Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc… Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến viêm gan do thuốc, hóa chất từ môi trường độc hại, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan, trong đó viêm gan do thuốc là một vấn đề khá phổ biến, với tỷ lệ lên đến 10% trong các phản ứng phụ do thuốc gây ra. Hầu hết các thuốc đều được chuyển hoá tại gan; sau đó sẽ được bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Chính vì vậy, nếu gan bị suy, chức năng chuyển hoá, giải độc và bài tiết các thuốc cũng bị ảnh hưởng. Sự tích tụ thuốc do không được chuyển hoá và giải độc có thể gây ngộ độc thuốc và có khi tấn công vào gan gây viêm gan do thuốc.
Với tình hình bệnh tật ngày càng gặp nhiều, đặc biệt là các bệnh chuyển hóa do lối sống, ăn uống như tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, mỡ máu cao, … và dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, việc sử dụng thuốc trở nên nặng nề hơn, thường xuyên hơn trong người dân, cộng với thói quen tự ý mua thuốc, dùng thuốc tại Việt Nam làm cho viêm gan do thuốc rất khó hạn chế.
Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm gan. Với những người thường uống nhiều rượu, nghiện rượu thì có nguy cơ rất cao là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Những bệnh trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc xuất hiện dần theo thời gian.
Nhu cầu dự phòng và bảo vệ gan ngày một tăng
Không chỉ những bệnh nhân mắc bệnh gan mà cả những người khỏe mạnh, thỉnh thoảng vẫn gặp các dấu hiệu của suy giảm chức năng gan như phụ nữ bị sạm da, mụn nhọt, nam giới bị chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi do áp lực công việc và lối sống không khoa học. Điều này lý giải vì sao thị trường thuốc và thực phẩm chăm sóc sức khỏe bổ gan, giải độc gan liên tục phát triển, ngày càng có nhiều hoạt chất mới được nghiên cứu, đưa vào sử dụng để bảo vệ gan hàng ngày.
Người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ hay nam giới đều có thể gặp những dấu hiệu suy giảm chức năng gan, viêm gan với biểu hiện khác nhau. Từ đó, các dòng sản phẩm cho gan cũng dần được chuyên biệt hóa, tích hợp thêm nhiều tác dụng để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Năm 1999, thuốc bổ gan Boganic gia nhập thị trường thuốc gan mật Việt Nam. Và từ năm 2013 đến nay, Boganic liên tục đứng hàng đầu thị trường thuốc gan mật. Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, tăng chức năng gan, Boganic còn là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm gan hiệu quả.
Tiếp nối thành công của thuốc bổ gan Boganic, Traphaco tiếp tục phát triển những dòng sản phẩm bổ gan chuyên biệt. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Boganic Lippi dành riêng cho người men gan cao, cholesterol máu cao, xơ vữa động mạch. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ siro Boganic Kid dành cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi bị dị ứng, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng (thời tiết, thức ăn, phấn hoa, …). Thực phẩm bảo vệ Boganic Premium là dòng sản phẩm dành riêng cho phân khúc cao cấp, bao bì sang trọng, kết hợp hoạt chất Glutathion, Silymarin giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, dùng cho người bị viêm gan (siêu vi), xơ gan, gan nhiễm mỡ. Trà thảo dược Boganic dạng nước đóng chai giúp thanh nhiệt hàng ngày.
Kịp thời sử dụng Boganic sẽ giúp các bệnh nhân viêm gan do nhiễm độc, lạm dụng rượu bia cải thiện được tình hình bệnh lý.
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện K Trung ương, hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân với các triệu chứng lâm sàng như ăn kém, chậm tiêu, da sạm, da vàng đều giảm rõ rệt; hạ men gan với tỉ lệ 67% sau 10 ngày sử dụng. Người có bệnh gan như: xơ gan, viêm gan, dùng thuốc đặc trị cũng có thể kết hợp thuốc bổ gan Boganic để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất, song việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
Đồng hành cùng Hội Gan mật Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Chung tay phòng chống viêm gan, xơ gan và ung thư gan, Traphaco giới thiệu đến các y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành và giới chuyên môn những sản phẩm trong dòng bổ gan Boganic, bổ sung thêm những giải pháp hiệu quả góp phần vào công tác phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị bệnh gan tại Việt Nam.
Ngày 29/03/2021, Công ty Cổ phần Traphaco (Traphaco) tổ chức Lễ đón nhận Kỷ lục Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao tặng. Theo đó, Công ty cổ phần Traphaco xác lập kỷ lục "Công ty Dược đầu tiên về hiện đại hóa thuốc Đông dược và có ba dòng sản phẩm thuốc Đông dược bán chạy nhất Việt Nam”. Boganic là một trong 3 dòng sản phẩm này, và nhiều năm liên tiếp Boganic đều giữ thị phần hàng đầu nhóm điều trị gan mật tại Việt Nam (theo số liệu của IMS). Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, tăng chức năng gan, Boganic còn là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm gan hiệu quả. - Bổ gan, dùng phòng và hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng gan, đặc biệt do dùng nhiều bia, rượu; viêm gan do thuốc, hóa chất - Làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan gây mệt mỏi, vàng da, ăn kém, khó tiêu, bí đại tiểu tiện, táo bón. Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm: Công ty Cổ phần Traphaco Hotline: 1800 6612 Fanpage: https://www.facebook.com/ThuocboganBoganic/ Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua hàng trực tuyến qua: https://traphacoshop.com/he-tieu-hoa.html *Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Các sản phẩm trên không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Minh Ngọc
" alt=""/>Traphaco nỗ lực góp sức bảo vệ sức khoẻ lá gan cho người ViệtTối cùng ngày, chị H. (vợ anh N.) có triệu có triệu chứng buồn nôn, khó thở, đại tiểu tiện khó và được đưa đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà theo dõi, điều trị. Sáng 24/7, chị khó thở, nhìn mờ, bụng chướng nên được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Cùng lúc đó, rạng sáng 22/7, anh H.V.Đ có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, choáng, không ăn uống được. Anh Đ. được bạn cùng phòng chở từ Đà Nẵng về lại Phước Sơn để nhập viện điều trị.
Ngày 24/7, bệnh nhân vẫn mệt, ăn uống kém, nhìn mờ, bụng chướng và được chuyển lên tuyến trên (Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam) để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Vụ thứ hai xảy ra vào tối 23/7 tại thôn 4. Theo thông tin ban đầu, trưa 23/7, em H.V.Q (14 tuổi) cùng 6 người ăn cơm trong rừng. Trong bữa ăn có món cá thập cẩm (ca niên, cá rô, cá trắng) do một người trong nhóm tự đánh bắt tại suối Nước Mỹ và làm ủ chua.
Tối cùng ngày, Q. đau đầu, buồn nôn, choáng, mệt mỏi. Trong ngày 24/7, chàng trai này không ăn uống được, buồn nôn và được anh trai đưa vào khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn.
Tại đây, Q. được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày với biểu hiện người mệt, buồn nôn, mắt nhìn mờ. Sau đó, bệnh nhân được truyền dịch và chuyển lên tuyến trên (Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam).
Trước đó, từ ngày 7-16/3, huyện miền núi Phước Sơn xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cá chép muối ủ chua làm 1 người tử vong, 9 người nhập viện cấp cứu.
Ngày 9/5, 267 trẻ ở Trường mầm non Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ăn bữa xế với món sữa chua, đến đêm 76 em bị đau bụng, nôn, được phụ huynh đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân ban đầu được xác định là ngộ độc thực phẩm từ sữa chua do các cô nuôi của trường tự ủ từ sữa chua và sữa đặc còn hạn sử dụng.
Trước đó, sự việc 650 học sinh trường Ischool Nha Trang ở Khánh Hòa bị ngộ độc sau bữa ăn trưa tại trường, một em tử vong cũng khiến nhiều người lo lắng. Trong vụ việc này, món cánh gà chiên và nước mắm nhiễm khuẩn được cho là nguyên nhân gây ra.
Tại Hà Nội, hiện có hơn 4.600 bếp ăn tập thể trường học và căng tin trường học. Các hình thức nhà trường đang triển khai gồm tự tổ chức nấu, liên kết ký hợp đồng với nhà thầu, ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn (trung bình khoảng 500 suất/ngày/trường). Nhiều trường học ở Hà Nội thành lập Ban giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, thành lập tổ giám sát nguồn thực phẩm cung ứng cho bếp ăn gồm đại diện ban phụ huynh, hiệu trưởng, giáo viên.
Theo ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nhìn chung, các doanh nghiệp đã có ý thức và quan tâm hơn đến bảo đảm an toàn thực phẩm. Ngoài kiểm tra điều kiện vệ sinh cơ sở tại bếp ăn, còn truy xuất nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm đưa vào các bếp ăn.
Kiểm soát an toàn không dừng lại ở truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Không chỉ truy xuất nguồn gốc thực phẩm, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho rằng, câu chuyện vệ sinh, an toàn thực phẩm bếp ăn trường học là cả quy trình từ ngoài đồng ruộng cho đến bàn ăn của học sinh. Tất cả các khâu, quy trình đều phải được kiểm soát chặt chẽ. Bởi, chỉ cần sai sót ở một khâu nào đó sẽ gây mất an toàn thực phẩm.
“Nếu kiểm soát được nguồn thực phẩm tốt, nhưng khâu chế biến, hoặc bảo quản không bảo đảm vệ sinh cũng khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn. Ngay cả khâu bảo quản thực phẩm sau khi nấu xong, từ nhiệt độ đến vận chuyển tới trường thế nào… cũng là vấn đề không nhỏ”, Tiến sĩ Sơn nói.
Bên cạnh đó, để kiểm soát chặt tất cả các khâu, Tiến sĩ Sơn cho rằng nhà trường cần thành lập các ban kiểm tra việc tiếp nhận thực phẩm, có sự góp mặt của ban giám hiệu, đại diện phụ huynh học sinh để kiểm tra về số lượng, chất lượng thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm ghi trên bao bì, nhãn mác.
Ngoài ra, nhà trường cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm với người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm, cơ sở vật chất, dụng cụ chế biến, nguồn nước… Nhân viên y tế nhà trường cũng phải thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm nhanh mẫu thực phẩm hằng ngày tại các bếp ăn tập thể, xét nghiệm chuyên sâu định kỳ, phục vụ công tác giám sát an toàn thực phẩm.