Việt kiều Pháp chế tạo máy giúp tiết kiệm điện cho máy điều hoà
作者:Công nghệ 来源:Bóng đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-18 08:30:06 评论数:
Anh Phan Hải Triều hiện công tác tại Viện năng lượng nguyên tử và năng lượng mới của Pháp (viết tắt là CEA). Kể từ năm 2017 đến nay,ệtkiềuPhápchếtạomáygiúptiếtkiệmđiệnchomáyđiềuhoàc1 đêm nay anh giữ vai trò điều hành nhóm, quản lý dự án và hướng dẫn nghiên cứu nhằm phát triển các công nghệ mới thuộc ngành động nhiệt học hướng đến phát triển bền vững.
Mới đây, nhóm của anh phát triển một thiết bị giúp tiết kiệm và gia tăng hiệu suất sử dụng điện năng của máy điều hoà.
“Theo cơ quan năng lượng quốc tế IEA (International Energy Agency), 20% sản lượng điện sản xuất trên toàn thế giới được sử dụng cho các hệ thống làm mát và điều hòa không khí. Nếu không có hành động cấp thiết, nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng hơn gấp ba lần vào năm 2050”, anh Triều nói với ICTnews.
Phan Hải Triều (ngoài cùng bên phải) cùng nhóm nghiên cứu do anh hướng dẫn. (Ảnh: NVCC) |
Để tiết kiệm và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, nhóm nghiên cứu do Phan Hải Triều quản lý và hướng dẫn nghiên cứu tại CEA đã phát triển máy động nhiệt học mới, cho phép sử dụng năng lượng nhiệt để sản xuất đồng thời khí lạnh và điện. Khí lạnh có thể sử dụng trong máy điều hoà, điện sẽ được dùng như điện năng thông thường.
Năng lượng nhiệt này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như năng lượng mặt trời, nhiệt thải công nghiệp, khí đốt, địa nhiệt...
Khác với các máy điều hòa hiện hành sử dụng máy nén hơi cơ học, phát minh của nhóm Triều sử dụng một quy trình hóa học dựa trên khả năng hấp thụ hơi chất lạnh của một số chất lỏng, để tạo ra sự chênh lệch áp suất nhờ máy bơm với tiêu thụ điện ít hơn hàng chục lần.
Cụ thể, nghiên cứu này sử dụng hỗn hợp nước – amonia với nước là chất vận chuyển và amonia là chất làm lạnh. Hơi amonia được tách ra từ nước bằng nguồn nhiệt ở nhiệt độ từ 80°C đến 200°C. Nước và amonia có ưu điểm là những môi chất tự nhiên thân thiện với môi trường vì không làm suy giảm tầng ozone và không gây ra hiệu ứng nhà kính.
“Chúng tôi đã phát minh ra máy tạo hơi amonia có độ tinh khiết cao đặc biệt hiệu quả và nhỏ gọn. Một phần hoặc toàn bộ hơi được tạo ra có thể được sử dụng để chạy chu trình làm mát hoặc chạy tuabin tích hợp để sản xuất điện”, Hải Triều lý giải.
Năm 2021, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công máy mô mình (prototype) với thử nghiệp hoạt động ở quy mô phòng thí nghiệm. Hiện tại nhóm của Hải Triều đang làm việc với các đối tác công nghiệp nhằm chuyển giao công nghệ và tạo ra các sản phẩm ứng dụng thực tế.
“Nhu cầu làm mát và điều hòa không khí trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đang tăng lên rất nhanh trong những năm vừa qua, đặc biệt trong bối cảnh nóng lên của toàn cầu. Phát minh của chúng tôi vì vậy có thể ứng dụng tại Việt Nam như một giải pháp hướng đến phát triển bền vững, nhằm tiết kiệm và gia tăng hiệu suất tiêu thụ năng lượng”, vị Tiến sĩ sinh năm 1984 cho biết.
Theo chia sẻ của Triều, phát minh nói trên là thành quả công việc của nhóm 20 người trong vòng 4 năm, trong đó Triều đóng vai trò quản lý dự án (project manager) và hướng dẫn nghiên cứu.
Phan Hải Triều sinh năm 1984, anh đậu thủ khoa Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2002, sau đó nhận học bổng du học tại Pháp. Năm 2010, sau khi hoàn thành luận văn Tiến sĩ tại trường Đại học Grenoble (Grenoble Alpes University), Phan Hải Triều thực hiện một năm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Pháp (viết tắt là CNES). Từ năm 2011 đến năm 2017, anh làm việc với tư cách là Kỹ sư trưởng, phụ trách thiết kế tua bin thủy điện của tập đoàn Alstom, sau này là tập đoàn General Electric. Từ năm 2017 đến nay, Hải Triều công tác tại Viện năng lượng nguyên tử và năng lượng mới của Pháp (viết tắt là CEA), với vai trò điều hành nhóm, quản lý dự án và hướng dẫn nghiên cứu nhằm phát triển các công nghệ mới thuộc ngành động nhiệt học hướng đến phát triển bền vững. |
Hải Đăng
Công ty giải mã gen của Việt kiều Mỹ nhận đầu tư 2,5 triệu USD
Genetica của hai người Việt nhận khoản đầu tư ban đầu 2,5 triệu USD từ các nhà đầu tư ở Silicon.