Gần đây, hãng Tata cũng bắt đầu gia nhập cuộc đua xe hơi năng lượng xanh bằng 2 mẫu ô tô chạy bằng pin điện là Tiago EV và Tigor EV. Trong đó, Tiago EV phiên bản cơ sở chỉ có giá 850.000 Ruppi (tương đương khoảng 235 triệu VNĐ), trở thành chiếc ô tô điện rẻ nhất tại Ấn Độ.
Dẫu vậy, ô tô Ấn Độ dù cho cực kỳ thành công ở thị trường nội địa nhưng khi ra thị trường quốc tế, hầu như là ngược lại. Vì sao lại có những sự phân biệt như vậy?
Đầu tiên, với giá bán rẻ, nhắm trực tiếp vào đa số người tiêu dùng có thu nhập thấp, nên các sản phẩm của Tatar rất ít ứng dụng những công nghệ hiện đại.
Thậm chí, tiêu biểu như mẫu xe Nano từng bán rất chạy ở Ấn Độ với giá chỉ từ 2.500 USD, trong đó bản cơ sở của xe không có điều hòa không khí, không có cửa sổ điện. Vì vậy, Tata Nano không đủ khả năng thẩm định mức độ an toàn và tiêu chuẩn để xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu cùng nhiều quốc gia khác.
Những chiếc xe quá rẻ như Tata Nano dù cho phù hợp với túi tiền của rất nhiều bộ phận thu nhập thấp và trung bình, nhưng nó lại bị cắt giảm các tính năng một cách quá cực đoan và thiếu an toàn nghiêm trọng. Khó có thể hình dung rằng đây là những mẫu xe hơi dân dụng của thế kỷ XXI.
Không một người tiêu dùng nào lại muốn giao tính mạng của cả gia đình lên một phương tiện không thể đảm bảo, không khéo “tiền mất, tật mang”. Vì vậy, dù cho có chỗ đứng và thành công ở thị trường nội địa “dễ tính”, song, Tatar lại không thể chinh phục các khách hàng quốc tế.
Một điểm quan trọng nữa đó chính là, các thiết kế ngoại thất của xe Tata thường không bắt mắt, thậm chí là nhanh lỗi thời và thiếu sự trau chuốt.
Trong những năm gần đây, hai đại diện là Nexon và Punch đã vớt vát lại một chút cho Tata với thiết kế ngoại thất sang trọng và hiện đại, khá giống với những mẫu SUV của các ông lớn trên thị trường xe hơi hiện nay.
Ngược lại, những mẫu xe dân dụng khác lại hướng tới sự gọn nhẹ, nhỏ và tiện lại có thiết kế không được “model”. Điều này bắt nguồn từ việc, người tiêu dùng Ấn rất thích những mẫu Mini car như Chevrolet Spark hay Hyundai i10. Khiến cho mẫu mã của các dòng Tata cực kỳ khó cực tranh.
Tại những thị trường tiêu biểu như Việt Nam, tâm lý mua ô tô phải mua một chiếc thật tốt đã ăn sâu vào tiềm thức của công chúng, bởi bên cạnh các công dụng thực tế, nó còn được coi là một vật “trang sức” ngoài thân. Do đó, họ sẽ hướng đến các mẫu xe đảm bảo chất lượng, có ngoại hình đẹp, hiện đại và nhiều tiện nghi, thậm chí là có “thương hiệu” một chút bất kể với cái giá cao hơn.
Trên thực tế, các mẫu xe Tata đã nghiên cứu rất kỹ thị hiếu của người dân Ấn Độ, trong khi không hướng tới các thị trường khác khó tính trên thế giới. Vì vậy, những sự không phù hợp và khác biệt về tư duy là điều hoàn toàn bình thường và không thể tránh khỏi.
Dẫu sao, Tata vẫn đã và đang làm tốt công việc của mình đó chính là phục vụ vô cùng hiệu quả cho thị trường nội địa. Đây cũng đã là một miếng mồi quá béo bở cho hãng xe hơi này chứ chưa cần nói tới việc xuất khẩu.
Hùng Dũng
Bạn có bình luận thế nào về câu chuyện ô tô Ấn Độ? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trước đó, cả gia đình dự định sẽ về nhà bố mẹ vợ nhân dịp Trung thu, thế nhưng vì cãi nhau, người vợ quyết định về một mình, để con cùng chồng ở lại thành phố.
Dù rất giận nhưng người chồng không biết làm thế nào, đành tự mình chăm sóc con. Cậu con trai khi tỉnh dậy không thấy mẹ liền gào khóc. Ông bố vốn ít chăm con nên phải rất vất vả mới dỗ được con nín. Anh phải đưa con đi giao hàng cùng mình. Sau đó, anh đưa con đến bảo tàng chơi.
Thấy con trai vui vẻ chơi, người bố nghĩ chuyện chăm con thật đơn giản. Anh cho rằng chỉ cần cho con ăn, đưa con đi chơi thì một ngày sẽ nhanh chóng trôi qua.
Thế nhưng khi bản thân đã quá mệt mỏi, chân tay đau nhức thì cậu con trai vẫn rất sung sức. Thậm chí con trai còn khóc đòi đi chơi công viên buổi tối. Nghĩ đến cảnh tượng mệt rũ người vẫn phải chiều theo ý con, người đàn ông chỉ biết gục đầu.
Trong khi đó, người vợ đang thảnh thơi ở nhà bố mẹ đẻ, không vướng bận chồng con. Buổi sáng, cô ngủ nướng thoải mái. Thay vì phải dậy chuẩn bị ăn sáng cho chồng con như mọi ngày, cô được bố mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng sẵn. Ở quê có cây nhãn rất to, cô có thể thoải mái hái quả trên cây. Vừa ăn nhãn, cô vừa vui vẻ nói chuyện với hàng xóm. Cảnh tượng ấy khiến cô cảm thấy tuổi thơ đang ùa về.
Sau bữa trưa, cô cùng chị gái và anh rể đi mua sắm. Không phải lo chăm con, người phụ nữ thoải mái vui chơi. Sau khi mua sắm, cả nhà vào nhà hàng ăn món mình thích, không phải lo về nhà nấu nướng. Không chỉ vậy, đến tối cô còn uống rượu vang và chơi game cùng bạn bè.
"Từ khi có gia đình, bận rộn con cái, tôi không còn có cảm giác được tự do và tự nuông chiều bản thân như vậy", người phụ nữ nói.
Trước đó, cô và chồng cãi nhau cũng không phải vì chuyện gì to tát. Người chồng cảm thấy mình kiếm tiền nuôi cả gia đình đã quá mệt mỏi nên mong vợ hiểu, không yêu cầu anh làm việc nhà hay chăm con. Người vợ lại cho rằng chồng coi thường mình, nghĩ rằng làm mọi việc trong nhà là đơn giản. Vì vậy cô mới nảy ra ý định bỏ chồng ở nhà chăm con vài ngày để anh hiểu được sự vất vả của vợ.
Hơn cả, ngoài việc nhà, người vợ vẫn phải đi làm, kiếm tiền. Dù thu nhập không cao bằng chồng nhưng cũng không quá thấp. Không có lý gì cô phải làm mọi việc nhà, chăm con mà vẫn phải kiếm tiền.
Chỉ là, cô không ngờ, sau đúng một ngày, anh chồng đã "khóc thét" vì phải làm việc nhà và chăm con.
Câu chuyện sau khi chia sẻ lên mạng xã hội nhận về nhiều ý kiến của cộng đồng mạng. Đa số đồng tình với cách làm của người vợ và cho rằng người chồng nên hiểu, chia sẻ việc nhà với vợ mình.
"Nếu không có vợ làm mọi việc, anh sẽ phải thuê giúp việc. Nhưng giúp việc thì sẽ không thể chăm con, chăm gia đình anh tốt bằng vợ anh. Hơn nữa, vợ anh cũng phải kiếm tiền. Vậy hà cớ gì lại bắt cô ấy làm mọi việc trong gia đình. Anh nên rút kinh nghiệm", một người bình luận.
Cuối cùng anh cũng nhận ra việc chăm con không đơn giản. Anh gọi điện mong vợ sớm quay về và hứa sẽ chăm sóc con, chia sẻ việc nhà với vợ.
Ngành y tế trong thời gian qua đã cố gắng giải quyết nhiều vấn đề: tình trạng quá tải, thái độ của nhân viên y tế với người dân, hiện trạng kỹ thuật trình độ... Nhưng vấn đề khó khăn nhất còn tồn tại, là nguồn nhân lực.
Tình hình đặc biệt khó khăn ở tuyến xã và huyện. Chính phủ đã có những chính sách tăng đãi ngộ, phụ cấp lên đến 70%, nhưng cũng không thể nào thu hút được bác sĩ giỏi về bệnh viện huyện.
Trong khi đó, y tế cơ sở chính là người gác cổng chăm sóc sức khỏe gần dân nhất. Nếu không xây dựng hệ thống y tế xã và huyện, chúng ta sẽ không phòng được các bệnh không lây nhiễm, như tim mạch, ung thư, tiểu đường... Tuổi thọ của người dân, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em tại các vùng sâu vùng xa, thậm chí ngay cả đồng bằng, và tầm vóc của người Việt Nam sẽ không phát triển, nếu không có chăm sóc sức khỏe ban đầu, không có y tế dự phòng.
Nhiều nước phát triển hơn Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng này. Từ năm 1972, Thái Lan đã có chế độ trả lương cao gấp 3-4 lần cho các bác sĩ về vùng sâu vùng xa. Nhưng sau hơn 40 năm triển khai, chương trình vẫn chưa thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nếu để các bác sĩ trẻ công tác suốt đời ở các vùng sâu vùng xa, họ sẽ không muốn về. Nhưng nếu chỉ xuống rồi về theo kiểu luân phiên một vài tuần hay một vài tháng, thì cũng không hiệu quả.
Chúng tôi phải tìm ra một phương cách mà trước tiên là đảm bảo quyền lợi cho các bác sĩ về vùng sâu vùng xa, nhưng sau đó, phải đặt ra nó như một nghĩa vụ. Đồng bào những vùng khó khăn chờ đợi lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ, và tinh thần “đâu cần thanh niên có”.
Bộ Y tế đã thiết kế chính sách để tạo ra nhiều quyền lợi cho các bác sĩ tình nguyện về huyện nghèo. Những sinh viên trường Y tốt nghiệp loại khá giỏi, có tinh thần xung phong, sẽ được cho đi học ngay chuyên khoa 1 với kinh phí của nhà nước, sẽ được nhận vào biên chế các bệnh viện trung ương hoặc tỉnh, trước khi thực hiện sứ mệnh tại vùng khó khăn. Ở đó, nam bác sĩ cam kết gắn bó với địa phương 3 năm, nữ bác sĩ sẽ công tác 2 năm, trước khi được trả về tuyến trên.
Nhưng cái được mà tôi cho rằng đáng kể nhất, mà họ hưởng, sẽ là việc được va chạm với thực tế. Ở nơi đó, các bạn được tiếp cận nhiều loại bệnh tật, tiếp nhận nhiều bệnh nhân khác nhau. Giữa vùng sâu vùng xa, ít bác sĩ, nhiều bệnh nhân, người dân trông chờ cả vào bạn. Các bạn có cơ hội được thực hành chuyên môn, kể cả vấn đề quản lý, điều hành, ứng xử với thực tiễn. Kể cả khó khăn lẫn thuận lợi. Máy móc trang thiết bị không có, người thầy cầm tay chỉ việc không có, thì các bạn phải sáng tạo để phục vụ. Thực tiễn vô cùng phong phú để các bạn trưởng thành.
Như vậy, đó mới là trường đại học lớn nhất, chuyên khoa lớn nhất mà một bác sĩ học được, chứ không phải chỉ có chuyên khoa 1, chuyên khoa 2.
Sau một thời gian thí điểm và đào tạo, tuần này, tại Bắc Hà, tôi đã có thể bàn giao bảy bác sĩ tình nguyện cho vùng khó khăn. Nhưng trên cả nước, còn 62 huyện nghèo, còn cần hàng trăm bác sĩ như thế. Và sẽ còn cần rất nhiều buổi bàn giao như thế này trên cả nước, để người dân có thể tiếp cận với y tế chất lượng ở tuyến xã, tuyến huyện.
Tham vọng của chúng tôi không chỉ dừng lại ở các bác sĩ trẻ. Để tăng cường y tế cơ sở, tôi nghĩ tới việc các bác sĩ tuyến trên phải về các vùng khó khăn, không chỉ vài tháng mà cả năm, luân phiên nhau.
Các bác sĩ nếu cả đời làm tuyến xã không thể giỏi được, họ phải được lên tuyến trên để học. Ngược lại, các bác sĩ tuyến trên cũng phải luân phiên để trạm y tế xã lúc nào cũng có bác sĩ giỏi xuống làm việc.
Chúng ta sẽ chỉ có các bác sĩ về vùng khó khăn, nếu kết hợp đủ cả 3 yếu tố: sự đãi ngộ, khuyến khích tinh thần cống hiến, và cuối cùng, là đòi hỏi về nghĩa vụ.
Việc này nên phải được thực hiện như một nghĩa vụ của các bác sĩ - ngay cả những người đã nhiều tuổi, đã có vị thế tại các bệnh viện tuyến trên. Đây là nghĩa vụ mà đất nước, chứ không phải Bộ Y tế, đặt lên vai những người thầy thuốc. Các bệnh viện tuyến trên sẽ luôn quá tải nếu người dân không tin tưởng vào y tế xã. Sức khỏe của 100 triệu người sẽ không thể được cải thiện nếu không tăng cường y tế cơ sở.
Đó tất nhiên là một tham vọng, sẽ cần thêm thời gian để thiết kế cả chương trình để áp dụng hiệu quả. Nhưng tôi không ngại chia sẻ nó, như một lời kêu gọi cho các đồng nghiệp. Sự khó khăn của ngành, và sức khỏe toàn dân, còn cần rất nhiều tinh thần tình nguyện phục vụ.
Nếu có một đòi hỏi như thế ở thời tôi còn trẻ, chắc chắn tôi sẽ xung phong.
Nguyễn Thị Kim Tiến
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Nghĩa vụ bác sĩ