Ngày 24/12/2013, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam vào thời điểm đó, Deepak Mittal, đã thông báo cho chính phủ Ấn Độ về danh sách đen các công ty dược phẩm của Ấn Độ tại Việt Nam.
Được thành lập vào năm 1990, Maiden Pharmaceuticals hiện diện ở nhiều nước, đặc biệt ở châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. WHO đưa ra lo ngại rằng các sản phẩm gây tranh cãi trên có thể đã có mặt ở các nơi khác trên thế giới.
Theo Livemint,đây không phải là lần đầu tiên công ty này bị thu hồi các sản phẩm kém chất lượng.
Nhà hoạt động Y tế Công cộng, Dinesh S Thakur, chia sẻ một số tài liệu làm sáng tỏ quá khứ của công ty từng có các sản phẩm không đạt chuẩn và bị thanh tra, phạt ngay tại Ấn Độ.
Bang Haryana: Công ty bị thanh tra dược phẩm của chính phủ trung ương truy tố vì vi phạm chất lượng theo Đạo luật Thuốc và Mỹ phẩm vào năm 2017.
Bang Kerala: Maiden Pharmaceuticals bị phạt vào năm 2017 trong một vụ kiện do Văn phòng Kiểm soát Dược phẩm của Bộ phận Kiểm soát Dược phẩm đệ trình.
Bang Gujarat: Công ty cung cấp các sản phẩm thuốc kém chất lượng.
Bang Bihar: Năm 2011, hai công ty dược phẩm bị đưa vào danh sách đen vì cung cấp thuốc chất lượng thấp. Trong đó, Maiden Pharmaceuticals cung cấp siro và viên nén giả, kém chất lượng.
WHO đưa ra cảnh báo về 4 loại siro ho của Ấn ĐộNgày 5/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, phân tích trong phòng thí nghiệm xác nhận, các sản phẩm siro ho liên quan tới 66 ca tử vong ở Gambia chứa một lượng diethylene glycol và ethylene glycol gây độc không thể chấp nhận được.
Các mẫu thử nghiệm chứa diethylene glycol hoặc ethylene glycol có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bí tiểu, thay đổi trạng thái tinh thần và tổn thương thận cấp tính.
Theo Reuters,diethylene glycol và ethylene glycol được sử dụng trong chất chống đông, hút ẩm và các ứng dụng công nghiệp khác nhưng cũng là chất thay thế rẻ hơn trong một số sản phẩm dược phẩm, gồm cả glycerine trong nhiều loại siro ho.
" alt=""/>Hãng sản xuất siro ho Ấn Độ từng bị Việt Nam đưa vào danh sách đenẢnh minh họa (Nguồn: nbcnews.com)
Theo một nghiên cứu công bố ngày 7/12, tội phạm mạng là nguyên nhân khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD trong năm 2020, tăng hơn 50% kể từ năm 2018.
Nghiên cứu do công ty phần mềm an ninh McAfee phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện. Kết quả chỉ ra thiệt hại do các hoạt động trực tuyến phi pháp gây ra tương đương hơn 1% sản lượng kinh tế toàn cầu, cùng nhiều tác động nghiêm trọng khác không thể tính bằng tiền.
Nhóm nghiên cứu lưu ý các loại hình tấn công mạng gồm gửi mã độc tống tiền, tấn công mạo danh, chiếm đoạt email doanh nghiệp, cài phần mềm gián điệp và trộm tiền ảo đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân được cho là do điều kiện bảo mật giảm khi nhiều người phải làm việc từ xa, không phải tại công sở.
Giám đốc kỹ thuật của McAfee Steve Grobman cho rằng các vụ tấn công mạng nhằm vào doanh nghiệp xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn do kỹ thuật phát triển, công nghệ mới đồng nghĩa với việc nguy cơ cũng gia tăng, cùng với đó môi trường làm việc mở rộng sang các hộ gia đình và các địa điểm từ xa.
Theo ông Grobman, tác động của các vụ tấn công mạng tới hệ thống tài chính và an ninh quốc gia đã rõ nhưng còn có những tác động nghiêm trong khác như thời gian đình trệ công việc, chi phí điều tra khắc phục các lỗ hổng an ninh và sụt giảm năng suất.
Báo cáo dựa trên khảo sát đối với 1.500 chuyên gia công nghệ thuộc chính phủ và doanh nghiệp các nước Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Australia. Theo báo cáo, tác động của tội phạm mạng gồm làm thất thoát quyền sở hữu trí tuệ và của cải, gây đình trệ toàn bộ hệ thống và ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức.
Báo cáo cho rằng tội phạm mạng có thể đe dọa an toàn công cộng, làm suy yếu an ninh quốc gia và phá hoại nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những thiệt hại tiềm ẩn mà các tổ chức không nhận ra như các cơ hội bị bỏ lỡ, các nguồn tài nguyên bị hao phí và tinh thần làm việc của nhân viên bị ảnh hưởng. Điều đáng lo ngại là chỉ có 44% các công ty tham gia khảo sát có kế hoạch ngăn chặn và phản ứng trước các vụ tấn công mạng.
Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào các tổ chức y tế khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Nhiều nguồn tin cũng cho biết tin tặc đang có ý định tấn công chuỗi cung ứng vaccine phòng COVID-19.
(Theo Vietnam+)
Trong những năm gần đây, các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam đã ít nhiều để lại những hậu quả đáng kể và các chuyên gia bảo mật vẫn luôn phải tìm cách để hạn chế thiệt hại.
" alt=""/>Tội phạm mạng khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD“Các bệnh nhi nằm viện được chăm sóc và điều trị tại khu vực riêng, không phải nằm ghép, đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh. Phòng bệnh thông thoáng, khoảng cách giữa các giường phù hợp, theo quy định, hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo”, đại diện bệnh viện cho biết.
Đến thời điểm hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn đảm bảo công tác thu dung và điều trị các ca mắc virus Adeno, không xảy ra tình trạng quá tải, đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh, không phải nằm ghép với các bệnh nhi khác.
Để đối phó với số ca mắc tăng, ngày 21/9, Bộ Y tế cũng có văn bản yêu cầu tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch do virus Adeno, xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Các địa phương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.
Các cơ sở được yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo; không để lây lan và bùng phát các ổ dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương rà soát, điều tra, phân tích dịch tễ học các trường hợp mắc, tử vong do virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kịp thời báo cáo và đề xuất các giải pháp phòng chống.