Bóng đá

Nỗi lo tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-26 17:30:17 我要评论(0)

-Trên trang Giáo dục - báo điện tử VietNamNet ngày 14/7/2017,ỗilotốtnghiệpnămsaucaohơnnămtrướcup nhàcup nhà vua tbncup nhà vua tbn、、

 - Trên trang Giáo dục - báo điện tử VietNamNet ngày 14/7/2017,ỗilotốtnghiệpnămsaucaohơnnămtrướcup nhà vua tbn tòa soạn có đăng tải những chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Hoàng Chương về sự chênh lệch giữa điểm học và thi (qua kỳ thi THPT Quốc gia), dưới góc nhìn của một cán bộ quản lý qua bài viết “Điểm số còn mang tính nhân văn”. Là một người trực tiếp đứng lớp, người viết cũng có đôi điều băn khoăn.

Trong bài viết trên, thầy hiệu trưởng đã có cái nhìn khá bao quát thực tế tình trạng học, thi ở bậc phổ thông trong ngành giáo dục, nhất là ở các trường học có mặt bằng “đầu vào” của học sinh thấp (có thể biết được thông qua điểm thi tuyển hoặc xét tuyển vào lớp 10). 

Ở các trường này, áp lực về việc phải nâng tỷ lệ đầu ra cuối bậc phổ thông là rất lớn (được đánh giá qua số lượng học sinh lớp 12 được công nhận tốt nghiệp). 

{ keywords}
Một buổi chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Lê Văn

Nói khác đi, xuất phát điểm là trường “tốp dưới” nhưng các trường phải đuổi kịp trường “tốp trên” trong việc đảm bảo “chất lượng đầu ra”. Có thể thấy, với thầy và trò ở cuối bậc trung học phổ thông, việc đảm bảo tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là một cách để khẳng định thương hiệu của nhà trường, khẳng định với gia đình là các em xứng đáng để được công nhận “tú tài” (cách gọi tên bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây).

Thế nhưng, băn khoăn của người viết chính nằm ở cái tỷ lệ ấy. 

Dư luận mỗi năm vẫn cứ “nóng” khi nghe tỷ lệ tốt nghiệp cứ theo đà “năm sau cao hơn năm trước” chứng tỏ xã hội vẫn chưa thể an tâm được với “chất lượng thật” của giáo dục, nhất là có độ “vênh” lớn giữa điểm học và điểm thi mà trên thực tế, nếu tất cả diễn ra bình thường và đúng thực chất thì độ vênh giữa 2 loại điểm này phải ở mức... chấp nhận được. 

Thực sự, bản thân người viết cũng khó lòng an tâm khi dõi theo điểm số ở kỳ thi vừa qua. Có vài nguyên nhân, có thể điểm lại đôi điều bên dưới đây.

Trước hết, dẫu có lập luận kiểu nào chăng nữa thì giới chuyên môn không thể phủ nhận về sự “dễ thở” của đề thi vừa rồi. 

Thay đổi hình thức, kỹ thuật đánh giá thi cử bằng trắc nghiệm khách quan đã tạo cơ hội cho sự may rủi (mà có vẻ cái sự “may” nhiều hơn cái “rủi”), chưa kể là trong việc ôn luyện, nhiều trường học đã bắt đầu với sự thay đổi này ngay những phút đầu tiên Quy chế thi THPT Quốc gia được công bố dưới dạng dự thảo, so với các môn học khác, các môn vẫn thường được xem trọng như toán, lý, hóa đã được học sinh và gia đình đầu tư rất lớn công sức, tiền của.

Dẫu ngành giáo dục có quy định bằng thông tư việc dạy thêm, học thêm nhưng việc học sinh đi học thêm để... mua điểm không phải là hiếm. 

Giải pháp này góp phần đẩy kết quả học tập trên lớp cao hơn hẳn so với thực lực học sinh là điều không khó để kiểm chứng, chính bản thân người trong cuộc là người biết và hiểu rõ nhất. 

Bởi thế, nhiều độc giả của các trang báo điện tử ở phần bình luận cá nhân sau thông tin về điểm số, tỷ lệ, nhất là hiện tượng “mưa điểm 10” đã đề xuất cần có thống kê về sự tương quan giữa học sinh giỏi thực sự với điểm thi quốc gia của chính học sinh ấy xem có vênh lệch gì không hay người đạt điểm thi 9-10 chỉ là học sinh với sức học thấp hơn.

Kế đến, theo quan sát lâu nay, với một trường học có mặt bằng thấp, thầy cô giáo phải tốn nhiều công sức, tâm sức so với những trường “nhỉnh” hơn. 

Phải linh hoạt trong nội dung, phương pháp, phải... sát đối tượng là những điều mà chắc hẳn giáo viên dạy ở các trường ấy phải ưu tiên thực hiện. 

Đã nhiều năm nay, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học chính là “pháp lệnh” đối với giáo viên khi soạn, giảng trong quá trình đứng lớp. 

Nói rằng “điểm số còn mang tính nhân văn” với nghĩa là động viên, khích lệ, để học sinh thấy được sự tiến bộ, trân trọng những gì thuộc về công sức, chất xám mà bản thân bỏ ra là xét khía cạnh tích cực của vấn đề điểm số, điều mà trong việc thực hiện chức trách của mình, nhà giáo nào cũng được “quán triệt”; khích lệ bằng điểm số là một giải pháp vẫn được ưu tiên cho đến lúc này. 

Tuy nhiên, khi mà cái “nhức nhối” của nạn dạy thêm-học thêm chưa được giải quyết tận gốc rễ thì niềm tin của xã hội về “chất lượng thật” vẫn hãy là điều còn mơ hồ. 

Người trong cuộc khó lòng thốt ra những điều khó nói chứ trên thực tế chúng tôi đã chứng kiến bao lứa học sinh ở trường mình, trường của bạn bè mình phải tất tả ngược xuôi thêm-bớt với ít nhất là 2 thầy cô, vài ba lớp luyện thi không phải là chuyện hiếm dù các em chỉ ở vùng nông thôn. 

Theo lời kể của một số em, học với thầy cô trên lớp là để lấy điểm, với thầy cô luyện thi là để đầu tư cho những “chuyến đi xa”. 

Tâm lý của các em là “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”- kiểu nào em cũng được lợi nếu chịu khó lao theo thầy cô. 

Cũng khi đó, câu chuyện của những em học sinh gia cảnh khó khăn, nỗ lực tự học, tự khẳng định “giá trị thật” của bản thân đáng để tự hào và tôn vinh biết bao. 

Bản thân người viết vài ba năm nay đã gắn bó với các em học sinh như thế. Các em này có cha mẹ bươn bả bằng nghề nông, bằng bán vé số dạo, chỉ lo nổi cái ăn, cái mặc hằng ngày của 3-4 đứa con đang độ tuổi ăn học và các em tự vươn lên bằng chính sức học của mình, chỉ học ở trường, tự học ở nhà, không thêm bớt, không lớp luyện thi mà đã vào được đại học với số điểm trên 21, thuộc những trường “tốp trên” là một niềm hãnh diện xứng đáng cho bản thân các em, cho người thân và cả xóm giềng, nhà trường.

Do vậy, câu chuyện về độ vênh giữa điểm học - thi ngoài việc cần được nhìn trên “diện” rộng thì cũng cần nhìn vào những “điểm” dẫu nhỏ lẻ nhưng cũng cho thấy được bản chất vấn đề mà những người làm công tác giáo dục nói chung, nhiệm vụ quản lý giáo dục nói riêng có những giải pháp căn cơ, thuyết phục hơn.

Còn ở hiện tại, bản thân người viết vẫn lo ngại về “áp lực có thật” đang đè nặng lên vai của học sinh và các trường học trong năm học 2017-2018 sắp tới khi mà tỷ lệ tốt nghiệp của nhiều tỉnh thành ở năm học 2016-2017 đều vượt con số 95%, có tỉnh còn vượt mốc 99%, có tỉnh từ việc chỉ có 1 trường THPT đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% năm 2016 thì đến năm 2017 này đã đạt con số hơn 15 trường. 

Liệu rồi điệp khúc “năm sau cao hơn năm trước” sẽ được tính toán ra sao?

  • Một giáo viên phổ thông

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

网友点评
精彩导读
Phẫu thuật hẹp niệu đạo giúp bệnh nhân thoát cảnh đeo túi nước tiểu suốt đời.

Được người quen giới thiệu, gia đình đưa H. đến Bệnh viện Bình Dân để phẫu thuật. Các bác sĩ đã thăm khám, xác định đường đi, đánh giá độ di lệch của niệu đạo sau đứt và quyết định phẫu thuật cắt lọc mô xơ, khâu nối đoạn đứt của niệu đạo. 

Sau khi rút bỏ hoàn toàn các ống thông, H. đã tiểu tiện dễ dàng qua niệu đạo mới được tạo hình. Đến nay, ở tuổi 20, H. cũng tự tin hơn với chuyện tiểu tiện cũng như chức năng sinh lý của người đàn ông.  

Theo các bác sĩ, hẹp niệu đạo tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á thường do cơ chế chấn thương khá đặc thù là gãy khung chậu khi nạn nhân gặp tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn xe máy, té ngồi trên mạn ghe thuyền, tai nạn lao động.

Khi bị hẹp niệu đạo, người bệnh rất khổ sở vì phải tiểu rặn, tiểu khó, thậm chí phải cấp cứu khi bí tiểu hoàn toàn. Trước đây, người bệnh được điều trị bằng cách mở bàng quang ra da, nong niệu đạo hay tạo hình từ một cho đến nhiều lần.

Tuy nhiên, nếu không đúng kỹ thuật, người bệnh phải phẫu thuật nhiều lần hoặc chịu cảnh đeo túi chứa nước tiểu suốt đời. Bệnh viện Bình Dân từng tiếp nhận trường hợp trải qua hàng chục lần mổ hẹp niệu đạo, sẹo chằng chịt, can thiệp rất khó khăn. 

PGS.TS.BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết, trong giai đoạn đầu điều trị hẹp niệu đạo, tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát còn cao, phải mang ống thông bàng quang, nhiễm trùng. Người bệnh chưa ý thức đây là bệnh có thể phẫu thuật khỏi hoàn toàn, có tâm lý buông xuôi. 

Trong hơn 6 năm qua, các bác sĩ của Bệnh viện Bình Dân được cử đến Hoa Kỳ để học tập cùng với Giáo sư Joel Gelman, một chuyên gia có kinh nghiệm phẫu thuật hơn 2.500 trường hợp. Đến nay, tỷ lệ thành công của phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo tại Bệnh viện Bình Dân lên đến 98%, cao hơn hẳn các các quốc gia trong khu vực và tương đương với kết quả của nhiều trung tâm lớn tại Hoa Kỳ.

Về chiến lược lâu dài, bệnh viện sẽ xây dựng khoa Phẫu thuật Tạo hình niệu đạo, cũng như trung tâm huấn luyện tại khu vực để giúp cho nhiều người bệnh có cơ hội được điều trị triệt để bệnh, có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Biển hiện nào cho thấy bạn đang mắc chứng tiểu đêm?

Biển hiện nào cho thấy bạn đang mắc chứng tiểu đêm?

Tiểu đêm không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những người tiểu đêm nhiều lần cần được thăm khám càng sớm càng tốt." alt="Ám ảnh mang túi nước tiểu suốt đời vì hẹp niệu đạo" width="90" height="59"/>

Ám ảnh mang túi nước tiểu suốt đời vì hẹp niệu đạo