Mary Beth Nerone – một cựu giáo viên trung học tới từ Rochester, New York – khoe những tài liệu mà cô bán trên cửa hàng online
Bất kể lo ngại từ một số nhà giáo dục, thị trường trực tuyến này đang ngày càng phát triển do những tiêu chí với giáo viên ngày càng tăng, cộng với việc các giáo viên sẵn sàng chi hầu bao cho những tài liệu này.
“Tôi rất biết ơn và cầu mong điều đó bước vào cuộc đời mình, rằng niềm đam mê và sự nghiệp của tôi có thể hòa hợp làm một” – Miss Kindergarten hay còn gọi là Hadar Hartstein, 32 tuổi tới từ Lake Forest, California cho hay.
Hartstein cũng tiết lộ đã kiếm được hơn 1 triệu đô la từ việc bán giáo án trong vòng 6 năm qua – một số tiền đủ để tạm nghỉ công việc giảng dạy trong năm nay và có thể là năm sau nữa để chăm sóc con gái mới sinh của cô.
Trên trang Teachers Pay Teachers, cô chào hàng hơn 300 gói sản phẩm, từ thẻ học bảng chữ cái miễn phí, tới gói giáo án Toán và Đọc giá 120 đô la cho cả năm. Tất cả đều được cô quảng cáo trên blog và tài khoản mạng xã hội của mình.
“Bạn phải nhìn nó như một công việc toàn thời gian” – cô nói. “Bạn phải đặt rất nhiều nỗ lực vào nó”.
Teachers Pay Teachers cho biết trang này đã đạt một mốc quan trọng vào năm ngoái – 80.000 cộng tác viên và số tiền mà họ thu về là hơn 100 triệu đô la. Ít nhất đã có hơn chục thành viên trở thành triệu phú đô la từ khi website này ra mắt cách đây 10 năm.
Ngoài Teachers Pay Teachers, còn có một số website lớn khác như Teachwise, Teacher's Notebook. Mới đây, các công ty như Houghton Mifflin Harcourt và Amazon cũng bước chân vào thị trường này.
![]() |
Những tài liệu của Nerone |
Tuy nhiên, một số nhà giáo dục lo ngại rằng việc kiếm tiền từ các bài giảng sẽ làm giảm đi tinh thần tự do chia sẻ ý tưởng của các giáo viên. Ngoài ra, các chuyên gia pháp lý cũng đặt câu hỏi về việc giáo viên đó có thực sự là chủ sở hữu của bài giảng mà họ đang bán hay không.
Tuy vậy, với những giáo viên mua tài liệu, phương cách này sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian rất nhiều, làm giảm bớt những đêm thức trắng và những cuối tuần bận rộn trong khi giá cả thì chỉ hơn một cốc cà phê sáng.
Ann Arbor – một giáo viên trung học tới từ Michigan, Mỹ cho biết lần đầu tiên đứng lớp cách đây 3 năm, cô đã tự tạo những tài liệu cho riêng mình, nhưng lại do dự khi các đồng nghiệp đặt câu hỏi: “Tại sao bạn lại phải lãng phí thời gian như thế?”
Từ đó, cô đã mua khoảng 120 tài liệu và nhận được 132 tài liệu miễn phí khác từ Teachers Pay Teachers.
“Đôi khi là những cuộc mua bán nhỏ rất dễ dàng, giống như 1.2 đô cho cái này, 2.5 đô cho cái kia, đôi khi đắt hơn. Tôi cố gắng không chi trả quá 15 đô”. Arbor ước tính thời gian chuẩn bị bài giảng của cô chỉ từ 20 tới 30 giờ/ tuần nếu cô tìm thấy những gì mình cần trên trang này.
Ở Teachers Pay Teachers, các giáo viên đặt ra mức giá riêng của mình cho khoảng 2,5 triệu nguồn tài liệu và để lại một khoản hoa hồng cho trang web. Với phí thành viên cao cấp 59.95 đô la, mức hoa hồng là 15%. Nếu không muốn đóng phí thành viên, khoản hoa hồng sẽ là 40%.
“Vụ mua bán đầu tiên của tôi là 80 cent. Đó là 80 cent tuyệt nhất mà tôi từng kiếm được trong cuộc đời mình!” – Mary Beth Nerone, người bán các bài giảng môn Viết, Thơ và các bài tập khác trong vòng 3 năm qua chia sẻ sau khi việc cắt giảm ngân sách khiến cô mất việc ở một ngôi trường gần Rochester, New York. Trước đó, cô từng là một giáo viên dạy nghệ thuật ngôn ngữ.
“Một số người bực dọc và cho rằng tôi chỉ nhận được khoản tiền bằng nhân viên Starbucks mỗi tuần… Một số người có thu nhập bằng hoặc vượt quá thu nhập đi dạy của họ” – Nerone nói. “Thậm chí một số người có mức thu nhập vượt quá tưởng tượng của họ”.
![]() |
Các giáo viên tin tưởng và hỗ trợ nhau – bà Hanna Hudson, giám đốc biên tập của bảng tin trực tuyến We Are Teachers nhận định. Bà cho rằng việc tiếp cận các nguồn tài nguyên cá nhân từ trang web này ít tốn kém hơn và dễ dàng hơn việc tìm kiếm sách giáo khoa hay những tài liệu mới.
Tuy vậy, ông Bob Farrace – phát ngôn viên của Hiệp hội Hiệu trưởng các trường trung học quốc gia cho rằng “việc nắm quyền sở hữu các ý tưởng và bài giảng” có thể phá vỡ không khí hợp tác truyền thống trong các trường. “Bạn muốn các giáo viên hợp tác và chia sẻ ý tưởng miễn phí”.
Trên thực tế, một số khu học chánh có điều khoản trong hợp đồng giảng dạy yêu cầu giáo viên không được phép bán kế hoạch bài giảng của mình.
Một số chuyên gia pháp lý thì cho rằng những nguồn lực mà giáo viên tự sản xuất ra trong quá trình làm việc có thể là tài sản của khu học chánh.
Mark Bartholomew – giáo sư về luật bản quyền ở ĐH Buffalo – cho biết, nếu không có các điều khoản hợp đồng rõ ràng, luật pháp sẽ xem xét các yếu tố như sản phẩm đó được tạo ra trong thời gian làm việc hành chính hay trong thời gian riêng của mỗi người.
Năm 2004, một tòa án liên bang ở New York đã đứng về phía của khu học chánh Cherry Valley-Springfield sau khi một giáo viên bị đình chỉ cố gắng đòi quyền sở hữu cho các bài kiểm tra, bài tập trắc nghiệm và bài tập về nhà mà anh ta cho rằng được chuẩn bị ngoài giờ trên lớp.
Tòa án kháng nghị Hoa Kỳ đã đồng ý rằng khu học chánh là người sở hữu những nguồn lực này bởi vì giáo viên đã thực hiện chúng để phục vụ công việc của mình.
“Tôi chưa bao giờ tạo ra bất cứ thứ gì ở trong lớp học và đem nó đi bán” – cô giáo có “nick name” Miss Kindergarten cho biết. “Là một giáo viên mầm non, tôi hiếm khi có thời gian ngồi xuống để nghỉ ngơi”.
Hartstein cho biết cô chưa bao giờ xem việc bán bài giảng là cách để làm giàu, nhưng cô cho rằng đó là một cách để giúp người khác học tập và giúp cô thu lợi từ những kinh nghiệm của mình.
“Nếu một giáo viên tạo ra tài liệu cho học sinh của mình và nó rất hiệu quả trong lớp học của cô ấy, thì tại sao lại không đăng tải nó cho những học sinh khác sử dụng?”
SáchNgười thầy.
Người thầycủa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khắc họa mối quan hệ đặc biệt giữa ông và người thầy đáng kính - Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức ông Ba Quốc). Cuốn sách không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về lòng trung thành, sự hy sinh và ý chí phụng sự đất nước, cuộc đời người tình báo.
Ông Ba Quốc đã rèn luyện cho người lính trẻ Nguyễn Chí Vịnh biết, hiểu mọi thứ về nghề tình báo. Khi tác giả Nguyễn Chí Vịnh mới ở Việt Nam sang Campuchia, ông cho làm ở Phòng N, sau xuống đội X, là đội nhận những nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng. Kể hành trình dọc biên giới phía Bắc những năm còn chiến tranh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho thấy hình ảnh một người thầy tình báo can trường, đầy trách nhiệm.
![]() |
Sách Mùa hè không tên. Ảnh: NXB Trẻ. |
Mùa hè không tênlà truyện dài xuất bản vào năm 2023 của Nguyễn Nhật Ánh. Truyện lấy bối cảnh làng Đo Đo với những motif quen thuộc thường thấy trong các tác phẩm của nhà văn: tình bạn hồn nhiên, vô tư của tuổi thơ, hành trình trưởng thành có những va vấp và những rung động,...
Nguyễn Nhật Ánh khéo léo lồng ghép những miêu tả làng quê và nội tâm nhân vật sâu sắc, để tác phẩm tuy quen mà lạ, chạm đến tâm hồn những ai hoài niệm một tuổi thơ bình yên. Cuốn sách được đánh giá như một "vé đi tuổi thơ" nữa mà tác giả dành tặng các bạn đọc lâu năm của mình.
![]() |
Sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay. Ảnh: Nhã Nam. |
Chuyện con mèo dạy hải âu baycủa Luis Sepúlveda là câu chuyện đầy ý nghĩa về tình yêu thương, sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Tác phẩm kể về chú mèo Zorba mập ú nhưng đầy trách nhiệm và hành trình chăm sóc, dạy dỗ một chú hải âu con mồ côi mẹ. Lời hứa với hải âu mẹ đã thôi thúc Zorba vượt qua những giới hạn của bản thân, thậm chí làm điều mà mọi chú mèo đều nghĩ là không thể: dạy hải âu bay.
Bằng lối kể chuyện giản dị mà sâu sắc, Sepúlveda khéo léo lồng ghép những thông điệp về trách nhiệm với thiên nhiên, tình bạn không biên giới và giá trị của việc giữ lời hứa. Đây là cuốn sách truyền cảm hứng không chỉ cho trẻ em mà cả người lớn, để nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của sự tử tế và những điều kỳ diệu trong cuộc sống.
![]() |
Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?.Ảnh:Reviewsach. |
Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêucủa Rosie Nguyễn là cuốn sách gối đầu giường cho những người trẻ đang loay hoay với hành trình tìm kiếm bản thân. Bằng sự chân thành và trải nghiệm cá nhân, Rosie chia sẻ những bài học quý giá về việc sống trọn vẹn, học tập và khám phá thế giới. Cuốn sách được chia làm ba phần: học, làm và đi. Mỗi phần là những lời khuyên thực tế, truyền cảm hứng để người trẻ không ngại dấn thân, khám phá năng lực tiềm ẩn của bản thân.
Với giọng văn gần gũi, Rosie Nguyễn không chỉ giúp người đọc nhìn rõ hơn về ý nghĩa của tuổi trẻ, mà còn khuyến khích họ sống hết mình với đam mê, đừng sợ thất bại và luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi. Đây là cuốn sách đặc biệt dành cho những ai muốn định hình con đường cho chính mình và không để lãng phí tuổi trẻ.
Hạng mục Sách được bạn đọc yêu thích là một nét mới tại Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay. Điểm mới này đã đưa Giải thưởng đến gần hơn với đông đảo độc giả thông qua việc tổ chức bình chọn trước thềm Lễ trao giải.
Giám đốc NXB Hội Nhà văn Nguyễn Thúy Hằng, Giám đốc bản quyền công ty Nhã Nam Nguyễn Xuân Minh, đại diện tác giả Rosie Nguyễn nhận giải "Sách được bạn đọc yêu thích" cho tác phẩm Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu. Ảnh: Việt Linh. |
4 tác phẩm được vinh danh đều là những cuốn sách có vị trí trong lòng bạn đọc.
Giám đốc Kế Hoạch và Bản Quyền của Nhã Nam Nguyễn Xuân Minh cho biết tính đến nay, đơn vị đã bán được hơn 50.000 ấn bản sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay và khoảng 580.000 ấn bản sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu.
"Đối với một đơn vị xuất bản, có những cuốn sách được độc giả yêu quý trong thời gian dài như thế là nguồn động viên rất lớn, cả về vật chất lẫn tinh thần", ông chia sẻ với Tri thức - ZNews. Theo đó, một cuốn sách có số lượng bản in lớn đồng nghĩa với việc đơn vị đã mở rộng được vòng độc giả của mình. Các cuốn sách khác của Nhã Nam cũng có thêm cơ hội tìm đến những nhóm người đọc mới.
Đây là nguồn động viên với người làm sách, khi thấy công sức mình bỏ ra đã được độc giả đón nhận. Hơn nữa, sách bán chạy chính là nguồn lực để người làm xuất bản có thể tìm tòi, mang đến cho độc giả những cuốn sách “khó nhằn”, “kén người đọc” nhưng lại có giá trị lớn trong kho tàng tri thức của nhân loại.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
" alt=""/>Sách được bạn đọc yêu thíchTuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.
Cụ thể, gói cước 4G chỉ hỗ trợ học sinh trong thời gian 3 tháng, nên khi ngừng hỗ trợ, học sinh hộ nghèo không có khả năng duy trì gói cước nên máy tính bảng không thể dùng được tại gia đình.
Do đó, đa số các cơ sở giáo dục đề nghị học sinh gửi lại máy tính bảng để nhà trường quản lý chung ở thư viện, cho học sinh sử dụng tại trường vì 100% số trường phổ thông hiện nay đã có internet.
Bên cạnh đó, máy tính của chương trình được tặng trực tiếp cho học sinh (thuộc sở hữu của học sinh) nên việc quản lý để sử dụng đúng mục đích gặp khó khăn. Khi học sinh ra trường, có thể một số gia đình khó khăn sẽ bán, đổi máy tính cho người khác, người thân trong gia đình sử dụng vào việc khác,... dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng, lãng phí nguồn lực.
Ngoài ra, việc triển khai chậm trễ 400.000 máy tính bảng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đã ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai Giai đoạn I của chương trình, làm thiệt thòi cho những học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng.
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ TT&TT tiếp tục phân bổ 400.000 máy tính bảng từ Quỹ viễn thông công ích Việt Nam theo đúng kế hoạch của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” theo Quyết định số 1506/QĐ-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng TT&TT về việc phân bố máy tính bảng thuộc chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị để việc sử dụng máy tính bảng có hiệu quả, tránh tình trạng học sinh sử dụng không đúng mục đích, học sinh gửi máy tính bảng tại thư viện trường học để nhà trường cất giữ, quản lý; học sinh sử dụng máy tính bảng tại trường, khu nội trú theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Cùng đó, Bộ TT&TT cũng được đề nghị tiếp tục kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và cá nhân hỗ trợ, thực hiện Giai đoạn II của Chương trình để tất cả học sinh có hoàn cảnh khó khăn có máy tính để học tập, giúp các em có cơ hội tiếp cận với phương pháp học tập mới, góp phần tạo nên công bằng trong giáo dục.
Ông Bùi Tiến Dũng, chuyên viên Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), cho hay chủ trương tiếp tục triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là hết sức cần thiết.
“Không cứ phải học trực tuyến mới cần cung cấp máy tính cho các em học sinh, vì qua thống kê, số lượng những hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện nay còn rất lớn và nhu cầu máy tính với những em thuộc đối tượng này cũng rất cần thiết để phục vụ việc tra cứu, học tập, đặc biệt là sử dụng các hình thức học trực tuyến khác ngoài kiến thức từ trường, qua các phần mềm, ứng dụng”, ông Dũng nói.
Gói 4G hiện nay đang bị giới hạn 3 tháng. Thời gian tới liệu có giải pháp nào để gỡ việc này hay không. “Nếu có máy tính mà không có mạng gần như vô nghĩa, không giải quyết được việc gì”, ông Dũng nói.
Đồng quan điểm, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), cho rằng chương trình là “Sóng và máy tính cho em”, như vậy các bên cần quan tâm cả phần “sóng” nữa, không chỉ lo phần máy. Theo ông Nam, thực tế, nhiều nơi học sinh có máy nhưng chưa có sóng đúng nghĩa để học.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh thông tin 2 Bộ cần quan tâm chất lượng những sản phẩm khi đưa đến tay học sinh, để đảm bảo chương trình được thực hiện hiệu quả.
“Hai Bộ cũng cần có đánh giá để xem chất lượng sản phẩm của những đơn vị khi đưa xuống địa phương. Khi hỏng hóc, các đơn vị có thực hiện nghiêm túc việc bảo hành hay không, hay cứ kết thúc trao nhận là xong”, bà Minh lưu ý.
Theo bà Minh, Bộ GD-ĐT cũng nghiên cứu hướng khuyến khích việc các em học sinh khi tốt nghiệp, tặng lại máy tính cho nhà trường để giúp cho các bạn có hoàn cảnh tương tự.
“Như vậy, có thể tạo nên thư viện, để cho các học sinh con em các hộ nghèo khác tiếp tục được mượn máy và sử dụng. Tuy nhiên, đó là khuyến khích chứ không ép buộc”, bà Minh nói.
Bà Minh cho hay, dự kiến, ngày 7/9 tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục làm việc với Bộ TT&TT về việc thực hiện triển khai chương trình và những vấn đề trên.