Nguyễn Ngọc Châu Khanh (sinh viên chuyên ngành Digital Marketing, trường ĐH FPT phân hiệu Đà Nẵng) đã tham gia kỳ thực tập tại một công ty về khách sạn, nhà hàng.
“Mình được các anh chị đồng nghiệp hỗ trợ, hướng dẫn nhiều trong công việc, làm việc theo quy trình, phạm vi công việc khá sát với công việc của một nhân viên chính thức”, Khanh kể.
Khanh còn bật mí, thực tập sinh ở công ty còn được trải nghiệm thực tế dịch vụ của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng để hiểu sâu thêm về ngành. “Với Khanh, đây cũng là những trải nghiệm rất thú vị”, Khanh chia sẻ.
Theo nữ sinh này, bản thân đã học hỏi được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hữu ích sau kỳ thực tập doanh nghiệp.
“Mình đã học hỏi được nhiều điều qua kỳ OJT, không chỉ là kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là kỹ năng mềm, cách giao tiếp với mọi người để phối hợp làm việc tốt nhất có thể”, Châu Khanh nói.
Đi thực tập là được học, được làm, được trưởng thành
Nguyễn Trọng Phúc (sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, trường ĐH FPT phân hiệu Cần Thơ) vừa hoàn thành 3 tháng thực tập tại một doanh nghiệp CNTT lớn. Với Trọng Phúc, đây là kỳ thực tập “được cực kỳ nhiều” dù khởi đầu khá hoang mang và khó khăn.
Từ Cần Thơ lên TP.HCM, ngày đầu tới công ty thực tập, Phúc xác định sẽ cần “thích nghi với môi trường mới và nhiều điều mới”. Quả thực, kỳ thực tập “đặc sản” trường ĐH FPT chất lượng thực sự khi ngay lập tức giao cho Phúc “task” khó: một dự án lớn với độ phức tạp về công nghệ, cần hoàn thành đúng thời hạn và làm thế nào để teamwork hiệu quả trong một đội nhóm mới.
“Mình và các bạn trong team chia nhau ra để tự tìm hiểu kiến thức mới. Có những lúc mình đã nghĩ “đây là nhiệm vụ không thể” nhưng lại tự nhủ không được để tinh thần đi xuống. Mỗi ngày, mỗi ngày học và làm một chút dần thành quen, động viên nhau những khi căng thẳng, cuối cùng team mình đã vượt qua được dự án”, Phúc kể.
Suốt quá trình này, nam sinh trường ĐH FPT nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nhiệt tình từ các đàn anh đàn chị đồng nghiệp ở công ty. “Sự nhiệt tình, thân thiện của các anh chị đồng nghiệp là một trong những ấn tượng cực đẹp của mình khi nhớ lại kỳ thực tập”, Phúc chia sẻ.
Không chỉ học hỏi thêm được những kiến thức, kỹ năng mới, làm quen với guồng công việc có tính kỷ luật cực cao ở công ty, Phúc còn mở rộng mối quan hệ, có thêm những người bạn, người đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm sau kỳ thực tập.
Phúc nói: “Không chỉ làm hết sức, chúng mình còn chơi hết mình với nhau. Mình nhận ra, tinh thần đồng đội trong công việc là cực kỳ quan trọng và phải có kỹ năng tốt mới có thể tạo dựng được tinh thần ấy”. Với nam sinh này, kỳ thực tập khiến cậu nhận ra: “Đôi lúc, quan trọng hơn cả việc master một “framework” chính là “communication”.
Nhìn lại kỳ thực tập, Phúc nhận ra những trải nghiệm về kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn là cảm nhận sự trưởng thành của bản thân trong cách nhìn nhận về công việc, con người. Với Phúc, đó là hành trang quý báu mà kỳ thực tập trường ĐH FPT mang đến, giúp cậu sẵn sàng nắm bắt và thể hiện bản thân ở những vị trí công việc chính thức trong tương lai.
Ngọc Trâm
" alt=""/>Những kỳ thực tập ‘đáng giá’ của sinh viên trường ĐH FPTBộ GD-ĐT cũng nêu rõ nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu.
Thứ nhất, tăng cường truyền thông, giáo dục về nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học. Trong đó, lồng ghép nội dung giáo dục về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học vào các môn học của từng cấp học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, thể thao.
Chú trọng các nội dung giáo dục về vệ sinh cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng đúng thời điểm, vệ sinh kinh nguyệt an toàn đối với học sinh nữ.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm về nước sạch và vệ sinh môi trường; tăng cường việc hướng dẫn sử dụng và bảo quản có hiệu quả các công trình nước sạch, vệ sinh trong trường học; rèn luyện kỹ năng bảo vệ nguồn nước và môi trường cho học sinh,...
Thứ hai, hoàn thiện các văn bản, chính sách và tăng cường phối hợp liên ngành. Trong đó, xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành giữa Giáo dục – Y tế và các bộ, ban, ngành liên quan trong triển khai công tác bảo đảm nước sạch, vệ sinh trường học. Tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát và đánh giá và tự đánh giá việc thực hiện bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học,...
Thứ ba, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học về công tác nước sạch, vệ sinh trường học. Trong đó, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để triển khai các hoạt động về nước sạch, vệ sinh trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, từng trường học.
Thứ tư, cải tiến kỹ thuật và công nghệ. Trong đó, xây dựng các mô hình nhà vệ sinh thân thiện, nhà vệ sinh do học sinh tự quản bảo đảm vệ sinh, sạch sẽ… và các tài liệu hướng dẫn về hoạt động của câu lạc bộ nước sạch vệ sinh trường học. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn chỉnh theo hướng linh hoạt về thiết kế mẫu công trình nước sạch, nhà vệ sinh cho phù hợp với các vùng miền, đối tượng theo lứa tuổi, giới, người khuyết tật,...
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa công tác nước sạch, vệ sinh môi trường trường học.
Thứ sáu, giám sát và đánh giá. Trong đó, tăng cường phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát và đánh giá và tự đánh giá việc thực hiện bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học.
Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học. Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm vệ sinh trường học, xây dựng và duy trì các công trình nước sạch, công trình vệ sinh, công trình rửa tay trong trường học,...