Nhận định, soi kèo Esperance Sportive de Tunis vs Djoliba, 18h00 ngày 26/11: Bất phân thắng bại


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Karvan vs Baku Sporting, 18h30 ngày 27/3: Thêm một lần đau -
Viettel Money đưa thanh toán số đến với vùng sâu vùng xaNgười dân có thể dùng tiền điện tử với điện thoại cục gạch (feature phone). Ảnh: Viettel
Thứ hai, hình thức này còn được kỳ vọng trở thành ví tiền lẻ cho người dân thực hiện mọi giao dịch trong đời sống hàng ngày như mua bán nhu yếu phẩm tại các hàng tạp hóa, chợ dân sinh... Chỉ với thao tác quét mã QR hoặc qua USSD, bấm *998# và nhấn gọi (với mạng Viettel), người dùng có thể thực hiện giao dịch.
Chị Phạm Hoa (40 tuổi, Cao Bằng) cho biết bản thân từng gặp tình huống chỉ cần đi vài trăm mét để mua đồ nhưng do không có tiền mặt, chị phải đi thêm mấy km nữa để rút tiền. Từ lời giới thiệu của chủ tạp hóa gần nhà, chị biết đến hình thức thanh toán mobile money và dần quen với thao tác quét mã QR. Các bất tiện trước đây cũng được giải quyết.
Người dùng có thể thanh toán không tiền mặt mọi lúc mọi nơi, ngay cả các cửa hàng nhỏ, xe đẩy... Ảnh: Viettel Bằng cách chuyển, rút tiền trên, người dùng cũng có thể sử dụng Mobile Money ngay cả khi không có Internet. Ông Trương Quang Việt - Phó tổng giám đốc Viettel Digital Service cho biết: Với mức độ phủ sóng dữ liệu di động rộng khắp cả nước, người dùng Viettel Money có thể đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn dịch vụ này ở bất cứ đâu, không gặp rào cản vì hạn chế công nghệ.
Theo Báo cáo Trải nghiệm mạng di động Việt Nam (Mobile Network Experience Report) tháng 9 của Opensignal, Viettel là nhà mạng đi đầu về trải nghiệm vùng phủ sóng 4G ở Việt Nam, được đánh giá ở mức 8,8/10 điểm về trải nghiệm vùng phủ sóng 4G. Do đó việc thanh toán số bằng tiền di động của các chủ thuê bao được cho là ít bị gián đoạn như các hình thức khác.
Thứ ba, người dùng có thể sử dụng Mobile Money tại thông qua qua các điểm giao dịch. Riêng Viettel có tới hàng trăm nghìn điểm giao dịch, hỗ trợ nạp, rút, chuyển tiền... tại hơn 11.000 xã trên toàn quốc. Đồng thời, đây cũng là một mắt xích trong cầu nối liên kết người dân với các dịch vụ ngân hàng. Với người dân vùng sâu vùng xa, hải đảo... việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, tại các điểm giao dịch trực tiếp này, họ có thể thực hiện giao dịch chuyển, nhận tiền từ các tài khoản ngân hàng khác.
Người dân vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ tiện ích trên Internet thông qua Money Mobile. Ảnh: Viettel Ngoài ra, với dịch vụ tiền di động, người dân có thể chủ động thanh toán hóa đơn điện, nước hàng tháng, thay vì chờ nhân viên thu tiền đến nhà hay di chuyển tới điểm thu nộp như trước đây. Chị Phạm An Vinh (công nhân một xưởng sản xuất nhỏ tại Điện Biên) chia sẻ, trước đây, gia đình chị từng bị cắt nước bởi khoảng thời gian cuối năm, công việc gấp rút, hai vợ chồng thường xuyên đi làm ca, người thu tiền đến nhà lại không thể gặp được. Giờ tôi đã biết cách trả tiền điện, nước qua điện thoại, không còn cảnh canh ngày, canh giờ chờ người ta đến hay di chuyển đến điểm thu nữa, chị nói thêm.
Như vậy, khi được giải quyết bài toán giao dịch không tiền mặt, người dân nông thôn cũng được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, an sinh xã hội... dễ dàng hơn. Với hơn 300 tiện ích cá nhân hóa theo nhu cầu khách hàng, Viettel Money mở ra cho người dùng hệ sinh thái bao gồm đầu tư, vay tiền, thanh toán bảo hiểm, học phí các trường đại học hay thậm chí, tham gia các khóa học online của Viettel.
Để sử dụng Viettel Money, người dân cần sở hữu SIM chính chủ và dùng dịch vụ viễn thông liên tục trong ít nhất ba tháng liền kề.
Phương Dung
"> -
Các hãng công nghệ kém tiếng tỏa sáng trên TTCK châu Á năm 2021Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản và Trung Quốc giành thắng lợi lớn trên sàn chứng khoán châu Á năm nay, khi tăng gấp đôi định giá so với năm trước, trong bối cảnh nhu cầu sản xuất công nghệ cao tăng mạnh.
Sau 1 năm bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán châu Á năm 2021 đón nhận những tin không vui khi các cổ phiếu quan trọng tại Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng. Nhưng nhu cầu chip tăng cao trên thế giới đã trở thành cơ hội với một số công ty ít tên tuổi hơn, trong đó có cả các công ty tài chính và hậu cần đang dần hồi phục sau đại dịch.
Dựa trên dữ liệu QUICK-FactSet (tới ngày 21/12), có tới 50% trong khoảng 600 công ty vốn hoá 10 tỷ USD tại thời điểm cuối năm 2020, đã bị thổi bay giá trị trong năm 2021. 50% công ty còn lại ghi nhận giá trị định giá tăng lên.
Nằm trong nhóm chiến thắng, có công ty Lasertec của Nhật Bản với mức tăng vốn hoá 162%, đạt 26 tỷ USD. Lasertec là công ty thị trường ngách lĩnh vực bán dẫn, chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra photomask (linh kiện sử dụng trong sản xuất mạch tích hợp), vốn được dùng để tạo mẫu mạch trên tấm silicon.
Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị vi xử lý lớn nhất Trung Quốc, tăng 103% giá trị vốn hoá, cán mốc 28 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ròng công ty đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Nhìn chung, chứng khoán châu Á năm nay kém hiệu quả so với chứng khoán toàn cầu. Chỉ số vốn hoá thị trường MSCI châu Á giảm 1% so với năm 2020, trong khi MSCI thế giới tăng 17%.
“Việc thắt chặt các quy định vĩ mô và vi mô đã gây ra khó khăn đáng kể đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, là nguyên nhân chính dẫn tới thị trường tại Trung Quốc kém hiệu quả trong năm 2021”, Chetan Seth, nhà đầu tư chiến lược tại Nomura, Singapore, đề cập tới việc Bắc Kinh kiềm chế lĩnh vực bất động sản cũng như các lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử và công nghệ tài chính.
Do đó, các doanh nghiệp giáo dục Trung Quốc là những người thua lỗ lớn nhất trong năm. Định giá thị trường của các công ty gia sư Gaotu Techedu và TAL Education Group lần lượt giảm tới 96% và 94%. Hàng chục nghìn giáo viên đã bị sa thải sau khi các công ty phải chuyển thành các tổ chức phi lợi nhuận theo chính sách “cắt giảm kép” của chính phủ để giảm tải cho học sinh cũng như gánh nặng tài chính với phụ huynh.
Các doanh nghiệp công nghệ nổi bật của Trung Quốc, Alibaba và Tencent, “bay” ra khỏi top 10 công ty vốn hoá lớn nhất toàn cầu, với mức định giá lần lượt giảm 51% và 22%.
Những công ty này chịu tác động chủ yếu từ việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh chống độc quyền và bảo mật dữ liệu, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của chính phủ Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung leo thang. Theo Dan Wang, Gavekal Research, các quy định chặt chẽ hơn là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung vào công nghệ cứng (như công nghệ bán dẫn) hơn là tiêu dùng Internet.
Người thắng lớn nhất năm 2021 là China Telecom, một trong ba nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, khi vốn hoá tăng kỷ lục 162%. Tuy nhiên, bước nhảy vọt về giá trị của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 8 với sự hậu thuẫn của nhà nước. Động thái này diễn ra sau khi China Telecom huỷ niêm yết tại sàn New York.
Việc niêm yết tại Đại lục được cho là không giống như niêm yết trên các thị trường khác, khi cơ chế định giá trong nước có sự khác biệt ngay cả đối với cùng một công ty được giao dịch tại nơi khác, ví dụ như ở Hong Kong. Vì vậy, rất khó xác định việc vốn hoá của China Telecom tăng mạnh có phản ánh sự thay đổi cơ bản về giá trị công ty hay không.
Với các cổ phiếu kỹ thuật số ngoài Trung Quốc, tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến Singapore, ghi nhận tăng trưởng 24%, thấp hơn nhiều so với năm 2020. Công ty Kakao của Hàn Quốc tăng 48%, cho thấy dịch vụ kỹ thuật số vẫn được hi vọng sẽ tăng trưởng khi đại dịch đã thay đổi lối sống người dân.
Trong tương lai, các nhà sản xuất bán dẫn và thiết bị sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi nhu cầu sử dụng vi xử lý trong máy chủ tăng cao, phản ánh sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon, Microsoft và Google.
“Nhu cầu đối với các vi xử lý hiệu năng cao sử dụng trong các trung tâm dữ liệu sẽ tăng mạnh”, Hirashi Moriyama, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, dự báo năm tới sẽ là năm bận rộn với các hãng đúc chip như TSMC, hiện là công ty vốn hoá lớn nhất tại châu Á.
Seth của Nomura cho biết, mặc dù chính sách “diều hâu” của Cục dự trữ liên bang Mỹ và tình hình biến thể Omicron có thể sẽ tạo ra các biến động trong quý đầu tiên năm tới, nhưng triển vọng đối với chứng khoán châu Á trong năm 2022 là “tích cực”.
Đối với Trung Quốc, chuyên gia của Nomura nhận định rằng chính sách tài khoá và tiền tệ của nước này đang mang tính hỗ trợ hơn khi chính phủ tập trung hỗ trợ tăng trưởng. “Điều này là trợ lực đối với chứng khoán Trung Quốc, thị trường lớn nhất khu vực, từ đó tác động tích cực tới châu Á nói chung”.
Vinh Ngô (Theo Nikkei Asia)
10 công ty vốn hoá lớn nhất thế giới: Vắng bóng Trung Quốc
Danh sách các công ty vốn hoá lớn nhất thế giới chứng kiến sự thống trị của các công ty công nghệ Mỹ và vắng bóng đại diện từ Trung Quốc.
"> -
Nhu cầu gửi hàng về quê ăn Tết tăng mạnhBên trong kho của đơn vị vận chuyển hàng hoá vào dịp cuối năm. (Ảnh: Ninja Van)
Nhu cầu vận chuyển hàng hoá gia tăng giai đoạn cuối năm có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao sau một thời gian phải ở nhà do dịch. Thứ hai, các chương trình lễ hội cuối năm như 11/11, 12/12, Black Friday... kích thích nhu cầu mua sắm. Trong đó, nhiều người ở thành phố mua hàng trong các lễ hội mua sắm để gửi về quê cho gia đình đón Tết.
Theo Deloitte dự đoán, doanh số thương mại điện tử trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11-15% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, thống kê từ đợt mua sắm 12/12 vừa diễn ra, các sàn thương mại điện tử cũng nhận định người Việt tận dụng việc giảm giá để mua hàng phục vụ Tết Nguyên đán.
Chẳng hạn, các mặt hàng trang trí, dọn dẹp nhà cửa trên Lazada có sức mua tăng mạnh. Cụ thể, ngành hàng nhà cửa & đời sống tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái; các sản phẩm bán chạy nhất là nệm ngủ, ga giường và dụng cụ lau dọn nhà cửa.
Doanh thu của ngành hàng điện tử gia dụng cũng tăng cao gấp 5 lần so với ngày thường. Trong đó, tủ lạnh, nồi chiên không dầu và tivi là các sản phẩm được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Cùng ghi nhận mức tăng trưởng cao gấp 5 lần ngày thường là ngành hàng bách hóa: sữa và nước giặt, nước xả vải là hai nhóm được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất.
Riêng ngành hàng sức khoẻ và làm đẹp tiếp tục dẫn đầu với doanh thu tăng hơn gấp đôi.
Thống kê trên phù hợp với số liệu Shopee đưa ra trong lễ hội mua sắm 12/12 trên nền tảng này. Trong đó, những ngành hàng bán chạy có nhà cửa & đời sống, sức khoẻ & sắc đẹp, điện thoại & phụ kiện.
Trên Shopee, một số thương hiệu được ưa chuộng nhất bao gồm Samsung, Abbott, La Roche-Posay, Lock&Lock và Unilever.
Tương tự đánh giá của Ninja Van, Shopee cho hay xu hướng người dùng tại các tỉnh mua hàng thương mại điện tử ngày càng nhiều. Chẳng hạn, Nam Định và Nghệ An có số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh nhất vào ngày 12/12 năm nay.
Ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan, đánh giá những kết quả đáng khích lệ của mùa mua sắm cuối năm cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau một năm nhiều thử thách.
Hải Đăng
Người Việt tận dụng đợt giảm giá cuối năm để sắm Tết
Trong đợt giảm giá 12/12 mới đây trên thương mại điện tử, xu hướng mua sắm chuẩn bị cho lễ Tết thể hiện khá rõ.
">