Với tốc độ đô thị hóa nhanh, các thành phố lớn tại Việt Nam ngày càng thiếu những mảng xanh của thiên nhiên. Việc mất không gian xanh, khí thải gia tăng, nhiệt độ tăng cao, ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống tại các đô thị.
Dự án văn phòng này được thiết kế bởi kiến trúc sư Phạm Hữu Sơn, triển khai tại tỉnh Khánh Hòa, hướng tới mục tiêu xanh hóa trong kiến trúc đô thị tại Việt Nam.
Chủ đầu tư dự án đưa ra yêu cầu quy hoạch văn phòng thành 2 khu vực.
Một là khu vực làm việc linh hoạt cho nhân viên và nơi tiếp khách. Hai là khu vực nhà mẫu cho khách hàng trải nghiệm với đầy đủ tiện nghi từ phòng ngủ, bếp cho đến phòng tắm.
Ngăn cách giữa 2 khu vực là một cây xoài lớn. Cây xoài này có sẵn trên khu đất và yêu cầu được bảo tồn nguyên hiện trạng.
Các kiến trúc sư bố trí một bể chứa nước ngầm để dự trữ nước mưa chảy từ mái nhà xuống. Hệ thống gom nước mưa cũng được nối với bể cá ở sân trước.
Nước từ bể cá được lọc và bơm tự động cấp nước cho các chậu cây xanh trên mái nhà, khu vườn xung quanh. Vòng tuần hoàn giúp bảo tồn tài nguyên nước.
Điểm nhấn của dự án này là cây xanh được bố trí khắp không gian. Đặc biệt mái nhà được phủ xanh tạo bầu không khí mát mẻ cho không gian phía dưới.
Với ưu tiên xanh hóa, đội ngũ kiến trúc sư bố trí nhiều khe thông gió và cửa kính lớn giúp tản nhiệt cho căn nhà, không cần sử dụng điều hòa kể cả trong những ngày nắng nóng.
Bằng việc dùng kính lợp xen kẽ trên mái, khu vực phía dưới không cần sử dụng điện chiếu sáng vào ban ngày.
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt phía trên mái của nhà mẫu, cung cấp năng lượng sạch cho toàn bộ văn phòng, đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng.
Vật liệu sử dụng trong dự án là gạch không nung vốn thân thiện với môi trường.
Ảnh: ArchDaily
" alt=""/>Văn phòng công ty mọc giữa rừng cây, thân thiện môi trường tại Khánh HòaLực lượng chức năng đưa thi thể anh T. ra ngoài (Ảnh: Cắt từ clip).
Do nước chảy xiết, chiếc thuyền chở 5 người đàn ông bị va vào cánh cửa gara ô tô khiến thuyền bị lật úp. Sự việc khiến cả 5 người ngã xuống dòng nước ngập sâu khoảng 2m.
"Một người bị thuyền lật úp đè xuống dòng nước gây tử vong, một người khác bị thương", lãnh đạo phường Nguyễn Thái Học thông tin.
Nạn nhân là anh N.H.T. (ở thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình).
Những ngày qua, trên địa bàn TP Yên Bái đã có rất nhiều đoàn cứu trợ, nhà hảo tâm tới giúp bà con vùng lũ lụt (Ảnh: Trần Thanh).
8h sáng nay, thi thể anh T. đã được tìm thấy và được lực lượng chức năng bàn giao về cho gia đình.
"Đây là sự việc hết sức đau lòng. Đoàn cứu trợ trên có nhiều kinh nghiệm thực hiện công tác cứu trợ, họ cũng đã ra TP Yên Bái để cứu trợ từ 3-4 hôm nay. Do gặp dòng nước chảy xiết dẫn tới sự việc thương tâm", vị lãnh đạo phường thông tin.
" alt=""/>Đoàn cứu trợ ở Yên Bái bị lật thuyền, một người tử vongSong song đó, các ca mắc mới có chiều hướng tăng, ngay cả tại các tỉnh không phải vốn là địa bàn trọng điểm. Độ tuổi nhiễm HIV phổ biến cũng đang trẻ hóa, phần lớn trong nhóm 16-29 tuổi.
Người mắc bệnh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ đồng giới, sinh viên nam, lao động tự do, đặc biệt là ở nhóm trẻ tuổi.
Nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa (Ảnh minh họa: DL).
Theo thống kê của Bộ Y tế, gần 70% ca nhiễm HIV mới tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và TPHCM. Gần 40% ca mắc mới ở độ tuổi 15-25, xuất hiện trong nhóm người trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ngoài ra, xu hướng lây nhiễm ở các tỉnh không phải trọng điểm cũng bắt đầu gia tăng, kèm theo các hành vi nguy cơ phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, sử dụng ma túy khi quan hệ tình dục và quan hệ tình dục tập thể.
Điều này còn kéo theo nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục, viêm gan B, C…, làm tăng gánh nặng cho ngành y tế.
Mới đây, nhóm báo cáo viên của Viện Pasteur TPHCM và CDC các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang cũng có báo cáo nghiên cứu tỷ lệ đồng nhiễm HIV - giang mai cùng các yếu tố liên quan ở nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tại đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2015-2022).
Kết quả cho thấy, đồng nhiễm HIV - giang mai có xu hướng tăng trong nhóm MSM tại khu vực trên. Có 3 yếu tố liên quan đến việc đồng nhiễm được chỉ ra ở nghiên cứu trên, là việc nhận bao cao su miễn phí trong 6 tháng qua, dùng bao cao su ở lần quan hệ tình dục gần nhất và đã từng điều trị thuốc ARV.
Nhóm nghiên cứu nhận định, cần tăng cường các chương trình truyền thông và can thiệp giảm tác hại, để giảm lây truyền HIV và các bệnh đường tình dục ở nhóm MSM.
Chương trình "Công bằng từ lời nói đến hành động" do 6 tổ chức cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS cùng thực hiện dưới sự hỗ trợ bởi Kế hoạch Cứu trợ AIDS khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thuộc Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM (Ảnh: Diệu Linh).
Bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tổ chức này trong việc hỗ trợ chính phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu chấm dứt AIDS như một mối đe dọa cộng đồng trong năm 2030.
Cụ thể, các tổ chức đã có những đóng góp đáng kể vào hoạt động phòng chống HIV quốc gia, tư vấn chính sách, cung cấp dịch vụ xét nghiệm, dự phòng trước phơi nhiễm (PreP), điều trị bằng thuốc kháng virus, giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đồng thời hỗ trợ thu thập dữ liệu về HIV/AIDS tại Việt Nam.
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai, các tổ chức cộng đồng nói trên có thể phát triển thành trung tâm của hệ sinh thái cộng đồng mà chính phủ Hoa Kỳ thông qua PEPFAR đang hỗ trợ xây dựng và duy trì.
Chủ đề Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2024 của Việt Nam là công bằng, bình đẳng trong dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Theo đó, các tổ chức cộng đồng sẽ giúp đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình ứng phó với HIV, và bệnh nhân có thể tiếp cận dịch vụ HIV một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng. Đồng thời, tất cả các hạn chế về công bằng đều được giải quyết.
" alt=""/>Một vùng có tình hình lây nhiễm HIV phức tạp