Tổng Bí thư: Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?
Trong phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo,ổngBíthưQuyhoạchthếnàomàkhôngcótrườnghọcsinhkhôngcólớbảng xh ngoại hạng anh sáng 9/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ, và thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục. Muốn giáo dục phát triển bền vững, trước hết phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Theo Tổng Bí thư, Luật Nhà giáo cần phải xác định rõ vai trò trung tâm của giáo viên trong quá trình giáo dục. Phổ cập giáo dục đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo đủ giáo viên cho tất cả học sinh.
"Có trò thì phải có thầy, thiếu thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì còn thiếu thì cần phải có chính sách giải quyết",Tổng Bí thư nói và cho rằng cần xác định vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo, trong đó người thầy là chủ thể chính.
Cùng đó, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh đến vai trò của học sinh. Luật Nhà giáo cần làm rõ, giải quyết được tương quan giữa thầy và trò, bởi "nếu không có trò thì sẽ không có thầy".

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu sáng nay.
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh đến việc giải quyết chính sách ngày càng tiến bộ hơn. Ví dụ như khi giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, đã phổ cập rồi thì phải tiến dần lên nữa, "Nhà nước phải nuôi các cháu ăn học, bỏ học phí".
Nhắc lại việc phải giải quyết tốt mối quan hệ tương quan thầy - trò, Tổng Bí thư đặt vấn đề ở mỗi phường, xã hay mỗi huyện, hàng năm có bao nhiêu cháu trong độ tuổi đến trường đều được cập nhật trên hệ thống dữ liệu dân cư. Như vậy tức là có trò rồi, phải chủ động có thầy, vì "thiếu thầy các cháu đi học thế nào?".
Tổng Bí thư cũng đề cập đến vấn đề quy hoạch trường lớp ở một số nơi hiện nay. "Có trò, có thầy thì phải có trường lớp. Quy hoạch, quản lý thế nào mà lại không có trường, học sinh không có lớp để học",Tổng Bí thư yêu cầu khắc phục vấn đề này.
Cùng với đó, việc thiếu giáo viên, không có biên chế là câu chuyện đang rất thời sự và các chính sách phải bao quát được thực tế này.
Tiếp tục góp ý cho dự Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư cho rằng, việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên là yêu cầu cấp thiết. Dự luật cần xác định "người thầy là nhà khoa học" - giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn phải là những nhà nghiên cứu.
"Việc học tập, nghiên cứu không thể đứng lại bởi khoa học và tri thức không dừng lại. Nhà giáo phải mang được những tâm thế đó, phải có chuyên môn rất sâu về lĩnh vực của mình",ông nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho giáo viên là vô cùng cấp thiết. Chủ trương của Đảng, Nhà nước là nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Vì vậy, dự luật cần quy định về trình độ ngoại ngữ tối thiểu mà giáo viên phải đạt được để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
"Thầy không có tiếng Anh thì dạy trò thế nào? Thầy Toán cũng phải có tiếng Anh để dạy toán bằng tiếng Anh, thầy Văn cũng phải có tiếng Anh để tiếp cận, hội nhập",Tổng Bí thư nêu quan điểm.
Về chính sách học tập suốt đời, Tổng Bí thư cho hay, nếu quy định thầy đến tuổi nghỉ hưu không được giảng dạy nữa sẽ rất khó khăn, không huy động được nguồn lực. Bởi một giáo sư trong ngành giáo dục, dù lớn tuổi nhưng càng có uy tín và nhiều kinh nghiệm, cần khuyến khích tham gia công tác giáo dục, giảng dạy.
"Có những cô giáo dành cả tuổi thanh xuân dạy học ở vùng cao không thể xây dựng gia đình và nhà công vụ, nơi ăn ở sinh hoạt cũng không có",Tổng Bí thư nói, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu chính sách thật đặc thù để khuyến khích, động viên thầy cô, người giỏi đến vùng cao công tác.
Đặc biệt, với nhà giáo ở những môi trường đặc thù như trại giam, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, theo Tổng Bí thư, phải có chính sách cụ thể.
Tổng Bí thư kỳ vọng, khi Luật Nhà giáo ra đời phải thực sự tạo điều kiện cho những người làm giáo dục. "Luật ra đời phải được người thầy đón nhận, phấn khởi, thực sự là tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Chứ không để Luật ra đời thầy lại thấy khó khăn hơn",Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Sáng nay, Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Luật được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; có chính sách đặc thù, đột phá để hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành Giáo dục, giúp người có tâm huyết đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Chính phủ đề xuất Quốc hội giao quyền chủ động tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển và quản lý tổng biên chế đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương và từng cấp học.
Hiện nay, ba luật chính tác động trực tiếp đến hoạt động của nhà giáo là Luật Viên chức, Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động. Trong đó, Luật Viên chức quy định những vấn đề chung về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức. Luật Giáo dục quy định toàn diện các vấn đề về hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có nhà giáo, có tính chất của luật khung nên các quy định về nhà giáo chưa đầy đủ và toàn diện, nhất là về phương diện tuyển dụng, sử dụng, quản lý.
Hà Cường-
Nhận định, soi kèo Lille vs Auxerre, 20h00 ngày 20/4: Đối thủ khó chơiVợ bỏ đi, ly hôn chồng có được bán đất?HLV Việt Hoàng được vợ 'thưởng' nóng khi cùng Viettel vô địchDanh sách đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2020Nhận định, soi kèo Varazdin vs Hajduk Split, 23h45 ngày 18/4: Không dễ cho kháchBạn đọc ủng hộ Bệnh viện K Tân Triều phòng, chống dịch CovidCách xử lý nợ khó đòiJack Ma ca ngợi AINhận định, soi kèo Sevilla vs Alaves, 23h30 ngày 20/4: Vùng vẫy trụ hạngtin chuyển nhượng mới nhất: Messi chúc Neymar 'gặp may' tại PSG
下一篇:Soi kèo phạt góc Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
- ·Nhận định, soi kèo Nagoya Grampus vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 20/4: Đứng im bắt bảng
- ·Xem Quang Hải, Công Phượng với tuyển Việt Nam chỉ... 50 nghìn đồng
- ·Tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo Bác
- ·Tin chuyển nhượng tối 12
- ·Nhận định, soi kèo AVS vs Casa Pia, 21h30 ngày 19/4: Đường cùng vùng lên
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 5/2021
- ·Hy hữu bán xe 1 triệu rưỡi, bồi thường 15 triệu
- ·Kẻ thủ ác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- ·Nhận định, soi kèo Preston North End vs QPR, 21h00 ngày 18/4: Chủ nhà mất kiểm soát
- ·Haaland xé lưới MU, cú hat
- ·Ronaldo không chấp nhận bị Erik ten Hag đì ở MU, hành động gấp
- ·Kết quả bóng đá Omonia Nicosia 2
- ·Nhận định, soi kèo Union Santa Fe vs Newell’s Old Boys, 07h30 ngày 19/4: Tiếp đà thăng hoa
- ·Cận cảnh buổi tập nhiều tiếng cười ở tuyển Việt Nam
- ·Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế người nhiều nhà, đất
- ·Giáo sư Yoshua Bengio: 'Không giao cho AI khả năng tự bảo tồn'
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Napoli, 23h00 ngày 19/4: Thắng vì ngôi đầu
- ·Nghệ An cảnh báo giáo viên tham gia huy động vốn trái phép
- ·Xem siêu phẩm kiểu Ronaldo của cầu thủ Bình Dương
- ·Tuyển Việt Nam đấu U22 Việt Nam, thầy Park mong chờ gì?
- ·Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Macarthur, 14h00 ngày 20/4: Khách đáng tin
- ·CLB TPHCM mua Lee Nguyễn, chờ trong âu lo, vì sao?
- ·Học sinh Hà Nội phải đeo khẩu trang từ nhà đến trường
- ·Khoảnh khắc buồn của Hà Nội trong ngày hạ màn V
- ·Kèo vàng bóng đá Leicester vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Đỉnh cao và vực sâu
- ·Thi trấn Cần Giuộc đã khắc phục con đường lầy lội
- ·Nhận định, soi kèo Espanyol vs Getafe, 2h00 ngày 19/4: Không chênh lệch nhau
- ·'Chương trình quốc gia cần đặt hàng nghiên cứu theo nhu cầu doanh nghiệp'
- ·Tin chuyển nhượng tối 26
- ·Tin chuyển nhượng 31/8: MU tọa sơn quan hổ đấu, Arsenal tháo chạy tập thể
- ·Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
- ·Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế người nhiều nhà, đất
- ·MediaTek: 'Người dùng Việt hào hứng với smartphone AI'
- ·Bà Trần Ái Cầm bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Nguyễn Tất Thành sau khi ông Nguyễn Mạnh Hùng từ nhiệm
- ·Kèo vàng bóng đá Leicester vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Đỉnh cao và vực sâu
- ·21/11 sẽ bán vé tàu Tết Ất Mùi