Nhận định, soi kèo Municipal Liberia vs LD Alajuelense, 09h00 ngày 15/1: Tạm chiếm ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 14/1: Cửa dưới ‘ghi điểm’ -
Đấu giá tài nguyên viễn thông: Mã đẹp, số đẹp do thị trường quyết địnhBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng Theo đại biểu Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam), muốn hiện thực hóa tham vọng đến 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển tự cường có thu nhập cao thì nhất thiết hạ tầng số phải đi trước một bước, chuẩn bị nền tảng cho nền kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số.
Đại biểu đoàn Quảng Nam cho rằng, việc thiếu hụt điện năng nghiêm trọng trong những tuần vừa qua càng cho thấy tầm quan trọng của hạ tầng phải đi trước một bước và hơn hết cần phải chuẩn bị hạ tầng cho tương lai.
Vì vậy, đầu tư và phát triển hạ tầng số vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia là đặc biệt quan trọng.
Từ những phân tích trên, đại biểu Vương Quốc Thắng cho rằng, việc sửa đổi Luật Viễn thông là hết sức cần thiết, vừa đáp ứng được yêu cầu trong ngắn hạn sẽ giúp thị trường viễn thông vận hành minh bạch hơn, tính cạnh tranh cao hơn và trong dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp viễn thông hướng tới đầu tư tốt hơn cho nhu cầu hạ tầng số tương lai.
Đại biểu Ma Thị Thuý (đoàn Tuyên Quang) thống nhất cao với việc sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng và phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Hạ tầng viễn thông được ưu tiên xây dựng và bảo vệ
Phát biểu tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng dành thời gian làm rõ các vấn đề được đại biểu quan tâm như: phát triển hạ tầng viễn thông; trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây; dịch vụ OTT viễn thông; đấu giá tài nguyên viễn thông…
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, quan điểm chung về hạ tầng viễn thông là hạ tầng thiết yếu được Nhà nước ưu tiên xây dựng và được Nhà nước bảo vệ. Nhà nước ban hành quy hoạch, quy định, quy chuẩn về sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng với các ngành khác để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Do vậy, hạ tầng sẽ tăng gấp bội nên sẽ càng cần hơn việc chia sẻ, dùng chung.
Về trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ chỉnh lý, quy định theo hướng quản lý mềm giống như nhiều quốc gia khác, để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của loại hình hạ tầng và dịch vụ này nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
“Trung tâm dữ liệu có tính hạ tầng, phát triển phải phù hợp với quy hoạch nên cần đăng ký. Điện toán đám mây là dịch vụ nên chỉ cần thông báo. Các thủ tục đăng ký, thông báo có thể làm trực tuyến dựa trên cam kết của doanh nghiệp mà không tiền kiểm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Về vấn đề đấu giá tài nguyên viễn thông, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sửa đổi quan trọng nhất là mã đẹp, số đẹp sẽ do thị trường quyết định, không do cơ quan Nhà nước quyết định như trước đây. Giá khởi điểm đấu giá sẽ cố định và không phải thực hiện việc xác định giá khởi điểm vì số lượng số đẹp là rất nhiều.
“Thế nào là đẹp cũng khác nhau với từng người, rất khó xác định mã và số mang ra đấu giá không ai mua thì sẽ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp. Với cơ chế mới rõ ràng hơn, dễ làm hơn, minh bạch hơn trong dự thảo luật, sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ quy định chi tiết để thực thi một cách hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi mở.
Sửa Luật Viễn thông để phát triển hạ tầng sốDự thảo Luật Viễn thông gồm 10 chương, 74 điều. Sau hơn 12 năm áp dụng, Luật Viễn thông năm 2029 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với bối cảnh mới có nhiều thay đổi.
Vì vậy cơ quan soạn thảo cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật để xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu mới và khắc phục các vướng mắc trong công tác thực thi, quản lý Nhà nước.
Việc sửa đổi luật nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Sửa luật còn nhằm khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển.
"> -
Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thămThủ tướng tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet. Ảnh: VGP/Nhật Bắc Thủ tướng đề nghị hai bên triển khai kết quả điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron tháng 10/2023, cũng như cơ chế hợp tác liên ngành giữa hai nước.
Thủ tướng đánh giá cao vai trò, tiếng nói và sáng kiến của Pháp trên các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, ASEAN-EU, Pháp ngữ... Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Pháp để ứng phó với thách thức toàn cầu.
Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp Pháp hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, dược phẩm…
Đề nghị Pháp tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp làm ăn, học tập và sinh sống để phát huy vai trò cầu nối kinh tế, văn hóa giữa hai nước.
Đại sứ Olivier Brochet cho biết Tổng thống Emmanuel Macron vẫn giữ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm chính thức Pháp năm 2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đại sứ khẳng định Pháp đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển sâu rộng, toàn diện hơn nữa, đặc biệt sẽ nỗ lực triển khai hiệu quả ba lĩnh vực hợp tác trụ cột được nêu trong điện đàm cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron.
Đại sứ Pháp cho biết, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu cùng Quốc Vụ khanh phụ trách Cựu Chiến binh và Ký ức chiến tranh sẽ thăm Việt Nam và dự kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trên tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” và cùng hợp tác vì sự phát triển của quốc gia và nhân dân hai nước.
Mong muốn Việt Nam dạy tiếng Tây Ban Nha trong hệ thống THPT
Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha Carmen Cano de Lasala tới chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ.
Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn đưa quan hệ Đối tác chiến lược với Tây Ban Nha lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên.
Về chính trị - ngoại giao, Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc các cấp và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương.
Thủ tướng gửi lời mời tới Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez sớm thăm chính thức Việt Nam; cảm ơn lời mời thăm Tây Ban Nha của Thủ tướng Pedro Sanchez và đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước thu xếp chuyến thăm.
Về kinh tế - thương mại, Thủ tướng đề nghị Tây Ban Nha mở cửa thị trường cho mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông nghiệp, điện tử, hàng dệt may. Việt Nam sẵn sàng đón nhận những mặt hàng chất lượng cao của Tây Ban Nha.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tây Ban Nha đã khai trương Phòng Thương mại tại Việt Nam trong năm 2023. Thủ tướng đề nghị Đại sứ thúc đẩy doanh nghiệp Tây Ban Nha đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực có thế mạnh như hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, du lịch, giáo dục, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao khoa học công nghệ.
Chia sẻ những ý kiến của Thủ tướng, Đại sứ Carmen Cano de Lasala cho biết, doanh nghiệp Tây Ban Nha ngày càng muốn hợp tác với Việt Nam, đề xuất 4 lĩnh vực trọng tâm bao gồm cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, quốc phòng và du lịch.
Tây Ban Nha sẵn sàng hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển đường sắt cao tốc, chuyển đổi năng lượng và phát triển ngành du lịch.
Đại sứ Tây Ban Nha cho biết đang phối hợp cùng với các Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam để tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về giảng dạy tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam lần thứ nhất, mong muốn Việt Nam đưa tiếng Tây Ban Nha vào chương trình giảng dạy tại hệ thống THPT.
"> -
Kỷ luật cảnh cáo thầy giáo dùng dây điện đánh học sinh lớp 2Vết hằn trên lưng em T. được gia đình chụp lại và đăng trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình. Theo đó, khoảng 14h30 ngày 10/9 vừa qua, em T.A.T. - học sinh lớp 2A3 - nói chuyện và đùa giỡn với bạn cùng bàn khi đang trong giờ học. Thầy Lâm Thánh - giáo viên chủ nhiệm lớp - nhắc em T. nhiều lần nhưng học sinh chưa vâng lời.
Vì vậy, khi đang dùng dây điện buộc rèm cửa sổ, thầy Lâm Thánh đã dùng sợi dây này đánh vào lưng em T. vì không kiềm chế được cảm xúc.
Nắm được thông tin vụ việc, lãnh đạo Trường Tiểu học Vĩnh Tân 2 đã tới nhà em T. thăm hỏi, xin lỗi, thuyết phục gỡ bài viết đăng tải trên mạng xã hội nhưng gia đình không đồng ý.
Ngày 11/9, nhà trường thành lập hội đồng kỷ luật và thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với thầy Lâm Thánh. Em T. cũng đã đi học trở lại.
Trước đó, một tài khoản mạng xã hội được cho là phụ huynh của nam sinh lớp 2 của một trường tiểu học trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu chia sẻ thông tin, hình ảnh con mình có vết hằn trên lưng, nghi bị giáo viên dùng dây điện đánh.
“Vợ chồng tôi cố gắng đi làm để có tiền nuôi con ăn học, nhưng không ngờ mới đầu năm mà con đã bị đánh. Tôi mong cơ quan pháp luật cũng như Phòng GD-ĐT giải quyết” - nội dung bài viết của phụ huynh nêu rõ.
Một hiệu trưởng ở TPHCM bị cách chức vì đánh học sinh chảy máu đầuÔng Nguyễn Hữu Phúc vừa bị cách chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phú Trung (huyện Củ Chi). Trước đó, ông Phúc từng đánh học sinh chảy máu đầu bằng dụng cụ dạy âm nhạc.">