" />

Nữ dũng sĩ chuyên diệt đàn ông ngoại tình

Nhận định 2025-04-28 07:44:58 8192
ữdũngsĩchuyêndiệtđànôngngoạitìtotten
本文地址:http://casino.tour-time.com/html/828d698533.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Heidenheim, 1h30 ngày 26/4: Hy vọng mong manh

{keywords}

Phil trước và sau khi giảm 138 kg

Sự chuyển biến ngoại hình của Phil bắt đầu khi bác sĩ cảnh báo rằng trọng lượng nặng quá mức của anh sẽ khiến anh khó sống qua 40 tuổi. Mẹ của anh bị chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối khiến anh thêm lo lắng và quyết tâm giảm cân. 

Lúc cao điểm, anh Phil có số cân lên tới 236 kg nhưng hiện tại, anh chỉ còn nặng 98 kg sau 3 năm nỗ lực theo chương trình giảm cân dựa vào chế độ ăn của một tổ chức tại Anh.

Trước đó, do ngoại hình quá khổ, Phil rất ít khi ra ngoài đường, trừ lúc phải đi làm. “Tôi tránh mọi bữa tiệc bởi cảm thấy không thoải mái. Tôi biết mình sẽ không ngồi vừa ghế trên máy bay bởi vậy tôi không bao giờ đi du lịch dù tôi rất muốn”, anh Phil tâm sự.

Do bị béo phì, Phil có rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có áp lực lên đầu gối và mất ngủ. Phil cũng lo nếu anh chết khi ngủ, gia đình sẽ không thể di chuyển thi thể của anh từ tầng 3 xuống.

Việc mua quần áo cũng rất nan giải khi Phil mặc đồ cỡ XXXXXXXXL và eo 172 cm.

{keywords}

Phil cùng bạn gái Nicole chụp chiếc áo anh từng mặc trước đây

Khi mẹ qua đời vào tháng 10/2017, Phil đã giảm được 31 kg. “Tôi biết mẹ sẽ thực sự tự hào nếu thấy tôi bây giờ, khi tôi giảm được tổng cộng 138 kg”, Phil tâm sự.

Không chỉ sở hữu thân hình cân đối hơn, Phil đã có được sự tự tin và độc lập. Hiện tại, anh có thể ra ngoài đi dạo, đạp xe và tập yoga mà không hề đau đớn. “Những năm quá cân khiến đầu gối của tôi đau nhức kéo dài và tôi phải dùng thuốc mỗi ngày. Bác sĩ nói việc phẫu thuật quá nguy hiểm với người có trọng lượng như tôi”, Phil nhớ lại.

Phil dường như có một cuộc sống hoàn toàn khác hẳn trước đây với rất nhiều cơ hội, bạn bè và những cuộc phiêu lưu. Anh cũng dễ dàng vượt qua căn bệnh Covid-19 nhờ sức khỏe cải thiện hơn nhiều.

Quan trọng hơn cả, Phil đã tìm được tình yêu qua phần mềm hẹn hò trên mạng. “Khi tôi có vóc dáng to lớn, tôi không thể nghĩ tới ngày sẽ tìm được người yêu và nghĩ sẽ chết trong cô độc”, Phil kể.

Kể từ khi gặp người phụ nữ có tên Nicole, Phil dành thời gian để đi nghỉ ở biển Địa Trung Hải, đi bộ quanh Berlin (Đức) và đã học lái xe.

{keywords}

Việc giảm cân giúp Phil có một cuộc sống mới khỏe mạnh và hạnh phúc

Chế độ ăn của Phil trước đây:

Bữa sáng: Xúc xích với phô mai và tương cà; cà phê latte hoặc cappuccino thêm đường

Bữa trưa: Súp đóng hộp với 3-4 lát bánh mì trắng, một gói lớn khoai tây chiên và thanh chocolate hoặc khoai tây chiên với phô mai và rất nhiều xúc xích

Bữa tối: Pizza lớn mua ở siêu thị, khoai tây chiên và chocolate hoặc đồ ăn mang đi

Bữa khuya: Rất nhiều khoai tây chiên, thanh chocolate lớn, kẹo, bánh vòng, bánh quy

Hiện tại:

Bữa sáng: Ngũ cốc giảm đường với sữa chua không béo và dâu đông lạnh; cà phê Americano với sữa gầy

Bữa phụ: Hoa quả

Bữa trưa: Đồ ăn còn lại của bữa tối hôm trước hoặc đĩa mì với ít hoa quả

Bữa tối: Gà hoặc cà hồi với khoai tây với nhiều rau

Bữa khuya: Thanh dinh dưỡng cho người giảm cân. 

An Yên (Theo Mirror)

Từng ôm con khóc vì tăng 30 kg, người mẹ giảm cân đẹp hơn thời thiếu nữ

Từng ôm con khóc vì tăng 30 kg, người mẹ giảm cân đẹp hơn thời thiếu nữ

Kim Thoa bị trầm cảm nặng khi từng là người mẫu bỗng biến thành “khủng long” nặng 88 kg. Qua 1 năm tập luyện và ăn theo chế độ nghiêm ngặt, cô đã lấy lại vóc dáng cân đối.

">

Hạnh phúc đến với người đàn ông giảm cân nhiều nhất thế giới

Sáng nay 1/12, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hội (1996 - 2021).

Hội Khuyến khích và Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) được thành lập vào ngày 2/10/1996.

Hội Khuyến học Việt Nam ra đời chính từ ý tưởng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với việc đề xuất một vấn đề mang tính chiến lược: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên cần có một đoàn thể xã hội hoạt động hỗ trợ công cuộc chấn hưng và phát triển giáo dục”.

Đại hội đầu tiên đã bầu nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân làm Chủ tịch Hội và suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội.

{keywords}
GS.TS Nguyễn Thị Doan cũng đã tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2021- 2026.

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho hay, sau 25 năm, Hội Khuyến học giờ đây đã lớn mạnh cả về chất và lượng.

Tổ chức Hội đã phủ kín các xã, phường, thôn, bản với hơn 21 triệu hội viên, đưa việc học tập suốt đời và xây dựng các thiết chế học tập của người dân gắn chặt với đời sống cộng đồng thôn bản, tổ dân phố.

{keywords}
 

Trong giai đoạn 2016-2021, Hội đã thực hiện tốt chức năng tư vấn, đề xuất với cấp ủy và chính quyền các cấp về chỉ đạo các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V của Hội, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 tỷ lệ hội viên so với tổng dân số phải đạt 20%. Mức phấn đấu này đã được các Hội Khuyến học địa phương quyết tâm đạt và vượt mức (tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ này là hơn 21,5%). Một điểm mạnh trong hoạt động tổ chức hội là việc duy trì hoạt động của các Cụm khuyến học.

Hiện nay, nước ta có 460 trường đại học và cao đẳng (224 trường đại học, 236 trường cao đẳng). Trong đó, đã có 284 trường đã thành lập các tổ chức khuyến học (86 trường đại học, 198 trường cao đẳng), chiếm 61,73% tổng số trường đại học và cao đẳng.

{keywords}
 

Tại Đại hội đại biểu Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ VI, GS.TS Nguyễn Thị Doan cũng đã tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2021- 2026.

Danh sách lãnh đạo Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2025 như sau:

1. Bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

2. Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

3. Bà Phạm Thị Hòe, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

4. Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam (không chuyên trách).

5. Bà Trương Thị Hiền, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, phụ trách phía Nam.

6. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

7. Bà Lê Nữ Thùy Dương, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam (không chuyên trách).

Thanh Hùng

3 chính sách giáo dục mới có hiệu lực từ tháng 12

3 chính sách giáo dục mới có hiệu lực từ tháng 12

Một trong những chính sách quan trọng về giáo dục có hiệu lực tháng 12 này là việc nới lỏng điều kiện thăng hạng với giảng viên đại học.

">

GS.TS Nguyễn Thị Doan tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Kèo vàng bóng đá Atletico Madrid vs Vallecano, 02h30 ngày 25/4: Khó thắng cách biệt

Cuộc tọa đàm "Thanh niên Việt nên làm gì?" sáng 8/10 với sự tham gia của 2 diễn giả TS Đặng Hoàng Giang và tác giả Đinh Trần Tuấn Linh đã gợi mở nhiều vấn đề thú vị cho những người trẻ.

Cuộc tọa đàm được tổ chức nhân dịp tái bản cuốn sách "Trai nước Nam làm gì?" của tác giả Hoàng Đạo Thúy sau hơn 70 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên.

Thanh niên không nhất thiết phải lấy vợ, sinh con!

Là người viết lời tựa giới thiệu cuốn sách của tác giả Hoàng Đạo Thúy trong lần tái bản này, TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ, ông khá bất ngờ khi trong cuốn sách của mình, Hoàng Đạo Thúy coi việc lấy vợ là một trong những việc mà thanh niên Việt Nam cần phải làm.

TS Đặng Hoàng Giang cho rằng, lời khuyên của Hoàng Đào Thúy từ 73 năm trước tới nay không còn tính thời sự nữa, bởi lẽ, thanh niên hiện nay không nhất thiết phải kết hôn, lập gia đình. "Đó không phải là con đường duy nhất cho cuộc sống của chúng ta nữa".

{keywords}
TS Đặng Hoàng Giang (trái) và tác giả Đinh Trần Tuấn Linh (phải) tại buổi tọa đàm sáng 8/10. Ảnh: Lê Văn.

Tác giả Hoàng Đạo Thúy với ảnh hưởng của Nho giáo cũng cho rằng, có con là một việc rất quan trọng. Không có con là một trong 3 tội bất hiếu của con người và người sống độc thân sẽ trở thành "quái vật", "cây khô không có lộc"…

TS Đặng Hoàng Giang cho rằng, đây là những tư tưởng mà thanh niên Việt Nam không cần và cũng không nên lấy làm tôn chỉ mục đích của mình nữa. Bởi hiện nay mọi người có quyền lựa chọn của mình và khi họ không đi theo con đường mà nhiều người chọn thì không có nghĩa họ không có chút giá trị gì và bị kỳ thị.

Tuy nhiên, TS Giang cho rằng, quan niệm gia đình là nền tảng, là tế bào cơ bản của xã hội thì vẫn là chân lý.

"Khủng hoảng lớn của xã hội Việt Nam đương đại là những nền tảng này đang bị lung lay. Tỉ lệ ly hôn của Việt Nam rất cao, đặc biệt là xu hướng ly hôn xanh (ly hôn sau ngay khi kết hôn)" - ông Giang cho hay.

Điều này dẫn tới một hiện trạng, theo TS Giang đó là việc những người trẻ đang đánh mất khả năng chung sống với người khác.

"Họ đánh mất khả năng thỏa hiệp trong cuộc sống hàng ngày. Với cái tôi quá lớn, họ không biết mình là ai cũng không biết người kia là ai. Nói chung, họ không sống chung được với ai cả".

Từ đó, TS Giang cho rằng, việc lấy vợ lấy chồng, có con không còn quan trọng nữa nhưng khả năng sống chung với cộng đồng (gia đình, hàng xóm, cơ quan) là rất quan trọng.

"Có vẻ như với sự xuất hiện của mạng xã hội, khi công nghệ ưu ái cho sự ái kỷ thì khả năng sống chung với người khác của chúng ta đang tệ đi" - TS Giang nói.

"Đó là điều mà tôi nghĩ là cảnh báo của Hoàng Đạo Thúy vẫn còn giá trị".

Không đồng tình với TS Giang, tác giả Đinh Trần Tuấn Linh cho rằng, dù hiểu gia đình theo cách nào thì lời khuyên của Hoàng Đạo Thúy vẫn tuyệt đối đúng với đa số người Việt Nam.

"Ngoài chuyện tình yêu, đam mê đôi lứa thì mỗi người vẫn cần có một nơi để đi về, cần người để chia sẻ. Người đó có thể là người hôn phối, người bạn đời nhưng chắc chắn là vẫn rất cần thiết, đặc biệt là với người Việt" - ông Linh nói.

"Hôn nhân có thể là một cuộc xổ số nhưng cả xã hội cùng chơi thì cách tốt nhất là hãy học luật chơi cho tốt để là người có xác suất chiến thắng cao nhất".

Cuối cùng, ông Linh khuyên những bạn trẻ rằng hãy cứ mạnh dạn kết hôn, bởi lẽ, việc đáng sợ như hôn nhân mà còn dám làm thì trên đời không còn việc gì đáng sợ nữa.

Chủ nghĩa vật chất đang hủy hoại chúng ta

Một trong những vấn đề được Hoàng Đạo Thúy nhận ra khá sớm trong cuốn sách của mình là mối nguy hại của chủ nghĩa vật chất.

TS Đặng Hoàng Giang cho rằng, trong lúc những nhóm khác như Tự lực văn đoànvẫn đang ca ngợi tiến bộ khoa học kỹ thuật, coi đó là sự cứu rỗi của thế giới thì Hoàng Đạo Thúy đã nhìn thấy đó đã là một cái nạn rất lớn.

"Đó là một cái nhìn rất xa và đáng kinh ngạc" - TS Giang nói.

Trong cuốn sách của mình, Hoàng Đạo Thúy viết về căn bệnh của chủ nghĩa vật chất: "Tiền đã thành sức mạnh, tiền đã nên cái lẽ vì nó mà sống" và rằng: "… sống để làm ra hàng (hóa) rồi lại để dùng hàng"

Theo TS Giang, hiện tại, chúng ta đang lâm vào tình cảnh này với mức độ khủng khiếp hơn rất nhiều.

"Chúng ta không chỉ phá hủy bản thân vì những ham muốn vật chất, tiền bạc mà còn phá hủy cả môi trường xung quanh. Chúng ta phạt núi để làm cáp treo, lấn biển làm resort (khu nghỉ dưỡng), làm bẩn biển, chết cá, phá hết rừng, biến môi trường xung quanh thành đường cao tốc và nhà cao ốc".

"Đó là cái guồng lăn khó kìm lại được. Tất cả đều nhằm phục vụ cho vật chất và lợi nhuận".

Đồng tình với quan điểm của TS Giang, tác giả Đinh Trần Tuấn Linh cho rằng, thanh niên hiện nay chỉ muốn kiếm tiền nhanh, làm giàu nhanh. "Điều này mới đáng sợ chứ bản thân tiền không đáng sợ".

Theo TS Giang, trong bối cảnh thế giới đang "ốm tinh thần", Hoàng Đạo Thúy không trở nên bất đắc chí mà muốn chuẩn bị cho thanh niên Việt trở thành những người chạy đường trường, đủ phẩm chất để đi qua những thử thách lâu dài.

"Đó là cả một sự trái ngược với tư duy 'cái nước này nó thế' và buông xuôi 'sống chung với lũ' của nhiều người, kể cả trẻ lẫn không trẻ, ở thời điểm năm 2016" - TS Giang viết trong lời tựa cuốn "Trai nước Nam làm gì?"

...">

'Người Việt trẻ đang đánh mất khả năng sống chung với người khác'

Ngày 11/11/201 Du học BB tổ chức chương trình tư vấn du học với sự tham giacủa đại diện các trường ĐH hàng đầu Anh Quốc: ĐH Portsmouth, trường EalingHammersmith & West London College
 
Đến với chương trình, phụ huynh và học sinh sẽ có cơ hội tìm hiểu thông tin duhọc Anh quốc ở mọi trình độ, từ khóa tiếng Anh, tới chương trình A level, dự bịđại học, cao đẳng, đại học và thạc sĩ. Đại điện các trường cũng sẽ tư vấn nhữnglộ trình du học hợp lí nhất cho HSSV với những hỗ trợ cao nhất.

{keywords}
Đại diện Du học BB chụp cùng đại diện trường ngay trung tâm thành phố cảng Portmouth, thành phố cảng quan trọng.

10h sáng ngày 11/11/2013 sẽ là thời điểm đại diện trường ICP - đại họcPortsmouth tư vấn cụ thể về các khóa học tiếng Anh, dự bị đại học, cao đẳng vàcách chuẩn bị tốt nhất cho các khóa học đại học và thạc sĩ tại Anh Quốc:
 
Thời gian:10h00 sáng thứ hai ngày 11/11/2013.
Địa điểm: văn phòng Du học BB, tầng 2 số 13 B Quốc Tử Giám.
Thông tin chi tiết cụ thể về trường đại học Portsmouth và thành phốPortsmouth,mời các bạn xem tại:http://bridgeblue.edu.vn/11811/141/d/nws/moi-tham-thanh-pho-portsmouth-va-truong-dai-hoc-portsmouth-cung-du-hoc-bb.aspx
 
Tiếp đó, vào 13h đại diện trường Ealing Hammersmith & West London College sẽcùng phụ huynh và học sinh tư vấn cụ thể về các khóa học tiếng Anh, A level vàcao đẳng tại Anh Quốc cũng như những đối tượng học sinh nào nên lựa chọn conđường du học này.
 
Trường Ealing Hammersmith là trường công lập qui mô, lâu đời và có mức học phíhợp lí, với lộ trình học được hỗ trợ rất tốt cho sinh viên quốc tế.
 
Thời gian: 13h thứ 2 ngày 11/11/2013.
Địa điểm:văn phòng Du học BB, tầng 2, số 13 B Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Thông tin chi tiết về trường Ealing Hammersmith & West LondonCollege mời cácbạn xem tại:http://bridgeblue.edu.vn/11656/141/d/nws/du-hoc-anh-truong-ealing-hammersmith-and-west-london-college-canh-cong-de-hoc-len-cao-hon-nua-cho-hssv-viet-nam-du-hoc-anh-quoc.aspx

{keywords}
Đại lộ Vitoria street, trung tâm London, chụp bởi du học BB trong chuyến thăm sinh viên du học của công ty và thăm trường tại Anh Quốc)

Cuối ngày hội Du học Anh Quốc sẽ có rút thăm trúng thưởng đồng hồ do Du học BBmang về từ Anh Quốc.
 
Ngày hội thông tin tư vấn Du học Anh quốc cùng Du học BB còn dành đến phụ huynh,học sinh những hỗ trợ cao nhất, tặng phí visa sẽ được tặng cho các bạn nộp hồ sơtrực tiếp cho đại diện trường tại hội thảo.

{keywords}
Buckingham Palace - trung tâm London, nơi diễn ra các sự kiện trọng tại của London. Ảnh chụp bởi Du học BB trong chuyến thăm sinh viên du học tại UK và thăm trường tại Anh quốc.

Công ty TNHH Cầu Xanh
Địa chỉ: 13B, Quốc Tử Giám, Đống Đa Hà Nội.
Điện thoại: 04 3 7325 896. Hotline: 098 40 23247.
Email.: study@bridgeblue.edu.vn.
Facebook: http://www.facebook.com/tuvanduhocBB
YouTube: http://www.youtube.com/user/econsultantful/videos
Website: http://www.bridgeblue.edu.vn/

Tấn Tài

">

Ngày hội tư vấn du học Anh Quốc ở Hà Nội

'Đề thi tốt hơn năm trước'

Về đề thi Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2022, Th.S  Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) nhận định: cấu trúc đề thi quen thuộc. Cấu trúc gồm 2 phần: phần đọc hiểu (3 điểm), phần làm văn (7 điểm) với 2 câu: câu nghị luận xã hội (2 điểm) và câu nghị luận văn học (5 điểm). Đây là cấu trúc ổn định trong những năm gần đây, học sinh đã rất quen thuộc với cấu trúc này nên sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.

Về độ khó và sự phân hóa, đề thi được ra nhẹ nhàng, chủ yếu ở mức độ cơ bản, bám sát chương trình đã được tinh giản của Bộ GD & ĐT. Phần đọc hiểu ra một đoạn thơ trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo  và hỏi 4 câu hỏi nhỏ. Hai câu đầu tiên ở mức độ nhận biết, đọc vào thấy ngay câu trả lời, hầu như em nào cũng có thể làm được; câu 3 (mức độ thông hiểu) cũng tương đối nhẹ nhàng; câu 4 (mức độ vận dụng) đòi hỏi học sinh phải suy ngẫm và có óc khái quát thì mới làm bài được.

Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”.

Câu này cũng được ra ở mức độ bình thường, đơn giản, không làm khó học sinh. Câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Trong hai yêu cầu của câu này, yêu cầu thứ nhất ở mức độ cơ bản, yêu cầu thứ hai ở mức độ cao hơn để phân hóa học sinh. Sự liên hệ giữa hai ý này linh hoạt và có hiệu quả hơn so với đề thi năm trước.  

Về dạng câu hỏi, đề thi tập trung vào những dạng câu hỏi quen thuộc, đã từng được ra nhiều lần trong đề thi của các năm trước, chưa thấy có sự đổi mới, sáng tạo gì đáng kể.

Về nội dung đề thi, theo thầy Minh, phần đọc hiểu cho một đoạn trong “Con đường của những vì sao” của Nguyễn Trọng Tạo.

"Đây là một ngữ liệu tốt, giàu ý nghĩa, đảm bảo tốt cho yêu cầu đọc hiểu. Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước”. Vấn đề cũ, quá quen thuộc nhưng cũng là một vấn đề có ý nghĩa xã hội thiết thực. Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về một đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền trong một đoạn khác. Đây là một tác phẩm được học trong chương trình, các em đã được học, được ôn tập kĩ nên khá nhẹ nhàng cho các em" - thầy Minh nhận định.

Nhìn chung, theo thầy Minh, đề tham khảo của Bộ dành cho kì thi năm nay nhẹ nhàng, quen thuộc, phù hợp với một năm học mà một số địa phương học sinh chủ yếu học online do dịch Covid – 19. Theo thầy Minh, đề thi năm nay tốt hơn đề năm trước. Tuy nhiên, vẫn theo lối mòn quen thuộc như các năm, chưa thể hiện được sự đổi mới, sáng tạo gì đáng kể. 

"Việc lựa chọn ngữ liệu của đề thi khá tốt" - Th.S Nguyễn Phước Bảo Khôi, ĐH Sư phạm TP.HCM cùng chung nhận định. Theo thầy Khôi, đề thi an toàn, tính phân hóa được đảm bảo, dự kiến điểm trung bình từ 6.0 - 6.5 điểm.

Đề tài “dâng hiến thanh xuân vì Tổ quốc” không quá mới mẻ, song những câu thơ được viết với tính biểu trưng cao, giàu hình ảnh khơi gợi cảm xúc. Các câu hỏi nhận biết rất dễ đạt điểm tối đa. Câu hỏi thông hiểu quen thuộc, song sẽ tốt hơn nếu đổi thành yêu cầu xác định và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong đoạn thơ. Câu hỏi vận dụng là một nội dung phân hóa quan trọng, khơi gợi những suy ngẫm khá sâu sắc cho học sinh. Nếu học sinh làm tốt câu này thì sẽ gặp nhiều thuận lợi cho việc thực hiện câu Nghị luận xã hội bên dưới.

Với câu Nghị luận xã hội, vấn đề “trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước” đi sâu vào thông điệp mà nội dung văn bản đọc hiểu gợi ra, có ý nghĩa giáo dục cao và khá quen thuộc với học sinh. Đây là thái độ cần thiết mà thế hệ trẻ phải có. Xuất phát từ một bài thơ cụ thể nhưng vẫn gắn với thực tế cuộc sống, một lần nữa đề thi nhấn mạnh cho học sinh về quá trình hoàn thiện dần nhân cách trong tương lai, khi trách nhiệm tiếp bước cha anh dần phải trở thành ý thức tự thân và thể hiện qua hành động cụ thể.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thúy Anh, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An nhận định, đề thi năm nay không có gì mới. Mức độ khó trung bình, các câu đọc hiểu dễ ăn điểm. Các câu 1,2,3, học sinh cấp THCS cũng đã có thể làm được.  Theo cô giáo này, vấn đề Nghị luận xã hội quá quen thuộc và khuôn mẫu.

Tuy nhiên, "Phần nghị luận văn học có "đất" để các thí sinh viết, có câu hỏi phân hoá mức điểm khá và giỏi".

"Do tình hình dịch bệnh và yêu cầu của kỳ thi nên việc Bộ GD-ĐT ra đề như vậy cũng là phù hợp" - cô Thúy Anh nói.

Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM) nói đề yêu cầu thí sinh phân tích một đoạn trích ở đầu tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" - tác phẩm nằm trong top dự đoán cao của học sinh cả nước nên không gây bất ngờ. Sẽ có nhiều thí sinh phấn khởi với đề thi này.

"Chiếc thuyền ngoài xa" là tác phẩm có tần suất ra thi thường xuyên trong những năm gần đây: 2015, 2018, 2022. Nhưng đề năm nay chưa thật sự rõ ràng về đối tượng cần phân tích mà chỉ ghi chung chung là phân tích đoạn văn, sẽ gây khó cho thí sinh trong việc xác định đối tượng phân tích và luận điểm. Dù "trúng tủ" tác phẩm dự đoán cao nhưng vẫn sẽ có nhiều thí sinh "lệch ngăn" vì tập trung ôn về nhân vật bà làng chài mà ôn sơ sài phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về bức ảnh bình minh tuyệt vời trên biển.

"Thí sinh cần xoáy vào chỉ ra được phát hiện của Phùng và phân tích được sâu, kỹ phản ứng của nghệ sĩ Phùng trước phát hiện đó. Yêu cầu phụ của đề là liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đây là yêu cầu không dễ. Ở câu hỏi này, thí sinh khá giỏi sẽ có đất để dụng võ và bật lên" - thầy Đức Anh nói.

Cô Đỗ Thanh Thuỷ, giáo viên dạy Ngữ Văn của Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) cũng nhận định ngữ liệu đọc hiểu có dung lượng vừa phải, trong đó, câu hỏi đọc hiểu số 4 đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc nội dung đoạn trích, có kỹ năng nhận xét, đánh giá về vấn đề yêu cầu. 

“Nhìn chung, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức với học sinh, câu 4 là câu hỏi mang tính phân loại cho bài làm của thí sinh”, cô Thủy nhận xét.

Về phần Làm văn, theo cô Thủy, câu 1 nói về một vấn đề rất ý nghĩa và cũng đồng thời quen thuộc trong thi ca, văn học, trong cuộc sống hàng ngày, do đó học sinh không gặp nhiều khó khăn. 

“Câu 2 là câu nghị luận văn học với lệnh đề yêu cầu học sinh cảm thụ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, học sinh đã quen với yêu cầu của đề và được rèn nhiều về kỹ năng. 

Câu lệnh thứ 2 yêu cầu học sinh liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đây là lệnh đề mang tính phân loại, yêu cầu học sinh phải hiểu sâu sắc nội dung, tư tưởng của toàn tác phẩm, thì mới có thể rút ra được thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời theo yêu cầu của đề bài”, cô Thủy phân tích. 

Nhìn chung, theo cô Thủy, đề thi đảm bảo kiến thức cơ bản, song vẫn đảm bảo mức độ phân hóa. 

“Đề vừa sức, quen thuộc với học sinh. Các học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá có thể đạt mức 7 - 8 điểm”.

Phổ điểm môn Ngữ văn trong 3 năm gần đây không quá khác biệt

Năm 2019, khi kỳ thi vẫn mang tên Kỳ thi THPT quốc gia, môn Ngữ văn có điểm trung bình là 5,49. Có 27,84% bài thi có điểm dưới 5. Môn Ngữ văn không có điểm 10 nào và có 1.265 bài thi bị điểm liệt (<=1). Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 6 điểm.

Phổ điểm môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2019

Năm 2020, trong kỳ thi khi này đã có tên Kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm trung bình bài thi môn Ngữ văn là 6,62. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%). Có 2 thí sinh đạt điểm 10 trong bài thi môn Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Phổ điểm môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 978.027 thí sinh tham gia thi bài thi Ngữ văn trong đó điểm trung bình là 6,47 điểm, điểm trung vị là 6,5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 172 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 117.915 (chiếm tỷ lệ 12,06%).

Thống kê điểm thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2021
Bộ GD-ĐT lên tiếng nghi vấn lộ đề thi Ngữ vănTrước những xôn xao về đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn sáng nay (7/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là những thông tin giả mạo.">

Nhận định đề thi môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2022

友情链接