

Sài Gòn sẽ trở nên sinh động hơn qua góc nhìn của những người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh.
Ở chợ, sân bay hay ở nước ngoài, tôi liên tục gặp các mẹ trẻ Việt Nam nói với con bằng giọng vút lên, đôi mắt trợn tròn, ngón tay chỉ thẳng mặt con. Cách nói với con như với quân thù, liên tục trách móc, lên án, dọa nạt. Sao thời nay rồi vẫn còn những bà mẹ như thế?...".
Chia sẻ của thầy Quang nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và gợi ra nhiều vấn đề đáng bàn. Báo VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với anh về chủ đề này.
Vì sao chúng ta phải tránh quát tháo, cao giọng với con trẻ? Lý do trước tiên là điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính chúng ta. Khi cha mẹ quát tháo hay bực tức với trẻ, chính bản thân cha mẹ sẽ chịu hậu quả trước (ảnh hưởng đến cảm xúc, công việc, sức khỏe và các mối quan hệ khác).
Thứ hai, một đứa trẻ bị quát tháo, bị tiếp nhận cảm xúc tiêu cực từ ngày này sang ngày khác sẽ cảm thấy giá trị bản thân thấp, lòng tự tôn cũng bị giảm sút. Trẻ sẽ không nhận thức được giá trị bản thân và không được tôn trọng cũng như tôn trọng người khác, rất khó để phát triển tích cực.
Lý do thứ ba, những hành vi này của cha mẹ có tính luân hồi. Khi đứa trẻ lớn lên và trở thành bố mẹ, ký ức đó sẽ lặp lại với các con của chúng một cách tự nhiên. Khi trẻ trưởng thành và đi làm, chúng cũng sẽ cư xử theo cách mà chúng đã từng được cư xử với mọi người xung quanh.
Cách thay đổi sâu sắc nhất: Làm cho trẻ hiểu
Sẽ có những ý kiến phản biện tôi rằng dù biết những hệ quả của việc quát, mắng trẻ nhưng cha mẹ vẫn phải chấp nhận để trẻ biết con đang phạm lỗi và cần phải thay đổi.
Tuy nhiên, theo tôi, có nhiều cách để giúp một đứa trẻ thay đổi - con đường an toàn và bền vững nhất chính là làm cho con hiểu.
Với trẻ em, chúng ta cần xác định rõ rằng mọi hành động, biện pháp của cha mẹ phải dựa trên nền tảng của sự yêu thương. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ phía cha mẹ, sự thay đổi ấy mới thực sự xảy ra. Còn không, đó chỉ là thay đổi hình thức, không phải thay đổi tận gốc.
Trẻ sợ cha mẹ đánh mắng, dọa nạt, quát tháo nên phải thay đổi trước mặt cha mẹ, còn đằng sau thì khác. Hoặc trẻ luôn phải cố gắng thay đổi nhưng không hiểu vì sao phải thay đổi, những đứa trẻ ấy cũng không hạnh phúc.
Hãy làm cho trẻ hiểu bằng cách trò chuyện với con. Nếu cái gì vượt sức hiểu của con, chúng ta phải kiên trì chờ đợi đến lúc nào trẻ đủ khả năng hiểu. Trong lúc con chưa thể hiểu được, chúng ta phải tạo điều kiện cho con trải nghiệm thực tế để con hiểu dần dần.
Ngoài ra, sự thay đổi nhờ khen thưởng, cổ vũ cũng không phải là thay đổi bền vững, không phải thay đổi từ bên trong. Lúc ấy, trẻ chỉ thay đổi vì thích phần thưởng, thích khen, thích cổ vũ. Nhưng khi món quà ấy, lời khen ngợi dần trở nên không còn hứng thú, trẻ lại quay lại như ban đầu. Vì thế tặng quà, cổ vũ hay khen thưởng cũng không tạo ra sự thay đổi sâu sắc ở một đứa trẻ.
Một số người sẽ phản biện rằng nếu không khen, không chê, không quát mắng, không thưởng làm sao dạy được con? Và rõ ràng là mỗi khi người lớn quát mắng, cao giọng với con trẻ đều mang lại hiệu quả hơn.
Tôi đồng ý rằng rất nhiều người đã thay đổi nhờ bố mẹ quát tháo, phạt, đánh mắng nhưng người con ấy sẽ không có một thứ khó có thể mua được, đó là tuổi thơ hạnh phúc. Tất nhiên, dù có cố gắng đến mấy chúng ta vẫn có nguy cơ làm cho đứa trẻ tổn thương vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời bởi vì chẳng có ai hoàn hảo và cuộc sống thì rất phức tạp.
Chẳng cha mẹ hay thầy cô nào có thể như một vị Phật được. Cũng có lúc chúng ta không thể kiềm chế hoặc cố gắng kiềm chế nhưng không thành công. Nhưng nếu cha mẹ và thầy cô có ý thức tránh làm tổn thương con, chúng ta sẽ làm giảm được những vết sẹo trong tuổi thơ của con trẻ.
Các bước giao tiếp hiệu quả với con
Vậy làm thế nào để tránh việc gây cho trẻ những tổn thương về mặt ngôn từ và thái độ? Theo tôi, cần có những nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ. Đầu tiên là chúng ta phải làm bạn thân với trẻ để tạo ra đủ niềm tin và tình yêu.
Nếu cha mẹ không trở thành bạn, trẻ sẽ sống với cha mẹ bằng nhiều bộ mặt khác nhau. Như vậy, mối quan hệ không dựa trên niềm tin, sự trung thực, sẽ dẫn đến sự không bền vững. Trẻ chỉ cần mất lòng tin vào cha mẹ một lần sẽ rất khó để xây dựng lại.
Nếu đã là bạn của nhau sẽ không có chuyện dọa, đánh, quát nhau hay treo phần thưởng. Tình bạn trước tiên phải dựa trên sự chân thành. Ngoài ra, bản thân tôi luôn tuân theo một số bước như sau để tránh quát tháo, đe dọa và cao giọng với trẻ.
Đầu tiên, khi cha mẹ phát hiện ra điều gì đó không đồng thuận với con, ví dụ như con đánh vỡ bát đĩa, không chịu ăn rau, không chịu học bài… trước tiên hãy ghi nhận và gọi tên ra điều mà mình không hài lòng với con và muốn con thay đổi.
Nhiều người không gọi tên được vấn đề ra, mà nói chuyện, mắng mỏ con rất chung chung. Thậm chí có cha mẹ còn khái quát luôn là: "Con hư lắm!" chứ không chỉ ra chính xác điều đó là gì. Nói chung chung sẽ khiến trẻ không nể phục cha mẹ.
Bước thứ hai, bố mẹ phải "hít thở ba lần, uốn lưỡi bảy lần" trước khi nói chuyện với con. Chúng ta phải kiểm soát sự tức giận, sau đó kiên nhẫn chờ đợi thời điểm phù hợp để nói chuyện với con. Cha mẹ cũng nên nghe con phản biện, ghi nhận và lắng nghe bằng cái tâm từ bi, không phán xét.
Bước thứ ba là thỏa thuận với con, tiến đến sự thống nhất hành động để thay đổi giữa 2 bên. Thỏa thuận là con cũng phải đạt được điều con mong muốn chứ không phải ép con thực hiện việc cha mẹ mong muốn.
Bước thứ tư, chúng ta cần theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện thỏa thuận với con để biến sự thay đổi ấy của con thành thói quen. Tất cả thói quen tốt sẽ tạo thành phẩm chất đạo đức tốt. Như vậy, trong 4 bước này chúng ta không cần tới dọa nạt, vũ lực hay cổ vũ khen thưởng; chỉ cần nói chuyện, lắng nghe và cùng thay đổi hành động với con.
Tôi từng đi các tỉnh quan sát các ông bố bà mẹ dạy con, nói chuyện với con, tôi thấy rất xót xa cho những đứa trẻ được đối xử thiếu tôn trọng. Tôi nghĩ rất cần những khóa học làm cha mẹ.
Mặc dù không phải tất cả người đã học đều làm được việc không quát mắng, dọa nạt con trẻ nhưng sự thay đổi về nhận thức là rất quan trọng.
">Suốt 19 năm qua, sự kiện BritCham Fun Run đã thu hút hơn 100.000 người tham dự, gây quỹ hơn 10 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các dự án từ thiện tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, phòng chống thiên tai… Chương trình năm nay có sự hiện diện của Đại sứ Anh quốc tại Việt Nam Gareth Ward, ca sĩ Mỹ Linh, hoa hậu Mai Phương Thúy, cùng hơn 5.000 người đăng ký tham gia.
Ông Paul Nguyễn, TGĐ Aviva Việt Nam chia sẻ: “Bản thân tôi là người đam mê thể thao nên luôn khuyến khích đồng nghiệp và gia đình tham gia các hoạt động rèn luyện bổ ích. Xin cảm ơn Hiệp hội các Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam đã tổ chức một chương trình đặc biệt, không chỉ khích lệ tinh thần thể dục thể thao mà còn đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội. Aviva Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng sự kiện ý nghĩa này”.
![]() |
Aviva là tập đoàn bảo hiểm đến từ Anh quốc với hơn 320 năm kinh nghiệm hoạt động tại các thị trường châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Aviva đang hợp tác chiến lược với Ngân hàng VietinBank nhằm phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Aviva Việt Nam hiện là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm quy năm đạt 66% trong năm 2019. Tính đến tháng 11/2020, công ty đã ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm quy năm đạt mức 1.000 tỷ đồng và đang hướng tới hoàn thành mục tiêu kinh doanh cả năm.
Thế Định
">Khi nghe anh nói sẽ từ bỏ công việc giáo viên ổn định để đi học tiếng Anh về làm du lịch, cha anh phản đối kịch liệt. “Con muốn đi theo con đường con chọn…”, câu nói của anh chưa kịp dứt, cha anh ném cái cốc, vỡ toang. Một cuộc tranh cãi dữ dội khiến mẹ anh phải từ trong nhà lao ra can ngăn.
Sùng Mí Phìn bên ngôi nhà của mình ở xã Sà Phìn, Đồng Văn |
Sáng sớm hôm sau, khi những dải núi đá còn chìm trong sương, mẹ của Sùng Mí Phìn lục đục dậy nấu nồi cám lợn, chàng trai sinh năm 1992 khoác chiếc balo bước ra cửa. Mẹ anh lập cập chạy theo, gọi: “Cầm ít tiền, không lấy gì mà ăn?”.
Mặc cho mẹ đuổi theo, anh đi nhanh ra phía cửa. Chàng trai người H’Mông lên đường tìm cách khởi nghiệp với 500 nghìn đồng trong túi…
Thầy giáo mơ ước làm du lịch
“Sinh ra, lớn lên trong cái nghèo. Tôi nhìn xung quanh, đâu cũng chỉ có đá và đá”, Sùng Mí Phìn nói về tuổi thơ của mình. Cha của anh là một cán bộ xã, em gái anh cũng là giáo viên vì vậy cả gia đình đều mong anh - sẽ có công việc ổn định.
Sùng Mí phìn theo học một trường cao đẳng sư phạm tại Hà Nội vào năm 2015. Năm 2018 ra trường, anh theo nghiệp gõ đầu trẻ ở một điểm trường quê nhà.
![]() |
Anh chàng (cầm khèn) bên một nhóm khách nước ngoài. |
Đi làm 2 tháng, Sùng Mí Phìn cảm thấy cuộc sống gò bó, nhàm chán. Anh nhận thấy mình yêu thích các hoạt động du lịch bởi những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Hà Giang rất đông.
Sùng Mí Phìn khao khát dựng một homestay theo ý mình nhưng anh hiểu, không có Tiếng Anh thì không thể làm nên chuyện.
Cuối 2018, Sùng Mí Phìn quyết định đến SaPa - nơi rất nhiều người H’Mông thành thạo tiếng Anh, để học ngoại ngữ. Biết bố mẹ sẽ phản đối nên đêm trước ngày lên đường, anh mới thông báo. Trong sự giận dữ của gia đình, chàng trai H’Mông vẫn ra đi.
8h tối, anh có mặt ở thị trấn SaPa. Với 500 nghìn trong tay, anh ăn 1 bát phở sau ngày dài nhịn đói. Tối đó, Sùng Mí Phìn tìm nhà nghỉ để ngủ với giá 150 nghìn/đêm. Số tiền còn lại không nhiều, anh phải nhanh chóng tìm lớp học.
Qua Youtube, anh biết đến một trung tâm đào tạo tiếng Anh cho người H’Mông có đam mê làm du lịch ở SaPa. Anh liên hệ và may mắn sau khi nghe câu chuyện của anh, người chủ trung tâm đã miễn phí cho anh toàn bộ khóa học.
Khi Sùng Mí Phìn vào lớp mới biết những người ở đây đã học tiếng Anh được 1 năm.
“Buổi đầu tiên, cô giáo gọi Phìn lên giới thiệu tên tuổi bằng tiếng Anh. Phìn chẳng biết gì, nói vụng về, cả lớp cười nghiêng ngả. Mình từng là giáo viên, cũng lên lớp mà giờ có mỗi tên, tuổi cũng không nói được, Phìn vô cùng tự ái. Buổi thứ 2 cũng không khá hơn là bao”. Anh gặp người quản lý xin nghỉ, định về Hà Giang luôn trong đêm.
![]() |
![]() |
![]() |
Khách du lịch sẽ được lên nương, vào núi lấy nước, ăn cơm, sinh hoạt như một người bản địa |
Nhưng buổi nói chuyện với người quản lý đã thay đổi quyết định của Sùng Mí Phìn. Chị nói: “Ở Hà Giang, du lịch phát triển nhanh quá, người dân bản địa không thích ứng được. Muốn làm du lịch chuyên nghiệp mình phải học từ bây giờ. Em là người trẻ, em phải học để đánh thức tư duy cho cả cộng đồng.
Em về quê cũng có thể có công việc nhưng em chỉ như thế thôi. Nếu em ở lại học, em còn có thể giúp được người khác. Điều này quan trọng hơn nhiều”.
Sùng Mí Phìn từ bỏ hẳn ý định nghỉ giữa chừng. Vừa học, anh vừa xin đi làm các công việc như bồi bàn, dọn phòng, lễ tân… để có thêm chi phí và hiểu biết về du lịch. Năm 2019, Sùng Mí Phìn tạm biệt SaPa về với cao nguyên đá, bắt tay làm du lịch theo cách anh mong muốn.
Homestay ‘lạ’ trên cao nguyên
“Thay vì những căn phòng lịch sự, hiện đại theo thiết kế Hàn Quốc, tôi muốn đưa yếu tố bản địa, văn hóa địa phương vào homestay của mình ở xã Sà Phìn, Đồng Văn”.
Khi nghe từ “homestay”, cha mẹ anh ngơ ngác. Anh xin cha mẹ gian bếp để làm nhưng mẹ anh lắc đầu. Bà nói: “Bếp phải để đựng ngô”. Anh xây một cái bếp phía ngoài để “bù” cho bà.
Căn bếp cũ của gia đình giúp Sùng Mí Phìn đặt được 4 giường cho khách. Anh đăng ký homestay của mình lên mạng. Thời gian này, chưa có khách nên anh phải đi dẫn tour ở ngoài để kiếm thêm thu nhập.
![]() |
Sùng Mí Phìn và Tẩn Thị Su, người sáng lập Dự án SaPa O'Châu. Tẩn Thị Su cũng là người giúp Phìn học tiếng Anh miễn phí. |
Một ngày, đang đi tour, mẹ anh hốt hoảng gọi điện: “Mày đang ở đâu? Bọn Tây cứ tìm đến nhà, bố mẹ biết làm thế nào? Sao nay nhà lại toàn người Tây thế?”. Anh biết mình đã thành công. Sùng Mí Phìn nhờ bạn làm nốt việc, phóng như bay về nhà.
Sùng Mí Phìn bắt tay vào nấu cơm đãi khách. Không kịp đi chợ, sẵn rau trong vườn, họ có gì ăn nấy.
Anh còn nhờ luôn khách vào bếp cùng mình. “Tôi cứ để họ được tự do, được sống thật như đang ở nhà của mình”, anh nói. Vì vậy, khách Tây đến nhà anh cũng tham gia quét nhà, hái cỏ cho bò, lên các khe đá lấy nước về…
“Ban đầu, chỉ vì nhà ít người nên tôi nhờ khách cùng làm với mình không ngờ họ lại thích việc đó. Về thị trấn Đồng Văn, họ kể cho nhau nghe: “Trên xã Sà Phìn có cái homestay lạ lắm”, anh nói thêm.
“Đây mới đúng là cuộc sống người H’Mông trên vùng cao nguyên đá - khó khăn nhưng vui vẻ, hạnh phúc”, một vị khách khác nói. Khách đông hơn, mỗi tháng gia đình anh đón khoảng 60 người với giá 250 nghìn/ngày.
Bố mẹ anh cũng thôi không còn phản đối con trai. “Ngày trước, mẹ tôi đi cắt cỏ mỗi ngày chỉ được 5 bó. Nay có khách đi cùng, mỗi ngày bà có được 20 bó cỏ lại còn có người mang giúp về tận nhà”, anh kể.
![]() |
Anh quay video, tạo các diễn đàn... để chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch với người dân địa phương, giúp họ có công việc, thu nhập từ việc khai thác vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa của đất và người Hà Giang. |
Khách đến nhà Sùng Mí Phìn là người Nhật, Trung Quốc, Mỹ… Anh ấn tượng nhất với 2 cô gái Mỹ từng ở lại nhà anh để đón Tết của người H’Mông.
Các cô gái cùng vào bếp làm cơm, gói bánh… để đón năm mới. Họ còn tự tay dán miếng vải đỏ lên cửa nhà Sùng Mí Phìn. “Người H’Mông quan niệm, dán miếng vải này phải là những khách xa lạ và ở thật xa càng đem lại may mắn cho gia chủ”, anh nói.
Ngoài phát triển homestay, 9X ở Hà Giang cũng muốn người dân quê anh được sống trong môi trường du lịch, có công ăn việc làm. Anh lập các nhóm làm diễn đàn và dựng các video để truyền tải cách làm du lịch chuyên nghiệp cho người dân học hỏi.
“Dù làm gì, cách nào, đích đến của tôi vẫn là đem được văn hóa bản địa, cái nét riêng của Hà Giang để giới thiệu cho du khách”, anh khẳng định.
Với những nỗ lực của mình, tháng 11 vừa qua, dự án “Phát triển du lịch bền vững” của Sùng Mí Phìn đạt giải Nhì cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc” năm 2020.">