V-League cần nguồn tài chính lớn để vận hành (Ảnh: Đỗ Minh Quân).
Trong phiên thảo luận của mình, Phó chủ tịch VFF kiêm chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V-League, hạng Nhất, Cúp Quốc gia, Siêu Cúp Quốc gia) muốn vận hành phải có một nguồn lực tài chính lớn.
Theo ông Trần Anh Tú, bản quyền truyền hình là nguồn thu lớn của các giải đấu. Trước năm 2023, nguồn thu bản quyền truyền hình của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam không nhiều. Từ năm 2023, với nhiều thay đổi đột phá, VPF đã bán được 2 triệu USD (gần 50 tỷ đồng) một mùa giải tiền bản quyền truyền hình.
Ông Trần Anh Tú chia sẻ: "Muốn bán được bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giá cao hơn nữa thì phải tiếp tục nâng chất lượng giải đấu. V-League và các giải khác phải thu hút được nhiều hơn người hâm mộ quan tâm.
Chất lượng chuyên môn của các cầu thủ và trận đấu phải được nâng cao. Thời gian bóng chết, cầu thủ nằm sân câu giờ phải triệt để khắc phục và triệt tiêu bạo lực sân cỏ.
Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú phát biểu trong phiên thảo luận của mình (Ảnh: Nam Khánh).
Thời gian qua VPF đã yêu cầu các đội bóng chỉnh trang, nâng cấp mặt sân cỏ. Hiện tại các sân Hàng Đẫy, Lạch Tray, Thống Nhất, Bình Dương mặt sân rất đẹp. VPF cũng phối hợp với VFF để đầu tư hệ thống VAR cho các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Với sự có mặt của công nghệ VAR, sự công bằng, minh bạch của giải đấu được nâng cao, qua đó tăng cường chất lượng chuyên môn của giải. Với 4 xe VAR hiện có, VPF hướng đến việc áp dụng công nghệ VAR cho tất cả các trận đấu ở V-League. Ban tổ chức hướng đến tổ chức nhiều trận đấu ở khung giờ 19h15 như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng để phục vụ khán giả tốt hơn".
" alt=""/>Bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam đạt doanh thu gần 50 tỷ đồng/nămỞ trận lượt đi vào ngày 10/10 vừa qua, hai đội hòa nhau 2-2 (Ảnh: AFC).
Nguyên nhân được phía Bahrain đưa ra, đó là lo ngại tính an toàn nếu phải chơi bóng tại Indonesia, trong bối cảnh cổ động viên (CĐV) quá khích của xứ sở vạn đảo liên tục công kích đội tuyển Bahrain trên mạng.
Đứng trước phản ứng của các bên, nhằm giữ lại quyền tổ chức trận đấu này, trên sân nhà, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Indonesia Dito Ariotedjo tuyên bố: "Chắc chắn chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho đội Bahrain khi đội này hiện diện ở Indonesia. Tôi tin tưởng an ninh luôn là vấn đề được quan tâm ở mức cao".
"Toàn thế giới có thể thấy chúng tôi tổ chức vòng chung kết (VCK) World Cup U17 vào năm ngoái như thế nào. Đấy là giải đấu rất an toàn và thân thiện, cả thế giới từng công nhận điều đó khi đến Indonesia dự giải đấu nói trên. Vì vậy, không có lý do gì để các đội khách, trong đó có đội Bahrain lo ngại vấn đề an ninh tại Indonesia.
Phía Bahrain muốn dời trận lượt về đến sân trung lập (Ảnh: AFC).
Tôi cũng vừa nói chuyện với chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) Erick Thohir, thống nhất quan điểm phía Indonesia sẽ đáp ứng mọi yêu cầu từ phía Liên đoàn bóng đá Bahrain, có liên quan đến trận lượt về", Bộ trưởng Bộ Thanh niên thể thao Indonesia Dito Ariotedjo nói thêm.
Sở dĩ phía Indonesia quyết tâm giữ trận lượt về giữa Indonesia và Bahrain trên sân nhà, bởi yếu tố sân nhà có thể giúp đội bóng xứ sở vạn đảo tăng khả năng chiến thắng trước đội bóng Tây Á.
Hiện tại, AFC chưa quyết định về vấn đề này. Phía Liên đoàn bóng đá châu Á trong ngày hôm qua (18/10) cho biết họ sẽ đem vấn đề lên xin ý kiến FIFA. Liên đoàn bóng đá thế giới sẽ căn cứ vào báo cáo của các bên, cũng như căn cứ vào thực tế về tình hình trên sân cỏ Indonesia trong thời gian gần đây, để đưa ra phán quyết cuối cùng.
" alt=""/>Bộ trưởng Indonesia tuyên bố đảm bảo an toàn cho đội tuyển Bahrain