Những năm qua, game show bùng nổ trở thành một thế lực, bệ đỡ giúp nhiều diễn viên trẻ nổi tiếng. Hàng loạt gương mặt diễn viên hài được khán giả yêu thích nhờ game show như Minh Dự, Huỳnh Lập, Quang Trung, Tuấn Dũng, Quốc Khánh...Trong đó, nhiều nghệ sĩ từng lăn lộn nhiều năm với sân khấu, nhưng phải chờ đến các chương trình truyền hình, họ mới thật sự tỏa sáng như Trấn Thành, Thu Trang, Nam Thư, Lâm Vỹ Dạ...
Diễn viên hài từng chạy 16 show/ngày
Trước đó, vào thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, sân khấu hài được coi là thế lực ở thị trường giải trí miền Nam. Giai đoạn này, hài kịch nở rộ với số lượng diễn viên và nhóm hài đông đảo. Tên tuổi, vị trí của diễn viên hài được tôi luyện từ chính các sân khấu, tụ điểm. Có thể kể tới những tên tuổi đình đám như Bảo Quốc, Duy Phương, Tấn Beo...
 |
Nhóm hài Tấn Beo từng rất đắt show. |
Đạo diễn Lê Quốc Nam, thành viên chủ chốt của nhóm hài Đen Trắng, cho hay: "Sân khấu hài TP.HCM từng có giai đoạn vô cùng sôi động. Người dân miền Nam thích hài, thích giải trí. Thời hưng thịnh, ở TP.HCM có các tụ điểm gồm Trống Đồng, 126, Sở thú, Đầm Sen, Suối Tiên.. diễn hài mỗi đêm.
Ngoài ra, còn có 10 quán bar, cà phê đều dành thời gian cho nghệ sĩ tấu hài. Riêng sân khấu 135 Hai Bà Trưng là tụ điểm diễn hài chính. Mỗi ngày ở đây diễn ba suất. Vào dịp Tết, ngày diễn 5-6 suất. Đến 0h30, sân khấu vẫn còn bán vé suất cuối cùng".
Lê Quốc Nam kể vào dịp Tết, anh và các nhóm hài có tiếng ở TP.HCM chạy 14 -16 show diễn trong ngày. Mỗi ngày, diễn viên hài bắt đầu làm việc từ 10h sáng cho đến gần 1h khuya. Lịch làm việc xuyên suốt trong mười ngày đầu năm âm lịch.
Theo đạo diễn, cát-xê của diễn viên hài ngày trước không có sự phân biệt thứ bậc mạnh mẽ như hiện tại. Cụ thể, giữa các nhóm hài hạng A và B chỉ hơn nhau 100.000 - 200.000 đồng.
"Mỗi show diễn, nhóm hài thường nhận được 400.000 đồng. Nếu nhóm chỉ có hai thành viên, cát-xê sẽ giảm hơn một chút. Vì vậy, chúng tôi làm việc điên cuồng ngày đêm, nhưng thu nhập không cao. Trong số các diễn viên hài, ai may mắn thì có nhà, đủ ăn tiêu, chứ không giàu có như các em trẻ hiện nay", Lê Quốc Nam nói.
Diễn viên hài trẻ chuyển hướng kiếm thu nhập
Trái với cảnh chạy show không kịp thở trước đây, hiện nay, diễn viên hài chủ yếu diễn kịch dài trên sân khấu. Một số khác chọn cách nghỉ diễn, về quê quây quần bên gia đình như Xuân Nghị.
 |
Nghệ sĩ hài trẻ hiện nay chủ yếu đóng kịch trên sân khấu. |
Chia sẻ với Zing, Minh Dự, Hồng Trang, BB Trần, Hải Triều cho biết họ diễn kịch xuyên suốt mùa Tết Nguyên đán tại sân khấu Thế giới Trẻ. Hoài Linh, Nam Thư, Anh Đức, Thu Trang, Tiến Luật... diễn vở Xuân này em lấy chồngở nhà hát Bến Thành.
Minh Dự tâm sự show diễn tại các tụ điểm như công viên Đầm Sen, Suối Tiên không còn nhiều như trước. "Tôi mới nhận vài show thôi. Nhưng với tình hình dịch bệnh, không biết trước điều gì", nam diễn viên hài nói.
Lịch diễn sân khấu giảm, nghệ sĩ hài phải tìm cách khác để cân bằng thu nhập, ổn định cuộc sống. Minh Dự, Hải Triều, BB Trần... tỏ ra nhanh nhạy tiếp cận công nghệ thông tin, mạng xã hội. Họ sản xuất video hài, web drama trên mạng xã hội, kênh cá nhân. Đây là những kênh không chỉ giúp họ quảng bá tên tuổi, mà con gia tăng thu nhập.
Minh Dự thú nhận nhờ khoản thu này, thu nhập trong năm 2020 của anh không bị giảm. Trong khi đó, Hồng Trang cũng cân bằng được chi phí khi nhóm hài của cô tạm dừng hoạt động, show diễn bị cắt giảm.
Không còn sân khấu, hài kịch sẽ "chết"?
Nhìn nhận thực trạng của hài kịch miền Nam, đạo diễn Lê Quốc Nam cho rằng loại hình nghệ thuật này đang chết dần. Theo anh, việc diễn viên hài không có show diễn không chỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà nguyên nhân chính là sân khấu bị thu hẹp nhiều.
"Quá trình đô thị hóa đã biến những khu đất ở trung tâm vốn dành cho sân khấu bị chuyển đổi công năng. Mặt bằng sân khấu giờ đây người ta kinh doanh vũ trường, tiệc cưới, quán cà phê. Các tụ điểm diễn hài tấp nập của ngày trước giờ đã đóng cửa. Bây giờ, diễn viên hài đa số chỉ để đáp ứng cho game show", đạo diễn cho hay.
 |
Vài năm trở lại đây, Hoài Linh thường đóng kịch Tết. |
Nguyên nhân khác khiến sân khấu hài đóng cửa là do thói quen xem kịch của người dân thay đổi. Trước đây, giới trẻ thích hẹn hò, làm quen và giải trí khi cùng nhau xem kịch. Hiện tại, cả thế giới có thể thu nhỏ trong chiếc điện thoại thông minh.
"Họ có thể xem kịch, giải trí hoặc theo dõi bất kỳ nghệ sĩ nào mình yêu thích trên mạng. Họ có thể xem bất cứ thời gian nào lúc rảnh mà không cần phải bỏ cả một buổi tối tới sân khấu", Lê Quốc Nam cho biết thêm.
Trước sự thay đổi của xã hội, nghệ sĩ trẻ có thể ứng biến, thích nghi với hoàn cảnh. Họ tham gia game show, làm web drama, nhận quảng cáo. Thu nhập của họ không hoàn toàn dựa vào sân khấu chính thống.
Với các nghệ sĩ hài đã thành danh, họ dường như xa lạ với mạng xã hội, không được mời game show. Vì thế, Lê Quốc Nam cho biết thực trạng đau lòng: "Nhiều nghệ sĩ hài gạo cội bây giờ không có việc làm. Họ đa số ở nhà, cuộc sống khó khăn. Một số người phải chấp nhận cảnh đi diễn tiệc đám cưới, đám giỗ mới có thể tồn tại. Họ không thể tiếp cận công nghệ như các em trẻ. Và nếu có tiếp cận được, họ cũng không có kinh phí tự sản xuất".
Theo Zing

Thành Lộc: Miệng tôi lanh lợi trên sân khấu chứ không thể ngồi bán hàng online
"Tôi rất thán phục các bạn nghệ sĩ có duyên bán hàng vì tôi không thể làm chuyện đó, không biết làm. Miệng tôi chỉ có thể lanh lợi trên sân khấu chứ nếu để ngồi bán hàng thì chắc chắn không được', anh nói.
" alt=""/>Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt
 đường bộ, trong đó có quy định về điểm của giấy phép lái xe (GPLX) theo hướng lái xe được cấp 12 điểm/năm.</p><p>Nếu trong 1 năm mà bị trừ hết điểm thì phải thi lại GPLX. Còn nếu không trừ hết điểm thì sau 1 năm lái xe được cấp lại đủ 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp. Điều này đã nhận được những ý kiến trái chiều của nhiều lái xe.</p><p>Tạo điều kiện cho lái xe có cơ hội sửa sai</p><p>Anh Nguyễn Thanh Chương (35 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, việc “cấp vốn” cho mỗi người 12 điểm trên GPLX mang tính răn đe cao, từ đó tài xế sẽ phải chú ý hơn khi ra đường để không bị trừ điểm.</p><p>“Ai cũng sợ bị tước bằng lái, do vậy sẽ phải rất cẩn thận khi tham gia giao thông bởi chỉ cần 2 - 3 lần vi phạm là GPLX coi như hết tác dụng”, anh Chương nói.</p><p>Đồng tình với ý kiến trên, anh Hoàng Linh (40 tuổi, trú tại huyện Đông Anh, Hà Nội) - tài xế một hãng taxi công nghệ cho rằng, việc không tước GPLX ngay mà trừ điểm sẽ tạo điều kiện cho lái xe có cơ hội sửa chữa và rút kinh nghiệm.</p><p>“Hiện nay, nếu mắc lỗi nặng có thể bị tước bằng lái vài tháng, điều này sẽ gây khó khăn cho những người kiếm sống bằng nghề lái xe như chúng tôi. Việc trừ điểm vừa mang tính răn đe lại vừa nhân văn hơn khi lái xe còn cơ hội để sửa sai” - anh Linh chia sẻ.</p><table class=)
Với việc trừ điểm trên GPLX, tài xế vẫn có cơ hội sửa saiTuy nhiên, quy định trên vẫn nhận được nhiều ý kiến băn khoăn. Một số lái xe cho rằng, tuy số điểm của GPLX được liên thông trên hệ thống, được quản lý bằng máy móc nhưng việc phát hiện, xử lý vi phạm vẫn là do con người trực tiếp đảm nhận, có thể dẫn đến sai sót, thậm chí tiêu cực.
“Hết điểm sẽ coi như bị tước bằng lái, áp lực này có thể nảy sinh việc "hối lộ" lực lượng chức năng để không bị lập biên bản và trừ điểm", anh Phạm Minh (39 tuổi, trú tại TP. Hải Dương) nêu ý kiến.
Anh Trần Hiếu (50 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đưa ra ý kiến: “Muốn áp dụng chế tài với người lái xe thì hệ thống cơ sở hạ tầng, biển báo, vạch kẻ đường phải chuẩn. Đồng thời có các công cụ hỗ trợ như camera giám sát thì người dân sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ”.
Quy định không mới
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, 12 điểm nói trên sẽ không hiển thị trực tiếp trên bằng lái mà được mã hoá và lưu trữ trên hệ thống dữ liệu.
Khi lái xe vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra trên máy để biết tài xế còn bao nhiêu điểm. Khi có quyết định xử phạt, điểm sẽ tự động bị trừ trên hệ thống.
 |
Thông qua hệ thống, CSGT sẽ tra cứu được số điểm còn trên GPLX khi tài xế vi phạm |
Theo nhiều chuyên gia, quy định về trừ điểm trên GPLX về bản chất không phải là mới. Trước đó, từ năm 2003, cơ quan chức năng đã áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lái xe bằng "bấm lỗ".
Tại thời điểm đó, nếu bằng lái bị bấm 2 lỗ, tài xế phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi GPLX; nếu bị đánh dấu 3 lỗ, GPLX hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp mới.
Trao đổi với VietNamNet, TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho biết: “Lâu nay việc xử phạt lái xe vi phạm giao thông gần như “phạt là xong”, không lưu lại lịch sử vi phạm một cách rõ ràng”.
Vị chuyên gia giao thông này cho rằng, việc mỗi người được “cấp vốn” 12 điểm, khi vi phạm bị trừ điểm và đồng bộ hóa dữ liệu vi phạm không chỉ mang tính răn đe mà còn giúp cơ quan chức năng nắm được lịch sử vi phạm, qua đó đánh giá được năng lực, khả năng của từng lái xe.
Trước đó, vào đầu tháng 5/2020, Bộ Công an đã trình Chính phủ cho ý kiến về Dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ. Trong đó, đề xuất mỗi GPLX có sẵn 12 điểm, tài xế sẽ bị trừ điểm trên hệ thống quản lý khi vi phạm giao thông.
Dự thảo có nêu rõ 28 hành vi bị trừ điểm trên GPLX, ví dụ như: Vượt đèn đỏ bị trừ 6 điểm, lấn làn trừ 5 điểm, dừng đỗ xe sai quy định trừ 4 điểm,…
Đồng thời, quy định 11 hành vi bị tước GPLX ngay lập tức như: Vi phạm về ma tuý, nồng độ cồn; đi ngược chiều trên cao tốc; lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép,…
Hoàng Hiệp
Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Đi sửa ô tô, nhận hoá đơn thanh toán “sốc”
Hỏng chỗ này đòi sửa chỗ kia, công tháo lắp tính giá “trên trời”, thanh toán gấp 3 lần so với báo giá,… là những câu chuyện có thật mà nhiều chủ xe đang gặp phải khi đi sửa ô tô tại một số gara.
" alt=""/>Cánh tài xế nói gì về việc trừ điểm trên giấy phép lái xe?