2. Không gian và phông nền
Chụp khói cần được thực hiện trong một bố cục khép kín, với các luồng khí di chuyển một cách hạn chế và trong tầm kiểm soát. Nhiệm vụ chính của người chụp là rọi sáng và làm nổi được phần khói trên một nền hoàn toàn đen. Nền đen này sẽ phục vụ cho quá trình chỉnh sửa và làm việc với độ phơi sáng. Vì thế, bạn cần sử dụng một nguồn sáng cực nhỏ, và phông nhân tạo phải được bố trí ở một khoảng cách thích hợp.
3. Chiếu sáng
Một yếu tố quan trọng khác cần rất được chú tâm, là chiếu sáng. Trong các bức ảnh chụp khói, bạn sẽ thấy rất rõ sự khác biệt trong việc bố trí các nguồn sáng. Bạn không thể để ảnh thừa sáng (overexposure)– ban đầu nó có thể trông khá đẹp mắt, nhưng bạn sẽ gặp nhiều hạn chế khi chỉnh sửa, đổi màu âm bản cho ảnh (chuyển các vùng trắng thành đen..).
Trong khi đó, sử dụng ánh sáng hắt phía sau sẽ giúp làm tăng độ tương phản và khiến bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. Bạn cũng nên sử dụng các nguồn sáng phụ, bởi chúng sẽ dễ kiểm soát và bố trí hơn. Một mũi đèn cũng rất hữu dụng để giúp bạn tạo ra nguồn sáng chỉ điểm.
4. Phơi sáng
Khi chụp khói, tốt nhất bạn nên để tốc độ cửa trập là 1/100 giây, vì các giá trị thấp hơn sẽ khiến ảnh có tính tùy biến kém hơn trong quá trình chỉnh sửa. Để Diaphragm ở mức tối đa (tới f:16) sẽ giúp bạn tăng độ sâu trường ảnh (DOF) cho ảnh, một yếu tố cực kì cần thiết trong thể loại chụp này.
5. ISO
Nếu hệ thống chiếu sáng của bạn đáp ứng được, hãy để ISO 100 khi chụp. Cùng như các yếu tố trên, điều này sẽ có ích cho bạn trong quá trình chỉnh sửa.
">