Tại hội nghị, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, ở dự thảo mới nhất của Thông tư này, có một nội dung mà người học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn vướng mắc.“Dự thảo lần 1 quy định học sinh có giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT được bảo lưu, khi học bổ sung các môn học để hoàn thành chương trình tiếp theo. Song dự thảo gần nhất thì không còn, mà ghi chung chung, đúng theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 là: giúp cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp có nguyện vọng học lên trình độ cao đẳng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học kiến thức văn hóa trung học phổ thông để học lên trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật”, ông Hùng nói.
Một điểm nữa mà ông Hùng cho rằng là khó khăn, đó là thêm phần trách nhiệm của Sở GD-ĐT về việc phê duyệt kế hoạch giảng dạy của các trường.
“Kế hoạch đó sẽ như thế nào, hồ sơ ra sao, trình tự thủ tục thế nào,... thì không đặt ra. Đây là vấn đề khó”, ông Hùng nói.
 |
Ảnh minh họa. |
Gây khó khăn cho người học?
Bà Nguyễn Thị Thu Dung, Hiệu trưởng Trường CĐ Y Thái Bình cho rằng, phạm vi điều chỉnh như dự thảo thông tư hiện nay đang gây khó khăn và ảnh hưởng đến quyền được học của người học.
Bà Dung dẫn giải: “Nếu chỉ được học như thế này, sau khi các em tốt nghiệp trình độ trung cấp học lên trình độ cao đẳng mà muốn thi tuyển vào các vị trí viên chức, công chức thì sẽ rất khó khăn. Bởi hầu như các nơi, hồ sơ dự tuyển đều yêu cầu có bằng tốt nghiệp THPT. Như vậy, khi thiếu bằng tốt nghiệp THPT thì rõ ràng bằng tốt nghiệp cao đẳng là không đủ”.
Do đó, theo bà Dung, Bộ GD-ĐT không những nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Thông tư mà còn cần quy định 2 chương trình học văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Thứ nhất là chương trình 4 môn để người học trung cấp có thể liên thông lên cao đẳng; thứ hai là chương trình được phép dạy 7 môn nếu người học có nhu cầu, để có thể sau này thi tốt nghiệp lấy bằng tốt nghiệp THPT, liên thông lên đại học.
Cùng đó, quy định luôn điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào đó, nếu đáp ứng đủ thì được triển khai chủ động việc dạy văn hóa THPT.
“Điều này giải quyết bất cập hiện nay khi đang phải liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc dạy kiến thức văn hóa và dạy nghề”, bà Dung nói.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh băn khoăn: “Dự thảo thông tư đang xây dựng theo hướng chỉ cho học sinh sau khi học văn hóa liên thông lên trình độ cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì không thể nào mà việc liên thông chỉ giới hạn trong giáo dục nghề nghiệp, mà phải liên thông trong hệ thống toàn quốc. Nếu các em chỉ dừng lại ở cao đẳng và chững lại ở đó, bế tắc, không được phát triển nữa thì đó là một bất cập, điều phi lý trong nền giáo dục mở theo tinh thần của Nhà nước ta”.
Ông Lộc cũng đề nghị cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện được giảng dạy bổ sung các môn văn hóa để các học viên có thể dự thi tốt nghiệp THPT.
“Tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc để giải quyết việc này. Chứ trung tâm giáo dục thường xuyên không thể nào hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giải quyết các chương trình văn hóa. Bởi, hiện nay, như trường chúng tôi, hầu hết các em học các môn bổ sung thì rất khó. Còn các trung tâm giáo dục thường xuyên vào trường dạy thì lại khó theo kế hoạch của nhà trường”, ông Lộc nói.
Ông Lộc cũng đề nghị cần xem lại các môn học mà dự thảo Thông tư đưa ra, liệu sau này, các trung tâm giáo dục thường xuyên có công nhận chương trình văn hóa do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã giảng dạy hay không.
 |
Ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.Hồ Chí Minh |
Đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác cũng tiếp tục đề nghị cho phép các học sinh đã có giấy chứng nhận được học bổ sung các môn học còn thiếu của chương trình giáo dục phổ thông để có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu có nguyện vọng.
Cùng đó, cho phép các trường trung cấp, cao đẳng có đủ điều kiện và đã dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT rồi thì được quyền tổ chức giảng dạy, bổ sung các môn học còn thiếu cho người học để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT hoặc chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cần quy định rõ, cụ thể hơn nữa mục đích của việc học khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
“Không phải như dự thảo hiện nay mà ghi rõ không chỉ học để liên thông lên trình độ cao đẳng mà còn là điều kiện để học sinh tham gia dự tuyển vào đại học hoặc liên thông lên trình độ đại học và sử dụng trong những trường hợp khác”, ông Vũ Xuân Hùng kiến nghị.
Còn nhiều vướng mắc về dạy văn hóa ở trường nghề
 |
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) chủ trì hội nghị. |
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, qua thực tiễn, còn rất nhiều vướng mắc xung quanh việc dạy văn hóa THPT cho các học viên ở các trường nghề.
Theo ông Dũng, Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản gửi cho Bộ GD-ĐT góp ý về dự thảo Thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa THPT được đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
“Tinh thần chúng tôi đóng góp một số ý để làm sao khi Thông tư được ban hành tạo cơ hội học tập cho người học đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo ra cơ hội khai thác tối ưu hóa năng lực của các cơ sở đào tạo trên cả nước trong việc tham gia vào việc dạy chữ dạy nghề cho người học”, ông Dũng nói.
Ông Dũng mong Thông tư tới đây giải quyết được đồng thời 2 vấn đề lớn. Thứ nhất là quy định cụ thể khối lượng kiến thức văn hóa THPT mà các em cần được học để có thể liên thông từ trung cấp lên cao đẳng.
“Tôi nghe các trường phản ánh khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những điều kiện hết sức cơ bản để được tham gia giảng dạy, triển khai là vấn đề đội ngũ. Vậy chính những người đang dạy các học viên khối lượng chương trình THPT trong các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp lại không được tham gia những chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến chương trình phổ thông mới. Nếu không được bồi dưỡng nghiệp vụ để giảng dạy chương trình mới thì chắc là chúng ta không đáp ứng được yêu cầu”.
Thứ hai, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mong muốn học viên học kiến thức văn hóa THPT không chỉ dừng ở việc liên thông lên cao đẳng.
“Bởi điều này lãng phí đi phần mà các em đã được học. Chúng tôi muốn có thêm một phần “delta” về khối lượng văn hóa. Để sau khi các em học đủ khối lượng cốt lõi kia, muốn được liên thông lên các trình độ giáo dục nghề nghiệp thì cộng thêm một “delta” khối lượng văn hóa để có thể thi tốt nghiệp được chương trình THPT hoặc được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông”, ông Dũng nói.
Quý Hải

Bổ nhiệm 10 đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2021
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp vừa có quyết định về việc bổ nhiệm Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam.
" alt="Dự thảo thông tư dạy văn hóa THPT: Trường nghề nói mất quyền lợi người học!"/>
Dự thảo thông tư dạy văn hóa THPT: Trường nghề nói mất quyền lợi người học!
Hiện nay có rất nhiều sách phong thủy và cũng nhiều trường phái có các cách xác định hướng nhà và hướng cửa khác nhau. Điều này làm cho nhiều người thấy khó khăn trong ứng dụng vào thực tiễn của ngôi nhà mình, làm cho nhiều người không biết xác định như thế nào là đúng.Xác định hướng nhà
Để xác định hướng nhà thì trước hết từ thế đất của nhà phải xác định hướng nước chảy ở phía trước (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nếu được hướng nước chảy từ trái sang phải thì rất tốt.
Phong thủy học người ta xác định điểm nước chảy đến (gọi là thủy đầu) và điểm nước chảy đi (gọi là thủy khẩu). Nhằm hai đường tiếp tuyến với thủy đầu và thủy khẩu, ta được giao điểm là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà. Ta gọi điểm này là tâm đất, hay huyệt đất.
Việc kẻ các đường tiếp tuyến này nhiều khi phải ngắm bằng mắt, ít khi có bản đồ chuẩn xác để vẽ trên giấy. Đường chỉ hướng nhà được xác định theo bản đồ trạch quẻ để được cung tốt và có thể chuyển dịch song song với nhau, chạy theo phần đường thủy khẩu.
Nghĩa là điểm tâm đất (sau này là tâm nhà) có thể dịch chuyển theo phần đường thủy khẩu để thích hợp với vị trí miếng đất định làm nhà. Miếng đất có được thế trong phong thủy học gọi là miếng đất có tả thanh Long, hữu bạch hổ, hậu huyền vũ, tiền chu tước.
Nhưng đó chỉ là văn vẻ thôi, còn trong dân gian gọi dễ hiểu là miếng đất có phía sau trồng đỗ, phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại, nghĩa là đất có phía sau cao, phía trước thấp, hai bên có dải cao bao vòng. Đấy là miếng đất lý tưởng để làm nhà vì nó có thế tụ khí.
Tuy nhiên, cũng không dễ gì xác định được thủy đầu và thủy khẩu như trên, nên cách đơn giản là đặt hướng nhà trông về nơi đất thấp và đón được gói chủ đạo.
Hướng nhà được xác định dựa trên khoảng không có nhiều dương khí nhất như sau:
- Nhà có sân rộng thì mặt có sân là hướng nhà.
- Nhà có một mặt tiền giáp đường, còn ba mặt còn lại không có con đường thì mặt có con đường là hướng nhà.
- Nhà có hai mặt giáp đường, thì ta căn cứ cửa chính nằm ở bên đường nào thì mặt đó là hướng nhà.
Nói tóm lại hướng nhà là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt tiền của ngôi nhà. Mặt tiền của ngôi nhà là mặt có cửa chính. Như vậy đây là cách xác định hướng nhà chính xác nhất, đơn giản và áp dụng dễ dàng.
Xác định hướng cửa (cửa chính):
Hướng cửa được xác định là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Trong phong thủy học thì hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của trạch quẻ.
Cho nên phải dùng bản đồ trạch quẻ để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ bố cục mặt bằng nhà. Nếu người thiết kế không quan tâm đến cung sơn hướng của cửa chính thì có thể xác định vị trí cửa chính trên cơ sở đón được hướng gió cần thiết.
Nhiều người nhầm tưởng hướng nhà chính là hướng cửa. Thực ra hướng cửa là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa.
- Hướng cửa có hai trường hợp:
+ Hướng cửa trùng với hướng nhà
+ Hướng cửa không trùng với hướng nhà
Như vậy qua định nghĩa và hai trường hợp về hướng nhà và hướng cửa, chúng ta đã hình dung cho mình được chính xác nhất hướng nhà và hướng cửa.
Có một nguyên tắc là: Khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà, rồi từ tâm nhà mới phân phát đi các phòng trong nhà.
Nếu khí không vào được đến tâm nhà (do bị tường hoặc các cửa ngăn cản) thì sẽ dẫn đến trường hợp khi đi vào phòng nào đó rồi đi ra theo cửa sổ, còn các phòng khác thì không có khí vào.
Nhà như thế không bao giờ được vượng khí. Nhà không vượng khí thì người sống trong nhà không khỏe mạnh. Cũng giống như người ta thường chọn vị trí thích hợp ở khu vực giữa làng để xây đình làng.
Khi đó, khí tụ về đình rồi mới phân tán đi các ngõ xóm cho đến từng nhà. Không ít nhà bị tình trạng thiết kế không để khí vào đến tâm nhà. Qua kiểm tra, các nhà này đều không vượng khí.
Việc này nhiều khi rất đơn giản: Chỉ phá đi một mảng tường hoặc dỡ bỏ một bộ cánh cửa nào đó để khí không bị cản trên đường đi vào đến tâm nhà.
Theo Báo Pháp luật
" alt="Cách xác định hướng nhà, hướng cửa theo phong thủy"/>
Cách xác định hướng nhà, hướng cửa theo phong thủy