Theo đó, một nhà phát triển Tornado Cash, 29 tuổi đã bị cơ quan Điều tra Thông tin tài chính Hà Lan bắt giữ với cáo buộc “tham gia vào việc che giấu dòng tiền phạm pháp và tạo điều kiện cho rửa tiền”.
Nhà chức trách cũng không loại trừ khả năng tiếp tục bắt giữ thêm nhiều người khác và đã mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào Tornado Cash từ tháng 6 vừa qua.
Vụ bắt giữ đã dấy lên hồi chuông báo động và phản đối trong cộng đồng tiền mã hoá, vì nó cho thấy bất kỳ ai có đóng góp vào sự phát triển của dịch vụ Tornado Cash cũng có thể lọt vào tầm ngắm của cơ quan chức năng.
Một số người cho rằng vụ bắt giữ là “một cuộc tấn công vào quyền riêng tư”. Coin Center, tổ chức ủng hộ tiền mã hoá phi lợi nhuận, khẳng định các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tornado Cash đã đi quá xa, đồng nghĩa với “lệnh cấm người Mỹ sử dụng một công cụ phần mềm mở”.
Tuy nhiên, theo lập luận của cơ quan chức năng Mỹ, dịch vụ ẩn danh phi tập trung này đã “phớt lờ” các hoạt động bất hợp pháp xảy ra trên nền tảng. Chainanalysis, dịch vụ theo dõi blockchain cho hay: “Số tiền điện tử bị đánh cắp đang nhiều hơn bao giờ hết và trong hầu hết các vụ hack mà công ty nắm được trong năm nay, tài sản đều được chuyển một phần tới Tornado Cash”.
Do đó, Bộ Tài chính đã ban hành lệnh cấm toàn diện với dịch vụ này, cũng như các hệ thống tài chính và công ty công nghệ cung cấp dịch vụ cho Tornado Cash.
Vinh Ngô(Theo PCMag)
" alt=""/>Nhà phát triển Tornado Cash bị bắt khiến cộng đồng crypto dậy sóng“Tôi may mắn được cố nghệ sĩ Kim Ngọc nâng đỡ và dẫn vào sân khấu Trống Đồng, 126, sở thú để đi hát. Khi đó tôi chỉ hát lại nhạc của nghệ sĩ khác như anh Quang Linh, anh Đàm Vĩnh Hưng. Rồi tôi nghĩ nếu hát như vậy thì cả đời chỉ là cái bóng của các anh. Sau đó, tôi may mắn được mẹ nuôi của anh Hoài Linh cho mượn 2000 USD để đầu tư cho sản phẩm riêng. Mình không có tiền để mua bài nên mới tự sáng tác”, nam nghệ sĩ nhớ lại.
Sau khi kết thúc mối tình 10 năm với DJ Chích Chòe và có 1 con trai, anh xây dựng tổ ấm mới với Thuỳ Uyên (sinh năm 1998) - hiện là trợ lý của anh và đã có 1 trai, 1 gái sau 2 năm kết hôn.
Thuỳ Uyên cho biết gặp nam ca sĩ khi chỉ mới 22 tuổi và không biết Lương Gia Huy là ai. Khi biết anh là nghệ sĩ, cô âm thầm ngưỡng mộ và thành đôi sau vài lần nhắn tin làm quen. Cặp đôi đã nỗ lực để gia đình Thuỳ Uyên chấp nhận Lương Gia Huy vì quá khứ của nam ca sĩ và chuyện chênh lệch tuổi tác.
Lương Gia Huy mồ côi mẹ từ nhỏ nên hiểu được những tâm sự, mặc cảm của đứa trẻ lớn lên thiếu mẹ ruột. Việc này để lại cho anh nhiều áy náy với con trai Jacky. Anh nỗ lực để bà xã và con trai lớn gần gũi, tình cảm hơn mỗi ngày
“Chia tay nhau rất dễ nhưng nỗi đau đó lại để lại cho con. Con chỉ có hai sự lựa chọn: mẹ và cha dượng, ba và mẹ kế. Tôi mất mẹ năm 9 tuổi và ở với mẹ kế, tôi hiểu cảm giác đó. Bố thì không được tâm lý, hay mắng chửi làm tôi tủi thân. Lúc đó, tôi ôm cậu em không may bị tàn tật ra mộ mẹ khóc, nói: ‘Mẹ ơi mẹ, con sợ ma lắm, nhưng mẹ hiện lên đi cho con hửi mẹ một cái để đỡ nhớ mẹ’.
Lớn rồi mà nhiều lúc say, tôi vẫn nói câu đó. Tôi nói với bà xã đừng bao giờ để xảy ra trường hợp bắt tôi phải chọn giữa vợ và con, con mãi trong lòng tôi. Tôi đã gây cho con khổ rồi, phải bù đắp lại rất nhiều” - Giọng ca “Em có hiểu lòng anh” trải lòng. Tuy nhiên, khó tránh khỏi những mâu thuẫn nhỏ nên anh tìm cách đứng ra giải quyết.
“Một chuyện tế nhị đó là nhiều khi con tủi thân, chưa hiểu được cô Uyên tôi cũng nhẹ nhàng nói chuyện: ‘Con cũng phải học cách nhẹ nhàng. Cô Uyên chưa bao giờ đánh mắng hay nói câu nào nặng với con, nhưng bắt cô Uyên phải thương con 10 phần như các em rất khó, thương 6 - 7 phần thôi là bố vui rồi’.
Tôi cũng phải tâm lý cho cả Uyên nữa: ‘Em đi mua gì cũng nên mua đều cho 3 đứa, làm gì cũng hài hoà. Em không có công sinh ra con, nhưng có công dưỡng một đứa trẻ lớn lên sẽ biết hết’. Tôi rất mong bà xã sẽ là người vợ chu đáo, người mẹ thương yêu các con”, nam ca sĩ chia sẻ.
Thuỳ Uyên - bà xã Lương Gia Huy - cho biết niềm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ giúp cô quên đi việc kết hôn và có con sớm có phần tủi thân. Với Jacky, cô chia sẻ: “Tôi biết con thiếu mẹ nên bản thân cũng cố gắng sao cho con không thấy tủi thân. Tuy nhiên chưa phải hoàn hảo mà cần cố gắng thêm rất nhiều. Cũng có lúc tôi nóng tính la con, nhưng rồi tôi cũng ra xin lỗi con”.
Sau nhiều thăng trầm, Lương Gia Huy nghiệm ra: “Một người bay nhảy bao nhiêu đi chăng nữa cũng phải đến lúc dừng. Tôi đã đổ vỡ một lần rồi không lẽ lại xảy ra lần nữa. Tôi đã làm cho một đứa con buồn rồi, không muốn làm cho hai đứa nhỏ sau buồn nữa”. Từ một người tay ngang bén duyên với nghệ thuật, Lương Gia Huy đến nay đã có một sự thành công nhất định trong cả sự nghiệp lẫn hôn nhân gia đình.
Bảo Đạt
" alt=""/>'Vua nhạc sàn' Lương Gia Huy tiết lộ hôn nhân với vợ kém 20 tuổi sau đổ vỡTôi cảm thấy sợ hãi
Năm ngoái, khi xem clip một học sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị những người bạn cùng lớp, tôi rất sốc. Tôi bị ám ảnh khi hình ảnh một học sinh nữ ngồi im, chống chọi lại 7 học sinh khác đang cầm ghế phang vào đầu em.
Hôm qua, một nam học sinh lớp 7 ở Hải Dương lại bị một nhóm bạn túm tóc, dùng dép tát vào mặt và đạp thẳng chân vào đầu. Thậm chí nhóm bạn còn bắt em quỳ xuống, vái lạy để xin lỗi và tè bậy trước mặt em. Mặc dù em đã khóc lóc, van xin nhưng nhóm bạn vẫn không dừng lại.
![]() |
Đây không phải là vụ bạo lực học đường duy nhất trong thời gian gần đây. Những clip đánh hội đồng bạn xuất hiện trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Chưa kể ở tuổi này, các em không chỉ đánh nhau mà còn yêu đương, quan hệ tình dục, phá thai…
Tôi không dám nói, mình đã chai lỳ cảm xúc khi sự việc lặp tới lặp lui mà không có hướng giải quyết. Tôi chỉ buồn và sợ cái buồn này đến một lúc sẽ thấy là bình thường thì nguy hiểm hơn. Đó là sự vô cảm. Tôi cũng thấy bất lực trước những hình ảnh này.
Chúng tôi đang dạy chữ nhiều hơn dạy người
Câu hỏi đầu tiên về bạo lực học đường là do nguyên nhân nào. Tất nhiên, không thể thiếu các yếu tố như game online, gia đình thiếu quan tâm, những hình ảnh trên mạng khiến các em bắt chước nhau…
Năm ngoái, ở lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh đi học mang theo một thanh sắt bên người. Giám thị nhà trường phát hiện ra và báo cho tôi. Khi tìm hiểu thì được biết em bị một bạn ở ngoài trường dọa dẫm. Bạn ấy kéo theo mấy bạn khác nói sẽ đánh em. Em sợ nên “thủ” theo một thanh sắt đề phòng. Tôi khuyên em đừng hận thù, đánh nhau và em nghe lời. Nhưng bất ngờ hai tuần sau đó em lên gặp tôi với một bịch quần áo trên tay. Em bảo “Thầy ơi, đây là quần áo của em đi học. Nói thiệt với thầy, em nghe lời thầy nên không quậy phá. Nhưng bây giờ vào lớp em cũng không hiểu bài. Bị đúp lớp thì tốn tiền cha mẹ. Để em đi làm kiếm tiền cho mẹ”. Nhìn em, tôi bật khóc. Tôi có thể uốn nắn em về mặt đạo đức, nhưng hơn mười môn học còn lại thì sao. Em muốn học nhưng học không được. Đây là một bi kịch !
![]() |
Một sự thật đang diễn ra ở các lớp học hiện nay, khi bị mất căn bản, không hiểu bài, học sinh sẽ bị thầy cô mắng. Về nhà thấy điểm con bị thấp phụ huynh cũng la mắng. Bạn bè học giỏi không chơi chung. Điều này đang vô hình đẩy những em cùng cảnh ngộ chơi với nhau. Khi các em sa sút, nếu có băng nhóm sẽ càng quậy phá hơn
Giá như chương trình hiện nay nhẹ đi một chút. Các em học hiểu một chút, hôm trước được 2-3 điểm thì hôm sau lên 5-6 điểm, thầy cô, bố mẹ khuyến khích, bạn bè chơi chung. Mỗi ngày đến trường đúng nghĩa là là một ngày vui.
Ngày xưa, một trong những yêu cầu bắt buộc của giáo viên chủ nhiệm là phải đi thực tế tới nhà học sinh. Hiện nay, chúng tôi cũng muốn làm vậy. Ngoài giờ học có thể tới nhà các em, thấu hiểu hoàn cảnh các em, tình cảm thầy trò thêm gắn bó.
Sau những bài giảng chúng tôi muốn thời gian còn lại sẽ dành cho các em. Nhưng ngoài thời gian lên lớp, là hồ sơ, sổ sách, họp hành, sáng kiến, phấn đấu, thi đua…chưa kể là cơm áo, gạo, tiền cho gia đình. Chúng tôi đang phải dạy chữ nhiều hơn dạy người.
Làm thế nào để đưa học trò tránh xa bạo lực
Khi lớp tôi chủ nhiệm có một số bạn đánh nhau ngoài đường. Hôm sau vào lớp tôi quyết định giảng bài học Yêu thương con người . Tôi dán lên bảng hình ba con chim. Hình đầu tiên vẽ một con chim bị thương rơi xuống đất. Hình thứ hai vẽ một con chim khác bay tới con chim bị thương. Hình thứ ba,con chim bay tới kêu đồng loại giúp đỡ nhưng không được, cuối cùng nó dang đôi cánh ôm lấy xác chết của bạn.
Tôi đã nói với các em “chim là loài vật nhưng biết yêu thương bạn, tại sao con người có trái tim, khối óc nhưng không biết yêu thương bạn”. Có học sinh biết rằng thầy đang dùng hình ảnh để nói điều gì. Còn học sinh đánh bạn hôm trước thì phát biểu “con chim thương bạn vì bạn sống tốt với nó. Còn bạn em không sống tốt với em tại sao em phải tốt với bạn”.
Những clip học sinh đánh nhau ở trên mạng tôi không không ngần ngại mở cho cả lớp cùng xem, vì chắc chắn không cho các em cũng lên mạng xem. Chỉ còn cách đối diện trực tiếp. Nhiều câu hỏi lại được đưa ra thảo luận như tại sao khi bị bạn đánh không chạy; chạy thoát hay để bị đánh tới chết; Tại sao không về báo với bố mẹ; Không mách bố mẹ có bị đánh tiếp không…
Tôi cho rằng đó là một kĩ năng của bất kì giáo viên nào khi đứng vào trường hợp của mình. Tôi không phủ nhận giáo viên dạy Giáo dục công dân thì sẽ dễ diễn đạt hơn, nhưng qua những bài giảng tôi muốn “tỉ tê” với các em nhiều hơn.
Với các bậc phụ huynh, không xúi con đánh bạn nhưng phải dạy con cách tự vệ đó là tìm cách thoát. Không nên im lặng và có chăng việc phạt, đuổi học, đình chỉ các em đánh nhau đã giải quyết hết vấn đề.
Ai là hình mẫu cho các em
Cách đây khá lâu, một học sinh nữ tâm sự với tôi rằng, hằng ngày em ăn cơm ngon, có đồ trang sức đắt tiền, có quần áo tốt nhưng em muốn đánh đổi tất cả để có được bữa cơm tràn ngập tiếng cười. Em bảo, thầy giảng bài mẹ nào cũng thương con, nhưng sao mẹ em lại bỏ em, hay cả chuyện tuần sau ba mẹ ra tòa li hôn, em nên đi theo ai.
Tôi không phủ nhận nhiều phụ huynh là lá chắn cho những việc làm sai của con. Nhưng có phụ huynh dường không biết con đang làm gì. Tức là không quan tâm tới con. Có những học sinh trước mặt bố mẹ rất ngoan, không biết hút thuốc nhưng ra đường lại hút thuốc, đánh nhau, ăn cắp…
Mấy hôm nay, thông tin về cô giáo làm xước má học sinh; Thầy giáo đánh học trò bầm mông dù ít nhiều đã trở thành tấm gương xấu cho học trò. Nhiều em đã hỏi tôi tại sao giáo viên lại như vậy. Tôi không phủ nhận đồng nghiệp của mình sai, nhưng tôi cũng nhìn thầy đồng nghiệp mình đang chịu áp lực về thành tích, công việc…
Tôi cho rằng, câu nói “thương cho roi cho vọt” vẫn còn giá trị. Nhưng giá trị ở chỗ khi thầy phạt học trò bằng roi, phải làm sao để học trò thấy được tâm của người thầy. Thầy đánh trò, trò chưa đau mà thầy là người đau trước tiên.
Lê Huyền (ghi theo lời kể của một giáo viên THCS ở Quận 3, TP.HCM)