“An trong an yên - mình hy vọng sẽ đem lại cho khách hàng cảm giác bình an và thoải mái nhất khi tới cửa hàng”, anh Tuấn chia sẻ.
Thời điểm mới mở cửa, quán chỉ có 2 nhân viên. Việc khởi nghiệp không mấy dễ dàng khi lúc đó, mô hình kinh doanh quán cà phê chưa thực sự nổi bật ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, anh Tuấn đã nhen nhóm ý tưởng định hình một phong cách riêng cho quán, tạo nên không gian gần gũi, thân thuộc, mang những nét đặc trưng của mảnh đất quê hương Kinh Bắc.
Hiện nay, AN café đã có tới 9 cơ sở. Trong đó, có 6 cơ sở tại quê nhà Bắc Ninh và 3 cơ sở tại Hà Nội.
“Việc dấn thân vào thị trường Thủ đô là một thử thách khá mạo hiểm khi AN phải cạnh tranh với những ông lớn trong ngành. Không những vậy, khó khăn lớn nhất chính là sự khác biệt về văn hóa của một thương hiệu “tỉnh lẻ” tiến ra Hà Nội. Đây cũng là lúc mình càng quyết liệt hơn với việc phải khác biệt”, người sáng lập AN café chia sẻ.
Xuất thân từ vùng đất được mệnh danh là nơi “khai mở” nền văn minh Đại Việt, thiết kế các cửa hàng AN đều được lấy cảm hứng từ những địa danh, làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất Kinh Bắc: Đình Bảng, Hiên Vân, Phù Lãng, Đa Hội, Đông Hồ...
Những chất liệu như mái đình, hiên nhà, cột gỗ, đồ gốm, nón quai thao, tranh giấy dó… đều được quán lồng ghép khéo léo vào thiết kế, giúp tạo cảm giác hiện đại nhưng vẫn gần gũi.
Không chỉ tái hiện văn hóa thông qua kiến trúc, AN còn khéo léo đồng bộ menu “đậm chất” Kinh Bắc với hàng loạt những đồ uống có tên gọi như: Mỏ Quạ, Quai Thao, Mời Trầu, Hiên Vân, Đông Hồ, Phù Lãng. Tất cả đều khơi gợi phong tục mời trầu - nét đẹp của dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Là khách quen của AN café cơ sở Quy Chế, chị Hà Phương (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thích cách AN truyền tải những kiến thức văn hóa có phần đang bị mai một thông qua những triển lãm tranh ngay trong không gian quán”.
Không chỉ hiện diện ở những điểm chạm trực tiếp, AN café còn “hóa thân” thành “google map” Bắc Ninh khi sáng tạo series chia sẻ về những địa danh, lễ hội truyền thống hay những khu di tích lịch sử của quê nhà thông qua các ấn phẩm và kênh truyền thông online.
Chia sẻ về sứ mệnh lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hóa Kinh Bắc, anh Tuấn bộc bạch: “AN vẫn sẽ cố gắng tiếp tục với sứ mệnh của mình: lưu giữ, đổi mới, sáng tạo nhưng không mất “chất”. Tuy nhiên không chỉ bằng việc lan tỏa tinh thần hiếu khách trong không gian cửa hàng AN, chúng tôi còn muốn tham gia đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động xã hội.”
Thế Định
" alt=""/>Từ thương hiệu ‘tỉnh lẻ’ tới chuỗi cà phê nổi tiếng kể về văn hóa Kinh BắcGS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phát biểu tại buổi lễ. |
Sau ngày đất nước thống nhất, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tăng cường đội ngũ để phát triển các trường ĐH sư phạm ở miền Nam như Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Trường ĐH Sư phạm Huế (nay là Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế), Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn (nay là ĐH Quy Nhơn), Khoa Sư phạm của ĐH Cần Thơ.
Với những nỗ lực không ngừng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 lần Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Và năm nay, một lần nữa vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2 cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. |
Theo ông Minh, đất nước muốn văn minh phải nâng cao dân trí, phải có người thực tài và người tài phải được tôn trọng đúng nghĩa, được tự do làm việc và cống hiến. Nghĩa vụ của giáo dục là khơi thông dân trí để họ được sống bình đẳng; phát hiện, nuôi dưỡng và bồi dưỡng nhân tài để họ tự do sáng tạo, phục vụ đất nước.
“Điều này đặt ra cho trí thức, cho nhà giáo Việt Nam nhiều câu hỏi lớn. Không chỉ vậy, bài học về tư cách, về bản lĩnh, về tính phụng sự, về việc dùng người luôn là chìa khóa mở đường cho đất nước phát triển”.
Ông Minh cho rằng, thời đại mới đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn mới, cách nghĩ và cách làm mới.
“Chúng ta không chỉ có nghĩa vụ trả lời câu hỏi, tại sao giáo dục chúng ta phát triển còn chậm, mà phải tìm ra những giải pháp để giáo dục phát triển, tiến bộ nhanh hơn.
Dẫu rằng, giáo dục có quán tính không nhỏ, muốn thay đổi không hề dễ dàng. Vận hành để thay đổi từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình rất đỗi gian nan; nhưng sẽ là ai, nếu không phải chúng ta?
Chúng ta không thể bằng lòng trước những gì đang có, muốn đất nước thay đổi và phát triển bền vững phải bắt đầu từ giáo dục và phải bằng con đường giáo dục. Giáo dục đất nước đang đổi mới, đừng đứng nhìn, hãy vào cuộc bằng tình cảm sâu nặng, bằng trí tuệ và cả khát vọng của mỗi người”.
Ông Minh cho rằng, trọng trách của một đại học sư phạm trọng điểm không đơn thuần là giải quyết các nhiệm vụ trước mắt mà phải dự báo được những gì sẽ diễn ra trong tương lai của giáo dục và đưa ra cách thức giải quyết. Chính thế, cần dám thay đổi, dám làm cái mới.
“Nhà giáo chân chính không bao giờ muốn đánh giá họ cao hơn những gì họ có, và cũng chẳng thích ai thương hại họ, nhưng cái cần là nhìn nhận một cách đúng mức về họ. Một lớp học có bao nhiêu học sinh là có bấy nhiêu thế giới, mỗi em là một thiên hướng cuộc đời, để giáo dục đúng nghĩa mỗi học sinh là cả một khổ công, vì vậy, hãy hiểu đúng lao động của nhà giáo”, ông Minh nói.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại buổi lễ. |
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và biểu dương những thành tựu của nhà trường mà các thế hệ lãnh đạo, thầy cô giáo và toàn thể sinh viên đã dày công đạt được trong suốt 70 năm qua.
Chủ tịch nước cho hay, việc đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai của trường là minh chứng sinh động cho những đóng góp không ngừng của cán bộ, sinh viên nhà trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cho rằng đất nước và nền giáo dục của chúng ta đang đứng trước những thách thức chưa từng có, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến đại dịch Covid - 19,..., Chủ tịch nước cho rằng nền giáo dục nói chung và đặc biệt là ngành sư phạm nói riêng, cần phải thích ứng mạnh mẽ để trang bị những kỹ năng, kiến thức mới mà các thế hệ tương lai đang đỏi hỏi.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị nhà trường cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ.
Thứ nhất, ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
“Con người, cán bộ, giảng viên là tài sản quý giá nhất của nhà trường chứ không phải trường to, lớp rộng, giảng đường đẹp. Cán bộ giảng viên của trường trước hết phải là những tấm gương về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên và xã hội soi vào, phải bảo vệ hình ảnh, uy tín và danh dự của người nhà giáo; phải có tinh thần tự học và tự sáng tạo; có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp dạy học hiện đại, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với giảng dạy, thực tiễn và có năng lực chủ động hội nhập”.
Ông Phúc cho rằng, đây là một nhiệm vụ then chốt, lâu dài và chiến lược. “Chúng ta sẽ có nhiều trò giỏi khi có nhiều thầy giỏi”.
Bên cạnh đó, cần gần gũi hơn với bối cảnh thực tế của giáo dục phổ thông nước nhà để tiếp tục đổi mới mô hình và chương trình đào tạo theo hướng tăng cường năng lực nghề nghiệp cho sinh viên bên cạnh chuyên môn.
Cùng đó, cần có chính sách phù hợp để thu hút người giỏi thi vào sư phạm,...
Chủ tịch nước cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cùng các Bộ, ngành liên quan triển khai tốt công tác quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là mạng lưới các trường cao đẳng, đại học sư phạm. Bởi đây là mạng lưới các trường đặc thù, có ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chính thức được thành lập ngày 11/10/1951. Tính đến hết tháng 6/2021, nhà trường có 1.049 cán bộ, trong đó có 658 giảng viên (19 giáo sư, 137 phó giáo sư, 399 tiến sĩ). Đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên chiếm 60,6%, trong đó số giảng viên có học hàm giáo sư và phó giáo sư chiếm tỉ lệ 23,7%. |
Thanh Hùng
“Lương thấp” dường như là nhìn nhận điển hình về nghề giáo hiện nay. Tuy nhiên, thấp đến mức độ nào thì chưa nhiều người thấy rõ.
" alt=""/>Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần 2