Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1 -
Cuộc sống đảo lộn ở vùng biên giới Nga giáp UkraineHiện trường một vụ tấn công tên lửa của Ukraine vào vùng Belgorod, phía nam Nga. Ảnh: Telegram Vladimir Seleznyov, một người đã về hưu ở Belgorod cho biết thật khó để quen với mối nguy hiểm. Ông từng chứng kiến một vụ tấn công tên lửa từ bên kia biên giới vào khu phố Plekhanov hôm 15/2, khiến 7 người thiệt mạng.
“Tất nhiên, tình hình rất khó khăn nhưng chúng tôi sống gần biên giới. Sẽ là quá đáng nếu nói rằng chúng tôi đã quen với điều đó. Ai cũng tin chúng tôi sẽ thắng và chiếm ưu thế, nhưng người dân vẫn lo lắng”, ông Seleznyov chia sẻ với phóng viên Reuters trong lần hiếm hoi truyền thông quốc tế được đến Belgorod kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát cuối tháng 2/2022.
Tại thị trấn pháo đài cổ, nay là thành phố hiện đại với 300.000 dân một lần nữa trở thành tiền tuyến của Nga, hàng chục cư dân đã thiệt mạng vì các vụ tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ phía Ukraine trong hơn 2 năm qua. Cho đến nay, Kiev vẫn phủ nhận nhắm mục tiêu vào dân thường Nga.
Trong vụ thương vong tồi tệ nhất được ghi nhận đối với dân thường Nga, 25 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương vì loạt tấn công bằng tên lửa vào Belgorod ngày 30/12/2023.
Vào dịp diễn ra bầu cử tổng thống Nga từ ngày 15 – 17/3 năm nay, lãnh đạo Điện Kemlin đương nhiệm Vladimir Putin vẫn được yêu thích ở Belgorod cũng như trên khắp nước Nga. Điều này nhấn mạnh cuộc xung đột ở nước láng giềng đã khơi dậy sự ủng hộ dành cho ông Putin như thế nào. Tổng thống Nga gọi đây là "chiến dịch quân sự đặc biệt" và coi đó là một phần của cuộc đối đầu dai dẳng giữa Moscow với phương Tây.
Dấu ấn xung đột
Đối với các cư dân Belgorod, tình trạng gián đoạn hoạt động sống hàng ngày thường xuyên xảy ra và các dấu hiệu xung đột rất rõ thấy. Binh lính đi bộ trên đường phố và những khối xi măng được đặt tại các điểm dừng xe buýt để bảo vệ người dân khỏi các vụ nổ tiềm ẩn.
Các trường tiểu học đã chuyển sang chỉ dạy học trực tuyến, trong khi các trường trung học đang thực hiện mô hình kết hợp giữa học từ xa và trực tiếp tại lớp, tương tự như cách nhiều cơ sở giáo dục ở Ukraine đang hoạt động.
Hệ thống xe buýt sẽ ngừng chạy khi cảnh báo về mối đe dọa tên lửa vang lên, buộc mọi người phải xuống xe và đi bộ. Việc mua sắm có thể phức tạp và các cuộc hẹn thường bị hủy bỏ. Hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi khu vực xung quanh để tránh nguy hiểm.
Các nhóm tình nguyện viên dân sự ở Belgorod đang hỗ trợ binh lính Nga. Đây là hiện tượng phổ biến trên khắp xứ sở bạch dương và Ukraine.
Tại thị trấn Shebekino, nơi gần biên giới Ukraine hơn, các hố đạn pháo xuất hiện rải rác trên những con đường, trong khi các tòa nhà cũng lỗ chỗ vết đạn và bị hư hại.
Tháng 6 năm ngoái, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc vùng Belgorod đã hộ tống khoảng 600 trẻ em từ các khu vực Shebekino và Graivoron di tản đến các thành phố Yaroslavl và Kaluga, cách xa biên giới Ukraine.
Valentina, một phụ nữ đã nghỉ hưu tiết lộ, bà cũng đã tạm thời rời Shebekino vào mùa hè năm ngoái theo lời thuyết phục của con gái, nhưng gần đây đã quay trở lại. Bà bày tỏ hy vọng giao tranh sẽ sớm kết thúc và những người từng rời khỏi thị trấn chỉ cách biên giới với Ukraine khoảng 7km này sẽ hồi hương.
Ukraine nói 2 vùng biên Nga 'đang có giao tranh', lính Moscow bắn hạ 7 tên lửa
Một quan chức tình báo cấp cao Ukraine tuyên bố, các nhóm vũ trang chống Moscow đang xâm nhập vào lãnh thổ Nga và đã biến 2 vùng biên giới của nước này thành "khu vực đang xảy ra giao tranh"."> -
Mẹ bị chỉ trích vì để con gái 4 tuổi nô đùa với hàng trăm con cá sấuBé gái 4 tuổi đang chơi với cá sấu con. Ảnh: SCMP Người mẹ Kwanrudee Siripreecha đã đăng tải video ghi lại cảnh cô con gái 4 tuổi chơi đùa với hơn 200 con cá sấu mới sinh.
Cô bé không tỏ ra sợ hãi, thoải mái nằm trong hồ bơi, xung quanh là những con cá sấu nhỏ. Bé còn cầm một vài con nữa trên tay.
Kwanrudee điều hành một trang trại nuôi cá sấu ở Thái Lan. Người phụ nữ này cho biết, con gái cô thích cá sấu con từ khi mới 2 tuổi. Bé thích xem cá sấu con bơi lội.
Những con cá sấu này đều chưa đến 15 ngày tuổi, chưa có răng và không cắn được. Kwanrudee cho biết luôn theo dõi chặt chẽ khi con gái chơi cùng cá sấu.
"Khi những con cá sấu này lớn hơn, mọc nhiều răng hơn, có lớp da dày hơn thì con gái tôi không chơi với chúng nữa", Kwanrudee nói.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của cô bé và chỉ trích người mẹ.
Lời giải thích của người mẹ không xoa dịu được sự tức giận của nhiều cư dân mạng.
"Kể cả khi cá sấu con không cắn được, nhưng nước trong bể có nhiều chất bẩn, vi khuẩn của chúng tiết ra. Con bé không nên ở cùng bể với cá sấu", một người viết.
"Điều này quá nguy hiểm. Nếu có chuyện gì xảy ra với cô bé, người mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", một người khác bình luận.
Vật lộn với cá sấu cứu em song sinh, 3 năm sau cô gái nhận điều bất ngờ
ANH – Người phụ nữ nhận được huân chương Gallantry Medal của Vua Charles III vì hành động dũng cảm, cứu em gái sinh đôi khỏi sự tấn công của cá sấu."> -
Mẹ Việt Nam anh hùng 103 tuổi: Nước mắt vẫn chưa ngừng rơi, mong tìm được mộ conNăm nay 103 tuổi nhưng mẹ Ngô Thị Lang vẫn rất minh mẫn. Ảnh: Hà Nam "Tôi cũng sợ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước"
Mẹ Lang là thân nhân của 2 liệt sĩ và 1 thương binh. Chồng và con trai mẹ lần lượt hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.
Chồng mẹ Lang, liệt sĩ Huỳnh Kinh Nhi (SN 1918) cũng là người Hội An. Những năm giặc Pháp tàn phá quê hương, để tiện hoạt động cách mạng, cả gia đình di tản vào xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) sinh sống.
Năm 1950, chồng hy sinh, mẹ Lang một mình gồng gánh nuôi con và tiếp tục hoạt động cách mạng. Lợi dụng việc buôn bán, thường xuyên đi lại giữa Thăng Bình và Hội An, mẹ nhận nhiệm vụ tiếp tế thực phẩm, thuốc men cho bộ đội.
Căn nhà của mẹ Lang cũng trở thành nơi nuôi giấu cán bộ. Bên dưới khu bếp lụp xụp chính là hầm bí mật giúp họ trú ẩn. Nhiều lần bị địch nghi ngờ, chúng đánh đập dã man nhưng mẹ Lang thà chết không khai.
Mẹ Lang có 3 người con, 1 gái, 2 trai. Năm 1963, cô con gái đầu được ra Hà Nội học tập theo diện con cán bộ hy sinh, con trai út đi làm ăn xa. Chỉ còn con trai thứ là Huỳnh Quang Thợ (SN 1946) ở nhà, vừa học lớp 11, vừa phụ mẹ đồng áng.
Rồi, trong kỳ nghỉ hè, chàng trai 17 tuổi đã lén mẹ xung phong ra chiến trường…
Và, chiến tranh một lần nữa cướp đi cậu con trai "da trắng, mắt tròn" của mẹ Lang. Năm 1965, chiến sĩ Huỳnh Quang Thợ hy sinh tại miền cát trắng Núi Thành (Quảng Nam) khi mới 19 tuổi.
“Nó trốn tôi đi tòng quân. Ngày ấy, chiến tranh ác liệt, tôi cũng sợ mất con lắm, nhưng giữ con lại thì mất nước, nên tôi không ngăn cản. Hai năm sau nghe tin nó mất, tôi đau đớn lắm. Hồi đó loạn lạc, biết tìm con nơi mô”, mẹ Lang giàn giụa nước mắt.
59 năm, mẹ vẫn đợi con
Năm anh trai hy sinh, cũng là lúc ông Huỳnh Quang Thuyền (SN 1948, thương binh hạng 3/4, con út của mẹ Lang) viết đơn tình nguyện nhập ngũ.
Vào sinh ra tử khắp chiến trường miền trung, đến năm 1980, ông Thuyền xuất ngũ, về lại địa phương và tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng. Hiện, ông là Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Cẩm Phô (TP Hội An).
Tài sản quý giá trong nhà mẹ Lang chính là những tấm bằng khen của chồng, con. Ảnh: Hà Nam Trao đổi với PV VietNamNet, ông Thuyền chia sẻ, qua xác minh, anh trai ông được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Nghĩa (huyện Núi Thành), nhưng cụ thể phần mộ nào thì không thể xác định.
"Nhiều năm nay, gia đình cố gắng tìm kiếm hài cốt, mộ phần của anh nhưng vô vọng. Do tại nghĩa trang này có rất nhiều mộ liệt sĩ vô danh, nên không thể biết anh ấy đang nằm chỗ mô.
Mỗi lần vào đây, mẹ tôi đều đi khắp những hàng bia mộ thắp hương, khấn vái trong vô vọng rồi khóc nức nở. Di nguyện cuối đời của bà chỉ mong đưa được anh Thợ về Hội An yên nghỉ, thì mẹ mới an lòng", ông Thuyền nghẹn ngào.
Chiến tranh kết thúc, không có niềm vui nào bằng ngày đoàn viên, nhưng cũng không có nỗi đau nào bằng việc trong ngày chiến thắng mà chồng, con không về nữa...
Giờ tuổi càng cao càng lắm nỗi niềm, mỗi lần nỗi nhớ con trỗi dậy, mẹ Lang chỉ biết lục lại những ký ức đã cũ.
Không rõ con trai hy sinh ngày nào, cũng chẳng có kỷ vật gì sót lại. Bàn thờ anh Thợ chỉ treo tấm bằng Tổ quốc ghi công và gia đình lấy ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm để làm “giỗ vọng”.
Cho đến giờ, mẹ Ngô Thị Lang vẫn đau đáu, chẳng biết hài cốt con nằm lại nơi đâu.
Mẹ bảo, niềm an ủi khi tuổi già được sống quây quần bên con cháu; được Đảng, Nhà nước quan tâm; được bà con lối xóm chia sẻ, thăm hỏi thường xuyên... là sự động viên tinh thần lớn nhất với mẹ.
Mẹ Việt Nam anh hùng 109 tuổi mỗi ngày vẫn mong con trở về để cùng ăn cơmCứ mỗi khi nghe thấy tiếng mở cổng, mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ngách lại tưởng hai con trai mình từ chiến trường trở về và gọi mọi người nấu cơm cho con ăn.">