Hoài Anh không chỉ được bồi dưỡng bằng những giọng hát ngọt ngào mà còn là những điệu múa uyển chuyển trong nghệ thuật chèo, từ chính những người thân trong gia đình bên ngoại. Hoài Anh sớm nhận thức được vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống, trong đó có bộ môn múa.
Biên đạo múa Hoài Anh. |
Năm 11 tuổi, Hoài Anh thi đỗ vào Trường Múa Việt Nam (hệ 7 năm). Trong suốt những năm tháng tuổi thơ được rèn luyện trong môi trường nghệ thuật, Hoài Anh không chỉ “lớn” nhanh trước tuổi bởi những khắc nghiệt trong tập luyện khi tuổi đời còn nhỏ mà cô còn trưởng thành cả về hình thể lẫn tư duy làm nghề. Ra trường, Hoài Anh được tuyển vào làm việc tại Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long. Tại đây, cô bắt đầu phát huy sở trường của mình để vừa múa, vừa tập dàn dựng các tiết mục đơn giản, đặc biệt là những bài múa dân gian hoặc minh họa cho những tiết mục mang tính sử thi.
Năm 2006, Hoài Anh tiếp tục sự nghiệp học hành khi cô thi đỗ vào khoa múa của ĐH Sân khấu Điện ảnh. Sau 4 năm tu luyện, Hoài Anh tốt nghiệp thủ khoa và được đặc cách vào biên chế Nhà nước và cô đã chọn Nhà hát chèo Hà Nội để về làm việc. Tại đây, Hoài Anh như “cá về với nước”, được sống và làm việc đúng môi trường nghệ thuật truyền thống và được phát huy tối đa thế mạnh của mình.
Cô đã được giao dàn dựng hầu hết phần múa trong các vở diễn của Nhà hát chèo Hà Nội như vở Cánh chim trắng trong đêm, Vương nữ Mê Linh, Nàng Thứ phi họ Đặng, Nguyễn Công Trứ, Điều còn lại,…. Và trong các vở diễn ấy, có nhiều vở đã đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại các Hội diễn chèo chuyên nghiệp toàn quốc.
Bên cạnh việc dàn dựng múa cho các vở diễn của Nhà hát chèo Hà Nội, Hoài Anh còn tham gia dàn dựng múa cho rất nhiều chương trình lớn như: Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Lễ hội Hoa anh đào, Chương trình kỷ niệm Hà Nội – TP vì hòa bình, Chương trình chào đón Giao thừa hàng năm tại sân khấu ngoài trời khu vực Bờ Hồ…
Với niềm đam mê múa từ bé, được sống trong môi trường nghệ thuật lại được đào tạo bài bản, thế nên những tiết mục múa do Hoài Anh dàn dựng đều đạt chất lượng chuyên môn cao, phù hợp với khung cảnh và hoàn cảnh của các vở diễn cũng như các sự kiện, mang lại nhiều giá trị về thẩm mỹ cũng như cảm xúc cho công chúng.
Hoài Anh tâm sự: “Khi xem múa, mọi người thường nhìn thấy sự cao sang, thanh thoát, lộng lẫy bên ngoài nhưng để đạt được đến cái đẹp đó, người nghệ sỹ phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian rèn luyện, thậm chí bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nhưng thu nhập mang lại từ nghề múa lại chưa được tương xứng, trong khi “tuổi nghề” của nghệ sĩ múa lại rất ngắn.
Nhưng được làm nghề là điều hạnh phúc với tôi, vì được cống hiến mang lại niềm vui, hạnh phúc cho khán giả. Thông qua tác phẩm múa, tôi đã dàn dựng nó, gửi gắm những tâm tư tình cảm, ước vọng, mang tính nhân văn và tính giáo dục trong các tiết mục múa để lan tỏa đến công chúng. Bản thân tôi rất muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc phát triển nghệ thuật múa, đặc biệt là múa truyền thống, dân gian để giữ gìn bản sắc dân tộc không bị mai một”.
Trong những tháng năm làm nghề, Hoài Anh cũng gặt hái được nhiều thành công như giải Biên đạo múa xuất sắc tại cuộc thi Nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc năm 2016, Biên đạo múa xuất sắc tại Liên hoan sân khấu Thủ đô năm 2020; các giải tập thể như: Huy chương vàng cho các vở chèo: Vương nữ Mê Linh, Điều còn lại, Nàng thứ phi họ Đặng, Bến nước đời người, Cánh chim trắng trong đêm, Nguyễn Công Trứ, vở kịch nói Những mặt người thấp thoáng.
Trải qua 28 năm làm nghề, Hoài Anh đã biểu diễn hàng chục tiết mục, dàn dựng hàng trăm tác phẩm múa từ sân khấu nhà hát đến các sân khấu quảng trường rộng lớn, ở vị trí nào cô cũng dành hết đam mê và làm việc một cách tận hiến. Vì thế, Hoài Anh trở thành một trong những cái tên “biên đạo” hàng đầu được các đạo diễn lựa chọn cho các vở diễn sân khấu cũng như các sự kiện lễ hội lớn các cấp từ địa phương đến trung ương.
Nói về thành công của mình, Hoài Anh không bao giờ quên ơn những người thày đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ cô trên bước đường nghệ thuật. Hoài Anh chia sẻ: “Tôi vô cùng tự hào khi được làm việc cùng NSND Trịnh Thuý Mùi, NSND Quốc Anh – Nhà hát chèo Hà Nội và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở các nhà hát kịch, chèo, cải lương như NSND đạo diễn Lê Hùng, cố NSND Hoàng Dũng, NSND Hoàng Quỳnh Mai, NSƯT Lê Tuấn Cường và nhiều các nghệ sĩ tài năng khác. Đặc biệt tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc tới người thầy là NSND đạo diễn Doãn Hoàng Giang, vì với tôi, thầy chính là tấm gương về sự cống hiến, sáng tạo cũng như đạo đức làm nghề.
Tôi cũng vô cùng biết ơn đến các thầy các cô đã dìu dắt tôi trong những năm tháng qua: PGS.TS.NGND Nguyễn Đình Thi; PGS.TS Đinh Quang Trung; TS. Trần Đình Ngôn; NGND Minh Phương; TS. NSUT Trần Văn Hải; NGƯT Nguyễn Mai Hương; NGƯT Nguyễn Song Thuỷ và nhiều các thầy cô giáo khác nữa đã vun đắp cho tôi được như ngày hôm nay".
Mặc dù nghề múa rất khó khăn và “bạc” nhưng Hoài Anh chưa bao giờ chán nghề, thậm chí ngày một yêu hơn, đắm đuối hơn. Cô cho rằng mỗi khi được đứng trên sân khấu – nơi mà Hoài Anh và các nghệ sĩ gọi là “Thánh đường nghệ thuật” thì cô lại thăng hoa “quên hết sự đời” chỉ có đắm chìm vào không gian lộng lẫy của nghệ thuật múa.
Cô yêu nghề và tâm huyết với nghề không chỉ vì mỗi lần lên sân khấu cô được “là chính mình”, mà còn đau đáu với tâm nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống quý báu của dân tộc – những giá trị ấy làm nên bản sắc văn hóa độc đáo và riêng biệt của người Việt Nam – đó mới chính là điều đáng quý nhất ở biên đạo múa Hoài Anh.
Ngân An
Vào vai một người mẹ kế dành cả tuổi thanh xuân để nuôi 2 đứa con chồng, NSND Lệ Ngọc lấy nước mắt khán giả bởi đức hy sinh và sự nhẫn nhịn của người phụ nữ.
" alt=""/>Biên đạo múa 28 năm đắm đuối với nghệ thuật truyền thốngTuy vậy, một số nhà hoạt động và quan chức chính phủ bày tỏ lo ngại rằng điều này có thể gây ra sự gia tăng lạm dụng tình dục đối với thanh niên 18-19 tuổi. Bởi vì một số trong đó vẫn đang học trung học.
Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản hồi tháng 3, bà Ayaka Shiomura đã kêu gọi các đồng nghiệp bảo vệ người trẻ tốt hơn khỏi sự khai thác tiềm năng của ngành công nghiệp phim 'người lớn'. Tuy nhiên, bà Shiomura là tiếng nói duy nhất phản đối trong Quốc hội do nam giới thống trị ở Nhật Bản. Các đồng nghiệp đã cười nhạo bà khi bà đề xuất một dự luật để duy trì các biện pháp bảo vệ thanh niên 18-19 tuổi khi chúng đã được coi là người trưởng thành.
“Mọi người ạ, đây không phải là chuyện đáng cười. Nó là một vấn đề quan trọng” - bà Shiomura nói. Video về cuộc thảo luận đã được lan truyền trên Twitter của Nhật Bản.
Tại một cuộc họp quốc hội khác vào cuối tháng 3, một Youtuber có tên là Aroma Kurumin đã nói về trải nghiệm của bản thân khi bị ép quay phim 'người lớn' khi còn là sinh viên năm cuối. Vì thế, cô cũng bày tỏ sự ủng hộ lời kêu gọi của bà Shiomura.
Kurumin cho biết, cô được mời xuất hiện trong một video âm nhạc. Nhưng khi cô xuất hiện tại phim trường, hoá ra nó lại là một video có nội dung khiêu dâm - một hình thức lừa đảo phổ biến ở Nhật Bản. Mặc dù đã chống cự nhưng hơn 10 người ở đó đã gây áp lực buộc cô phải lột đồ và quay phim.
“Trải nghiệm này đã trở thành một vết sẹo không bao giờ mất đi” - cô nói tại cuộc họp.
Ngược lại, một số người trong ngành cho rằng việc đưa ra các yêu cầu đi kèm là vô nghĩa vì chúng không có tác dụng.
Shiho Miyazaki - người bước vào ngành công nghiệp phim khiêu dâm 18 năm nay cho biết, cô vào nghề năm 18 tuổi nhưng chưa bao giờ được yêu cầu cung cấp chữ ký của cha mẹ khi ký hợp đồng.
Một trường hợp khác là Miyazaki - người đóng phim 'người lớn' để kiếm tiền từ hồi phổ thông. Một năm sau, bố mẹ cô phát hiện ra sau khi thấy trong phòng ngủ con gái có kịch bản cho một video khiêu dâm. Họ yêu cầu cô nghỉ việc nhưng cô vẫn tiếp tục làm thêm 4 năm nữa và đã xuất hiện trong khoảng 300 video trước khi nghỉ hẳn. Hiện cô là nhân viên văn phòng. Miyazaki cho biết cô không hối hận về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình vào thời điểm đó.
“Tôi đã học được cách quan hệ tình dục tốt trong một môi trường an toàn, và tôi trở thành tôi của ngày hôm nay là nhờ những trải nghiệm trong quá khứ”.
Sau khi Nhật Bản hạ độ tuổi trưởng thành, các luật sư và lãnh đạo các tổ chức phi lợi nhuận đã thu thập gần 40.000 chữ ký, của cả những người hành nghề mại dâm và cựu ngôi sao phim khiêu dâm, đã gửi một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ giữ lại các quy định ràng buộc khi thanh niên 18-19 tuổi đóng phim 'người lớn'.
Hana Kanno - một ngôi sao vẫn đang hành nghề - cho biết, nhiều nhà sản xuất phim sẽ từ chối tuyển dụng các thanh niên 18-19 tuổi vì những tranh cãi xung quanh vấn đề này.
Ông Suzuki - một nhà quản lý - cho biết, ông không phản đối các quy định của ngành miễn là nó đảm bảo rằng mọi người biết họ đang dấn thân vào điều gì.
“Không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn xứng đáng nhận được lời giải thích xác đáng về hợp đồng mà mình sẽ ký. Và bạn xứng đáng được bảo vệ nếu như bị lừa dối” - ông nói.
Đăng Dương(Theo Vice)
" alt=""/>Nhật Bản tranh cãi độ tuổi đóng phim 'người lớn'Cuốn sách được chấp bút bởi tác giả Cao Bảo Anh - nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Miễn dịch học, ĐH Harvard, Mỹ & thạc sĩ chuyên ngành Miễn dịch học Trường ĐH Toronto, Canada.Hệ miễn dịch - Kiệt tác của sự sốngnhư “chiếc la bàn” để bạn định vị trên hành trình tìm hiểu về tế bào, hệ miễn dịch, nói đúng hơn, hành trình mà bạn thấu hiểu những bí ẩn của cơ thể, từ đó, xây dựng một đời sống lành mạnh hơn.
Với lối hành văn dí dỏm, hài hước, tác giả Cao Bảo Anh đã chọn nhân cách hóa tất cả các tế bào trong hệ miễn dịch, chuyển đổi các tương tác sinh hóa đầy tính chuyên môn thành những cuộc hội thoại. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng liên hệ thế giới bên trong cơ thể đến thế giới bên ngoài cơ thể.
![]() |
Các tế bào trong hệ miễn dịch được nhân cách hóa, trở nên sinh động, đáng yêu trong Hệ miễn dịch - Kiệt tác của sự sống. |
Cũng theo Cao Bảo Anh, tất cả các tế bào được vận hóa một cách nhịp nhàng như một thế giới có trật tự, có mục đích. Ngay cả lớp tế bào chết trên bề mặt da, mồ hôi, hay vi khuẩn nội địa đều là một phần của hệ thống phòng vệ phức tạp và được vận hành một cách trơn tru, nhịp nhàng,... giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh - một kiệt tác của sự sống.
Những quy tắc được đề cập trong cuốn sách này sẽ giúp bạn dung nạp thêm kiến thức về ăn uống, tập luyện, chút kiến thức về loại bỏ stress, đạt được sự thăng bằng trong cuộc sống tinh thần. Từ đó, bạn lắng nghe và thay đổi những thói quen không tốt từng chút mỗi ngày, để giữ thân thể lành mạnh, tâm trí cũng theo đấy mà vững mạnh, bình yên.
Tập trung thần tốc
Tập trung thần tốccủa tác giả Damon Zahariades giúp bạn đọc hiểu rõ những các kiến thức mang tính học thuật: Tập trung chú ý có ý thức và vô thức, tập trung chú ý tổng quát và chi tiết.
Chỉ cần đọc những tiêu đề bài viết, người đọc đã có thể cảm nhận ngay được sự hấp dẫn về nội dung, đơn giản nhưng đầy thông tin: 10 trở ngại hàng đầu đối với việc duy trì sự tập trung, Bạn có thật sự có vấn đề về sự tập trung, Làm thế nào để tập trung khi bạn làm việc trong một quán cà phê,...
Giản đơn mà hiệu quả, ví dụ thực tế phong phú, Tập trung thần tốcđưa ra chỉ dẫn chi tiết cách tạo ra môi trường thoải mái để cải thiện sự tập trung. Xuyên suốt, Damon Zahariades chia sẻ với bạn đọc những thói quen tuy nhỏ nhưng rất hiệu quả.
![]() |
Tập trung thần tốc giúp người đọc rèn luyện khả năng tập trung. |
Để có thể duy trì sự tập trung dài hạn, tác giả khuyến khích người đọc có thể áp dụng các cách nhỏ: Nghe nhạc không lời có thể át đi tiếng ồn xung quanh và dễ tập trung hơn vào công việc mình đang làm hay giới hạn tần suất kiểm tra các kênh giao tiếp, hạn chế xem các thông báo từ email, tin nhắn từ mạng xã hội,...
Ở mỗi chương sáchTập trung thần tốc, tác giả đều chỉ ra những bài tập thực hành để bạn thực hiện quá trình tập trung của mình. Giữa nhiều công việc đang chờ bạn giải quyết, bạn chọn một thứ ưu tiên để hoàn thành nó trước và tiếp tục xử lý các thứ còn lại. Điều này sẽ cho bạn cơ hội để tập trung và tiếp tục chú tâm vào công việc đang làm.
Bộ sách Little stories
Little Storiesbiến những ngày sống chậm thành kỳ nghỉ dưỡng đầy năng lượng cho thể chất lẫn tâm hồn. Bộ sách Little Storiesđược viết bởi Stacey Riches (giáo viên tiếng Anh) và Claire Luong (du học sinh tại Mỹ).
Trong quá trình học tiếng Anh, việc học từ ngữ và ngữ pháp rất quan trọng. Cả hai tác giả đã lồng ghép học tiếng Anh với những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích, thơ ngắn, mong muốn truyền tải đến nhiều bạn trẻ qua 10 tập sách tiếng Anh cơ bản.
![]() |
Bộ sách là những câu chuyện thú vị, hấp dẫn, qua đó người đọc được tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. |
Những câu chuyện được hai tác giả viết bằng tiếng Anh nguyên bản, tự nhiên, gần gũi giúp người học phát triển vốn từ vựng và nâng cao kiến thức sử dụng văn pháp. Ở mỗi trang sách, các từ vựng mới được tô đậm, kèm theo phần diễn nghĩa, hướng dẫn phát âm ở phía sau sách.
Little Storieslà bộ sách vừa chơi, vừa học tiếng Anh qua những câu chuyện văn học ngoại văn cực ngắn, dễ đọc, dễ học và mau ghi nhớ. Bộ sách như một kho tàng tổng hợp những câu chuyện ý nghĩa: Từ truyện kể Thomas Edison và phát minh bóng đèn, Lý thuyết con gián, Thất bại là mẹ thành công,... cho đến các tác phẩm kinh điển: Cây táo yêu thương, Mục đích sống của một chú chó,...
Với Little Stories, bạn có thể lật giở bất cứ tập sách nào trong 10 quyển và chiêm nghiệm những thông điệp bằng tiếng Anh được gửi gắm trong đó, để rồi cảm thấy cuộc sống nhẹ nhõm hơn từng ngày.
Đa năng trong thế giới phẳng
Những băn khoăn, trăn trở của bạn về công việc và đam mê, sự tự do trải nghiệm nhiều lĩnh vực cùng lúc sẽ được giải đáp vớiĐa năng trong thế giới phẳng. Được chấp bút bởi một trong những tác giả trẻ tài năng Emilie Wapnick, Đa năng trong thế giới phẳngđã thắng giải thưởng Nautilus Book 2017.
Dưới góc nhìn của một người trải nghiệm đa dạng ngành nghề, Emilie Wapnick đã làm nổi bật 5 phẩm chất của một người đa năng lực (multipotentialite), bao gồm: Đồng bộ hóa ý tưởng và tham gia giải quyết nhiều vấn đề “hội tụ”, Nhạy bén học hỏi nhanh, Khả năng thích ứng, Dự đoán trước xu hướng, Khả năng kết nối tốt.
Thông qua những câu chuyện ví dụ và bài học được đúc kết, độc giả sẽ hiểu được cách những người đa năng lực tư duy, từ đó, biết cách lắng nghe, hợp tác, khai thác tiềm năng của họ một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
![]() |
Cuốn sách của Emilie Wapnick đã thắng giải thưởng Nautilus Book 2017. |
Theo Emilie Wapnick, sự thử nghiệm là chìa khóa để người đa năng lực bình tĩnh tìm hiểu các lĩnh vực mới và biết rõ tiềm năng, mặt hạn chế của bản thân. Từ đó, bạn có thể tự do lựa chọn và đi đúng hướng với những đam mê đời mình.
Cuốn sách không viết dàn trải, không có lý thuyết suông. Mỗi quan điểm là một dẫn chứng thực tế và thú vị. Đọc, hiểu và vận dụng thành công sẽ giúp bạn trở thành một “multipotentialite: một người đa năng lực theo đuổi sự sáng tạo” và giúp bạn bứt phá mọi khả năng tiềm ẩn của chính mình.
Với Đa năng trong thế giới phẳng, “bạn có thể là bất cứ ai, làm bất cứ điều gì mà mình muốn mà không cần phải sống khác với con người đa dạng trong mình”, Emilie Wapnick nhận định.
Thanh Nhàn
Sách cứu rỗi tinh thần con người trong đại dịch
" alt=""/>4 cuốn sách nhẹ nhàng bổ ích ngày giãn cách xã hội