Nhằm tăng cường hiệu quả và mở rộng quy mô các hoạt động về ATGT cũng như nâng tầm phối hợp mang tính chiến lược lâu dài, Cục CSGT – Bộ Công An và HVN cùng đi đến ký kết Chương trình phối hợp triển khai các hoạt động về ATGT 3 năm, giai đoạn 2016 – 2018, tại Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo lái xe của Cục CSGT – Bộ Công An, tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào ngày 31 tháng 05 năm 2016.
Lễ ký kết diễn ra với sự hiện diện của Thượng tá Đỗ Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an, Ông Nguyễn Trọng Thái – Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, Đại diện UBND tỉnh Hà Nam, Ông Vũ Quang Tâm – Phó Tổng Giám đốc Thứ nhất – Công ty Honda Việt Nam cùng sự chứng kiến của nhiều cán bộ lãnh đạo đại diện của các cơ quan ở Trung ương, Cục Cảnh sát giao thông, Học viện cảnh sát nhân dân, đại diện Ban An toàn giao thông Hà Nam, cán bộ chiến sỹ Công An Hà Nam.
Theo đó, nội dung chương trình phối hợp bao gồm:
1. Tập huấn kỹ năng lái xe mô tô và ô tô an toàn nâng cao dành cho cán bộ chiến sỹ nòng cốt thuộc Cục CSGT bởi các chuyên gia đến từ Honda Motor Nhật bản.
2. Tập huấn kỹ năng lái xe phân khối lớn an toàn dành cho cán bộ chiến sỹ nòng cốt thuộc Cục CSGT và Công an các tỉnh, thành phố bởi chuyên gia của Honda Việt Nam.
3. Tập huấn kỹ năng lái xe ô tô an toàn dành cho cán bộ chiến sỹ nòng cốt thuộc Cục CSGT và Công an các tỉnh, thành phố bởi chuyên gia của Honda Việt Nam.
4. Trao đổi và chia sẻ các tài liệu, giáo trình về đào tạo xe mô tô phân khối lớn và ô tô.
5. Phối hợp hoàn thiện giáo trình và tham gia làm giám khảo các cuộc thi về ATGT dành cho học sinh tiểu học, trung học phổ thông, thanh niên và tư vấn về nội dung ATGT cho chương trình “Tôi yêu Việt Nam” và các chương trình khác của Honda Việt Nam.
6. Phối hợp cùng hệ thống Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD), các Đại lý ô tô do Honda ủy nhiệm trong việc triển khai các hoạt động tuyên truyền ATGT và đào tạo LXAT trong nhà trường, thanh niên, cho người dân tại các địa phương.
Sau Lễ Ký kết, HVN cũng vinh dự nhận giấy khen của Cục CSGT – Bộ Công an về những cống hiến và nỗ lực trong việc triển khai rộng khắp các hoạt động ATGT và hướng dẫn LXAT trong năm qua.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nằm trong định hướng nhiệm vụ và khuôn khổ Chương trình phối hợp với Cục CSGT giai đoạn 2016-2018, HVN cũng chính thức khởi động hoạt động đào tạo lái xe phân khối lớn an toàn cho lực lượng cảnh sát giao thông năm 2016 nhằm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng lái xe mô tô tuần tra phân khối lớn và ô tô tuần tra an toàn cùng kỹ năng xử lý các tình huống nghiệp vụ trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông cho các cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông tại một số đơn vị, địa phương trực tiếp làm nhiệm vụ cưỡng chế giao thông, dẫn đoàn, bảo vệ các đoàn khách trong nước và quốc tế. Mở màn là khóa tập huấn diễn ra trong 2 ngày dành cho các cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông tỉnh Hà Nam khai mạc ngày 31/05. Các khóa tập huấn dành cho các Cán bộ chiến sỹ CSGT cũng như các hoạt động phối hợp khác sẽ được triển khai rộng khắp trong thời gian tới.
Trong hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, những thành công của Honda không chỉ dừng lại ở việc nỗ lực cung cấp ra thị trường những sản phẩm ô tô và xe máy với chất lượng và dịch vụ tốt nhất để làm hài lòng khách hàng cũng như đảm bảo an toàn khi vận hành mà còn tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền kiến thức về An toàn giao thông (ATGT) và đào tạo kỹ năng lái xe cho người dân trên cả nước giúp xây dựng ý thức tham gia giao thông, góp phần tạo nên xã hội giao thông an toàn.
Theo VietNamNet" alt=""/>Honda Việt Nam và Cục CSGT ký kết hợp tác 3 nămCô Nguyễn Thị Ngọc Ánh tươi cười trong trang phục GoViet
6h sáng, đồng hồ reo, người phụ nữ 64 tuổi vung chăn màn, xát 2 trái bắp xay chung với sữa rồi cho vào nồi cháo đã cắm từ tối qua, nấu thêm 2 phút. Rửa mặt đánh răng xong, choàng chiếc áo đỏ GoViet, cô múc cháo vào cà men, dắt chiếc Wave RS, lao ra đường đón khách.
9h sáng, hết giờ cao điểm, kiếm một góc mát mẻ, cô mở cà men cháo ra ăn thay cho bữa sáng lẫn bữa trưa. Từ 11h đến 13h chiều, có khách đặt xe thì chạy, không có khách cô lại nhận đơn GoFood giao đồ ăn.
Đó là nửa ngày làm việc của cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh, nữ tài xế “lớn tuổi nhất nhì” của hãng GoViet. Sau đó, từ 2h đến 5h chiều, cô Ánh tất bật với những công việc hàng ngày như nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ, đi chợ, nấu ăn. “Cô tranh thủ từng giây từng phút để chạy đủ điểm, vậy mình mới có tiền thưởng”, cô Ánh cười. Xong đâu đấy, cô tiếp tục bật app (ứng dụng) để chạy giờ cao điểm, cho đến 10h đêm mới về tới nhà.
“Hồi trước cô ham chạy. 10h xong, cô sẽ ngủ đến đúng 12h. Vừa đúng 12h 01 phút, cô bật dậy, chạy tiếp đến 2h sáng, mình trừ hao những ngày mưa gió mà”, vừa ngồi lướt điện thoại xem app, cô vừa kể.
Với giờ giấc như thế, việc ngủ đêm ngoài đường là chuyện đương nhiên. Những hôm nào không tiện đường về nhà, cô ngủ luôn tại trạm xe buýt, vì vậy có lần cô suýt bị cướp. Sau lần đó, cô không ngủ đêm bên ngoài nữa, cố gắng chạy từ sáng đến 10h đêm rồi về nhà ngủ.
Giữa tháng 12 vừa qua, cô Ánh phải đi mổ mắt vì biến chứng đái tháo đường dẫn đến phù nề võng mạc. Chỉ sau một tuần phẫu thuật, cô lại lao ra đường tiếp tục chạy xe dù bác sĩ dặn dò cần để mắt nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần. Bụi đường và nhìn điện thoại khiến mắt cô sưng húp chỉ sau 3 ngày chạy, cô lại tìm đến bác sĩ nhưng nói dối mắt sưng do lột vỏ hành. “Cô là dân lao động, làm việc đã quen, nghỉ một hôm là thấy không yên trong người”, cô Ánh chia sẻ.
Từ cõi chết trở về
Cô Ánh tự nhận mình là người thành công nhờ chạy GoViet. Cô có trong tay 01 chiếc ôtô mua trả góp, sắm thêm cho mình 01 chiếc xe tay ga, mua cho con gái tivi và điện thoại… từ thu nhập khi chạy xe.
Tuy nhiên, ít ai biết được câu chuyện đời đầy nước mắt, “chết đi sống lại” mà cô chưa từng hé răng than vãn.
Chồng mất khi con gái mới được 3 tuổi, cô Ánh trở thành mẹ đơn thân với hai bàn tay trắng, cô làm tất cả mọi việc để có tiền lo cho con ăn học. Vốn bản lĩnh, thông minh, những năm thập niên 90, cô bắt đầu tập tành kinh doanh, mở quán ăn và có một số vốn kha khá. Cô tiếp tục mở hết quán này đến quán khác, trả mặt bằng chỗ này thì thuê tiếp chỗ khác, cuộc sống của cô không quá giàu nhưng cũng đủ để cô được nhiều người gọi là “bà chủ”.
" alt=""/>Nữ tài xế 64 tuổi: Hạnh phúc là được làm chủ chính mìnhSinh một con đang trở thành xu hướng của nhiều cặp vợ chồng trẻ ở Sài Gòn. ảnh: L.N.
Cũng như anh Thắng, mới đầu chị Hải Oanh ở quận Bình Thạnh cũng bàn với chồng“chốt hạ” một con rồi sau năm năm khi làm ăn khấm khá sẽ sinh tiếp. Nhưng đếnnay khi con trai đầu đã vào lớp 2, chị thay đổi ý định: không muốn sinh nữa.
“Bây giờ công việc mình đang ổn định, lại mới lên chức trưởng phòng nên sinhphải nghỉ sáu tháng coi như tiêu tan sự nghiệp”- chị Oanh nói. Làm việc trongmột cơ quan nhà nước ở quận Bình Thạnh, chị Oanh phấn đấu cả sáu năm nay mới“ngoi lên được chức này” như lời của chị, giờ “muốn ổn định, chỉ biết làm vàlàm”.
Có điều kiện để sinh con thứ hai nhưng vợ chồng anh Hoàng Hải vẫn… ngại đẻ. Lýdo anh Hải đưa ra rất đơn giản: “Không muốn vướng bận thêm nữa”. Anh Hải làmgiám đốc doanh nghiệp, vợ là dược sĩ. Hai vợ chồng sống sung túc nhưng đến nayvẫn chỉ có cậu con trai 8 tuổi. “Hai bên gia đình nội ngoại cứ gặp là bảo sinhthêm cô con gái nữa cho vui nhà vui cửa, nhưng vợ chồng em nhất quyết không”-anh Hải kể.
Trong lúc người giàu có lại ngại sinh vì sợ vướng bận con cái, dành thời gianhưởng thụ thì nhiều gia đình bình thường muốn sinh đủ hai con cũng gặp không íttrở ngại. Lúc đầu anh Tuấn và chị Thư quyết định sinh hai con xong rồi lo chuyệntậu nhà, sắm xe. Tuy nhiên, khi con gái đầu lòng ra đời, anh chị vất vả bộiphần. “Tụi em không muốn sinh con tiếp bởi phải dành dụm tiền để mua được nhà ởSài Gòn. 10 năm nay phải đi ở nhà thuê, tụi em xoay xở đã mệt huống gì nuôi thêmmột con nữa”- chị Thư than.
“Ngán sinh đang trở thành một xu hướng đối với các cặp vợ chồng sống ở thành phốhiện nay”- bác sĩ Tô Thị Kim Hoa- Chi cục trưởng Chi cục Dân số TP.HCM nhận định.Hiện tượng này gây khó khăn cho việc phát triển chất lượng dân số và vì vậy,theo bà Hoa, TP.HCM đang khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.
Lo già hóa dân số!
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 18%dân số là người cao tuổi và “thời kỳ già hóa dân số” sẽ rơi vào sau năm 2017. Cơquan này cũng dự báo trong hai thập kỷ tiếp theo chúng ta sẽ bước vào giai đoạn“dân số già”.
Trong khi đó, dự báo đưa ra từ Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam chothấy đến năm 2050, 30% dân số Việt Nam là người cao tuổi; 81,2% người cao tuổisống ở nông thôn và 18,8% sống ở thành thị, trong đó, chỉ 16-17% người caotuổi có lương hưu và được trợ cấp rất ít.
Bức tranh về dân số cũng bước nào được phác họa khi ủy ban này cảnh báo “nhiềuthế hệ cùng chung sống trong một gia đình giảm đi, thay vào đó là những gia đìnhchỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân tăng lên, không íttrường hợp người cao tuổi phải chăm sóc người cao tuổi”.
Ông Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, hiện mức sinhtrung bình của Việt Nam là 2,05 con nhưng lại không đồng đều ở các vùng miền.“Trong năm 2011, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở TP.HCMchỉ là 1,3. Trong năm 2012 cũng chỉ ở mức 1,33 con”- ông Trọng nói.
Người đứng đầu ngành dân số cho rằng việc duy trì mức sinh quá thấp như hiện naysẽ kéo theo nhiều hệ lụy như thiếu nguồn lao động vì người già ngày càng nhiều,còn người trong độ tuổi lao động lại ít đi. “Chúng ta không còn tập trung vàoviệc giảm sinh như cách đây ba năm mà giờ đây phải tập trung vào mục tiêu: nângcao chất lượng dân số; cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phát huy lợi thế cơ cấu“dân số vàng”; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giớitính khi sinh”- ông Trọng thông tin.
Nói về hậu quả của việc ngán sinh, sinh một con, một chuyên gia về dân số ởTP.HCM lấy ví dụ từ nước láng giềng Trung Quốc, nơi thực hiện chính sách một con.Người này cho rằng, hiện Trung Quốc đang tồn tại việc bốn ông bà nội ngoại, haibố mẹ chỉ chăm một đứa con. Và 20 năm sau, đứa con này sẽ phải quay lại để mộtmình chăm sóc sáu người già.
Người đứng đầu ngành dân số cho rằng việc duy trì mức sinh quá thấp như hiện naysẽ kéo theo nhiều hệ lụy như thiếu nguồn lao động vì người già ngày càng nhiều,còn người trong độ tuổi lao động lại ít đi.
(Theo Tiền phong)
" alt=""/>Người Sài Gòn 'lười' sinh con