2. Nói chấn thương và không được triệu tập về cơ bản cũng chỉ là “xoa dịu” những người yêu mến Công Phượng hay bản thân tiền đạo trưởng thành từ lò đào tạo HAGL của bầu Đức, còn thực tế rất khác.
Thật khó để Công Phượng được tân thuyền trưởng tuyển Việt Nam là ông Kim Sang Sik triệu tập, dù ông thầy tới từ Hàn Quốc từng đánh giá chân sút này cũng như Văn Toàn rất tài năng.
Không HLV nào mạo hiểm cho các trận đấu ra mắt của mình bằng một lựa chọn đối với cầu thủ cả 2 năm đằng đẵng chỉ ra sân thi đấu mà số phút chưa đầy 1 trận đấu như Công Phượng.
Kể cả khi hoàn toàn khoẻ mạnh, cũng chẳng dễ cho CP10 quay trở lại tuyển Việt Nam trong bối cảnh hiện tại nếu tiếp tục ngồi dự bị ở Nhật Bản chứ chưa tính chuyện gì quá xa.
3. Có thể tuyển Việt Nam không có Công Phượng cũng… hơi nhung nhớ, nhưng chẳng phải vì chuyên môn mà nằm ở sức hút về truyền thông, khán giả của chân sút đang chơi bóng ở Nhật.
Nhưng vào lúc này, đội bóng của ông Kim Sang Sik cần những chiến thắng hơn là câu chuyện bên lề, thế nên mới tiếc cho nhiều cái tên khác đang sở hữu phong độ cao bị bỏ quên thay vì dành điều này với Công Phượng.
Càng chẳng đáng tiếc, khi Công Phượng - người vốn dĩ cũng cạn khát khao vì đủ đầy danh hiệu hoặc nỗ lực chuyện trở lại tuyển Việt Nam kể từ khi ông thầy cũ Park Hang Seo kết thúc hợp đồng.
Đây không phải lần đầu tiên hải quân Mỹ, Anh thất bại trong việc đeo bám loại tàu ngầm lớp Kilo cải tiến (Dự án 636 MV), vốn có biệt danh “hố đen đại dương” này bởi tính năng tàng hình vượt trội của nó.
Từ cái nôi của công nghiệp đóng tàu Nga
Tàu ngầm Kilo 636 MV được đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty, Saint Petersburg. Đây là nhà máy đóng tàu lâu đời nhất ở Nga, do chính Pie Đại đế (1672-1725) ra lệnh thành lập ngày 5/11/1704 trong kế hoạch mở cửa và hiện đại hóa nước Nga.
Admiralty là niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, đã đóng hơn 2.600 tàu thuyền các loại và các lớp khác nhau, gồm tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu lặn, tàu chở dầu... và hơn 300 tàu ngầm thuộc nhiều dự án khác nhau, trong đó có nhiều tàu ngầm mà trên thế giới không có loại tương tự.
Admiralty cũng chính là nơi đã chế tạo tàu tuần dương huyền thoại Rạng Đông-con tàu đêm 7/11/1917 nã loạt súng lệnh báo hiệu cuộc tấn công cung Mùa Đông, bắt đầu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
“Hố đen đại dương” và khả năng tác chiến vượt trội
Tàu ngầm điện-diezel Kilo 636MV dài 73,8m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (tải trọng tối đa), tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Với thủy thủ đoàn 52 người, tàu có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm.
Tính năng ưu việt nhất của tàu Kilo 636MV là khả năng tàng hình. Tính năng này có được nhờ việc loại bỏ các van của khoang chứa nước và thân tàu được phủ nhiều lớp “ngói cao su” chống dội âm. Các lớp “ngói” này được gắn vào phần thân tàu và cánh ngầm nhằm hấp thụ sóng âm chủ động, qua đó, làm giảm và bóp méo các tín hiệu phản hồi. Các lớp “ngói chống dội âm” cũng ngăn chặn âm thanh phát ra từ trong tàu, làm giảm khả năng bị phát hiện bởi sóng âm thụ động.
Chính nhờ những cải tiến này mà tàu ngầm Kilo trở thành một trong những tàu ngầm diesel chạy êm nhất thế giới, giới chuyên môn gọi là “hố đen đại dương”, do nó có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương ở khoảng cách gấp 3-4 lần so với bị tàu đối phương phát hiện ra nó.
Vũ khí chủ yếu của tàu gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Trong đó, tên lửa chống tàu Club-S mang đầu đạn 400kg, tầm bắn lên đến 300 kmm, có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm tàu sân bay. Tuy nhiên, ở phiên bản xuất khẩu cho một số nước, tàu ngầm Kilo không được trang bị loại tên lửa này.
Một loại vũ khí tiên tiến nữa được trang bị trên tàu ngầm Kilo 636MV mà Kilo 636 đời trước đó không có là tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Hiện nay, đại đa số lực lượng hải quân các nước trong khu vực Đông Nam Á (và cả Trung Quốc) đều không có tàu ngầm nào có uy lực tấn công đối đất như tàu Kilo 636MV.
Với việc đưa tàu ngầm Kilo vào sử dụng, khả năng tác chiến của hải quân sẽ tăng đáng kể. Trước hết, do tàu ngầm Kilo rất khó phát hiện, do vậy, đối phương sẽ không mạo hiểm điều tàu chiến đến vùng biển nhạy cảm, từ đó đạt được hiệu quả răn đe. Thứ hai, tàu ngầm Kilo có thể thực hiện những cuộc tập kích chớp nhoáng để gây thiệt hại cho đối phương. Thứ ba, có thể sử dụng tàu trong tác chiến phục kích ở khu vực bến cảng của đối phương, ngăn cản tàu chiến đối phương vào, ra. Thứ tư, phong tỏa chia cắt tuyến đường giao thông trên biển của đối phương nếu xảy ra xung đột, làm hạn chế khả năng tiếp viện cũng như cung cấp hậu cần của đối phương.
Đặc biệt, tàu ngầm Kilo 636, khi sử dụng kết hợp với máy bay chiến đấu dòng Su-30 chuyên tác chiến biển, sẽ tăng cường khả năng chống đối phương tấn công xâm nhập đường biển.
Nguyên Phong
Lần đầu tiên trong lịch sử, cả 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga đã cùng trồi lên giữa thảm băng bất tận ở Bắc cực.
" alt=""/>Tính năng vượt trội của tàu ngầm có biệt danh hố đen đại dương