

Coco Lee qua đời gây chấn động giới giải trí.
Hai thiên tài âm nhạc tự kết liễu cuộc sống
Coco Lee được gia đình thông báo qua đời ngày 5/7, sau ba ngày tự vẫn tại nhà riêng. Thông tin ngôi sao Hong Kong, Trung Quốc nổi tiếng trên đất Mỹ cắt cổ tay kết liễu cuộc sống gây xôn xao dư luận.
Ít ngày sau, Nancy - chị gái của nữ ca sĩ - thông báo cô không mất vì vết cắt tự tử. Người nhà cho biết mẹ là người phát hiện Coco Lee lao ra nhà tắm. Bà lập tức gọi xe cứu thương. Trên đường đến bệnh viện, nữ ca sĩ có tỉnh lại, sau đó hôn mê sâu, rơi vào chết não.
Có thông tin cho rằng Coco Lee mất do "quá trình nôn ói làm tràn dịch phổi, tắc thở", gia đình sau đó phủ nhận, cho rằng đây là tin đồn vô căn cứ, bi kịch hóa cái chết của thiên tài âm nhạc.
Sau khi Coco qua đời, người chồng doanh nhân về nước khóc thương, gọi cô là "vợ thân yêu", đòi tổ chức tang lễ dù chờ hoàn tất thủ tục ly hôn vào tháng 7. Chị gái Nancy bất ngờ trước thái độ của em rể, vì sau khi ly thân Coco, đôi bên không liên lạc suốt 2 năm.
Theo truyền thông Hong Kong, Trung Quốc, người chồng Canada chỉ "hữu danh vô thực", không giàu có như lời đồn. Chi phí 11 triệu USD trong đám cưới cũng là Coco Lee chi trả.
Cái chết của ca sĩ gốc Hoa đầu tiên trình diễn trên sân khấu Oscar được cho là nhiều uẩn khúc, đau thương khi cô đối mặt nhiều vấn đề từ thể xác đến tinh thần trước khi qua đời.
  |
Tri kỷ Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương qua đời trong cùng năm 2003. |
Trương Quốc Vinh cũng là trường hợp tự kết liễu cuộc sống sau nhiều biến cố. Ngày 1/4/2003, sau khi đưa nhà thiết kế Mạc Hoa Bính về nhà, anh đến phòng gym tầng 24, khách sạn Mandarin Oriental, lúc đó khoảng 16h. Theo lời nhân viên, tâm trạng của diễn viên Bá vương biệt Cơ không được ổn định.
Sau khi quản lý Trần Thục Phân gọi điện hẹn gặp lúc 18h, anh đồng ý, nhưng sau đó mượn nhân viên khách sạn giấy, bút, viết những dòng chữ mà sau này chính là thư tuyệt mệnh.
Khi Trần Thục Phân đến khách sạn đợi hơn nửa giờ không thấy nam ca sĩ, bà gọi điện và được yêu cầu ra cổng chờ. Lúc 18h43 phút, Trương Quốc Vinh nhảy từ tầng 24 xuống đường, trước mặt Trần Thục Phân.
"Tôi thà chết đi nếu không tiếp tục sống kiêu hãnh. Cảm ơn mọi người, anh Đường, người thân, bạn bè. Năm qua tôi quá cực khổ. Đời này tôi chưa làm gì xấu, tại sao lại như vậy. Tôi không chịu đựng được nữa rồi", Trương Quốc Vinh để lại tâm sự buồn trong thư tuyệt mệnh.
Căn bệnh trầm cảm đeo đẳng Trương Quốc Vinh suốt nhiều năm qua. Trong dịp sinh nhật lần thứ 46 (khoảng nửa năm trước khi qua đời), anh nguyện vượt qua chứng trầm cảm nhưng không thể.
Giống như Coco Lee, chứng trầm cảm là một trong những nguyên nhân khiến Trương Quốc Vinh chọn cách kết liễu cuộc sống, giữa lúc sự nghiệp âm nhạc và phim ảnh thăng hoa.
Bệnh tật của Mai Diễm Phương và Lý Tiểu Long
Là một trong những ngôi sao đa tài nhất Hong Kong, Trung Quốc thập niên 1990-đầu 2000, Mai Diễm Phương luôn là sự lựa chọn của đạo diễn trong các tác phẩm điện ảnh lớn.
Cuộc sống của cô lại không tươi đẹp, thăng hoa như diva Mai Diễm Phương trên sân khấu. Căn bệnh ung thư cổ tử cung đánh gục nữ diễn viên khi đang ở thời kỳ đỉnh cao.
Tháng 9/2003, với sự ủng hộ của Dương Tử Quỳnh, Lưu Đức Hoa, diva Hong Kong tổ chức họp báo, cho biết đang héo mòn vì căn bệnh quái ác. "Tôi biết các bạn tò mò về bệnh tình của mình. Đúng, tôi bị ung thư, là ung thư cổ tử cung", cô nói, mắt mình vào ống kính phóng viên, giọng điềm tĩnh.
Sau khi bỏ vai chính trong Thập diện mai phục, tình trạng bệnh của Mai Diễm Phương trở nặng. Hai tháng sau họp báo, cô tổ chức chuỗi live show dài 8 đêm - lần biểu diễn cuối của diva kiêu hãnh bậc nhất Hong Kong. Trong đêm diễn ngày 15/11/2003, Mai Diễm Phương lên sân khấu với bộ lễ phục trắng.
"Ai cũng mơ có đám cưới riêng mình. Là ca sĩ, diễn viên tôi không ít lần mặc váy cưới nhưng nó chưa thực sự thuộc về tôi. Tôi nhờ nhà thiết kế làm váy cưới riêng cho tôi, không ai cưới cũng được, chỉ muốn cho mọi người ngắm", cô nói trong show diễn.
Diva Hong Kong bày tỏ nỗi lòng trong đêm diễn, sự yếu lòng mà trước đây khán giả không thấy ở Mai Diễm Phương. Mai Diễm Phương cho biết điều cô dự tính nhưng bất thành là kết hôn trước tuổi 30, sinh con. Cho đến 40 tuổi, điều quý giá nhất cô có được là khán giả, âm nhạc.
Ngày 30/12/2003, Mai Diễm Phương qua đời. Cô ra đi sau Trương Quốc Vinh - tri kỷ từ nghệ thuật đến cuộc sống - mất chưa đầy 9 tháng.
 |
Cái chết của Lý Tiểu Long vẫn còn là bí ẩn. |
Nếu nói về cái chết gây bí ẩn và bất ngờ nhất, đó là Lý Tiểu Long.
Chiều 20/7/1973, huyền thoại võ thuật cùng đạo diễn Trâu Văn Hoài đến nhà Đinh Bội bàn về bộ phim mới. Ông đột nhiên thấy đau đầu và xin nằm nhờ trong phòng đồng nghiệp.
Lý Tiểu Long được Đinh Bội đưa cho loại thuốc đau đầu thường dùng, thăm chừng bạn diễn vì thấy tình hình không ổn. Lần thứ nhất, Trâu Văn Hoài yêu cầu Đinh Bội để Lý Tiểu Long nghỉ ngơi. Nhưng đến lần sau, bà lay mãi nhưng ông không động đậy.
Khi bác sĩ đến, mạch của Lý Tiểu Long mất, tim ngừng đập. Trên đường cấp cứu, y tá liên tục thực hiện biện pháp y khoa trong vô vọng. 23h28 ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long qua đời.
Tin tức huyền thoại võ thuật qua đời ở tuổi 33 gây chấn động giới giải trí, từ châu Á đến Hollywood. Lúc đó, cảnh sát Hoàng gia Anh thông báo nam diễn viên mất do dị ứng thuốc, dẫn đến phù não. Sự ra đi đột ngột của Lý Tiểu Long trở thành giai thoại, tin đồn suốt nhiều năm qua.
Hai tháng trước khi qua đời, Lý Tiểu Long nôn ói trên phim trường. Chỉ một tuần sau, ông xuất viện, chưa làm các bài kiểm tra y tế cần thiết. Nhiều người cho rằng Lý Tiểu Long bị hạ độc, số khác nói người tình Đinh Bội phản bội ông...
Cho đến giờ, cái chết của Lý Tiểu Long vẫn còn là ẩn số.
(Theo Tiền Phong)
" alt="Sự trùng hợp trong cái chết uẩn khúc của 4 huyền thoại Hong Kong"/>
Sự trùng hợp trong cái chết uẩn khúc của 4 huyền thoại Hong Kong
Tốt nghiệp đại học nhưng sau 2 năm ở nhà do không tìm được việc làm ở địa phương, Việt Trinh (sinh năm 1993, dân tộc Tà Ôi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) quyết định theo học nghề may công nghiệp.Trinh kể tốt nghiệp ngành công tác xã hội, nhưng ở địa phương các nghề liên quan đến ngành này khá ít. Ngại bôn ba ở các thành phố lớn nên Trinh ở nhà quanh quẩn việc nhà với nghề nông. Thu nhập ít ỏi chỉ nhìn vào nuôi heo, trồng lúa.
Các khóa học của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn bỗng trở thành cơ hội. “Ở địa phương các trung tâm liên quan đến xã hội rất ít, việc làm thiếu mà chủ yếu là các nghề liên quan đến nông nghiệp. Nhưng làm thuê, làm nông cũng rất vất vả do điều kiện thời tiết, khí hậu thất thường. Thấy trung tâm giới thiệu có lớp học nghề lớp may nên em quyết đăng ký”, Trinh nói.
Cô gái trẻ cho hay chọn nghề may bởi cũng phù hợp với sở thích và nhận thấy địa phương đang có doanh nghiệp đầu tư vào ngành này nên nghĩ đây sẽ là một cơ hội việc làm.
“Đi học nghề may em không ngại bởi em nghĩ biết thêm một nghề cũng tốt hơn cho bản thân mình. Cơ hội việc làm hiếm, nên thấy trường đăng tuyển nên em cũng muốn tận dụng cơ hội này. Khóa học kéo dài hơn 2 tháng nhưng cũng giúp em hiểu những kỹ năng khá chuyên sâu của nghề may. Em có thể may từ những cái đơn giản đến những cái khó. Học sơ cấp không thể giỏi ngay nhưng càng vì thế bản thân càng phải rèn luyện”.
Trinh hy vọng, sau khóa học sẽ có trong tay được một cái nghề và có thể tự tin tìm đến các doanh nghiệp xin việc làm, có được công việc ổn định và thu nhập trang trải cuộc sống.
 |
Nhiều bạn trẻ tìm cách học nghề từ những nghề thế mạnh của địa phương. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Tình cảnh tương tự cũng là động lực khiến Hồ Thị Đon (sinh năm 1992) quyết định đăng ký học nghề may dù có trong tay tấm bằng Sư phạm Tiểu học tại Trường ĐH Vinh. Ra trường với ước mơ trở thành giáo viên, nhưng sau 5 năm vẫn không xin được việc làm, Đon cảm thấy thất vọng.
“Lúc chờ đợi xin việc làm thì rất chán nản vì không có lương”.
Trong 5 năm em đã từng đi xin việc, dạy hợp đồng song phải dạy vùng sâu vùng xa của huyện cách nhà khoảng 60 cây số.
“Những ngày tháng đi dạy hợp đồng, phải vượt quãng đường đến nơi rất xa nhà. Dạy hợp đồng thì lương thấp, 30 nghìn đồng 1 tiết, mỗi tháng được khoảng từ 2 đến 2 triệu rưỡi, tùy theo số tiết dạy. Đi đi về về, tiền lương chỉ đủ tiền xăng xe”.
Cũng vì thế mà chỉ được mấy năm đầu, sau rồi Đon ở nhà luôn vì lương không đủ để trang trải cuộc sống. Lấy chồng sinh con xong, có một thời gian Đon tính yên phận đi làm nương rẫy. Bởi cũng nhiều bạn học xong đại học chưa xin được công việc như em.
“Mức lương không ổn định nên nghe huyện mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên em tìm đến nghề may với hy vọng có thể tìm được công việc và mức lương ổn định để có thể trang trải cuộc sống”, Đon chia sẻ.
Đó cũng là tâm lý chung của Đào Anh Lộc (sinh năm 1994, xã Phú Vinh huyện A Lưới). Trước khi đi học nghề may, Lộc đã học trung cấp ngành Y học dự phòng Trường CĐ Y tế Huế nhưng tốt nghiệp không xin được việc làm. “Khi ra trường, em cũng đã thử xin nhiều nơi, kể cả các công việc ngoài ngành học như giao hàng,… nhưng chưa được. Ra trường mà không xin được việc làm ở nhà cảm thấy rất buồn và thất vọng vì mình không lo được cho bản thân và tạo gánh nặng cho gia đình. Lúc đó ai kêu gì làm nấy, thu nhập lúc có lúc không”.
Ở nhà chăn nuôi nhưng không đủ thu nhập, Lộc quyết định đăng ký học nghề may.
“Qua được đào tạo mình sẽ có tay nghề, nếu có không xin được vào các công ty thì mình vẫn có tay nghề để có thể phụ trợ cho gia đình”, Lộc chia sẻ đang theo học lớp đào tạo nghề 3 tháng.
Học trung cấp kế toán 3 năm về nhưng địa phương A Lưới chưa phổ biến, phát triển công việc này nên Hồ Thị Tin (sinh năm 1996, dân tộc Tà Ôi ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới) cũng không xin được việc làm dù ra trường 3 năm.
“Ra trường em nộp hồ sơ ứng tuyển nhiều việc nhưng không được. Không tìm được việc làm em thấy rất buồn”. Do đó khi thấy có mở lớp, Tin đã chủ động đăng ký học may công nghiệp với hy vọng sẽ có trong tay một cái nghề.
“Bí quá em vẫn có thể mua một máy may và đáp ứng nhu cầu của xóm làng cũng được. Có một nghề mình có thể chủ động đảm bảo được kinh tế gia đình hơn”.
Ông Hồ Ngọc Sinh, Tổ trưởng Tổ đào tạo nghề và hướng nghiệp của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới chia sẻ, do thực tế thừa thầy thiếu thợ, nên một số em học đại học ra không tìm được việc và để giải quyết được cuộc sống thì tìm đến học nghề, trong đó có nghề may công nghiệp.
Hiện nay ở trung tâm có đến 3 học viên trình độ đại học về học nghề may công nghiệp, số còn lại có cả từng tốt nghiệp cao đẳng.
“Điều này phản ánh thực tế các ngành nghề về kiến thức chuyên môn ra trường khó có việc làm trong khi đó các ngành nghề mang tính kỹ thuật thì nhu cầu xã hội là rất lớn và có thể giải quyết được công ăn việc làm cho các em”, ông Sinh nói.
Theo ông Sinh, từ năm 2012 đến 2015, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới mở được 5 lớp may công nghiệp và khi mở trung tâm gắn kết, liên hệ với doanh nghiệp để học viên có thể được trải nghiệm, tham quan trực tiếp quy trình làm việc.
Ông Ma Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thắng Tiến cho biết đang liên hệ với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp bởi có nhu cầu đào tạo được các công nhân lành nghề.
Ông Thắng cho biết, công ty đang mở rộng quy mô cơ sở và mục tiêu đến cuối năm 2019 cần 250 nhân công. Do đó rất cần nguồn nhân lực có tay nghề. “Chúng tôi cũng đảm bảo cho các công nhân có công ăn việc làm với thu nhập từ 4 đến 7 triệu ngoài bữa ăn trưa”, ông Thắng nói.
Hải Nguyên

Doanh nghiệp đào tạo nghề sẽ được ưu đãi thuế
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
" alt="Giới trẻ Huế học nghề từ những nghề thế mạnh địa phương"/>
Giới trẻ Huế học nghề từ những nghề thế mạnh địa phương