Soi kèo phạt góc Cruz Azul vs Club America, 9h00 ngày 24/5
本文地址:http://casino.tour-time.com/html/908b398779.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
Ca ghép lịch sử
Ngày 3/3/2014, Bệnh viện 103 thông báo đã thực hiện ca ghép đa tạng (tụy và thận) đầu tiên tại Việt Nam. Đây được coi là bước phát triển lịch sử, đưa ngành ghép tạng của Việt Nam tiếp cận với trình độ ghép tạng của thế giới. BS Hoàng Mạnh An cùng 150 cán bộ của Học viện quân y và BV 103 đã tham gia thực hiện ca ghép này.
Các bác sĩ BV 103 trong ca ghép đa tạng đầu tiên tại Việt Nam. |
BS An cho biết, lâu nay, Việt Nam chỉ mới thực hiện được ghép đơn tạng chứ chưa bao giờ ghép đa tạng. "Đề tài KC10 đã đặt ra vấn đề này và BV 103 chúng tôi đã nhận ghép đa tạng tụy và thận", BS An cho hay.
Để chuẩn bị cho ca ghép đa tạng đầu tiên, các bác sĩ tại BV 103 được lựa chọn để gửi đi các trung tâm lớn của thế giới để học tập, sưu tầm tài liệu. Để được thực hành kỹ thuật, BV 103 đã mổ hơn 40 cặp lợn, lấy tụy và thận con này ghép sang con khác.
Tuy nhiên, việc khó khăn để có thể tiến hành ghép tạng chính là tìm được người hiến. BS An cho biết, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, nguồn tạng hiến ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
BS An kể, lần đó, may mắn bệnh viện vận động được một người không may bị tai nạn giao thông hiến tạng. Các bác sĩ rà lại danh sách bệnh nhân đang chờ ghép tạng tại BV 103 thì thấy có anh Phan Thái Huyên, một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường biến chứng suy thận, là quân nhân tại tỉnh đội Sơn La, có các chỉ số phù hợp. Việc liên lạc với anh Huyên thông báo về việc ghép tạng nhanh chóng thực hiện.
Tuy nhiên, thông báo lúc khoảng hơn 1 giờ chiều thì tới hơn 2 giờ, anh Huyên gọi điện lại thông báo rằng, lúc đó không có xe chạy tuyến Sơn La - Hà Nội. Và nếu muốn xuống Hà Nội, anh phải đi xe khách buổi tối, sớm nhất là 5h sáng hôm sau mới có thể có mặt tại bệnh viện.
"Kể từ khi người hiến tạng chết não thì tạng chỉ có thể duy trì được từ 12-18 tiếng để thực hiện ghép. Nếu như bệnh nhân sáng hôm sau mới xuống được bệnh viện thì sẽ quá muộn", BS An nhớ lại. Để đảm bảo thời gian, BS An đã phải gọi điện nhờ tỉnh đội trưởng Sơn La điều một chuyến xe riêng đưa anh Huyên xuống Hà Nội ngay trong đêm đó.
Thiếu tướng, bác sĩ Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103, người trực tiếp thực hiện ca ghép đa tạng đầu tiên. |
"Chúng tôi chỉ kịp làm các xét nghiệm cơ bản nhất, không kịp thể làm hết tất cả. Tới 3 giờ sáng hôm đó, chúng tôi quyết định thực hiện ghép tạng", BS Anh nhớ lại. Ca ghép kéo dài suốt 13 tiếng, từ 3 giờ sáng ngày 28/2 tới 16 giờ ngày 1/3 mới kết thúc. Hai ngày sau, sáng 3/3 anh Huyên tỉnh lại.
"Tới lúc bệnh nhân tỉnh lại thì ca ghép có thể nói là đã thành công về kỹ thuật", BS An nói.
5 tháng mất ngủ
Bệnh nhân đã tỉnh. BV 103 cũng đã tổ chức họp báo thông báo ca ghép tạng lịch sử đã hoàn tất. Tuy nhiên, quá trình theo dõi bệnh nhân sau ghép mới là khoảng thời gian khiến BS An "mất ăn mất ngủ".
BS Hoàng Mạnh An nhớ lại, vào khoảng ngày thứ 5 sau ghép, biến chứng bắt đầu xuất hiện. "Từ vết mổ bắt đầu đùn ra rất nhiều dịch. Đến tuần thứ 2 thì có hiện tượng tràn dịch đa màng. Màng phổi, màng tim, ổ bụng lúc nào cũng đầy dịch, chọc hút hàng lít".
BS An và các đồng nghiệp chẩn đoán tụy mới được ghép đã bị viêm đồng thời kích thích cả tụy cũ còn trong ổ bụng cũng viêm thì mới dẫn đến việc tràn dịch lớn như vậy. "Một mặt chúng tôi tích cực điều trị, mặt khác chúng tôi gọi điện sang các trung tâm của Mỹ, Nhật để hỏi kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề này", BS An kể.
Sau đó tình trạng bệnh nhân có đỡ hơn nhưng đến tháng thứ 4 thì từ vết mổ, dịch lại trào ra như suối. Ban đầu, BS An sợ rằng miệng nối của tụy với thành tá tràng và bàng quang bị xì.
"Việc các miệng nối của tụy ghép bị xì như vậy sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc tụy bị viêm cũng rất dễ khiến bệnh nhân tử vong vì nhiễm độc", BS Anh chia sẻ.
BS An cho biết, khi đó ông lo lắng là bởi không chỉ là ca ghép có thể thất bại, mà bởi nếu như ca ghép đầu tiên không thành công, phải rất lâu sau đó sẽ không dám ghép nữa.
Chính vì thế 5 tháng theo dõi điều trị cho bệnh nhân Huyên là khoảng thời gian BS An và các đồng nghiệp tại BV 103 mất ăn mất ngủ. Họ phải thay phiên nhau túc trực ở bệnh viện 24/24 để theo dõi mọi thay đổi của bệnh nhân. "Suốt 5 tháng ấy, tôi rất ít khi về nhà", BS An chia sẻ.
"Đến tháng thứ 5 chúng tôi mở nhỏ ổ bụng để khâu đóng bít đầu tá tràng thì bệnh nhân hoàn toàn bình phục. Điều vô cùng hạnh phúc với anh ấy là không phải dùng thuốc điều trị tiểu đường, suy thận nữa, chỉ dùng thuốc ức chế miễn dịch theo quy trình chung của người ghép tạng", BS An nói.
Anh Phan Thái Huyên, 21 tháng sau ca ghép đa tạng với tình trạng sức khỏe ổn định. Ảnh: BV 103. |
Nhớ lại khoảng thời gian 5 tháng theo dõi điều trị tại bệnh viện sau ghép, anh Huyên cho biết, lúc đó anh không hề biết những biến chứng sau khi phẫu thuật của mình, song anh nhớ rất rõ các bác sĩ đã rất tận tình chăm sóc anh trong suốt thời gian đó.
Anh Huyên cũng xác nhận, sau 2 năm thực hiện ca ghép, bệnh của anh đã khỏi, sống khỏe mạnh ổn định như người bình thường. Anh cũng không còn bị những cơ hạ đường huyết mà có lần suýt cướp đi mạng sống của anh hành hạ. Và quan trọng hơn là anh không còn phải ăn uống kiêng khem như trước.
Hiện tại, BS An và BV 103 đang chuẩn bị cho ca ghép đa tạng thứ 2. BS An cho biết, sau thành công của ca ghép đầu tiên, ca ghép sau sẽ thuận lợi hơn và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều.
Lê Văn
Thầy giáo Bách Khoa chế tạo hơn 70% nhà máy bia VN">3.600 giờ mất ngủ của bác sĩ ghép đa tạng đầu tiên ở Việt Nam
Múc cả nước bể bơi để tắm, giặt
10 ngày nay, hàng nghìn hộ dân sống tại khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Chị Nguyễn Huệ, toà D9 khu nhà ở xã hội Đặng Xá cho biết, tình trạng mất nước của các nhà chung cư thuộc cụm này bắt đầu diễn ra từ đầu tháng 6/2017. Cao điểm của việc mất nước diễn ra vào những ngày mùng 9, 10, 11/6. Có thời điểm, thiếu nước, mất nước 2-3 ngày, người dân không có giọt nước nào để dùng. Khoảng 3 ngày trở lại đây, đơn vị quản lý vận hành có mở nước ngày 2 buổi vào sáng và tối. Tuy nhiên, do nước rất ít nên nhiều người dân phải nghỉ làm ở nhà để hứng nước.
“Hàng trăm hộ dân sống tại khu đô thị phải tốn thêm tiền để mua xô, chậu tích trữ nước. Tuy nhiên, nước rất bẩn và nhiều cặn nên chỉ có thể dùng để xả nhà vệ sinh. Nước để nấu cơm phải mua bình đóng chai cho yên tâm. Do quá thiếu nước, các hộ dân còn múc cả dưới bể bơi và đài phun nước quanh khu đô thị về để tắm, giặt”, chị Huệ nói.
Thiếu nước trầm trọng tại khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội). |
Tình trạng thiếu nước không chỉ xảy ra ở cụm nhà ở xã hội mà còn lan rộng ra cả các tòa thương mại của khu đô thị Đặng Xá. Anh Đức Thắng, tòa CT2 cho hay: “Không biết bao giờ chúng tôi mới có đủ nước sinh hoạt để dùng chứ sống thế này khổ quá. Từ già đến trẻ phải đi sơ tán hoặc ra khách sạn để tắm. Đi làm cũng không yên tâm vì lo về sớm để tích nước cho đúng giờ”.
Đại diện Xí nghiệp Quản lý vận hành Đặng Xá giải thích, trong thời gian nắng nóng đầu tháng 6 vừa qua, do nhu cầu sử dụng nước tăng cao Cty CP nước sạch số 2 Hà Nội công suất đã dùng hết giới hạn là 60.000m3/ngày đêm. Trong 4-5 ngày nắng nóng kéo dài, các khu vực sử dụng đều tăng cao vì vậy lượng nước cấp về khu đô thị Đặng Xá bị thiếu hụt rất lớn. Nhu cầu sử dụng của khu đô thị là khoảng 3.000m3/ngày đêm, chỉ cấp được khoảng 1.500-2.000m3/ngày đêm, đáp ứng được khoảng 1/3 đến một nửa nhu cầu của người dân. Vì vậy tất cả các bể chứa đã được huy động và sử dụng hết. Từ ngày 6-10/6 cũng chỉ duy trì cấp được ở mức như trên nên vẫn bị thiếu hụt. Trong 3 ngày vừa qua cũng chỉ cố gắng cấp cho khu đô thị 70-80% nhu cầu.
“Thời gian tới chúng tôi sẽ điều tiết mỗi ngày tiết kiệm một vài trăm khối để tích vào các bể chứa. Tổng các bể chứa ở đây là khoảng 12.000m3. Sau khi tích đầy các bể chứa và téc nước trên mái chúng tôi sẽ căn cứ lượng nước cấp vào từ đồng hồ tổng có thể cấp lại 24/24h cho người dân sử dụng. Thời gian cũng phải mất khoảng 1 tuần mới có thể quay lại ổn định”, vị này nói.
Mang con bỏ chợ
Ngày 11/6, hàng trăm cư dân tại dự ánTổ hợp thương mại siêu thị văn phòng và nhà ở Helios Tower (75 Tam Trinh, chủ đầu tư là liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng NHS và Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội) tập trung căng băng rôn phản đối các sai phạm của chủ đầu tư tòa nhà này.
Theo đại diện cư dân tại đây, chủ đầu tư đã vi phạm hợp đồng cam kết với cư dân, bàn giao căn hộ khi công trình chưa hoàn thiện. Cư dân cũng tố chủ đầu tư thi công một số hạng mục không đúng theo giấy phép xây dựng được duyệt. Thiết kế được duyệt thì từ tầng 1 đến tầng 4 tòa nhà được sử dụng làm trung tâm thương mại, dịch vụ cho thuê, bể bơi, phòng tập. Nhưng tầng 3 và tầng 4 tại hai tháp A, B đã bị chủ đầu tư ngăn chia thành các căn hộ bán lại. Ngoài ra, chủ đầu tư còn xây thêm tầng 4A (vượt 1 tầng thương mại so với giấy phép được cấp: chỉ có 4 tầng thương mại) khi chưa được cơ quan chức năng phê duyệt và không tham vấn cư dân. Ngoài ra, chủ đầu tư còn cho phép các căn hộ lấn chiếm không gian sử dụng chung làm không gian sử dụng riêng.
Đáng chú ý, ngày 20/5, tại cuộc đối thoại với cư dân tòa nhà, chủ đầu tư đã thừa nhận những vấn đề như “xây thêm” tầng 4A, điều chỉnh xây dựng tại tầng 35B không đúng theo thiết kế được duyệt. Và “chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ để xin phép”. Với hàng loạt các bức xúc trên, cư dân chung cư Helios Tower 75 Tam Trinh đã gửi đơn cầu cứu tới cơ quan chức năng TP Hà Nội, Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra toàn diện dự án; bác toàn bộ đề xuất điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án; cưỡng chế chủ đầu tư hoàn trả nguyên trạng công trình theo đúng thiết kế đã được duyệt, đảm bảo an toàn cho cư dân sinh sống...
Chiều 12/6, hàng trăm cư dân tại chung cư Capital Garden (ngõ 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội, chủ đầu tư Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô, thuộc Tập đoàn Kinh Đô TCI) cũng căng băng rôn phản đối chủ đầu tư. Theo phản ánh của cư dân tại đây, chủ đầu tư đã cắt xén một số tiện ích của chung cư như: không có quầy lễ tân; không có khu vui chơi trẻ em; không có đường đi bộ (cư dân phải đi vào đường giao thông rất nguy hiểm); không có tầng cây xanh; không có không gian xanh; không có phòng sinh hoạt và hòm thư bao…Ngoài các tiện ích bị chủ đầu tư cắt xén trên, cư dân tại đây cũng “tố” chủ đầu tư bàn giao nhà khi chưa đủ điều kiện an ninh an toàn. Hiện hệ thống PCCC của tòa nhà chưa được nghiệm thu dù đã bàn giao cho dân vào ở hơn 6 tháng.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, chủ đầu tư làm sai so với giấy phép xây dựng sẽ bị cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, ông Dũng không khuyến khích chuyện căng băng rôn, biểu tình của một số cư dân ở chung cư hiện nay. Việc này chỉ làm xấu đi hình ảnh chung cư mà họ phải bỏ tiền tỷ để sở hữu. Chủ đầu tư và cư dân phải đối thoại với nhau để tìm ra tiếng nói chung.
Theo Tiền phong