Thanh Thanh Hiền tâm sự, với một người nghệ sĩ theo đuổi sân khấu dân tộc như cô khó khăn hơn rất nhiều so với một nghệ sĩ đơn thuần như kịch, ca sĩ. "Kịch nói không đòi hỏi nhiều kỹ năng bằng nghệ thuật sân khấu ca kịch dân tộc. Dù là con nhà nòi, đi theo mẹ biểu diễn có cát-sê từ năm 6 tuổi nhưng tôi phải học nhiều lắm. Một người ca sĩ chỉ cần có tố chất là một chất giọng hay, tốt sau đó rèn luyện về giọng hát. Nhưng nghệ sĩ sân khấu hát cải lương cần phải có rất nhiều thứ để tạo nên một người nghệ sĩ có thể đứng trên sân khấu. Học múa, học vũ đạo, học hát, học diễn,... diễn có nghĩa là học cái cách để mình nhập vào các vai nhập vào các nhân vật, cộng thêm đó nữa là kỹ năng để tạo ra sự duyên dáng, sự hấp dẫn", Thanh Thanh Hiền chia sẻ.
Chính vì thế, Thanh Thanh Hiền là nghệ sĩ có nhiều giải thưởng, cứ tham dự liên hoan sân khấu dân tộc là có giải và toàn giải Vàng. "Đúng là tôi nhiều giải thưởng thật. Nhớ nhất có lần vào vai cung phi Điềm Bích, tôi tham gia vào vở để cho một người bạn đạo diễn đi thi lấy huy chương. Bạn ấy sau đoạt huy chương Vàng nhưng ban giám khảo nói rằng nếu có giải thưởng cao hơn giải Vàng, giải Kim cương chẳng hạn, chắc là trao cho tôi. Đó chính là niềm hạnh phúc của một người làm nghề. Và vai cung phi Điềm Bích thực sự là vai diễn ám ảnh đối với tôi trong suốt chặng đường làm nghề", Thanh Thanh Hiền nhớ lại.
Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp cải lương, Thanh Thanh Hiền lấy chồng và chuyển về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. "Chồng làm ở Nhà hát này, tôi nghĩ đơn giản là vợ chồng cùng làm một chỗ cho quy về một mối. Thời điểm đó mọi thứ đến với tôi cũng như điều tất nhiên phải thế. Khi yêu và lấy chồng, mọi thứ tôi dành hết cho người đàn ông ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản là sẽ có một thời điểm nào đó nó phù hợp vẫn làm với sân khấu dân tộc. Tôi luôn yêu sân khấu cải lương và không phải cố gắng nhiều mỗi khi lên sân khấu bởi nó nhưng là tự nhiên có trong máu của mình vậy, tôi cứ thế diễn thôi", Thanh Thanh Hiền giãi bày.
Trên sân khấu hay ngoài đời, Thanh Thanh Hiền nhận thấy mình chẳng khác gì. "Lên sân khấu thì đam mê, cuộc sống đời thường cũng vậy, tôi là người có trách nhiệm và nhiệt huyết sống hết lòng với mọi người. Thế nên mọi thứ trong cuộc sống và trên sân khấu cứ tương hỗ và hỗ trợ, nâng tôi lên để cho cuộc sống của tôi tốt hơn", cô nói.
Chính vì sống hết mình nên khi nhận thấy tín hiệu sống không hết mình của bạn đời, Thanh Thanh Hiền luôn chủ động dừng trước. Cô tâm sự: "Tôi yêu bao giờ cũng mong muốn tình yêu ấy phải đi đến bến bờ hạnh phúc, đó là được làm vợ chứ không phải chỉ có yêu là yêu đâu. Yêu tôi phải được làm vợ vì tôi là người khát khao được làm vợ, chỉ thích cuộc sống được làm vợ, thích có một người chồng thích có gia đình, có những bữa ăn ngon. Sở thích của tôi là nấu bếp, được chăm sóc cho người mình yêu thương. Tôi thích đi làm và thích cảm giác đi làm xong được về nhà.
Khát khao làm vợ, làm tất cả những gì để có gia đình hạnh phúc, vui tươi nhưng tôi lại là người rất rành mạch. Khi tôi đã làm tốt công việc của một người vợ, người mẹ tôi cũng mong muốn người chống đối lại với mình như thế, nhưng không nhận được phản hồi tích cực, đúng như mình mong muốn tôi chủ động dừng".
Thanh Thanh Hiền bảo, khi nhắc về những cuộc tình đã qua, nhiều người hỏi cô: Nếu thời gian có quay trở lại, Thanh Thanh Hiền có chọn lại? Nhưng với Thanh Thanh Hiền, cuộc đời của người phụ nữ luôn đi qua những dấu mốc mà đôi khi là số phận quyết định. "Nhưng nếu thời gian quay trở lại, chắc tôi cũng vẫn cư xử như vậy, tôi vẫn sống như vậy thôi. Chia tay bao giờ cũng mang đến những nỗi buồn và nói thật luôn, chia tay không những buồn mà tôi luôn chọn thiệt thòi về mình. Thiệt thòi đó lẽ ra người phụ nữ không nên như thế, không nên để mình bị như thế.
Tôi thường không chia sẻ những thiệt thòi mà mình nhận về mỗi cuộc chia tay, tôi không có thói quen thanh minh, ngay cả với con của tôi. Các cháu lớn lên và tự hiểu. Bởi tính tôi thế, nếu trong cuộc dùng dằng mà đối phương không quyết, không thể hiện mình là người đàn ông trước thì tôi quyết. Có nhiều người không bao giờ kiên nhẫn và luôn phải giải trình ngay sự việc vừa xảy ra nhưng với tôi không thiết", Thanh Thanh Hiền nói.
Tự nhận mình là người phụ nữ rất lạc quan và mạnh mẽ, Thanh Thanh Hiền không ngại khổ, ngại khó, ngại vất vả. Cô tự nhận có cuộc sống đủ đầy, trước kia và bây giờ vẫn vậy. Thế nhưng, cho tới bây giờ, nhiều người đã chọn cho mình một cuộc sống nghỉ ngơi an nhàn, hoặc kinh doanh một cái gì đó thì Thanh Thanh Hiền vẫn đi hát, miệt mài là đằng khác. Bởi mọi đam mê của cô đã dành trọn cho ánh đèn sân khấu.
Thanh Thanh Hiền chia sẻ về chuyện tình cảm đã qua
" alt=""/>Thanh Thanh Hiền: 'Tôi luôn khát khao làm vợ'Không ít lần, nữ ca sĩ làm khán giả thích thú như việc ra khỏi khu ghi hình, làm nũng với nhạc sĩ Huy Tuấn để tìm cơ hội cho thí sinh. Đôi khi, "họa mi tóc nâu" còn khóc cùng thí sinh ngay trên sóng truyền hình.
Tuấn An
Suốt chặng đường vừa qua của phim, chắc hẳn nhiều người cũng có cảm nhận như tôi bởi chưa thấy cuộc đời ông Nhân có những món quà mà chỉ thấy đàn con thi nhau báo nợ.
Con trai cả Nghĩa báo món nợ khổng lồ nhờ cha bán nhà trả nợ. Con gái Thảo cũng khiến ông Nhân lo lắng chuyện tiền bạc khi làm mất xe của chủ nhà phải đền khoản tiền lớn. Hiếu tuy ngoan ngoãn, thương cha nhất nhà nhưng cũng khiến ông Nhân gặp không ít phiền não khi lái xe gây tai nạn, công việc bấp bênh.
Đạo diễn xây dựng những tình huống éo le như vậy không hợp lý và chẳng liên quan gì tới tên phim - Món quà của cha. Nhiều người thậm chí còn muốn đổi tên phim thành "Đàn ‘báo’ của cha".
Phim cũng xây dựng nhiều tình huống gây ức chế cho người xem. Ví dụ, tình huống Thảo phát hiện Hiếu chỉ là con nuôi. Cô quay ngoắt thái độ với Hiếu dù sống với em trai suốt thời gian dài. Nếu là một người con hiểu chuyện và gắn bó bao năm với Hiếu, Thảo không thể quá đáng như vậy được.
Về nhân vật Thảo, tôi muốn lý giải một chút vì sao Món quà của chabị ghét dù phim sắp kết thúc. Đạo diễn xây dựng tính cách nhân vật Thảo không phù hợp. Cô luôn ngọt ngào, nhỏ nhẹ với người ngoài nhưng lại nói năng không đúng mực với người thân, cãi bố, mắng em.
Thảo được xây dựng nửa vời, không thật sự lấy được sự cảm thông của tôi với hoàn cảnh trên phim. Mỗi khi xem đoạn cô này giận dỗi hay suy nghĩ, lo lắng vì hoàn cảnh, tôi chỉ thấy đó là cô gái giỏi trách móc, nhà nghèo nhưng lại ra vẻ “tiểu thư chảnh chọe”.
Về nữ chính vào vai Thảo, tôi thấy Ngọc Huyền diễn đơ, nhạt nhẽo, vẻ mặt lúc nào cũng tỏ ra “khinh khỉnh”. Giọng thoại cũng khiến tôi hơi khó chịu, có cảm giác cứng nhắc. Đặc biệt, những đoạn cô này hát nhép trông rất giả và không tự nhiên.
Hay tình huống mới nhất liên quan đến việc Thảo ở ghép với bạn thân khác giới Phi. Mẹ Phi biết được đã tới nói chuyện, phân tích để Thảo tự biết ý chuyển đi. Dù Thảo không cãi nhưng khi xem, nhân vật khiến tôi không thể đồng cảm. Thậm chí, tôi còn thấy đồng tình với những lời của mẹ Phi nói với Thảo. Chuyện ở ghép cùng bạn thân khác giới đã có người yêu thực sự không nên. Ngoài đời đã có không ít chuyện tình tan vỡ từ những mối quan hệ tương tự.
Một nhân vật gây ức chế của phim nữa đó là bà Thủy - mẹ vợ của Nghĩa. Bà Thủy luôn coi thường nhà thông gia và con rể. Bà can thiệp cả vào cách ăn mặc, nói năng, đi đứng của con rể và luôn dặn con gái phải giữ của, không nên nặng gánh bên nhà chồng.
Nhân vật Thủy trên phim có quá nhiều tình huống vô duyên, ích kỷ và can thiệp quá mức vào cuộc sống của con gái, con rể. Cứ xem tới bà Thủy là tôi thấy khó chịu dù biết đó chỉ là những tình huống của phim.
Ở những tập đã phát sóng, mối quan hệ giữa Nghĩa và mẹ vợ vẫn chưa thấy có hướng giải quyết. Quyên vẫn mắc kẹt giữa mẹ đẻ và chồng.
Tôi hy vọng ở những tập cuối, đạo diễn sẽ xây dựng những tình huống khiến Thảo, bà Thủy hay các nhân vật khác gây được thiện cảm nhiều hơn với khán giả xem phim.
* Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Lan Hương