Bán lẻ hàng công nghệ tại Việt Nam chưa bao giờ hết sốt khi hàng loạt sản phẩm công nghệ mới liên tục được tung ra nhằm khuyến khích người dùng móc hầu bao. Những chiếc smartphone từ giá hai chục triệu đồng đã phá kỷ lục giá bán lên đến hơn 30 triệu đồng,ữngsựkiệnđángnhớcủathịtrườngbánlẻcôngnghệViệtNamnălịch âm. hơn 40 triệu đồng nhưng vẫn có người mua. Tuy vậy, dấu hiệu bão hoà đã xuất hiện, các vụ thâu tóm và thay tướng cho thấy các hệ thống bán lẻ đang cần có sự biến chuyển nhằm duy trì tăng trưởng.
Vingroup thâu tóm Viễn Thông A
Điểm nhấn nổi bật nhất trong năm 2018 ở thị trường bán lẻ hàng công nghệ chính là thương vụ Vingroup mua lại Viễn Thông A. Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam chính thức xác nhận mua lại nhà bán lẻ 21 năm tuổi đời hồi tháng 11/2018, khép lại nhiều tin đồn đoán.
Các fan đang cầm bóng của Viễn Thông A và Samsung trong một buổi biểu diễn do hai đơn vị này phối hợp tổ chức. |
Viễn Thông A là anh cả trong làng bán lẻ tại Việt Nam, có mặt trước cả Thế Giới Di Động, FPT Shop hay Mai Nguyên. Từng là một thế lực trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên điện thoại di động tại Việt Nam, nhưng từ giữa những năm 2000 Viễn Thông A phải đối đầu với Thế Giới Di Động và sau đó là FPT Shop. Nhà bán lẻ lâu đời này sau đó tụt xuống vị trí thứ 3 và cuối cùng được Vingroup mua lại toàn bộ.
Được xem là nhà bán lẻ có thị phần thứ 3, thứ 4 tại Việt Nam ở lĩnh vực công nghệ nên Viễn Thông A về tay Vingroup được chú ý rất nhiều trong năm qua. Tuy vây, nếu xét riêng về Vingroup có thể thấy việc mua lại Viễn Thông A chỉ là một chuỗi các hành động nhanh và quyết liệt của tập đoàn này.
Chỉ trong một năm, Vingroup đã ra mắt thương hiệu xe hơi riêng, ra mắt xe hơi, xe điện; xây nhà máy sản xuất smartphone và ra mắt smartphone “Made in Vietnam” trong vòng 6 tháng. Tập đoàn này dự kiến sản xuất TV, thiết bị IoT trong năm tới.
Các nhà bán lẻ bị "vu oan" vụ rò rỉ thông tin khách hàng
Đầu tháng 11/2018, trên diễn đàn raidforums.org dành cho hacker, một thành viên đăng tải file dữ liệu được cho là thông tin thẻ thanh toán của khách hàng ở chuỗi Thế Giới Di Động. Ngày 7/11, thông tin trên lan truyền rộng rãi đến các phương tiện truyền thông.
File được cho là có thông tin thẻ ngân hàng của các giao dịch ở Thế Giới Di Động nhưng đã được che số thẻ. |
Thế Giới Di Động ngay lập tức phủ nhận thông tin khách hàng bị rò rỉ từ hệ thống của chuỗi này. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông) sau đó vào cuộc và xác nhận tại thời điểm đó không thấy có dấu hiệu hacker tấn công thành công vào hệ thống công nghệ của chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, sau đó cho biết dạng “tin vịt” này các năm trước đó đã có, ông không hiểu vì sao tin đồn lại có lại thời điểm đó. Cổ phiếu Thế Giới Di Động sau đó tuột dốc, sau đó phục nhồi nhẹ nhưng hiện vẫn chưa trở lại mốc giá thiết lập được hồi tháng 10.
4 ngày sau khi thông tin về Thế Giới Di Động dấy lên, cũng trên diễn đàn raidforums.org, hacker lại cho biết có được dữ liệu nội bộ của FPT Shop - chuỗi bán lẻ hàng công nghệ thị phần đứng thứ hai sau Thế Giới Di Động, và của Con Cưng - chuỗi bán đồ mẹ và bé.
Tuy vậy, khác với lần công bố đầu tiên gây ảnh hưởng không nhỏ đến Thế Giới Di Động, lần thứ hai hacker nhắm vào FPT Shop và Con Cưng nhưng hai chuỗi này hầu như không bị gây hại gì.
Thế Giới Di Động "thay tướng"