
Là doanh nghiệp đã phải bỏ dự án vì quy định đất ở, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest) cho biết, đáng lẽ công ty ông đã làm dự án 4ha ở Hà Đông (Hà Nội) và dự án ở quận 12 (TP.HCM)… Thế nhưng, đành phải từ bỏ vì theo đuổi mấy năm không được, không ai giải quyết cho chỉ vì quy định đất ở.
Theo ông Hiệp, từ năm 2021, Nghị định 30 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở - PV) quy định chuyển đổi đất khác sang đất ở phải có ít nhất một ít đất ở, điều này rất khó khả thi.
“Đây chính là lý do mấy trăm dự án tồn đọng, không chuyển đổi được. Thậm chí, kể cả trong trường hợp người đang sử dụng đất, quy hoạch thì có nhưng không cho chuyển đổi vì không có 1m2 đất ở trong đó.
Đáng lẽ, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi phải xem xét cái nào hợp lý thì giữ, cái nào không hợp lý thì thay đổi. Nhưng, điều 128 lại lặp lại, tôi cho rằng điều này rất khó cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở; ban soạn thảo lẽ ra phải nhìn thấy điều đó”, ông Hiệp nói.
Trong khi đó, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, quy định đưa ra tạo sự bó buộc chính các cơ quan nhà nước.
Ông Quyết đơn cử, một huyện muốn quy hoạch dự án, nhưng dự án đó không nằm trên đất có đất ở thì các huyện đó có lập được quy hoạch để đưa ra đấu giá hay không?
“Tôi lo rằng, chính cơ quan nhà nước cũng gặp khó khi chồng chéo luật. Còn với doanh nghiệp, khi lập quy hoạch trên các đất không có đất ở rất nhiều, đa số là đất thương mại dịch vụ, đất trồng cây… nằm gần khu dân cư, nằm trong khu được quy hoạch khu dân cư. Khi đó, không có đất ở thì doanh nghiệp cũng không thể lập quy hoạch được, dù quy hoạch có khu vực đất ở, nhưng bản chất đất chưa chuyển đổi được thành đất ở. Những điều này sẽ gây khó khăn, phức tạp rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản”, ông Quyết nêu.
Thêm nữa, vị lãnh đạo này cho hay, ngay như tại Hà Nội, hiện phát triển rộng ra vành đai 3, vành đai 4… nhưng ngay ở vành đai 3, đất nông nghiệp rất nhiều; nếu quy định như dự thảo thì đất đai sẽ bị lãng phí vì khu vực đó quy hoạch đất ở, có thể phát triển nhà cao tầng, thấp tầng nhưng không có một mét đất ở hiện hữu nào thì cuối cùng là bế tắc.
Còn ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn SGO (SGO Group) lại đặt câu hỏi: Nếu quy định tại dự thảo được thông qua sẽ ảnh hưởng nhiều, bởi nguồn gốc đất từ xưa đa phần xen kẹt rất nhiều. Nếu trong tổng thể dự án mà có một phần các loại đất như đất nông nghiệp, đất sản xuất… thì sẽ xử lý như thế nào?
“Tôi e rằng, nếu dự thảo quy định này trong luật được thông qua, chúng ta sẽ phải điều chỉnh lại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của từng địa phương vì thời gian qua nhiều địa phương đã cập nhật gần như đầy đủ quy hoạch về đất ở từng khu vực”, ông Giang nói.
Ảnh hưởng nguồn cung nhà ở, giá nhà đô thị
Trao đổi vớiPV VietNamNet,Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty SBLaw đánh giá, quy định trên sẽ gây “tắc”, khó khăn hơn cho thị trường bất động sản khi hàng trăm dự án cũ đang tháo gỡ pháp lý; còn dự án mới cũng khó triển khai dẫn đến nguồn cung nhà ở càng ít.
Vị luật sư phân tích, khó ở quy định phải có đất ở trên đất xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm dự án. Trong khi phần lớn các dự án bất động sản phát triển mới hiện nay được triển khai trên quỹ đất ban đầu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất và các loại đất khác.
Khó ở quy định chỉ được công nhận nếu có đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Nhưng thực tế, đa số dự án hiện tại đang được thực hiện theo hình thức doanh nghiệp nộp tiền thuê đất hàng năm. Như vậy, với những dự án trả tiền thuê đất hàng năm, không thể phát triển dự án bất động sản.
Cùng với đó, quy định gây khó ở việc thỏa thuận nhận chuyển nhượng các dự án để triển khai dự án nhà ở thương mại bởi quy định chỉ áp cho đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Thực tế hiện nay, quy định đang khuyến khích nhà đầu tư tự thỏa thuận trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại; tuy nhiên, việc yêu cầu phải có đất phi nông nghiệp đã nộp tiền thuê đất một lần sẽ khiến nhiều dự án không thể chuyển đổi.
“Nếu chiếu theo điểm b khoản 1 và khoản 6 điều 128 của dự thảo Luật Đất đai thì doanh nghiệp sẽ không thể triển khai được dự án nhà ở thương mại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung căn hộ và giá nhà ở đô thị.
Quy định này cũng đi ngược lại những chỉ đạo hiện nay là phải tháo gỡ về pháp lý cho dự án, bởi đã thu hẹp hơn so với quy định hiện hành tại Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi 9 luật, trong đó sửa khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở năm 2014 về các loại đất được làm nhà ở thương mại. Theo đó, quy định doanh nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại nếu có quyền sử dụng đất hoặc nhận quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư”, ông Hà nói.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng doanh số bán hàng toàn thị trường theo VAMA tổng hợp và TC Motor công bố đạt 36.478 xe (gồm 30.876 xe do VAMA tổng hợp, đã bao gồm xe Hyundai CBU và 5.602 xe Hyundai CKD do TC Motor công bố riêng). Con số này giảm 26% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xe ô tô du lịch giảm 26%; xe thương mại giảm 12% và xe chuyên dụng giảm 59%.
Về xếp hạng thị phần thương hiệu trên thị trường trong tháng 2/2024, Hyundai giữ vị trí đầu bảng với lượng bán 2.033 xe, giảm 43% so với tháng 1; Ford ở vị trí số 2 với lượng bán 1.664 xe, giảm 38%; KIA ở vị trí số 3 với 1.386 xe bán ra, giảm 41%; Mazda ở vị trí số 4 với 1.355 xe, giảm 31% và ở vị trí số 5 là Toyota với 1.248 xe, giảm 43%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm trên trong tháng 2 là do kỳ bán hàng của các hãng xe đã bị rút ngắn khoảng 10 ngày rơi vào thời gian nghỉ Tết Nguyên đán. Cùng đó, hàng loạt yếu tố cộng hưởng đã khiến doanh số của các hãng xe đồng loạt giảm tốc như việc hết hiệu lực ưu đãi 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước kể từ 31/12/2023; kinh tế khó khăn nên người dân cũng thắt chặt chi tiêu và giảm mua sắm đồ xa xỉ. Do đó, ngay từ tháng 1 và đặc biệt sau Tết Nguyên đán, nhiều hãng xe vẫn tiếp tục giảm giá bán, hỗ trợ lệ phí trước bạ, tặng phụ kiện với mục đích kích cầu nhưng sức mua vẫn chưa thể cải thiện.
Tuy nhiên, thời điểm này cũng là giai đoạn thấp điểm của thị trường ô tô hàng năm nên doanh số giảm không phải là điều bất thường. Dự báo trong các tháng tiếp theo, sức mua ô tô có thể tăng nhưng khó đạt được kỳ vọng lớn giúp thị trường hồi phục nhanh chóng.
* Lưu ý:Mercedes- Benz và VinFast không công bố số liệu. Hyundai công bố riêng. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA).
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Monteverdi Safari
Đến từ Thụy Sĩ, Monteverdi Safari chỉ được sản xuất từ năm 1976 đến năm 1982. Nó được phát triển dựa trên một chiếc SUV đáng sưu tầm khác đó là International Harvester Scout.
Safari dùng chung động cơ 5.2 lít V.8 của Chrysler. Ngoài ra còn có tùy chọn tùy chọn động cơ V8 5,7 lít của International Harvester và động cơ 7,2 lít tám xi-lanh với công suất 305 mã lực. Kiệt tác ô tô của Thụy Sĩ, Monteverdi Safari, chắc chắn xứng đáng được chiêm ngưỡng.
International Harvester Scout phiên bản 'Spirit Of' 76 '
International Harvester Scout là dòng xe Scout xuất hiện dưới dạng SUV từ năm 1961 đến năm 1980."Siêu phẩm" kinh điển này luôn được các nhà sưu tập đánh giá cao và mơ ước có được.
Chỉ có 3.000 chiếc được sản xuất. Một số mô hình có khả năng sưu tầm cao bao gồm các phiên bản hai năm sản xuất một lần, chẳng hạn như 'Spirit of' 76 '. Spirit of '76 nổi bật với màu sơn xanh, trắng và đỏ, thể hiện tinh thần yêu nước Mỹ của chiếc SUV này.
Volkswagen Iltis
Iltis là một mẫu xe quân sự giá rẻ do Volkswagen chế tạo để sử dụng cho quân đội Đức. Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng cho mục đích dân dụng.
Ngày nay, những chiếc xe Volkswagen Iltis nguyên bản còn lại rất ít và chúng thường được sưu tầm với mức giá cao ngất ngưởng.
Lada Niva
Lada Niva được sản xuất ở Liên Xô trong những năm 70. Nó là một trong những chiếc SUV cứng cáp. Xe được thiết kế khá nhỏ nhắn để hướng đến các khu vực nông thôn.
Những chiếc Niva được sản xuất trước những năm 80 được coi là khá hiếm, thu hút sự chú ý của các nhà sưu tập.
Ford Bronco
Ford Bronco là một trong những chiếc SUV đáng sưu tầm nhất là những chiếc Ford Bronco U13 Roadster 1966. Ford Bronco chắc chắn, có độ tin cậy cao dù ra mắt từ rất sớm ở những năm 60.
Thiết kế đẹp, bền bỉ khiến nó luôn hấp dẫn những người đam mê dòng xe này.
Land Rover 110
Mẫu xe này được sản xuất vào đầu những năm 80. 110 được đặt tên theo chiều dài trục cơ sở của nó.
Những chiếc Land Rovers đời đầu chắc chắn nằm trong tầm ngắm của các nhà sưu tập, đặc biệt là khi chúng ở trong tình trạng nguyên bản, mới.
Chưa kể, họ có thể kiếm được một khoản tiền hậu hĩnh khi đấu giá. Dựa trên định giá của Hagerty, một chiếc Land Rover 110 tình trạng tốt có thể được định giá 45.800 USD , nhưng họ có thể bán với giá cao hơn nhiều.
Chevrolet K5 Blazer
Chevrolet K5 Blazer 4x4 mang tính biểu tượng , nó đã có 25 năm có mặt trên thị trường.
Nhưng quay trở lại K5 Blazer thế hệ đầu tiên (1969-1972), là một trong những chiếc xe nhiều người thèm muốn có được.
Jeep XJ Cherokee
Jeep Cherokee XJ mang tính cách mạng về thiết kế và luôn lọt vào mắt xanh của các nhà sưu tập, đặc biệt là những phiên bản đầu tiên.
Chiếc SUV này được cung cấp dưới dạng cả hai và bốn cửa, thể hiện một phong thái rất cứng cáp. Sức mạnh và hiệu suất đáng ngạc nhiên của nó làm cho Jeep Cherokee XJ trở thành một chiếc xe ưa thích để vượt qua những con đường địa hình .
Jeep Wagoneer
Jeep Wagoneer vẫn là một mẫu xe cổ điển kể từ khi nó xuất hiện vào những năm 60. Nhìn lại Jeep Wagoneer 1963 là một chiếc xe tiên phong về nhiều mặt, đặc biệt xe có hệ thống treo và hộp số tự động.
Jeep Wagoneer với vẻ ngoài cứng cáp thu hút được sự chú ý của các nhà sưu tập.
Theo Hotcars
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!