Nhận định, soi kèo CSKA Sofia với Botev Vratsa, 18h30 ngày 4/4: Chặn mạch bết bát
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Aston Villa vs Liverpool, 2h30 ngày 20/2 -
Công nghệ AI sẽ là trung tâm của nền kinh tế số tại Việt NamÔng Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud. Hiện tại, Việt Nam cũng đã tạo ra được những dịch vụ khá tốt sử dụng trí tuệ nhân tạo và đang ngày một nhân rộng trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, tôi đánh giá Việt Nam không bị lạc hậu ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mà chỉ đi sau một chút so với các quốc gia khác. Nếu so sánh khoảng cách về sự phát triển kinh tế với lĩnh vực AI thì khoảng cách ở lĩnh vực AI được đánh giá là ngắn hơn rất nhiều.
Công nghệ AI ứng dụng ở những lĩnh vực nào ở Việt Nam đạt hiệu quả nhất?
Như tôi đã đề cập ở trên, công nghệ AI đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhưng được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây là lĩnh vực thương mại điện tử, đây là lĩnh vực truyền thống đã được ứng dụng trí tuệ nhân tạo khá sớm.
Tiếp theo là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều đã ứng dụng công nghệ AI cho quy trình quan trọng như tiếp nhận và xác định danh tính eKYC.. các công ty tài chính sử dụng AI để tìm ra các sản phẩm mang tính cá nhân hóa cho khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng ở nhiều kênh thông tin khác nhau.
Gần đây, các ngành vận chuyển (logistics) cũng đã bắt đầu ứng dụng AI và cho thấy sự hiệu quả nhất định. Tóm lại, có 3 lĩnh vực mà Việt Nam có thể ứng dụng AI một cách hiệu quả gồm có thương mại điện tử, tài chính ngân hàng và ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Việt nam có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình ứng dụng AI?
Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam chính là nhận thức của người dùng, họ sẵn sàng chấp nhận những thứ do AI cung cấp, thậm chí còn tò mò và thích thú với các công nghệ đó. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ tò mò và nhận thức được việc ứng dụng AI sẽ tốt cho doanh nghiệp của họ. Điều đó cho thấy nhận thức là yếu tố quan trọng nhất, khi có nhận thức sẽ tạo ra nhu cầu.
Thứ 2 là nền tảng AI tại Việt Nam, hiện tại cũng đã có một số nền tảng ví dụ như FPT.AI cũng như một số công ty khác đã sẵn sàng tạo nên sự khác biệt dựa trên ngôn ngữ tiếng Việt và môi trường tại Việt Nam.
Ngược lại, khó khăn lớn nhất là công nghệ AI không thể đứng một mình mà phải tích hợp vào một ứng dụng nào đó nhằm triển khai dịch vụ và tương tác được với khách hàng để tạo ra kết quả. Điều này đòi hỏi phải có sự trưởng thành nhất định về hệ thống thông tin của doanh nghiệp để có thể tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả.
Về mặt này, Việt Nam chưa được tốt, tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi khá nhanh. Việt Nam cũng chưa có những cơ sở hạ tầng tính toán mạnh. Dữ liệu còn phân mảnh và chưa có được nguồn dữ liệu chất lượng để AI học một cách chính xác hơn.
Việc ứng dụng AI có làm tăng chi phí doanh nghiệp, đặc biệt sau Covid-19 một số doanh nghiệp đã suy yếu?
Việc ứng dụng AI không những không làm tăng chi phí mà ngược lại còn làm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Một số khách hàng của FPT đã rất thành công trong việc chuyển đổi trung tâm chăm sóc khách hàng của họ khi tăng gấp 3-4 lần năng suất nhờ ứng dụng công nghệ AI. Thay vì con người phải làm tất cả các khâu thì giờ đây con người sẽ chỉ làm một số khâu quan trọng và để máy xử lý các khâu còn lại.
Với FPT, khách hàng hoàn toàn có thể thuê theo nhu cầu, khi bắt đầu sử dụng doanh nghiệp sẽ thấy được việc ứng dụng các công nghệ rất đơn giản và chi phí rất thấp nhờ các đầu tư hạ tầng đã được FPT thực hiện từ trước đó.
Không chỉ người dân và doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cũng đang mong muốn ứng dụng AI, trợ lý ảo để hỗ trợ hoạt động của bộ máy công chức, ông đánh giá thế nào về xu hướng này?
Công nghệ AI sẽ rất hiệu quả khi ứng dụng vào các hoạt động quản lý của bộ máy công chức nhà nước. Trong khối nhà nước có rất nhiều các quy định thủ tục phải tuân theo, một nhân viên công chức nhà nước để nắm vững hết các điều đó là rất khó. Thay vì phải đọc hết các tài liệu, họ có thể sử dụng trợ lý ảo AI để hỗ trợ. Nên nhớ, công nghệ AI sẽ rất hiệu quả khi hỗ trợ cho các đơn vị tiếp xúc với nhiều khách hàng.
Nếu ví cơ quan nhà nước là doanh nghiệp và coi công dân là khách hàng thì rõ ràng đây là tổ chức có nhiều khách hàng nhất Việt Nam. Vì vậy, khi ứng dụng công nghệ AI vào các hoạt động quản lý của bộ máy công chức, hỗ trợ các quy trình vận hành của Chính phủ thì sẽ rất hiệu quả.
Theo ông, công nghệ AI sẽ tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam trong tương lai gần?
AI được coi là trái tim và bộ não của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, AI cũng sẽ là trung tâm của lĩnh vực kinh tế số. Trong xu thế AI phát triển mạnh mẽ, FPT vừa ra mắt sản phẩm FPT GenAI mang đến sự thay đổi toàn diện cho các doanh nghiêp, giúp gia tăng hiệu quả kinh tế.
Ở Việt Nam hiện chưa có con số cụ thể, nhưng đối với Trung Quốc, dự tính công nghệ AI sẽ ảnh hưởng khoảng 22% GDP của nước này và 15-20% GDP của các nước trong khu vực châu Á - TBD (APAC), tôi nghĩ đó là con số lớn mà công nghệ AI có thể tác động đến nền kinh tế.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Khanh và nhóm PV, BTV"> -
Đến năm 2025 dừng tuyển sinh trường sư phạm không đảm bảo chất lượngSinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tìm kiếm cơ hội việc làm. Ảnh: Thanh Hùng
Quyết định số 69/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 xác định: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, các tiêu chuẩn giảng viên đại học theo chức danh và trình độ. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học sư phạm trọng điểm”.
Vì vậy, để có một mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mạnh và hiệu quả, ngành giáo dục cần sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm, đủ năng lực làm hạt nhân phát triển, dẫn dắt các trường trong hệ thống.
Ngoài ra, sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm để phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của cả nước và từng địa phương, giải quyết thực trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ đó, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư, phân bổ và sử dụng ngân sách đầu tư cho phát triển đội ngũ giảng viên sư phạm, hạn chế sự phát triển nhỏ lẻ, manh mún của một số trường sư phạm và đặc biệt là tăng cường hội nhập quốc tế trong đào tạo giáo viên.
Hình thành một số trường sư phạm chủ chốt
Khi triển khai đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã khảo sát 15 trường ĐH trong cả nước và 3 trường ĐH ở nước ngoài (Trung Quốc), tổ chức gần 30 cuộc tọa đàm (trong đó có 10 tọa đàm do lãnh đạo Bộ GD-ĐT chủ trì) và 2 hội thảo khoa học về nội dung cốt lõi của đề tài; gửi phiếu hỏi đến 12 hiệu trưởng các trường đại học sư phạm của ba miền Bắc, Trung, Nam với 24 nội dung chủ yếu của kết quả nghiên cứu và các phương án, phỏng vấn hơn 10 chuyên gia giáo dục...
Sau gần 2 năm nghiên cứu công phu, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận khá cao về các vấn đề cốt lõi: quan điểm, mục tiêu, giải pháp, lộ trình... của việc sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên.
Theo đó, mục tiêu đề tài đưa ra, đến năm 2025 hình thành một mạng lưới các trường sư phạm gồm dưới 10 trường sư phạm chủ chốt.
Đến năm 2030, hình thành một số trường sư phạm trọng điểm theo hướng hình thành mô hình đại học và tiếp tục phát triển các trường sư phạm chủ chốt. Các cơ sở đào tạo giáo viên khác được thiết kế chuyển thành "vệ tinh" của các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt, trong đó giảm số lượng đầu mối trường sư phạm ở các trường không đạt chuẩn chất lượng để đảm bảo quy mô đào tạo của các cơ sở được xác định hợp lý, hiệu quả.
Mối quan hệ giữa trường trọng điểm và vệ tinh cần được coi là điểm nhấn của đề án sắp xếp các trường sư phạm để đạt mục tiêu chất lượng, hiệu quả và tránh lãng phí.
Việc sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể.
Giai đoạn 2019-2020, ban hành chi tiết đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí phân mức chất lượng các trường sư phạm theo bộ chuẩn trường sư phạm; tiến hành đánh giá, rà soát các trường sư phạm để xác định các cơ sở không đạt chuẩn chất lượng tối thiểu; công khai kết quả đánh giá, yêu cầu các cơ sở không đạt chuẩn chất lượng tối thiểu lập kế hoạch phát triển để đạt ngưỡng chất lượng tối thiểu.
Giai đoạn 2021-2025, dừng tuyển sinh các trường sư phạm không đạt chuẩn chất lượng (theo bộ tiêu chuẩn đã đề xuất); tiến hành các phương án sáp nhập, hợp nhất, giải thể các cơ sở không đáp ứng chuẩn tối thiểu sau thời hạn cam kết; hình thành các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh của các trường sư phạm chủ chốt; giải thể các trường trung cấp sư phạm và dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm đối với các trường trung cấp còn lại.
Giai đoạn 2025-2030, hình thành các trường sư phạm trọng điểm, tiếp tục phát triển các trường sư phạm chủ chốt và các trường sư phạm vệ tinh; dừng phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm đối với các trường cao đẳng đa ngành khác có chương trình đào tạo giáo viên.
Nguyên tắc sắp xếp: Theo các bộ chuẩn
Việc sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm phải dựa trên bộ chuẩn trường sư phạm (5 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí dựa vào chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ và tham khảo các chỉ số xếp hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức QS Stars), tạo điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục đại học nói chung, của các trường sư phạm nói riêng và phục vụ tốt hơn cho việc đào tạo giáo viên trong bối cảnh mới.
Phải xem xét đến yếu tố địa chính trị, vùng kinh tế - xã hội trọng điểm tính đến và văn hóa vùng miền trong mối tương quan với các trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt, giữa các trường sư phạm với hệ thống giáo dục đại học và tính kết nối giữa các trường trong hệ thống sư phạm. Hiệu quả của quá trình sắp xếp về phương diện tài chính công sẽ giảm, nhưng tăng chất lượng và chi phí cho nhiệm vụ sắp xếp hệ thống tại thời điểm này là chi phí thấp nhất.
Đặc biệt, cần tính đến tính đến bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bối cảnh hội nhập quốc tế, xu hướng mới trên thế giới trongđào tạo giáo viên và sự thay đổi về mô hình nhân cách của người giáo viên tương lai.
Gắn chặt quá trình đào tạo sư phạm với yêu cầu sử dụng lực lượng giáo viên của xã hội, chú ý yếu tố “vùng thị trường”, sức hút, độ lan tỏa của trường sư phạm trọng điểm và chủ chốt. Từ kết quả nghiên cứu khảo sát đến việc xây dựng đề án sắp xếp các trường sư phạm là một quá trình dài, thận trọng, cần có sự đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học, các nhà quản lí và ý kiến của đồng thuận của xã hội.
Những kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam gần đây cũng đã lưu ý 3 điểm quan trọng về dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tăng dần chuẩn trình độ giáo viên và phân tầng phân cấp trong nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Nâng cao tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường sư phạm
Kết quả nghiên cứu này sẽ là một trong những căn cứ để Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án sắp xếp mạng lưới các trường sư phạm trình Chính phủ. Quan điểm nghiên cứu cần tôn trọng quy luật cung - cầu về giáo viên trong tương lai, đồng thời quán triệt quan điểm kế thừa, lịch sử và hiệu quả, đề tài tiếp tục nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến đóng góp, các kinh nghiệm và luận cứ khoa học.
Bộ GD-ĐT đang chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh nội dung sắp xếp lại các trường sư phạm cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển ngành sư phạm trên cơ sở các nghiên cứu tổng thể về nhu cầu đào tạo giáo viên trình độ đại học của cả nước, các vùng miền đặc thù, ngành nghề đặc thù và nhu cầu nhân lực phục vụ cho hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần xây dựng, ban hành, hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng để phát triển một số trường sư phạm trọng điểm đạt trình độ khu vực và thế giới. Khuyến khích sáp nhập các viện nghiên cứu giáo dục, trường trung cấp, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng đa ngành có đào tạo giáo viên hoặc khoa sư phạm của trường đại học đa ngành trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố.
Các trường sư phạm cần cung cấp các thông tin cần thiết cho hệ thống thông tin thu thập, phân tích và dự báo cung - cầu nguồn nhân lực giáo viên; chủ trì thực hiện các nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên cho các địa phương và lĩnh vực giáo dục tư nhân.
Trường sư phạm cần đổi mới quản trị đại học trên tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đổi mới chương trình đào tạo, nâng chuẩn giảng viên (ví dụ nhiều trường CĐSP tỉ lệ tiến sĩ rất thấp, nghiên cứu khoa học ít).
Các trường cũng cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường tính liên thông trong đào tạo; đa dạng hóa mô hình và phương thức đào tạo,nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, tăng cường các điều kiện về bảo đảm chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, từng bước nâng dần chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
GS Phạm Hồng Quang (Giám đốc ĐH Thái Nguyên)
Kiến nghị khẩn lên Thủ tướng về "số phận" trường sư phạm địa phương
Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam vừa có kiến nghị khẩn cấp lên Thủ tướng Chính phủ về "số phận" của các trường sư phạm địa phương.
"> -
Bà mẹ lập hẳn thời gian biểu từng giờ để dạy con tự lập và sống trách nhiệm- Để phân bổ quỹ thời gian trong ngày chăm sóc và dạy dỗ con, chị Phan Quỳnh Hương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thiết kế ra hẳn một thời gian biểu cụ thể từng giờ cho từng thành viên trong gia đình.
Sau khi xây dựng bảng thời gian biểu và nội quy gia đình rồi thực nghiệm, thấy khá hiệu quả, bà mẹ 3 con này đã chia sẻ “sản phẩm” này cho các phụ huynh có cùng nhu cầu tham khảo.
Bảng thời gian biểu phân bổ kế hoạch và thời gian trong ngày của bà mẹ là kỹ sư thiết kế công trình giao thông này sau khi chia sẻ ngay lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của các ông bố, bà mẹ khác.
Chị Phan Quỳnh Hương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tự lập ra hẳn một thời gian biểu cụ thể từng giờ để chăm sóc và dạy con. Chị Hương cho biết, chị lập nên thời gian biểu chi tiết này với hy vọng 3 con của chị (sinh các năm 2006, 2010 và 2017) có thể tự chăm sóc bản thân mình, sống có trách nhiệm, tự lập và gần nhất là biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong gia đình.
Ngoài ra, các con còn biết tự mày mò khám phá (sửa xe đạp, lắp máy tính, cài phần mềm),…
Những căn cứ để xây dựng nội quy gia đình gồm: Các việc nhà con có thể làm; Thời gian học của con; Đồ ăn cho mỗi bữa của con; Các hoạt động ngoại khóa gồm thể thao, hoạt động tình nguyện,...; Tính độc lập: tự mua đồ, tự đi lại, tự sửa xe,...
Chị Hương đã soạn ra đề cương cho các thành viên trong gia đình mình như sau:
6h: thức dậy, vào ngày Chủ Nhật sẽ là 7h.
Từ 6h-7h: ăn sáng, chủ nhật: 7h-8h.
Từ 7h-12h: đi học.
Từ 12h-13h: ăn và dọn bát.
Từ 13h-16h30 (17h30): đi học.
Từ 16h30-17h: tắm.
Từ 16h-17h30: nấu ăn (bà giúp).
Từ 17h30-17h45: đổ rác, dọn cơm.
Từ 17h45-18h45: ăn và dọn bát.
Từ 18h45-19h15: dọn nhà (giặt quần áo, gập quần áo, quét nhà, lau nhà, cọ nhà vệ sinh, chuẩn bị chỗ ngủ)
Từ 19h15-21h15: học và đọc sách
Từ 21h15-21h45: tự do
Từ 21h45-22h: vệ sinh cá nhân
Từ 22h: ngủ.
Đồ ăn sẽ bao gồm thịt, sữa, ngũ cốc, trái cây, rau, đồ ngọt. Đặc biệt, không ăn giữa các bữa.
Về chơi thể thao, chị yêu cầu bắt buộc các con phải chơi một môn thể thao ít nhất 2 lần/tuần (chơi vào cuối tuần, mỗi lần chơi ít nhất 1 giờ).
Yêu cầu tham gia hoạt động tình nguyện.
Chị cũng lưu ý những việc con cần học và thực hành như hướng dẫn con sửa xe đạp và mua cho con một bộ dụng cụ sửa xe đạp; hướng dẫn con (12 tuổi) lắp đặt case máy tính và cài đặt phần mềm; Đơm khuy và khâu quần áo, khâu màn rách,…
Các con được phép đưa ra quy tắc cho mỗi tháng và bố mẹ được quyền phủ quyết quy tắc này.
Tuy nhiên, bố mẹ phải chấp nhận không ngăn cản hậu quả của bất kỳ hành động nào của con, tất nhiên trong những chừng mực nhất định. Bố mẹ chỉ nêu ra hậu quả, nếu con lựa chọn, con phải chấp nhận hậu quả.
Trên nguyên tắc này, chị Hương lập nên thời gian biểu cụ thể như sau:
Chia sẻ với VietNamNet, chị Hương cho biết nguyên nhân nảy sinh ý tưởng này là chị muốn các con có thói quen làm việc nhà hàng ngày, cố định thời gian học để các con ý thức được thời gian “làm việc” và dành thời gian đọc sách nhiều hơn. Cùng đó, tăng cường vận động thể thao và tính độc lập có ý thức giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn.
“Đầu tiên vạch ra một danh sách các việc cần áp dụng cho gia đình mình gồm: công việc nhà (độ tuổi và công việc tương ứng), việc học tập (thời gian học và những việc có thể làm trong thời gian học), ăn uống (đồ ăn cần thiết cho mỗi bữa), hoạt động ngoại khóa (vận động thể thao, tham gia câu lạc bộ, từ thiện), tính độc lập (tự sửa xe, tự lắp máy tính), giúp đỡ lẫn nhau (sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình), du lịch (cả nhà cùng đi du lịch, có thể cho con tự tổ chức hoặc tự chuẩn bị cho chuyến đi), tiền bạc (chuẩn bị danh sách quà cho con chọn vào sinh nhật và giáng sinh), đối diện với thất bại (phân tích hậu quả và không ngăn cản hành động).
Trên cơ sở đó, đề ra một bảng nội quy gồm danh sách toàn bộ các việc cần làm trong ngày (dậy, vệ sinh cá nhân, dọn chăn màn, ăn sáng, đi học, ăn trưa, dọn bát, rửa bát, nấu cơm, dọn nhà, học bài,…); đồ ăn; chơi thể thao; một số quy tắc trong nhà (làm sai khi sửa xe hay lắp máy không bị phạt, dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ chỗ chơi tối đa phút sau khi đứng lên, các con được thưởng phiếu khen khi giúp đỡ lẫn nhau,…). Từ đó, xây dựng thời gian biểu chi tiết cho ngày thường và ngày nghỉ. Tính điểm thưởng cho mỗi việc nhà hoàn thành tốt, tính điểm trừ cho mỗi việc nhà chưa hoàn thành. Mỗi điểm thưởng được tính là 2 nghìn đồng và tổng lại phát cho con vào tối chủ nhật hàng tuần”, chị Hương kể.Chị Hương cho hay thực tế cũng gặp phải những khó khăn bởi khi xây dựng nội quy phải sắp xếp sao cho công việc giữa các con hài hòa và phù hợp với giờ học của con. Do đó để “hoàn thiện”, chị cũng cần phải điều chỉnh nhiều lần.
Ngoài ra, khi đi vào thực hiện cũng sẽ gặp những khó khăn.
“Bởi các con đang hoạt động hoàn toàn tự do theo sở thích, giờ bị gò theo giờ giấc nên hay quên việc. Do đó tôi vẫn phải nhắc và cho thời gian 3 đến 5 ngày làm theo thời gian biểu nhưng chưa tính phạt. Mỗi ngày trong thời gian thử nghiệm này, tôi vẫn tổng kết vào cuối ngày. Khi áp dụng thật, các bạn cũng hay “câu giờ” nên thời gian biểu bị “trôi”. Mình áp dụng thêm lỗi trừ điểm với mỗi 10 phút chậm. Bạn 12 tuổi có lần bị trừ 15 điểm vì chậm mất 3 giờ. Với 10 điểm trừ này, các bạn mất 10 nghìn đồng, trừ vào số tiền tiêu vặt hàng tuần được cho”.
Chị Hương vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu thu được:
“Con đã có ý thức nấu cơm, rửa bát và dọn dẹp nhà cửa. Cũng vì thế nhà cửa sạch sẽ hơn vì được dọn dẹp thường xuyên, bản thân bố mẹ mẹ hài lòng và vui vẻ hơn. Các bạn ít câu giờ hơn, ý thức giờ nào việc ấy dần tốt hơn, đặc biệt với bạn 8 tuổi khi bắt đầu tự nấu ăn và tự rửa bát.Đặc biệt, ít tị nạnh lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ người lớn trong nhà làm việc nhà. Thấy rõ ở nạn 12 tuổi vì trước đây câu cửa miệng của bạn ấy luôn là “Tại sao con lại phải làm?”. Tôi muốn hướng các con cùng tìm cách giải quyết hậu quả, thay vì cãi nhau xem ai sai. Kiểu như các bạn mượn mẹ bấm móng tay rồi vứt lung tung, sau đó cãi nhau xem ai vứt. Các con cũng quen tự mò bài để học cho giờ học. Như giờ học được cố định nên bạn 8 tuổi chăm tìm thí nghiệm để làm hẳn. Cùng đó, đã bắt đầu có ý thức tập luyện thể thao”.
Trước đó, chị Hương cũng dạy con về giới tính cơ bản, chuyên sâu; tìm hiểu về các chất có thể gây nghiện, về an toàn khi tham gia giao thông; dạy con đi xe buýt, về đồng tiền, làm việc nhà,…
“Tôi muốn con có thể sống tự lập nên chủ động trang bị cho con các kiến thức. Hy vọng các bạn nhỏ sẽ có môi trường tốt để tìm được điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu và đặc biệt luôn được cảm thấy hạnh phúc khi đi học, đi chơi và ở nhà”, chị Hương chia sẻ.
Thanh Hùng
Đại gia phố cổ dạy con làm người tử tế
"Coi trọng việc học của con cái, khoảng những năm 50, cậu mợ đã cho tôi theo học các thầy giỏi bậc nhất Hà thành thời bấy giờ”.
">