Hành động dũng cảm
Ít giờ qua, đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm người bất chấp nguy hiểm cùng nhau cứu sống nạn nhân bị kẹt trong chiếc ô tô bẹp dúm sau vụ tai nạn liên hoàn ở dốc cầu Phú Mỹ (hướng từ quận 7 sang TP Thủ Đức, TPHCM) được lan tỏa, chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Cộng đồng mạng xúc động, cảm phục trước hành động dũng cảm của nhóm người tham gia ứng cứu nạn nhân. Nhiều cư dân mạng còn gọi những người này là “nhóm người hùng” ngoài đời thực.
Phóng viên mới tìm gặp được hai trong số những "người hùng” đã cứu sống tài xế xe Volvo trên cầu Phú Mỹ là anh Phan Văn Tài (SN 1988) và Trương Văn Thành (SN 1996). Cả hai đang làm việc cho một công ty tại tỉnh Bình Dương.
Đầu giờ chiều 8/8, anh Thành và anh Tài điều khiển xe đầu kéo từ tỉnh Đồng Nai lên cảng Tân Thuận (quận 7, TPHCM) lấy hàng. Khi đến dốc cầu Phú Mỹ, cả hai phát hiện một chiếc ô tô có dấu hiệu mất lái, lao đi với vận tốc nhanh.
Sau đó, xe này va chạm với nhiều xe chạy phía trước trên cầu Phú Mỹ. Phát hiện vụ tai nạn, anh Tài và anh Thành dừng xe, chạy đến để hỗ trợ. Tại đây, cả hai thấy cột khói bốc lên nghi ngút, hiện trường có khoảng 6 - 7 chiếc ô tô gặp tai nạn, nằm la liệt trên đường.
Anh Tài kể: “Lúc đến gần, chúng tôi nghĩ các nạn nhân đều đã thiệt mạng. Tuy nhiên khi quan sát kỹ, tôi và Thành cùng một số người khác nữa phát hiện người trong xe còn sống nên chạy đến hỗ trợ, đưa họ ra ngoài.
Sau đó, chúng tôi nghe tiếng kêu cứu từ chiếc Volvo bị bẹp dúm. Anh mặc áo công nhân trèo lên đầu xe tìm cách hỗ trợ, đưa nạn nhân ra ngoài nhưng không được.
Lúc đó, Thành mượn được một cây kéo từ người đi đường. Chúng tôi dùng kéo để đâm thủng cửa chắn gió. Dù lúc này cửa kính đã vỡ nát, nhưng vẫn dính thành mảng. Sau đó, chúng tôi dùng kéo cắt dây an toàn để kéo nạn nhân ra”.
Không xem mình là người hùng
Khi mọi người đưa được nam tài xế ra khỏi xe, anh Thành sử dụng bình chữa cháy mini cố gắng khống chế, để đám cháy không bùng phát.
Cũng theo anh Tài, nạn nhân đã rất may mắn vì chỉ cần chậm vài giây thôi sẽ không còn khả năng sống sót.
Bởi, trước khi nhóm “người hùng” tiếp cận, lửa đã bắt đầu cháy ở bên trong chiếc xe. Sau khi nạn nhân được đưa khỏi xe, ngọn lửa lập tức bùng lên dữ dội.
“Hôm qua, cả người lái xe và chúng tôi đều gặp may mắn. Chỉ chậm vài giây thôi là chúng tôi không còn cơ hội cứu anh ấy thoát chết nữa.
Lúc cứu người, chúng tôi cũng sợ lắm. Ai lại không sợ chết. Nhưng thấy người gặp nạn như thế, không thể không giúp”, anh Tài nói thêm.
Sau khi biết các nạn nhân đã an toàn, anh Tài và anh Thành lái xe rời khỏi hiện trường. Cả hai không ngờ, clip ghi lại cảnh mình cùng những người khác hỗ trợ nạn nhân vụ tai nạn lại được lan tỏa, chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Khi biết cộng đồng mạng gọi mình và những người tham gia hỗ trợ nạn nhân gặp tai nạn là “nhóm người hùng”, anh Tài và anh Thành đều rất vui. Cả hai cho biết, bản thân cảm thấy hạnh phúc vì làm được một việc tốt.
Tuy nhiên, hai người không nghĩ mình là người hùng và xem việc làm trên là một hành động bình thường. Anh Tài nói: “Chúng tôi không xem việc làm của mình là anh hùng hay hành động cao cả, mà đơn giản chỉ là sự giúp đỡ người gặp nạn trên đường.
Chúng tôi cũng là tài xế, nên hiểu và đồng cảm với những người cùng nghề. Khi tham gia giao thông, gặp người có sự cố, chúng tôi đều cố gắng hỗ trợ. Chúng tôi luôn nghĩ rằng, nếu mình không may gặp sự cố trên đường cũng sẽ được mọi người giúp đỡ như thế”.
Tuy nhiên, đúng như bạn Phương Nga dẫn chứng, chênh lệch chiều cao giữa Thu Hà và bạn diễn Long Vũ sao có thể bằng sự chênh lệch chiều cao giữa Hoàng Hà và Quốc Anh của Chúng ta của 8 năm sau nhưng người xem không hề cảm thấy khó chịu khi hai diễn viên này đối thoại với nhau.
Vì thế, cái vẻ mặt "câng câng" của Pu mỗi khi nói chuyện với Chải cần thay đổi để không làm người xem khó chịu. Khán giả góp ý là có lý của họ. Ê-kíp sản xuất cũng nên có biện pháp cho nữ chính không phải ngước mặt lên mỗi khi thoại với nam chính như kê ghế cho cô đứng lên chẳng hạn, miễn không để lọt hình ảnh đó vào khung hình.
Tôi cũng đồng tình với không ít nhận xét chính xác của bạn Phương Nga rằng nhân vật Pu quá sắc sảo, thậm chí khôn lỏi, thực dụng, không như tôi hình dung về những cô gái người dân tộc vùng cao. Tuy vậy, điều tôi khó chịu lại không nằm ở Pu mà là hai nhân vật mới xuất hiện gần đây ở bối cảnh thành phố. Đó là hai bạn cùng phòng trọ với Pu.
Có lẽ vì muốn lôi kéo khán giả các vùng miền khác nên đạo diễn cố nhồi vào hai nhân vật nói giọng miền Trung và miền Nam. Tôi không rõ nhân vật Lê có nói chuẩn giọng quê mình hay không nhưng thấy thực sự khó nghe. Nhiều người miền Trung tôi biết lên Hà Nội học và làm việc thường có cách điều chỉnh thành giọng Hà Nội cho dễ giao tiếp.
Trong khi Lê đã học đại học 4 năm ở Hà Nội rồi mà giọng vẫn đặc vùng miền, mỗi lúc cô này cất tiếng là tôi phải căng tai nghe và luận xem nhân vật nói gì. Chưa kể, Lê được xây dựng như một cô nàng quá thực dụng, là sinh viên kinh tế thì dứt khoát mọi thứ cứ phải quy ra tiền như thế sao, từ cốc nước cam đến cuộc điện thoại?
Còn nhân vật Như hiện lên quá rõ là một cô nàng xấu tính mê trai rồi. Tuy nhiên, tôi thấy diễn viên đóng vai Như quá nhạt, vênh với các bạn diễn khác trong phim khiến Đi giữa trời rực rỡmấy tập gần đây giảm hẳn sức hút.
Nhân vật khiến tôi thích thú nhất vẫn là Chải - một cậu bé nhiệt tình, dễ thương và hài hước. Chải được yêu mến, tôi nghĩ cũng là vì là tuýp nhân vật khá lạ chưa từng xuất hiện trên truyền hình. Chưa kể, Chải còn có phong cách và lời thoại bắt trend giới trẻ hiện nay.
Nhân vật này thành công đến thế chắc chắn là vì diễn viên Long Vũ diễn quá hợp vai và duyên dáng. Cũng dễ hiểu khi Chải chiếm spotlight tất cả các tập phim Đi giữa trời rực rỡđã lên sóng và cũng là yếu tố thu hút khán giả. Mong rằng Chải sẽ giữ chân được khán giả cho đến tập cuối cùng.
Rất nhiều bộ phim Việt đã lâm vào cảnh "đầu voi đuôi chuột", chỉ thu hút được ít tập đầu rồi càng ngày càng đuối. Tôi nghe nóiĐi giữa trời rực rỡcũng dài cả trăm tập nên đâm lo. Chưa biết các nhà làm phim có đủ "vốn" để thuyết phục người xem trong dăm bảy chục tập phim sắp tới không?
Toan Nguyễn
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Ảnh, clip: SK
Anh lấy dẫn chứng: "Chúng ta đang tập trung nói về vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong câu chuyện Vua nước ta cũng… keo kiệt và tiết kiệm, có nhiều chi tiết cho thấy các vị vua thời xưa cũng nêu cao tấm gương tiết kiệm. Chẳng hạn như vua Minh Mạng thời Nguyễn từng nói với Tổng trấn Bắc thành Lê Chất rằng: 'Nơi Tôn Miếu làm đẹp thì nên, còn nơi vua ở nên mộc mạc để tỏ đức tiết kiệm, đừng văn vẻ làm gì!'. Hay từ thời Trần, vua Trần Minh Tông đã dạy các hoàng tử: 'Con nào mà dốc sức mưu tính sản nghiệp, keo sản làm giàu không phải con ta'".
Những câu chuyện lịch sử thú vị như vậy được tác giả tập hợp lại thành cuốn sách 240 trang có tựa đềVua chúa Việt và những điều chưa biết(NXB Tổng hợp TPHCM - ra mắt tháng 9/2024).
Sách chia thành 3 phần chính: Việc quốc gia đại sự; Đời sống riêng của vua chúa vàMuôn chuyện ngoài cung đình. Các câu chuyện chủ yếu được ghi chép xung quanh hoạt động của các vị vua, chúa (thời Lê trung hưng, từ vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đến chúa Nguyễn ở Đàng Trong), nhưng đều cho thấy nhiều mặt của cuộc sống người dân và đất nước qua từng triều đại.
Trong Vua chi tiêu thế nào, tác giả sưu tầm những câu chuyện chính sử kể về những vị vua chúa quan tâm đến thu chi ngân sách quốc gia. Như đời vua Lê Duy Phường thời Lê mạt, năm 1730, chúa Trịnh Cương “muốn biết rõ số tiền thuế má trong nước thu vào chi ra đủ hay thiếu đã cho các quan Phủ liêu kiểm tra sổ sách và chi tiêu thực tế”.
Sang đời vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà vua nói với quần thần rằng: “Gần đây của dùng có phần thiếu thốn, tất phải tính số thu vào để làm số chi ra, mới có thể tiếp tế được”. Sau đó, vua sai bộ Hộ xét số chi tiêu trong đời vua Thiệu Trị cùng các năm Tự Đức thứ 1, 2, 3, dâng lên để vua xem.
Ngoài ra, trong Vua chúa Việt và những điều chưa biếtcòn có nhiều thông tin mà độc giả ít đọc sách lịch sử sẽ cảm thấy bất ngờ như đời sống riêng tư của các vị vua chúa, hay tìm hiểu "dung nhan" của vua chúa Việt: Vua nào được sử sách mô tả là "mặt rồng", "dáng rồng", vua nào được sứ thần nước ngoài khen là... đẹp trai? Trong yến tiệc, món vua hay đãi sứ thần Trung Quốc?
Những chuyện bên lề cũng khá hấp dẫn như câu chuyện khi đi đánh trận, vua Trần Nhân Tông ăn cơm hẩm, còn vua Gia Long sáng tạo ra món thực phẩm “dã chiến” làm từ mắm tôm và 7 loại gia vị gồm hồ tiêu, ớt, hồi hương, quế chi, tỏi, gừng, mơ đen (ô mai) tán nhỏ hòa với nhau.
Bên cạnh đó, là các câu chuyện về đạo trị nước như: thời trẻ, vua phải học hành thế nào, đọc những sách gì và những vị vua nào đã viết sách; Làm thầy cho vua phải tuân thủ các nguyên tắc gì; Những vị thầy nào được vua kính trọng; Vua có hay nói đùa không?...
Có những câu chuyện nhiều người thắc mắc mà không biết tìm đâu ra câu trả lời như cách xưng hô của vua nước Việt khác gì vua Trung Quốc? Hành cung của vua nước Việt có “nguy nga, lộng lẫy” hay không? Vua nước Việt đi nghỉ mát thế nào hay các vua rèn luyện thân thể ra sao… cũng có trong cuốn sách này.
Vun bồi tình yêu lịch sử từ tủ sách của ông ngoại, một bác sĩ thế hệ đầu tiên sau ngày miền Bắc giải phóng, Lê Tiên Long bị cuốn hút bởi những câu chuyện của các vua chúa Việt Nam từ lúc còn là học sinh. Khi trưởng thành, dọc đường tác nghiệp, anh thường xuyên nghiên cứu sâu mảng đề tài này và viết bài cho các báo chuyên về lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Vua chúa Việt và những điều chưa biếtlà cuốn sách đầu tiên của Lê Tiên Long, đã đem đến cho độc giả những chuyện "thâm cung bí sử" ở chốn hoàng cung chưa được nhiều tài liệu đề cập tới. Tác giả hy vọng, cuốn sách sẽ là một món ăn tinh thần nuôi dưỡng niềm yêu thích lịch sử và niềm tự hào dân tộc cho độc giả, nhất là với giới trẻ.
Ảnh: NVCC