Doanh nghiệp ngoại 'nuốt' 70% doanh thu ngành an toàn thông tin của Việt Nam
作者:Thời sự 来源:Công nghệ 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-18 08:27:31 评论数:
Ngày 03/12 vừa qua,ệpngoạinuốtdoanhthungànhantoànthôngtincủaViệthế thao 24h trao đổi với Ken Research về sự phát triển của thị trường an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Nam, giám đốc chiến lược và tiếp thị của Viettel Cyber Security (VCS) đã chia sẻ những thông tin quan trọng về sự phát triển của VCS sau gần 2 năm thành lập.
Trước hết, ông cho rằng chính phủ nên chi ít nhất 10% ngân sách IT cho an ninh mạng và các giải pháp phải đến từ các doanh nghiệp nội như VCS, CMC hay Bkav. Ông đánh giá thị trường Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Indonesia, Philippines và Malaysia hơn là Thái Lan và Singapore.
Hiện nay, khách hàng chính của VCS vẫn là trong ngành tài chính ngân hàng với các giải pháp bảo mật chuyên sâu như điều phối an ninh tự động hóa & phản hồi (SOAR), quản lý sự kiện & bảo mật thông tin (SIEM), phản ứng sự cố đầu cuối (EDR), bảo mật mạng (Network Security), tường lửa web (WAF) và tình báo thông minh (Threat Intelligence) bên cạnh các dịch vụ chuyên nghiệp như kiểm thử thâm nhập (pentest) và giám sát an toàn thông tin (ATTT).
Các giải pháp của Viettel Cyber Security |
Vấn đề lớn mà các doanh nghiệp nội đang phải đối diện, theo ông Nam, là người dùng cuối vẫn đang quen với các sản phẩm truyền thống như diệt virus, tường lửa, bảo mật email và chỉ biết đến các nhà cung cấp các sản phẩm này, mà chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này dẫn tới doanh thu của thị trường Việt Nam là khoảng 70 triệu USD vào năm 2019 (tăng trưởng 15-18%/năm) nhưng sản phẩm ngoại chiếm tới 65-70% doanh thu. Nếu chia thị phần, các sản phẩm độc lập như tường lửa, diệt virus chiếm tới 85% thị phần trong khi các dịch vụ như pentest, tư vấn, kiểm thử chỉ chiếm 10%. Phần còn lại thuộc về các dịch vụ giám sát ATTT.
Theo ông Nam, VCS hiện đang cung cấp cả ba giải pháp, dịch vụ nói trên và chiếm 15% thị phần toàn thị trường, cao nhất trong số các doanh nghiệp nội. Để làm được điều này, VCS đã chuyển từ mô hình kinh doanh trực tiếp sang phân phối cho nhà cung cấp, nhờ đó giúp VCS mở rộng thị phần nhanh hơn.
Nhìn về phía trước, ông Nam đánh giá dịch Covid-19 đã có những tác động nhất định đến thị trường. Tuy nhiên, thị trường đang rất rộng mở với sự chuyển dịch sang điện toán đám mây, Internet vạn vật và bảo mật dữ liệu cá nhân. Đây là cơ hội để không chỉ VCS mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực ATTT có thể chuyển mình và bắt kịp thời đại.
Phương Nguyễn
VNPT phải dẫn dắt chuyển đổi số và an toàn trên không gian mạng
Tại hội nghị triển khai kế hoạch 2021 của VNPT (sáng 16/12), Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định VNPT phải đảm nhận vai trò lịch sử dẫn dắt quá trình chuyển đổi số quốc gia, đảm bảo cho sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.