ "dài cổ".
Điều này khiến nhiều chủ xe Nissan Almera đồng loạt 'tố' hãng thất hứa khắc phục lỗi hấp hơi kính láivà “có mới nới cũ” khi mẫu Almera 2022 mới ra mắt vào tháng 7 vừa qua lại được được trang bị thêm hàng loạt tính năng mới. Trong đó, điều hòa nóng đã được lắp đặt.
Đến thời điểm này, doanh số của Nissan Almera chưa được hãng công bố nhưng có thể thấy sức cạnh tranh không cao. Với giá xeniêm yết dao động từ 539-595 triệu đồng, người tiêu dùng không mấy mặn mà với sự lựa chọn này khi nhìn sang Toyota Vios (483-586 triệu đồng), Hyundai Accent (426-542 triệu đồng) và Honda City (499-599 triệu đồng).
Ngoài ra, Nissan Almera cũng ít sự lựa chọn ở phiên bản hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Gia Khánh
Bạn nghĩ gì về giá phụ tùng xe Nissan? Bài viết chia sẻ gửi về ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
" alt="Mua xe Nissan Almera, phát hoảng với báo giá phụ tùng" />Cảnh dễ thấy ở Việt Nam khi có va chạm giữa xe máy và ô tô dẫn đến thiệt hại là anh lái ô tô sẽ bị những người xung quanh quây lại bắt đền, đúng sai không cần biết. Nếu chẳng may người đi xe máy thiệt mạng hay bị thương nặng thì đó là đại hạn với cả chủ ô tô, kể cả khi không có lỗi.
Chiếc ô tô – trong nhiều trường hợp là “cần câu cơm” - bị tạm giữ để điều tra, còn người sẽ bị quấy quả đủ vành đủ vẻ, cuối cùng phải tốn một số tiền lớn để gia đình người đi “xe bé” rút đơn bãi nại. Dù không sai, họ cũng “thấm nhuần” một điều: Chờ được vạ thì má đã sưng, bỏ ra vài chục triệu đồng để lấy xe về làm ăn còn hơn dây dưa mãi mà rốt cục vẫn tốn kém. Bên “xe bé” cũng biết rõ mình nắm đằng chuôi nên luôn luôn thắng thế.
Điều luật khiến “xe lớn” luôn bị bắt nạt nằm trong Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết…
Dù bộ luật vẫn có điều khoản khác để ngăn chuyện cố tình gây lỗi (“Bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” – điều 585) nhưng cách hiểu và vận dụng khác nhau của người thực thi pháp luật vẫn khiến “xe lớn” phải chịu thiệt.
Điều gì khiến thực trạng vô lý này vẫn tồn tại bao năm qua? Sự duy tình, cảm tính của người Việt? Thói kỳ thị đối với người giàu (vì người đi xe to được mặc định là giàu hơn, có điều kiện để nộp phạt, bồi thường, hỗ trợ)? Sự hoang dã, mông muội trong tư duy về pháp luật, chỉ xét chuyện xe lớn, xe bé thay vì ai đúng, ai sai? Những điều trên có thể đúng với một bộ phận người dân, và việc thay đổi nhận thức của họ không thể một sớm một chiều. Điều quan trọng, cấp thiết là người thực thi pháp luật không được mơ hồ, các điều luật cũng không được mơ hồ, dẫn đến nguy cơ bị vận dụng khác nhau, mà như đã nói trên, thường đi theo hướng “ăn vạ” xe lớn.
Gặp những trường hợp như vậy, người dân không khỏi băn khoăn tự hỏi, pháp luật bảo vệ người đúng hay bảo vệ xe bé? Rõ ràng tư duy xe lớn phải bồi thường xe bé mặc nhiên đẩy xe lớn vào thế yếu, luôn bị nắm thóp và bắt nạt. Còn xe bé “được chiều hư”, biết mình được ưu tiên bảo vệ nên mặc sức nghênh ngang lấn làn, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, yên chí rằng “nó phải tránh mình, nếu đâm phải mình thì nó chết”. Hậu quả là quá nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra, người đi sai thiệt mạng, người không sai cũng chịu bao thống khổ.
Luật pháp không thể cảm tính như các bà mẹ hay thiên vị. Nhiều bà mẹ luôn bắt đứa con giỏi giang, khỏe mạnh hơn chịu thiệt để o bế, bênh vực đứa con kém cỏi, yếu đuối hơn, dù nó hư hỏng, với lý lẽ “con sống tốt hơn nên hãy nhường em một tí”. Còn pháp luật phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các công dân. Trong câu chuyện giao thông, chuyện xe lớn phải bồi thường xe bé là không công bằng, không đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật.
Đó là chưa kể, việc để xe bé chủ quan, ỷ được bảo vệ nên không cần tuân thủ luật pháp, dẫn đến hành vi hại mình, hại người, xét cho cùng là phản nhân văn. Khi tư duy xe lớn bồi thường xe bé ăn sâu vào cách thực thi pháp luật thì rất dễ biến pháp luật thành luật rừng.
Theo VTCNews
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Tư duy xe lớn bồi thường xe bé dễ biến pháp luật thành luật rừng" />
- ·Nhận định, soi kèo Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2: Bất phân thắng bại
- ·Diễn viên Hoàng Phúc sút 15 kg vì bị viêm cơ tim, máu nhiễm khuẩn
- ·Lòng đố kỵ của chị dâu với cả nhà em chồng
- ·Dấu mốc sự nghiệp NSƯT Tiến Hợi đều liên quan đến vai diễn Bác Hồ
- ·Soi kèo góc Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2
- ·Trước khi bị tẩy chay, sách của Tun Phạm từng bị tố dùng thơ trái phép
- ·Cụ bà sở hữu bức tranh hơn 153 tỷ đồng trong bếp
- ·MU nhắm đổi gấp tân binh Joshua Zirkzee lấy Osimhen của Napoli
- ·Nhận định, soi kèo AC Milan vs Hellas Verona, 02h45 ngày 16/2: Khách không cửa bật
- ·Chị em sinh đôi hệt nhau khiến bạn trai dở khóc dở cười vì nhận nhầm
Tác giả Du Phong (tên thật là Nguyễn Tuấn Trung, sinh năm 1991) được biết đến với nhiều cuốn sách về chủ đề tình yêu, tình bạn, gia đình có thể kể đến như: Tự yêu, Những gì đã qua đừng nghĩ lại quá nhiều, Bình thản đối diện, nhẹ nhàng bước qua,... Những trang thơ của nhà văn trẻ thu hút gần 300.000 lượt theo dõi. Anh được độc giả ưu ái nhắc đến với cái tên "Hoàng tử thơ tình 9x".
Du Phong được khán giả yêu mến qua nhiều bài thơ về chủ đề tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình. Không áp lực với danh xưng "Hoàng tử thơ tình"
- Cơ duyên nào đưa Du Phong đến với văn chương?
Tôi đến với văn chương một cách tình cờ. Viết lách là niềm đam mê của tôi từ nhỏ và thời điểm bùng nổ của mạng xã hội facebook cũng là lúc tôi thường xuyên chia sẻ các bài thơ văn, truyện ngắn lên trang cá nhân. Thật may mắn khi các tác phẩm của tôi được đông đảo bạn đọc đón nhận, và bút danh Du Phong cũng ra đời từ đó. Khi ấy chỉ đơn giản nghĩ ra một cái tên sao cho lãng mạn bay bổng, với ý nghĩa là một cơn gió du ngoạn vào thế giới văn chương, không ngờ cuộc dạo chơi này lại kéo dài lâu đến thế.
- Một kỷ niệm khó quên của anh đối với sự nghiệp viết lách?
Một ngày tôi nhận được một món quà gửi về từ nước ngoài. Người thân của một độc giả gửi cho tôi bức thư kèm với món quà nhỏ. Bức thư là lời nhắn nhủ của bạn ấy rằng rất thích đọc tác phẩm của Du Phong, những bài thơ của tôi đã tiếp thêm cho bạn ấy nhiều động lực khi một mình học tập, lao động ở xứ người. Bạn còn mua quà lưu niệm ở đất nước bạn đang sống, viết rằng khi về nước nhất định sẽ đến tận nơi tặng tôi.
Tuy nhiên, cuối thư là dòng chữ của người nhà bạn, nói rằng bạn không may bị tai nạn qua đời, khi còn chưa kịp về nước thực hiện ước nguyện. Nhận món quà cùng lời tâm sự ấy, tôi không kìm được nước mắt. Tình cảm yêu thương ấy là món quà đáng quý nhất văn chương mang lại cho tôi. Đó là lý do tôi muốn gắn bó với văn chương lâu dài hơn, để được sẻ chia, đồng cảm nhiều hơn với độc giả.
- Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương, nên khó để viết hay và độc đáo. Đâu là sự khác biệt của ngòi bút Du Phong khi viết về đề tài này?
Tôi là một tác giả nam nhưng lại thích viết thơ văn bằng lời tâm sự của nữ. Tôi thích đứng từ phía góc nhìn của người phụ nữ trong chuyện tình yêu để tìm hiểu sự khác biệt giữa nam và nữ khi yêu, từ đó chia sẻ với cảm xúc của phái yếu, khuyên nhủ và giải thích với phái mạnh.
Tôi muốn tìm kiếm sự cân bằng, truyền tải những thông điệp khó nhận ra trong tình yêu, ví dụ như sự khác biệt, sự hiểu lầm, mong muốn, kỳ vọng... Các bạn trẻ nếu đã bỏ thời gian ra đọc những điều tôi viết, hãy suy ngẫm về chúng để thay đổi bản thân. Sau cùng, vẫn mong các bạn trẻ có thể yêu nhau một cách văn minh, trưởng thành và cùng nhau hướng đến một cái kết hạnh phúc.
-- Nhiều người cho rằng yêu và đau khổ nhiều người ta viết thơ tình mới hay, điều ấy có đúng với Du Phong?
Với cá nhân tôi, điều ấy không đúng. Tôi cũng từng yêu và cũng từng đau khổ, nhưng không lấy chính tình yêu và sự đau khổ trong câu chuyện cá nhân để viết thơ. Tôi lắng nghe câu chuyện của người khác, đặt mình vào vị trí của họ để nghĩ và viết thay lời họ. Tôi quan sát những thứ xung quanh và viết ra góc nhìn của tôi về chúng.
Thơ tình "hay" khi chúng chạm được vào trái tim người đọc, khơi gợi sự đồng cảm nơi họ, khiến họ tin rằng có ai đó hiểu những gì họ đã phải trải qua, cảm nhận được những gì họ đang giữ trong lòng, và chia sẻ được với nỗi niềm của họ. Đó là lý do tôi trò chuyện với rất nhiều bạn trẻ mỗi ngày, tôi muốn hiểu họ, để viết thơ tình cho riêng họ, nhưng cũng là cho tất cả mọi người.- Là tác giả trẻ có thể sáng tác được cả ba thể loại: thơ, truyện ngắn và tản văn, tuy vậy lý do nào khiến Du Phong không đầu tư phát triển sự nghiệp viết lách mà chỉ coi đây là nghề tay trái?
Viết lách là một trong những đam mê của tôi, ngoài viết ra mình còn nhiều đam mê lắm! Và tôi quan niệm, chỉ cần được sống với đam mê, mỗi ngày thức dậy đều được làm những gì bản thân thích, mang lại thu nhập để nuôi sống gia đình và mang lại nhiều điều ý nghĩa cho xã hội là tốt rồi. Hiện tại, tôi vừa theo đuổi công việc kinh doanh, vừa viết những khi rảnh rỗi, và cả hai việc đều mang lại niềm vui về vật chất và tinh thần, nên không có nghề nào là tay trái cả.
Du Phong vừa theo đuổi văn chương vừa kinh doanh và cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Thơ sầu thảm, bi thương khiến người đọc tổn hại tâm hồn
- Anh tâm đắc nhất với cuốn sách nào nhất?
Tôi thích những cuốn sách tản văn ngắn, những mẩu truyện ngắn truyền tải thông điệp ý nghĩa, khiến người đọc cảm nhận được những chiêm nghiệm riêng. Tôi dễ bị thu hút bởi những nội dung liên quan tới tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu như "Chicken soup for the soul"hay "Hạt giống tâm hồn". Chúng hướng người đọc tới việc quan sát kỹ hơn, lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ với thế giới xung quanh nhiều hơn, từ đó sống tích cực và lạc quan hơn.
- Nhắc đến giải trí, gen Z thường nghĩ đến xem phim, chơi game, đọc sách thường không phải lựa chọn phổ biến. Anh nghĩ sao về điều này?
Tôi nghĩ ở thời đại này có nhiều thứ thu hút giới trẻ hơn là ngồi một chỗ và nghiền ngẫm một cuốn sách. Tuy nhiên, đọc sách vẫn luôn là thói quen và sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, vì có những niềm vui, sự trải nghiệm chỉ có trên câu chữ. Nếu như chất lượng và sự đa dạng của sách luôn được nâng tầm và đổi mới, kèm với đó là sự giáo dục định hướng phía gia đình, nhà trường và xã hội, thói quen đọc sách sẽ luôn được duy trì và nhân rộng hơn.
- Văn học "mì ăn liền" đang lên ngôi nhanh chóng, trong khi nhiều tác phẩm kinh điển bày bán hạ giá không ai mua. Theo anh, những cuốn sách thực sự giá trị đang ở đâu?
Những cuốn sách thực sự giá trị sẽ sống mãi cùng thời gian, ở trên kệ sách và cả ở trong tim những người yêu văn học chân chính. Tôi tin có một bộ phận không nhỏ độc giả trung thành vẫn hào hứng đón nhận và nâng niu những tác phẩm văn học kinh điển, rồi truyền lại cho những thế hệ sau.
Mặt khác, tiểu thuyết ngôn tình cũng có sứ mệnh của riêng chúng. Thế giới văn chương cũng như thế giới ngoài đời thực, bất cứ cuốn sách nào cũng có số phận và cuộc đời của nó, có những độc giả riêng.
- Theo anh, đọc nhiều tản văn tình yêu, thơ tình có khiến con người ta bi luỵ và yếu đuối hơn? Sau những câu chuyện, bài thơ tình ấy, độc giả học được những điều gì?
Cái đó còn phụ thuộc vào nội dung của những cuốn sách. Nếu bạn chỉ đọc những bài thơ sầu thảm, thất tình, nghiền ngẫm những câu chuyện bi thương thiếu thực tế, những điều ấy sẽ như một thứ thuốc gây nghiện và làm tổn hại tâm hồn bạn từ từ.
Nếu bạn chọn lọc và tiếp cận với những tác phẩm chứa đựng ý nghĩa lạc quan, dạy bạn cách chăm sóc và yêu thương bản thân, thơ văn khi ấy sẽ trở thành người bạn tâm giao giúp bạn có thêm sự tự tin và niềm tin vào những điều tốt đẹp trên đời.
- Nhiều nhà văn đang sử dụng sex như chiếc "cần câu" để lôi kéo độc giả. Theo anh sử dụng các yếu tố sex trong văn chương như thế nào là hợp lý và chừng mực?
Khó để nói sử dụng sex như thế nào trong văn chương là hợp lý và chừng mực, vì nó phụ thuộc vào phong cách của từng tác giả, thể loại của tác phẩm. Với tôi, cái gì "vừa đủ" cũng hay, cái gì không cần thiết nên loại bỏ.
Tôi nghĩ văn chương có giá trị là không cần sử dụng bất cứ chiêu trò gì để lôi kéo độc giả. Văn chương càng giản đơn càng dễ tìm được sự đồng cảm và yêu thương từ người đọc. Những độc giả dễ bị "lôi kéo" bởi chiêu trò cũng sẽ mau chóng bị lôi kéo bởi những chiêu trò khác tinh vi hơn. Những tác phẩm như vậy sẽ không có một cuộc đời dài.
Theo Du Phong, văn chương có giá trị không cần sử dụng chiêu trò để lôi kéo độc giả. - Thời trước, nhà thơ Nguyễn Bính từng viết: "Ai bảo mắc vào duyên bút mực/ Sòng đời mang lấy số long đong". Điều đó có còn đúng với các nhà thơ ngày nay không, theo anh?
Người nghệ sĩ thường sống hướng nội, thiên về tình cảm, nhiều lúc bỏ quên cuộc sống bên ngoài. Vì lẽ đó cuộc đời thường "mang lấy số long đong". Để vừa thành công với đam mê vừa đảm bảo một cuộc sống đầy đủ phụ thuộc rất nhiều vào may mắn của mỗi người, nhưng đôi khi người nghệ sĩ tự chọn cái "số long đong" đó, chỉ cần cháy hết đam mê là đủ.
Tôi may mắn khi được độc giả thương yêu đón nhận, nên có thể sống bằng nghề viết lách. Còn với những ai khao khát muốn "mắc vào duyên bút mực", cứ tự tin và không ngừng cố gắng, thành công sẽ mỉm cười với bạn.
Hạnh Hạnh
Sách 'Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công' có phiên bản mới
'Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công' - tựa sách được bán chạy nhất của TS Lê Thẩm Dương với 3 phiên bản 2016, 2017, 2018 vừa ra mắt phiên bản mới.
" alt="'Hoàng tử thơ tình' Du Phong: 'Thơ sầu thảm, bi thương khiến người đọc tổn hại tâm hồn'" />“Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”.
“Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”.
“Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy”.
Vũ Bằng: Tết Hà Nội
“Yêu tháng Chạp không biết bao nhiêu, nhưng yêu nhất là những ngày giáp Tết, thời tiết sao mà đã thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói, tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế”.
“Ở Hà Nội, đến Tết, nhà nào cũng phải có một cành đào hay cây mai, một chậu cúc, cụm hồng nhung hoặc một cặp đỗ quyên có hoa nở đỏ chói để cho vui nhà vui cửa; nhưng có những nhà đặc biệt quan niệm rằng Tết mà không có hai chậu lan chân cua để trưng bày thì cái Tết kém hẳn phần rực rỡ”.
“Lúc ấy, nhà đã trang trí xong xuôi. Đèn nến thắp la liệt trên bàn thờ. Nhìn vào chỗ nào cũng thấy khói hương nghi ngút… Ở ngoài kia, có tiếng gì nhỏ bé như tiếng sóng xa xa mà lại như tiếng đàn hát của thần tiên, tiếng chuyển mình của sông hồ, của lộc cây, của giàn hoa thiên lý?”
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xăm có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng …
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống!”.
Thiệu Trị Hoàng đế: Tết Cung đình Huế
Phương viên xuân sắc (Sắc xuân trong vườn thơm)
“Vũ trụ huyên hoà ái diễm dương,
Thượng lâm vô hạn hảo phong quang.
Doanh đình đào lí thiên chân thú,
Mãn giá thi thư cổ trật hương.
Hoa chức ngô lăng khi cẩm tú,
Liễu thư nhân tự mộ văn chương.
Khả tri vật thái giai sinh ý,
Tiên trạch triêm nhu vĩnh Thiệu Phương”.
Dịch nghĩa
“Vũ trụ giao hoà dưới ánh dương diễm lệ,
Cảnh sắc vườn Thiệu Phương vô cùng đẹp đẽ.
Trước sân hoa đào hoa lý gợi niềm hứng thú,
(Trong nhà) các giá sách thấm đậm mùi hương.
Hoa dệt gấm như lụa Ngô, coi khinh cả cẩm tú,
Liễu như dáng người mến mộ văn chương.
Mới hay muôn vật đều có ý,
Ân trạch tiền nhân đã thấm nhuần ở vườn Thiệu Phương”.
Võ Hồng: Tết miền Trung
“Cùng với sự phát triển của dãy cúc vạn thọ, cái Tết như cũng lớn dần. Manh nha từ đầu tháng Mười một với những cơn mưa nhẹ, mưa gieo cải, cái Tết thấp thoáng mơ hồ với những rò cải, ngò, xà lách, tàn ô nằm vuông vắn ở hầu hết mọi sân nhà. Cái Tết lớn lần lên với những bụi hoa, vạn thọ, cúc đại đóa, thược dược phát chồi sum suê và bắt đầu ra nụ.
Càng đi sâu vào ngày tháng, cái Tết càng hiện rõ thêm, in dấu vết trên mọi cảnh mọi vật và mọi hoạt động của con người. Chữ Tết được nhắc đi nhắc lại một cách thân mến êm đềm trong mọi trường hợp sinh hoạt ở gia đình”.
Lê Văn Nghĩa: Tết Sài Gòn
“Để chuẩn bị đón Tết cho thật 'đàng hoàng', mẹ tôi cũng như những người phụ nữ quản lý gia đình khác đều phải đi chợ Tết. Đi chợ Tết như là một thủ tục đầu tiên để đón ông bà, đưa ông Táo nghinh xuân cho thật chu đáo. Tết bắt đầu từ chợ. Chính chợ đã tạo nên không khí mua sắm rạo rực của ba ngày Xuân.
Dù bây giờ đã có siêu thị lo hàng Tết, mua hàng Tết qua online nhưng người ta vẫn thấy thiêu thiếu khi không đi chợ Tết. Đi chợ Tết không phải chỉ đi mua sắm mà để hưởng cái không khí Tết bắt đầu từ chợ Tết. Lúc nhỏ đi chợ Tết để mong mau trở thành người lớn ăn Tết cho thật 'bảnh tỏn', cho 'đã đời Vân Tiên'. Khi có tuổi người ta đi chợ Tết để hoài niệm lại bao bóng hình tuổi thơ gắn liền với phiên chợ Tết, nhớ lại bóng mẹ ngày xưa thân cò lặn lội để cho con có được ngày Tết...”.
Vương Hồng Sển: Tết Nam bộ
“Nhớ đến phong tục chùi lư mà tiếc hối buổi xuân thời: lúc nào còn bé thơ, mãi sợ nạn chùi lư vì mỏi tay thêm mất dịp đi xin bánh và đi lượm pháo tịt ngòi. Nay đã khôn già thì người lớn đã khuất hết, tiếc cho mình nay không còn cha mẹ để được bắt chùi lư!”.
”Cứ từ chạng vạng tối bắt đầu phải giữ gìn cho trong nhà bình tịnh, không nên cười lớn và khi nói phải lựa lời, cử chỉ phải thanh bai lễ giáo vì hiểu rằng vào khem trong nhà có rước vong ông bà quá vãng về sống chung ba ngày xuân nhựt với con cái, nên phải thủ lễ. Lại nữa cũng tin tưởng, tin rằng đêm ba mươi rạng mồng một Tết, có ông Hành cũ và mới đến nên trong nhà nhỏ lớn đều kiêng không 'động đất'. Và cũng từ quan niệm trên đã hình thành nên mỹ tục đẹp trong văn hóa Tết của người Nam bộ nhiều gia giáo ngày nay còn giữ được lệ cấm nói tục tĩu ba ngày Tết và bớt rầy la con cháu khi lầm lỗi buổi đầu xuân, ý tốt muốn giữ là mong năm mới và suốt năm ăn nói thanh bai thì sẽ trọn năm không xúi quẩy.
“Tết đến lại có dịp vặn máy hát thức xem đèn dầu, tim bằng cỏ bấc trổ bông báo điềm lành và nhờ đêm thanh tịnh không tiếng súng nổ mà cũng không tiếng máy bay rầm rầm, nên cổ nhân canh chừng mới biết được 'con thú gì ra đời': gà gáy đem lại thăng bình hay chuột túc con bày điềm sang năm sung túc”.
Cánh Cam
'Xóm Rồng đón Tết': Cuộc phiêu lưu kỳ thú nhất năm con RồngĐọc cuốn truyện 'Xóm Rồng đón Tết', không chỉ được đón Tết qua con chữ, các bạn nhỏ còn được khám phá nhiều tri thức văn hóa và những giây phút giải trí trong thời khắc giao thoa năm mới năm cũ." alt="Theo dấu chân văn chương trải nghiệm Tết trăm miền" />Theo anh tiết lộ, vị đại gia không hề kiêng kị xe đã tai nạn hay xui xẻo mua xe tháng Ngâu bởi gia đình theo đạo Công giáo.
Hiện trường vụ tai nạn sáng 21/7 với đầu xe Ferrari 488 GTB nát bét. Trao đổi với VietNamNet, anh H. chủ chiếc Ferrari 488 GTB cho biết, song song hoặc sau khi giải quyết vụ việc, anh sẽ bán chiếc siêu xe này.
"Nhiều người đã nhắn tin hỏi mua chiếc siêu xe. Tôi đang chờ mọi việc được giải quyết rõ ràng hơn. Tất nhiên, giá hợp lý thì mới bán. Hoặc tôi có thể hồi phục xe rồi mới bán", anh H. cho hay.
Nói về mức giá mong muốn, anh H. nói: "Tôi chưa nghĩ đến vấn đề này".
Như đã chia sẻ trước đó với VietNamNet, anh H khẳng định: "Tôi sẽ không thể đi một chiếc xe bị tai nạn. Siêu xe của tôi là nguyên bản, đang zin với nhiều chi tiết tôi đặt làm riêng. Có người chơi xe nào lại chấp nhận nổi 1 việc là từ chiếc xe zin phải đi xe đã có “dớp” tai nạn?"
"Có cách gì để khôi phục 100% xe trở lại như cũ? Đó là điều không thể. Kể cả chiếc xe có được khôi phục lại thì cũng không thể vận hành lại như cũ. Khung sườn xe sẽ phải làm lại, nhưng độ chính xác sẽ khó có thể lại như ban đầu, chuẩn xác đáp ứng thông số kỹ thuật của nhà máy. Sai lệch chút thôi thì khi chạy tốc độ cao sẽ thấy rõ ngay", anh nói.
Được biết, năm 2021, một vị đại gia ở TP.HCM cũng ngỏ ý muốn mua chiếc siêu xe này nhưng chủ xe H. kiên quyết không bán vì đây là mẫu xe anh rất yêu thích với nhiều chi tiết cá nhân hóa.
Siêu xe Ferrari 488 GTB của anh H. về Việt Nam hồi đầu năm 2019, là xe đặt trực tiếp với Ferrari Ý với một số tùy chọn cá nhân hóa, khiến giá xe về đến tay chủ lên tới 23 tỷ đồng. Vụ tai nạn của chiếc Ferrari 488 GTB trên cũng có nhiều nét tương đồng với chiếc siêu xe của ca sĩ Tuấn Hưng.
Năm 2017, ca sĩ Tuấn Hưng đặt mua Ferrari 488 GTB, cùng thời điểm đặt mua của anh H. chủ chiếc siêu xe vừa gặp tai nạn. Chưa đầy 1 năm sau, tháng 10/2018, chiếc siêu xe do người trợ lý của nam ca sĩ cầm lái đã gặp tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Hà Nội- Lào Cai. Toàn bộ phần đầu xe bị vỡ nát. Nam ca sĩ đã mất gần 1 năm để chờ mua phụ tùng và phục hồi chiếc xe vào năm 2019.
Chiếc siêu xe của ca sĩ Tuấn Hưng có chi phí lăn bánh khoảng 16,5 tỷ đồng. Ước tính chi phí để phục hồi là 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, ít lâu sau, ca sĩ Tuấn Hưng đã bán xe lại siêu xe với giá khoảng 12 tỷ đồng.
Như VietNamNet đã đưa tin, sáng 21/7, tại khu vực ngõ 45, đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội, chiếc siêu xe Ferrari 488 GTB lao như bay, mất lái, tông bật cây xanh ở vỉa hè. Người lái xe là kỹ thuật viên của Volvo Hà Nội. Anh này lái thử siêu xe trước khi giao cho khách theo chỉ đạo của kỹ sư T, Giám đốc xưởng dịch vụ.
Chủ nhân siêu xe bị tai nạn là anh H, một đại gia kín tiếng ở Hà Nội. Trước đó, theo chỉ dẫn của nhân viên Ferrari Việt Nam, chủ xe đưa xe đến xưởng dịch vụ của Volvo Hà Nội, giao cho kỹ sư T tại đây sửa.
Gửi thông tin tới báo chí, Volvo Hà Nội cho biết: "Bắc Âu Hà Nội (đơn vị pháp nhân phân phối xe Volvo ở Hà Nội và miền Bắc) và Ferrari không có bất kỳ thỏa thuận và hợp tác nào về việc sửa chữa, bảo dưỡng xe Ferrari.
Bắc Âu Hà Nội không thực hiện việc tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ, phụ tùng sửa chữa cho chiếc xe Ferrari 488 và cũng không thu nhận tiền dịch vụ từ chủ nhân của xe.
Sự việc diễn ra là quan hệ nội bộ, cá nhân giữa Ferrari nhờ hỗ trợ, chủ nhân của xe Ferrari 488 và cá nhân nhân viên của Bắc Âu Hà Nội. Trên thực tế, việc đưa xe Ferrari vào xưởng của Bắc Âu Hà Nội không có hề có biên bản giao nhận xe và chào giá dịch vụ của Bắc Âu Hà Nội."
Trong khi đó, Ferrari Việt Nam vẫn chưa có hồi âm chính thức nào về việc này.
Đình Quý- Phạm Huyền
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Đại gia Lào Cai muốn mua siêu xe Ferrari bị tai nạn ở Hà Nội" />Trích đoạn vở kịch Người vợ ma của tác giả Xuyên Lâm và đạo diễn Thái Hòa được diễn trên sân khấu tập 21 chương trình Ký ức vui vẻ với các diễn viên Hữu Tín, Hòa Hiệp, Phạm Yến, Trúc Anh.
Kịch “Người vợ ma” trên sân khấu Ký ức vui vẻ. Khi vở kịch bắt đầu, đèn sân khấu tắt khiến cả trường quay im bặt, tò mò diễn biến của đoạn kịch. Trích đoạn mở đầu với hình ảnh người đàn ông ngồi đung đưa trên ghế mây, đèn sân khấu chiếu đến một bé gái đang sợ hãi nằm trên chiếc giường bên cạnh. Cô bé liên tục gọi mẹ - người đã chết từ lâu. Biểu cảm của cô bé làm người đàn ông hoảng sợ.
Vở kịch gay cấn khi hình ảnh người phụ nữ trong vai dì của cô bé bỗng nhiên có dáng vẻ đáng sợ với vết máu trên cổ. Liz Kim Cương ngồi bên cạnh MC Lại Văn Sâm nhưng vẫn không giữ được bình tĩnh, liên tục xua tay, bịt tai rồi la hét. ST Sơn Thạch cùng Khả Như cố tỏ ra bình tĩnh trước chi tiết “kinh dị” trước mặt. Cả sân khấu bấy giờ cũng “sởn tóc gáy”, nhiều khán giả ở trường quay che mắt run rẩy sợ hãi.
Một người mặc quần áo trắng toát, tóc xõa kín cùng chiếc dây thừng treo cổ xuất hiện trên sân khấu, hiệu ứng âm thanh và ánh sáng tạo nên bối cảnh ma mị khiến Khả Như hốt hoảng, MC Lại Văn Sâm cũng "đứng hình" thốt lên “Wow”.
Biểu cảm của Liz Kim Cương, MC Lại Văn Sâm và ST Sơn Thạch. Kết thúc đoạn trích Người vợ ma, sân khấu bỗng trở nên náo loạn khi từ trên cao rơi xuống một “con ma trắng” tóc tai rũ rượi dưới ánh đèn leo lét khiến ST Sơn Thạch ngã ngay tại chỗ, Khả Như giật mình hét lớn, còn Liz Kim Cương lấy tay ôm ngực hoảng loạn. Các nghệ sĩ kinh hãi trước tình huống “đánh úp” của ê-kíp. Tuy nhiên, NSND Tự Long, Mỹ Duyên lại khá bình tĩnh trong tình huống trên.
MC Lại Văn Sâm chia sẻ: "Đây là lần đầu tôi xem Người vợ mavà khi xem xong lạnh hết người. Dù chỉ là một trích đoạn thôi nhưng khi đèn xuống, mình phải trấn tĩnh mình đây là trích đoạn của vở kịch nhưng những âm thanh, hình ảnh vẫn tạo cho mình hiệu ứng thật là kinh khủng".
Nghệ sĩ Minh Nhí chia sẻ: "Vở kịch Người vợ mađã làm nên trào lưu kịch kinh dị, "nuôi sống" sân khấu Kịch Hồng Vân và nhiều anh em nghệ sĩ". Anh kể trong một lần diễn vở Người vợ ma, sân khấu kịch Phú Nhuận bị cháy, thấy khán giả hoảng loạn bỏ chạy, anh tưởng có xô xát nên trấn an khán giả, nhưng khi biết lửa đằng sau sân khấu đang cháy đã hô hoán mọi người bỏ chạy. NSND Hồng Vân kể thêm về câu chuyện trên và mô tả lại hình ảnh “hài hước” của nghệ sĩ Minh Nhí sau khi rời khỏi đám cháy.
NSND Hồng Vân và Minh Nhí nhớ lại ký ức hài hước khi đóng Người vợ ma. Người vợ ma là vở kịch gắn liền với tên tuổi của sân khấu kịch Hồng Vân. Chị xúc động chia sẻ mong Ký ức vui vẻsẽ có dịp nhắc lại một thời vàng son của sân khấu kịch thành phố. Chị là một người nghệ sĩ gắn bó nên tha thiết mong khán giả không bỏ rơi sân khấu kịch nói vì vẫn còn rất nhiều nghệ sĩ tâm huyết, yêu nghề.
Theo NSND Hồng Vân: "Khán giả chính là nguồn động lực để nghệ sĩ có đủ sức khỏe để tiếp tục với nghề. Vở kịch Người vợ ma cũng chính là thông điệp chương trình Ký ức vui vẻ tuần này gửi gắm đến khán giả với mong muốn những sân khấu nghệ thuật truyền thống sẽ luôn sáng đèn, dù trong thời đại ngày nay có sự biến đổi khi xuất hiện những loại hình nghệ thuật mới".
Hà Phương
NSND Tự Long bật khóc khi nghe á hậu Thùy Dung kể ký ức tuổi thơ
Trong tập 17 của Ký ức vui vẻ, NSND Tự Long và Hồ Bích Trâm rơi nước mắt khi lắng nghe câu chuyện về chiếc bếp lửa - hình ảnh lưu giữ những ký ức về người bà của á hậu Thùy Dung.
" alt="Ký ức vui vẻ tập 21: MC Lại Văn Sâm đứng hình, Liz Kim Cương ôm ngực hoảng loạn ở Ký ức vui vẻ" />
- ·Nhận định, soi kèo Yadanarbon FC vs Dagon FC, 16h30 ngày 18/2: 3 điểm xa nhà
- ·Thiếu nữ ở nhà một mình lọt vào tầm ngắm của đôi 'ác ma'
- ·Chàng trai 22 tuổi làm lại căn nhà nhỏ xinh tặng mẹ
- ·Sau tiếng gõ cửa đêm tân hôn, tôi sốc khi biết sự thật về chồng
- ·Nhận định, soi kèo Le Havre vs Nice, 23h15 ngày 16/2: Chắc suất top 3
- ·Lợi nhuận của Hyundai tăng mạnh chưa từng có
- ·Cách làm gỏi dạ dày ngó sen lạ miệng đơn giản tại nhà
- ·Đấu giá biển số xe đẹp: Không nên coi đây là một loại hàng hoá
- ·Nhận định, soi kèo U20 Trung Quốc vs U20 Úc, 18h30 ngày 18/2: Cửa trên đáng tin
- ·Xe to đền xe bé, xe đúng đền xe sai: Lý giải của người trong cuộc