Tưởng bổ dưỡng nhưng hóa ngộ độc
Gần đây nhất,ýdoliêntiếpcónạnnhânngộđộcsaukhiănnấmgiốngđôngtrùnghạthảtrực tiếp đá gà hôm nay ngày 3/6, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 6 người (thuộc 2 nhóm) cùng ngụ tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có các triệu chứng như rung giật cơ, tay chân yếu, không cử động được.
Theo một bệnh nhân, thời gian vừa qua nhiều người đi đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán với giá 70.000 đồng/kg. Dư luận cũng đồn thổi nấm này giống như đông trùng hạ thảo. Vì vậy, khi gia đình đào được nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu đã nấu ăn thử. Các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 4/6, một người đàn ông 39 tuổi ngụ tại huyện Xuyên Mộc cũng nhập viện cấp cứu do choáng váng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tay chân run rẩy. Bệnh nhân đã tìm thấy loại nấm mọc ra từ xác ve sầu trong vườn của nhà hàng xóm và ăn sống. Cũng tại Bệnh viện Bà Rịa, một số ca ngộ độc nấmtương tự nhập viện trước đó ít ngày.
Giữa tháng 5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân 34 tuổi từ Bình Thuận chuyển đến vì bí tiểu, yếu mỏi cơ, đau bụng, nôn ói sau khi ăn nấm mà tưởng đông trùng hạ thảo.
Người bệnh ăn hơn 10 cây nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu và cấp cứu ở địa phương. Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ triệu chứng vì bệnh không có thuốc giải độc đặc hiệu. Các bác sĩ cũng không thể xác định chính xác là loại nấm nào gây ngộ độc cho trường hợp này, chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử và triệu chứng ngộ độc.
Nấm hay nhộng ve sầu gây độc?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, khi ve sầu đẻ trứng vào trong đất, trứng phát triển thành ấu trùng, bên cạnh các bào tử nấm.
Những loài nấm này tấn công và sống ký sinh trên vật chủ, thay thế các mô của vật chủ và mọc ra các thân cây dài. Nấm sẽ hút chất dinh dưỡng từ vật chủ khiến vật chủ chết và phát triển lớn lên bên ngoài của cơ thể vật chủ. Tùy theo loại nấm ký sinh mà chúng có thể bổ dưỡng hoặc gây độc cho con người.
Phân tích kỹ hơn, Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết (Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, có nhiều loại nấm khác nhau nằm trong chi Cordyceps. Tuy nhiên, người ta chỉ dùng 2 loại nấm thuộc chi này để làm đông trùng hạ thải gồm nấm C. sinensis mọc tự nhiên ở Tây Tạng và C.militaris (loại đang dùng cấy trồng ở Việt Nam).
Hai loại nấm này được cho ký sinh trên các giá thể khác nhau (côn trùng). Riêng tại Việt Nam đã có đến 60 loại giá thể để tạo ra đông trùng hạ thảo, phổ biến là giá thể từ tằm. Hàn Quốc từng có nghiên cứu cấy đông trùng hạ thảo trên gạo lứt.
Các loại nấm khác thuộc chi Cordyceps không được dùng cho mục đích trên, thậm chí có loại có thể sinh độc tính.
Một số tình huống có thể gây hại cho người dùng như nấm dùng để nuôi cấy đông trùng hạ thảo không phải C. sinensis và C.militaris; nấm sinh độc tính khi ký sinh lên giá thể; bản thân giá thể có độc...
Ông cũng cho rằng trước đây từng rải rác có người bị ngộ độc nấm vì nhầm là đông trùng hạ thảo. Gần đây, các trường hợp này tăng hơn có một phần nguyên nhân do thông tin quảng cáo thiếu kiểm soát trên mạng xã hội.
“Một số người bán dược liệu nói rằng đào được mấy con đông trùng hạ thảo trong rừng rồi rao bán, tăng giá cao hơn. Đông trùng hạ thảo đã phổ biến hơn trước nên người ta tin rồi mua về uống và ngộ độc.
Vì vậy, người dân muốn sử dụng đúng đông trùng hạ thảo phải mua loại rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, bắt buộc có giấy kiểm định loại nấm, hoạt chất... để đảm bảo an toàn”, Tiến sĩ Triết nói.