Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
Lâu nay, nhắc đến làng cổ, người ta nghĩ ngay đến Đường Lâm (TX Sơn Tây) ít ai quan tâm đến làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội) - ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm. Đến nay làng vẫn giữ được nét cổ kính, mộc mạc.
Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa nhưng chỉ có một lối đi nhỏ ở giữa, đủ cho một người qua. Trên có mái vòm, đôi kỳ lân giữ cổng. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết cùng hàng chữ Nho. Cách quốc lộ 1A chỉ 1km nhưng khi dạo bước vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận được sự yên bình, thư thái vốn có của các làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình.
Một ngôi nhà tuổi đời hơn 100 năm. Cổng chào có mái đao góc và rồng uốn lượn tinh tế. Lớp rêu phong khiến ngôi nhà trở nên cổ kính, trầm mặc.
Ở làng Cựu, ít có những công trình hiện đại. Phần lớn, các ngôi nhà ở đây mang dáng dấp cổ xưa hoặc kết hợp kiến trúc Pháp - Việt. Các cánh cổng ở đây không quá cao, cũng không quá thấp. Tất cả các bức tường đều được quét vôi vàng. Hai bên cổng thường có đôi câu đối bằng chữ Hán hoặc đắp hoa nổi. Biệt thự kiểu Pháp của gia đình bà Nguyễn Thị Sinh (SN 1948). Bà Sinh cho biết, biệt thự xây dựng từ năm 1929. Hiên nhà trang trí bằng các loại đĩa sứ và hoa văn đồng tiền. Mái lợp ngói âm dương. Bên trong rộng khoảng 40m2, nội thất hoàn toàn bằng gỗ. Những năm đầu thế kỷ 20, các cụ nhà chồng bà làm Lý trưởng, kinh tế thuộc diện giàu có ở địa phương. Gian nhà này, gia đình bà dùng làm nơi thờ tự, tổ chức cúng giỗ và họp bàn chuyện đại sự của gia đình. Ngày trước, chồng bà Sinh còn sống, hai vợ chồng ở gian bên cạnh nhưng mới đây, ông qua đời, bà dọn một góc để sinh hoạt và tiện nhang khói hàng ngày.
Bậc tam cấp bằng đá xanh nguyên khối vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Cánh cửa làm bằng gỗ lim, mùa hè, gió thổi qua các khe thoáng giúp nhà mát mẻ. Mùa đông gia chủ hạ tấm rèm bên trong xuống giữ ấm. Gian nhà ngang có 2 phòng ngủ, bà Sinh kể, phòng tân hôn của vợ chồng bà từng được sắp xếp ở đây. Phía trên mái có đắp nổi dãy số '1929' đánh dấu mốc năm xây dựng. Ngoài ra, phần mái này có đắp 3 bức tượng nổi, màu trắng, thể hiện một vị quan uy nghiêm, theo sau là người phụ việc. Hai bên có hoa văn hình lá chanh và hoa cúc. So với nhà chính, gian phụ này được thiết kế công phu, tinh xảo hơn. Một căn nhà khác đang xuống cấp nghiêm trọng, tường tróc lở. Mặc dù vậy ta vẫn nhận ra bóng dáng cổng đại quan, mái cổ, thể hiện sự sung túc của gia chủ một thời. Con ngõ nhỏ, hẹp nhưng khá mát mẻ nhờ các bờ tường cao 3 - 4 m che chắn. Vào những ngày nóng, người dân di chuyển qua các con ngõ này sẽ không bị ánh nắng chiếu vào. Bà Thoa - người dân làng Cựu chia sẻ, vài năm gần đây, nhà cổ xuống cấp, nhiều gia đình đã phá đi, xây mới hoặc cải tạo lại. Một số gia đình khác làm ăn xa, ít về nên khóa cửa. Lâu ngày, căn nhà không có người chăm sóc cũng hỏng hóc nhiều, phía bên trong cỏ dại mọc um tùm. Hình ảnh chung ở các ngôi nhà này là bờ tường vôi vữa hoang hóa, rơi rụng. Nguy cơ làng cổ hàng trăm năm bị mai một là điều khó tránh nếu như không có một phương án bảo tồn.
Ông Nguyễn Ngọc Dương - CT UBND xã Vân Từ thông tin: 'Làng Vân Từ có tuổi đời trên 500 năm nhưng các ngôi nhà cổ chủ yếu xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Từ khi được truyền thông đưa tin rộng rãi, rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thăm quan, chụp ảnh cưới… Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính tự phát còn hoạt động du lịch bài bản vẫn chưa có. Hiện làng còn khoảng 45 năm ngôi nhà cổ, bao gồm cả kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt cổ. Một số hộ đã cơi nới, sửa chữa để phù hợp với mục đích sử dụng, còn lại đều bị bỏ không do gia chủ đi làm ăn xa. Hơn 100 năm trước, làng xảy ra vụ hỏa hoạn, nhà cửa cháy thành tro. Người làng nghèo đói bỏ đi tha hương, làm thuê rồi phát triển với các nghề buôn bán, may áo vest… Khi dư dả, giàu có họ mang tiền về xây một loạt ngôi nhà, biệt thự khang trang, cùng đóng góp xây dựng cổng làng bề thế’.
Vị chủ tịch xã cho biết thêm, mặc dù địa phương rất đau đáu, muốn duy trì bảo tồn những ngôi nhà cổ còn sót lại nhưng gặp khó khăn về kinh phí. Nhiều lần xã cũng đề xuất lên huyện và thành phố nhờ hỗ trợ, bố trí các tour du lịch thăm quan làng nghề, làng cổ. Gần đây, phía huyện đã đầu tư xây dựng đường xá và một số cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách du lịch đến thăm quan được thuận tiện hơn.
Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’
Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.
" alt="Sự thay đổi của ngôi làng cổ sau 100 năm bị hỏa hoạn" />Yuko, 25 tuổi đang làm việc cho một trong những công ty lớn nhất Nhật Bản
Yuko ngồi mệt mỏi trong một quán rượu ở quận Kanda, Tokyo. 25 tuổi, cô đang là kế toán cho một trong những nhà giao dịch lớn nhất Nhật Bản.
Mỗi tuần, Yuko thường tới đây vài lần cùng với các đồng nghiệp. Phía sau cô là nhiều công chức đang ngồi ở quầy bar. Tuyến phố này là nơi đóng đô của rất nhiều doanh nghiệp huyền thoại nhất Nhật Bản. Họ trả lương cao cho nhân viên, ký hợp đồng vĩnh viễn cùng với các phúc lợi hào phóng khác. Nhưng đổi lại, những người làm công ăn lương như Yuko phải làm việc như con thiêu thân. Những quán rượu đêm chính là nơi để họ giải trí sau giờ làm.
Càng ngày những phụ nữ như Yuko càng phổ biến giữa đám đàn ông mặc vest đen. Họ là những nữ công chức trẻ có tham vọng rằng họ sẽ là thế hệ đầu tiên có được cả 2 thứ: sự nghiệp thành công và gia đình vẹn toàn.
Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản chọn đi làm thay vì chỉ ở nhà nội trợ. Con số này được ước tính là khoảng 70% - tăng một chút kể từ năm 2000. Đó cũng là kết quả của việc thay đổi định kiến, nhu cầu về thu nhập và nỗ lực của chính phủ trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động. Tuy nhiên, định kiến về giới vẫn ăn sâu trong xã hội Nhật Bản.
Yuko bắt đầu ngày mới vào lúc 6 giờ 30 phút sáng trong khu nhà ở dành riêng cho những phụ nữ độc thân của công ty. ‘Tất cả chúng tôi đều có căn hộ riêng rất đẹp và rẻ. Đó là một phúc lợi tốt’ - cô nói. Sau đó, họ ăn sáng trong phòng ăn chung, rồi bắt chuyến tàu mất hàng giờ đồng hồ để tới văn phòng.
Yuko làm việc đến 8 giờ tối thì nghỉ. Sau khi tan làm, cô thường đi chơi với các đồng nghiệp, có thể là tới nửa đêm mới ngủ. Dù vậy, cô không than phiền. Cô vẫn còn trẻ và tràn đầy năng lượng. Và bởi vì một số quản lý nam cho rằng phụ nữ có khả năng chịu áp lực và năng suất làm việc kém hơn nên cô phải cố gắng theo kịp mọi người trong tất cả các lĩnh vực.
Sau những giờ làm dài đằng đẵng là thời gian rượu chè ở những quán bar cho tới nửa đêm 80 giờ làm việc mỗi tuần là thời gian làm việc phổ biến ở đất nước này. ‘Karoshi’ là khái niệm được sử dụng để miêu tả cái chết do làm việc quá sức.
Số liệu vào năm 2017 cho biết có 190 người Nhật Bản chết do làm việc quá sức, hoặc tự tử vì những giờ làm việc mệt mỏi.
Nỗ lực nhằm xây dựng lại đất nước sau chiến tranh cùng với tinh thần luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân đã tạo nên một nền văn hoá khắc nghiệt, trong đó người lao động phải phải ngủ ít hơn, làm việc nhiều hơn và tỷ lệ người tử vong do làm việc quá sức nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Nhà kinh tế học Naohiro Yashiro nhận xét, hiện tại phụ nữ Nhật Bản đã tham gia lực lượng lao động nhiều hơn. Họ đang bị đặt vào một thế khó, đó là chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình.
Thực tế là khoảng ¾ phụ nữ độc thân làm ở cấp quản lý cho rằng sự thành công trong sự nghiệp sẽ làm họ khó tìm chồng hơn, theo một khảo sát được công bố vào năm 2018 bởi Hiệp hội Các nhà hoạch định tài chính Nhật Bản.
Văn hoá 'giao tiếp' sau giờ làm khiến những phụ nữ có gia đình khó trụ nổi ở môi trường công sở Yuko cũng có bạn trai. Cô muốn anh trở thành chồng mình, nhưng hiện anh ta đang làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm. Bạn trai cũng làm cùng công ty với Yuko và cô cũng phải sang nước ngoài làm việc một khoảng thời gian tương tự như bạn trai. Đó cũng chính là thời điểm mà cô muốn lập gia đình.
Trước đây, công ty của cô có chính sách cho phép vợ chồng cùng làm việc ở nước ngoài, nhưng chính sách này áp dụng với nữ trợ lý kết hôn với nam quản lý. Yuko đang cố gắng thuyết phục ‘sếp’ của mình thực hiện lại chính sách này, đồng thời mở rộng chính sách với đối tượng nữ quản lý. Cô lập luận rằng, nếu không thực hiện chính sách này công ty sẽ có nguy cơ mất đi những lao động toàn thời gian có năng lực như cô. Nhưng cho đến giờ, vẫn chẳng có gì thay đổi.
Có những doanh nghiệp gây áp lực để phụ nữ phải nghỉ việc ngay khi họ có bầu. Một bài viết mới đây của New York Times tiết lộ, thậm chí cả những lao động đang có nhu cầu cao ở Nhật Bản cũng bị ép phải nghỉ việc khi họ trở thành mẹ.
‘Thế hệ già hơn không thực sự hiểu điều gì đã thay đổi và những phụ nữ trẻ muốn gì. Điều đó thực sự làm tôi bực mình’ - Yuko cười gượng để làm dịu đi cảm xúc của mình.
Trước áp lực công việc quá khủng khiếp, nhiều phụ nữ giải quyết vấn đề bằng cách chọn làm bán thời gian. Giải pháp này không giúp họ giữ được công việc một cách chắc chắn, không nhận được các phúc lợi và lương bổng tốt, nhưng nó giúp họ vẫn có thời gian dành cho gia đình.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Nhật Bản, hơn một nửa số phụ nữ đang làm việc theo hình thức bán thời gian.
Nhờ các chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn của Thủ tướng Shinzo Abe, khoảng 2/3 phụ nữ trẻ đang đi làm cho biết họ muốn tiếp tục đi làm trở lại sau khi có con – tăng 11% so với năm 2014.
Mới đây, hơn 25.000 phụ nữ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu bỏ quy định phụ nữ phải đi giày cao gót ở nơi làm việc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Takumi Nemoto đã bác bỏ kiến nghị này và cho rằng quy định đi giày cao gót là ‘cần thiết và phù hợp về mặt văn hoá.
Không chỉ bị đối xử thiếu công bằng ở nơi công sở, khi về nhà, phụ nữ Nhật Bản vẫn bị đè nặng bởi công việc nhà - thứ mà họ phải làm nhiều gấp 6,5 lần ông chồng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thích tuyển nhân viên nam hơn vì họ không phải về sớm để chăm sóc con cái. Nếu một người đàn ông đề nghị được về sớm để chăm em bé, anh ta có thể bị coi là người ‘khó làm việc cùng’.
Một khảo sát mới đây của chính phủ cho biết, 1/3 người lao động Nhật Bản đã trải qua cái gọi là ‘quấy rối quyền lực’ - tức là ‘sử dụng quyền lực để hạ bệ hoặc gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần cho người khác’.
Định nghĩa về ‘quấy rối quyền lực’ bao gồm cả việc xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên. Nhưng điều này rất khó tránh khi ranh giới giữa công việc và sự riêng tư đã bị xoá mờ.
Thế hệ trẻ Nhật Bản đang hi vọng vào một sự thay đổi Hiroki Tachibana, 28 tuổi là mẫu đàn ông sẵn sàng chia sẻ việc nhà với vợ. Bây giờ, gần như mỗi tối anh đều đi ăn cùng đồng nghiệp, một phần bởi vì khu nhà ở của anh không có phòng ăn. Anh không phiền khi phải thức đêm ở quán rượu, nhưng anh không thích việc ở lại công sở muộn chỉ để trông có vẻ bận rộn.
Tachibana hi vọng mọi thứ sẽ thay đổi.
Nhưng điều gì có thể khiến văn hoá làm việc ở đất nước này thay đổi?
Phải chăng là sự cạnh tranh để giành lấy những nhân sự chất lượng cao từ các doanh nghiệp mới - những nơi mang lại sự cân bằng cuộc sống tốt hơn cho người trẻ Nhật Bản?
Norie Konishi, 30 tuổi đang là nhân viên tư vấn thương hiệu cho Amazon Nhật Bản. Trước đó, cô làm việc cho một công ty về công nghệ của Nhật Bản.
Khi tới Amazon, cô rất ngạc nhiên trước số lượng lớn các nữ quản lý. Chưa kể, ở đây, họ đề cao sự đa dạng về giới tính và sắc tộc. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện giúp mọi người lại gần nhau hơn.
Trong khi đó, chỉ có 5% vị trí quản lý cấp cao là nữ trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
Konishi cũng rất thích các chính sách của công ty, ví dụ như cho phép nhân viên tự quyết định giờ làm việc của mình, hoặc làm việc ở nhà. ‘Mọi người coi trọng thời gian riêng tư của mình. Cũng không có những áp lực như sau giờ làm phải ra ngoài uống rượu’.
Yuko - người phụ nữ vừa muốn có con vừa muốn có sự nghiệp thì cho rằng thay đổi đang diễn ra từ từ. ‘Hình ảnh người phụ nữ truyền thống đã ăn sâu vào trong văn hoá, vì thế nó gây ảnh hưởng tới chúng tôi mà chúng tôi không hề nhận ra điều đó’.
Sự thật đằng sau tin đồn geisha Nhật Bản là gái bán dâm
Một số bí mật dưới đây về geisha sẽ giúp bạn có những thông tin chuẩn xác hơn về một nghề nghiệp lâu đời ở đất nước mặt trời mọc.
" alt="Mặt tối nơi công sở Nhật Bản: Làm 80 tiếng/tuần, bị ép nghỉ việc khi mang thai" />Đường vào thôn Nà Han, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
Sau khi làm Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND, sau đó là Bí thư Đảng uỷ xã Tân Thanh trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, hiện tại ông Hoàng Văn Địa đang là Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.
Khi được hỏi chuyện, vị chủ tịch xã không ngần ngại chia sẻ về quá khứ lầm lỡ của mình.
Đầu những năm 90, khi Tân Thanh nhộn nhịp với hoạt động giao thương giữa 2 nước, vốn nhanh nhẹn, thức thời, ông Địa mở bãi trông xe. Bãi trông xe của ông đứng ra tổ chức cho xe tập kết và vận chuyển bốc xếp hàng hoá cho dân buôn. Hàng trăm chiếc xe ra vào mỗi ngày đều phải chi một khoản tiền cho ông. Không chỉ thế, Địa còn hoạt động như một tay ‘cai cửu vạn’, thu tiền của đám cửu vạn bốc vác thuê.
Bỗng dưng ngồi trên đống tiền, Địa sa ngã vào ma tuý.
Nhưng cuộc vui chẳng kéo dài được lâu. Khi chính quyền bắt đầu mạnh tay hơn, dẹp nạn đầu gấu và giải thể bãi xe của Địa, ông mất hết thu nhập, phải quay về với vợ con. Ma tuý ngốn hết của ông số tiền tích cóp được trong suốt quãng thời gian làm ‘cai’.
Hết tiền, lại nghĩ thương vợ con vất vả, ông quyết tâm cai nghiện tại nhà. ‘5 năm nghiện, còn đã đến mức độ chích chứ không phải chỉ hút, nên quãng thời gian cai quả thực là vô cùng khó khăn. Những cơn đói thuốc hành hạ mình, nhiều khi tưởng chừng có thể phát điên. Nhưng quyết tâm là ở bản thân mình. Cũng có lần sau 1 tháng dừng hút chích, tôi lại tái nghiện, rồi sau đó lại tiếp tục cai’.
Ông Hoàng Văn Địa hiện là Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ‘Sau khi cai được, tôi ở nhà đi chăn trâu, tham gia lao động sản xuất. Cùng lúc đó, tôi được chính quyền thôn, xã vận động để trở thành đồng đẳng viên với các con nghiện ở địa phương. Từng là một con nghiện nặng, tôi hiểu được cảm giác của họ, những khó khăn mà họ phải trải qua’.
‘Nhìn thấy mình từng là một con nghiện và đã cai thành công, người ta cũng cảm thấy tin tưởng hơn, rằng họ cũng có thể cai thành công được như mình’.
Được ghi nhận về sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, ông được bầu làm công an viên ở thôn, rồi sau đó bà con tin tưởng bầu ông làm trưởng thôn. Tiếp đó, ông chính thức được kết nạp vào Đảng. Đến năm 2004, ông trúng tuyển vào Hội đồng nhân dân xã với số phiếu tín nhiệm cao.
Đến năm 2006, ông trúng cử Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh. Sau khi ông Chủ tịch UBND xã mất đột ngột, ông Địa được bầu bổ sung và trúng luôn chức Chủ tịch. Năm 2011, ông được tái trúng cử chức Chủ tịch xã nhiệm kỳ 2. Đến năm 2016, ông được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã, sau đó được điều chuyển sang làm Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho đến nay.
Ông Hoàng Văn Địa (áo trắng) được bầu làm chủ tịch xã hơn chục năm nay. Chia sẻ về tình trạng nghiện ma tuý ở địa phương, ông Địa cho biết, hiện nay xã Tân Mỹ đang có số người nghiện ma tuý cao nhất huyện Văn Lãng - khoảng 70 người. Đó là số người công khai, còn một bộ phận không công khai chưa thể thống kê được.
Ở xã Tân Thanh, ông Hoàng Văn Quyến - Chủ tịch UBND xã cũng cho biết, số con nghiện thống kê được hiện nay còn khoảng 50 người. Riêng thôn Nà Han, số người nghiện còn khoảng 13-14 người.
Mặc dù vậy, đây vẫn là con số đã giảm rất nhiều so với cách đây 5-7 năm.
‘Trước năm 2016, chúng tôi vẫn thực hiện tuyên truyền, vận động người dân đi cai nghiện. Từ năm 2016, chúng tôi có những biện pháp quan tâm sát sao hơn tới các gia đình có người nghiện. Ví dụ như nhờ chủ trương của Nhà nước, người nghiện được đi uống Methadone, giúp người nghiện giảm dần liều lượng. Cũng có những người cai thành công nhờ Methadone, nhưng cũng có người chưa dứt được hẳn. Với những người vẫn còn chất ma tuý trong người, chúng tôi vận động họ đến các trung tâm cai nghiện thay vì cai tại nhà’ - ông Quyến cho hay.
Vị chủ tịch xã này cũng cho biết, Tân Thanh bắt đầu xuất hiện người nghiện từ những năm 1995-1996, từ đó kéo theo nhiều tệ nạn khác. Nhưng tín hiệu đáng mừng hiện tại là không có con nghiện mới và tệ nạn trộm cắp gần như không còn.
‘Điều quan trọng nhất là nhận thức của người dân được nâng lên nhờ công tác tuyên truyền, quan tâm hỗ trợ của nhiều cơ quan, đơn vị. Tôi cho rằng, cách thức hiệu quả nhất vẫn là làm cho người nghiện thấy họ được quan tâm, không bị xa lánh và luôn nhận được sự đồng cảm, giúp đỡ khi cần’.
Ông Hoàng Văn Làng - trưởng thôn Nà Han cho biết, hiện trong thôn vẫn còn khoảng hơn chục người nghiện. Ông Hoàng Văn Làng – trưởng thôn Nà Han tâm sự: ‘Thời kỳ cửa khẩu giao thương, thanh niên đi bốc vác kiếm được tiền triệu mỗi ngày, trong khi một gói thuốc phiện chỉ có giá 10-15 nghìn.
Sau này, nhiều gia đình có 1, 2 đứa con nghiện, ngày nào cũng dắt con đi uống thuốc. Từ năm 2015 đến nay, thôn này có khoảng 18 người đã cai nghiện thành công. Một số người đang vừa cai nghiện vừa làm kinh tế, cũng rất khá’.
Điển hình là trường hợp của anh Hoàng Văn Chính – người tự nhận là mỗi tháng vẫn còn đi uống Methadone một lần. Hiện hai vợ chồng anh đang trồng cây thông và cây keo trên 3 quả đồi, mỗi loại mấy vạn cây.
Ngoài ra, gia đình anh còn có nguồn thu nhâp từ cây hồi, mỗi năm được thu hoạch 2-3 mùa. Đàn bò của anh thỉnh thoảng lại được bán và sinh sản thêm để lúc nào cũng duy trì 8-9 con. Những lúc rảnh rỗi, anh vẫn tranh thủ đi bốc hàng để kiếm thêm thu nhập. Anh Chính tâm sự, anh cũng đã từng đi cai nghiện ở Hưng Yên, Hải Phòng, rồi sau đó lại tái nghiện. Hiện tại, anh đang cố gắng để dứt hẳn cơn, không phải dùng thuốc nữa.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, vị Chủ tịch xã Hoàng Văn Địa nói: ‘Cai thành công hay không là phụ thuộc vào quyết tâm của mình. Muốn cai thành công, hãy tự hỏi xem tại sao mình lại nghiện, rồi tìm ra động lực từ đó’.
Tình yêu hồi sinh gã nghiện từng ngủ với 2 ngàn phụ nữ
Từng nghiện rượu, ma tuý và ngủ với khoảng 2.000 phụ nữ trong gần 30 năm, người đàn ông 42 tuổi đang làm một bộ phim về cuộc đời mình.
" alt="Bước ngoặt của chủ tịch xã từng là con nghiện, đầu gấu sừng sỏ" />Vừa qua, chia sẻ của một cô gái người Mỹ trên diễn đàn nổi tiếng Reddit đã gây được sự chú ý lớn của mọi người, đồng thời cũng lôi kéo được rất đông người bàn tán, thảo luận.
Theo chia sẻ của cô gái, em gái cô đã lấy chính bạn trai cũ của cô, khiến cô vô cùng đau khổ và mệt mỏi, không đủ dũng cảm để đối mặt, chấp nhận hay đơn giản là dự đám cưới của hai người.
Ảnh minh họa. Nguyên văn đoạn chia sẻ của cô gái như sau:
"Ba năm trước, khi tôi đang học đại học và làm trợ giảng, gia sư cho sinh viên chưa tốt nghiệp, tôi đã gặp Joe, chàng trai nhỏ hơn tôi 5 tuổi. Chúng tôi đã có một cuộc tình lãng mạn cho đến khi tôi chia sẻ chuyện đó với mẹ mình.
Tôi hy vọng rằng bà sẽ vui mừng cho tôi vì đó là tình yêu đầu tiên của tôi. Chẳng ngờ, bố mẹ tôi quá bảo thủ. Ngay khi mẹ tôi biết tôi yêu người kém tuổi và người yêu tôi còn xăm mình, bà đã lập tức cấm đoán.
Bố mẹ tôi còn ra tối hậu thư cho tôi, bắt tôi hoặc bỏ Joe hoặc tôi sẽ bị đuổi ra khỏi nhà và không được chi trả tiền học phí nữa. Tôi gần như đã chọn Joe cho đến khi anh nói rằng việc học tập của tôi quan trọng hơn.
Joe nói rằng, chúng tôi luôn có thể bên nhau sau khi tôi lấy được bằng và tôi đã đồng ý với anh. Chúng tôi chia tay nhưng vẫn giữa liên lạc. Tuy nhiên, vì việc học tập, chúng tôi ít nói chuyện hơn. Sau đó, Joe tốt nghiệp và chuyển đến một thành phố khác, cách nơi tôi sống khoảng vài giờ xe chạy. Tình cờ thay, thành phố đó là nơi Allie, em gái tôi đang sinh sống và học tập.
Không lâu sau, tôi cũng lấy được bằng và chuyển đến một thành phố gần đó, nếm trải hương vị tự do và cũng tự lo mọi thứ trong đời.
Gần hai năm sau khi chúng tôi chia tay, em gái tôi Allie nói với tôi rằng con bé đang yêu say đắm một chàng trai và đã lên kế hoạch kết hôn với người đó. Cùng lúc, Allie gửi ảnh của con bé và bạn trai cho tôi xem. Đó là Joe. Vâng, chàng trai mà em gái tôi yêu say đắm lại chính là bạn trai cũ của tôi. Không thể tin vào mắt mình, tôi nhắn tin cho Joe nhưng không nhận được hồi âm.
Tôi gọi cho mẹ tôi, thế nhưng mẹ tôi nói rằng đó không phải là vấn đề gì nghiêm trọng. Quá đau khổ, tôi ném mình vào công việc, xoay sở để không phải gặp mặt gia đình mình trong mỗi kỳ nghỉ và cho rằng điều đó sẽ giúp tôi quên đi.
Thế nhưng không, mới đây, tôi phát hiện ra em gái tôi và Joe đã đính hôn. Tôi cũng nhận được thiệp mời đám cưới. Tôi thực sự không thể kiểm soát được tâm trí và tình cảm của mình. Tôi chắc chắn sẽ khóc òa khi bạn trai cũ nói câu: "Anh đồng ý" với em gái của tôi. Tôi không thể tham dự đám cưới của họ và hiện tại, tôi lại cố gắng bận rộn hết mức có thể để quên đi chuyện này.
Trong khi đó, bạn thân nhất của tôi mắng tôi là đồ khốn ích kỷ và yêu cầu tôi phải chấp nhận sự thật đau đớn này. Tôi có phải là người quá đáng không? Liệu tôi có nên dự đám cưới của em gái và bạn trai cũ không? Xin mọi người hãy cho tôi một câu trả lời".
Sau khi chia sẻ của cô gái được đăng tải, đã nhanh chóng nhận được sự chú ý. Một số người trách móc cha mẹ của cô gái, cho rằng họ đã qua thiên vị, chuyện này thực sự không công bằng với cô. Số khác lại trách người em gái, cho rằng: "Cô em gái cũng không thật thà, rõ ràng đã biết chuyện mà vẫn làm khó chị mình", đồng thời khuyên cô gái nên tham gia đám cưới, bởi vì "Tham gia chứ! Tại sao không tham gia? Cô hãy kiên cường, xinh đẹp lộng lẫy tham dự hôn lễ của họ, để họ biết rõ, cô không thèm để ý đến chuyện này".
Xao xuyến nét đẹp trong sáng của cô gái dân tộc Giáy
Hương Ly đến từ Lào Cai nhận được vô số lời ngợi khen từ phía cư dân mạng bởi nét đẹp của người con gái miền núi, vừa đơn thuần với ánh mắt trong veo, lại vừa thu hút khiến người đối diện khó lòng rời mắt khỏi.
" alt="Em gái thông báo cưới chồng, chị hốt hoảng khi biết đó là bạn trai cũ" />Ảnh: N.H.
- Sao mà lại ly hôn? Một người chồng như thế, em còn đòi hỏi gì nữa. Tính khi có thất thường thì phải có giới hạn thôi chứ.
- Nhưng anh ấy ngoại tình, anh ấy có bồ, chị bảo em phải làm sao?
Trên đời này, nếu nói chuyện gì khó hiểu nhất, khó cắt nghĩa nhất, có lẽ đó là chuyện tình cảm. Vừa nồng nàn đó sao đã nguội lạnh ngay, vừa thiết tha đó sao bỗng thành hờ hững, vừa coi nhau như tất cả đó sao giờ phũ phàng hơn cả một người dưng.
Em nói em phát hiện chồng ngoại tình bằng một tin nhắn. Mấy lần tra hỏi đều chối quanh co. Tuy có sợ hãi nhưng có vẻ như là chưa dứt khoát được, vẫn lén lút gặp nhau. Mấy lần thấy chồng nghe điện thoại rồi thái độ có vẻ kín đáo rời khỏi nhà em đều bám theo, nhưng ba bốn lần, lần nào cũng đều mất dấu.
- Em phải bắt quả tang chị ạ. Nếu không thể sống chung với nhau nữa em cũng muốn thấy tận mắt đen trắng rõ ràng. Để em xem, da mặt bọn họ dày đến cỡ nào, để coi anh còn gì để chối? Sau đó thì đường ai nấy bước, em không chịu nổi được chuyện này.
Tôi có nói với em, nỗi đau em đang trải qua, tôi chưa nếm trải nên có thể không hiểu thấu. Nhưng tìm mọi cách để bắt quả tang chồng ngoại tình thì thật sự không nên. Để làm gì đâu, nếu cuối cùng vẫn là phản bội, vẫn là tổn thương nhau. Mắt không thấy thì tim không đau. Đằng này, mắt chưa thấy mà tim đã đau đến vậy rồi, thấy chồng mình tình tứ ôm ấp nhân tình thì còn tan nát đến cỡ nào nữa.
Rất ít người ngoại tình mà dám dũng cảm thừa nhận “ờ, tôi ngoại tình đấy”. Nhưng người trong cuộc đủ hiểu tình cảm đối phương dành cho mình ít nhiều đến đâu, và tình cảm mình dành cho đối phương nặng nhẹ thế nào. Hiểu, để cân nhắc, để đối thoại, để xem còn có thể cho nhau cơ hội, còn có thể cứu vãn hôn nhân hay là buông bỏ. Tưởng dễ mà khó. Tưởng khó nhưng mà thực ra cũng dễ thôi.
Rất nhiều người, cả đàn ông và đàn bà khi biết chồng, vợ mình ngoại tình đều lên kế hoạch theo dõi nhằm bắt quả tang tại trận. Nhẹ thì thấy hẹn hò cà phê, tay nắm tay, vai kề vai, nặng thì thấy họ ôm ấp nhau trên giường. Rồi thì lao vào chửi rủa, đánh ghen ồn ào. Kết quả cuối cùng vẫn là nước mắt mình chảy xuống môi mình mặn chát. Kết quả cuối cùng vẫn là, người ta đâm mình một nhát, mình lại còn dùng dao rạch cho vết thương rộng thêm ra.
Chuyện nhân duyên vốn dĩ không thể cưỡng cầu. Khổ ít hay khổ nhiều đều do bản thân mình tự đo lường nên kéo dài hay kết thúc nhanh cho đỡ nặng nề mệt mỏi.
Người yêu mình, có đuổi họ cũng không đi. Người không còn yêu mình, níu kéo cách gì cũng không được. Chuyện rõ ràng, chỉ có thể giữ người muốn ở lại, không thể giữ người muốn ra đi. Có những sự thật, chỉ cần dùng tim cảm nhận, dùng lý trí mà phán xét chứ không cần dùng mắt để nhìn rõ mới tỏ tường.
Con đường hôn nhân cũng lắm chông chênh. Nếu muốn cùng nhau đi hết con đường dài thì chấp nhận vượt qua thương đau mà tiến tới. Nếu biết rõ phía trước là ngõ cụt rồi, thì thôi còn cố thêm một đoạn làm chi cho tốn công mất sức.
Theo Dân Trí
" alt="Bắt quả tang bạn đời ngoại tình: Đừng tự làm đau mình thêm nữa" />Thưởng thức mỳ ramen ở Nhật Bản Yaeyama Style, một nhà hàng nhỏ chuyên bán mỳ ramen ở tỉnh Okinawa, nằm trên đảo Ishigakijima, Nhật Bản, vừa đưa ra quyết định gây nhiều tranh cãi trong dư luận nước này. Không hài lòng với cách cư xử của khách nội địa, nên người chủ quyết định chỉ phục vụ khách nước ngoài.
Quán mỳ ramen gây tranh cãi khi từ chối phục vụ khách bản địa Theo ông Akio Arima, chủ sở hữu nhà hàng Yaeyama Style, dù chỉ phục vụ số lượng mỳ ramen có hạn trong ngày, nhưng không phải ai muốn tới đây ăn cũng được. Bắt đầu từ đầu tháng 7, trên trang chính thức của quán mỳ đưa ra thông báo với những khách hàng quen, cho biết, họ sẽ không còn được chào đón ở Yaeyama Style nữa do “cách cư xử tệ”.
Và dưới đây là nội dung thông báo “gây sốc”:
“Các khách hàng Nhật Bản thân mến. Trong những năm gần đây, thực khách người Nhật đang cư xử ngày một tệ hơn. Bởi vậy, chúng tôi sẽ không tiếp khách Nhật ăn tại Yaeyama Style, cho đến sau thời điểm tháng 9 tới đây”.
“Chúng tôi sẽ chỉ phục vụ du khách nước ngoài. Nhà hàng xin gửi lời xin lỗi tới thực khách Nhật Bản, những vị khách quen đã đồng hành cùng Yaeyama Style nhiều năm qua, và mong sự hợp tác từ quý khách. Hiện chúng tôi đang cân nhắc có tiếp tục phục vụ thường xuyên hay không, sau tháng 10 tới đây”.
Bên ngoài của cửa hàng mỳ ramen Dù bản thông báo đang “gây bão” trong dư luận Nhật Bản, nhưng ông Akio Arima vẫn cho rằng đã quyết định đúng đắn. Ông cho biết không muốn đón tiếp những vị khách đồng hương có hành vi thô lỗ, đơn giản như việc từ chối tuân thủ nguyên tắc của nhà hàng. Trong khi đó, khách nước ngoài khi tới đây lại chưa xảy ra sự cố nào tương tự.
Theo tờ SoraNews24, quán mỳ Yaeyama Style có không gian ngồi khá hạn chế. Một số khách Nhật Bản mang theo đồ uống từ bên ngoài tới đây thưởng thức, hoặc đưa thêm trẻ em vào quán – điều mà Yaeyama Style không cho phép, khiến chủ quán không hài lòng.
'Cây cầu sống' đan bằng rễ cây, tồn tại cả trăm năm vẫn dùng tốt
Những cấu trúc từ rễ cây đại thụ kết lại thành 'cây cầu sống' treo lơ lửng bằng ngang qua sông, tạo thành kiệt tác nghệ thuật của thiên nhiên. Tồn tại hàng trăm năm nay, cầu vẫn dùng tốt.
" alt="Nhà hàng gây tranh cãi chỉ phục vụ khách nước ngoài, từ chối khách bản địa" />
- ·Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
- ·Nam Ngư nước mắm cốt
- ·Hoa hậu Pháp đầu trọc lội ngược dòng ngoạn mục ở Miss Grand International
- ·Ghé quán 'chuẩn Michelin' ở Đà Nẵng, khách Hàn ‘choáng’ với món ngon 10.000 đồng
- ·Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
- ·Đằng sau đám cưới gần 4 tỷ của cô nàng thất nghiệp
- ·Dàn hot girl chạm mốc 30 có ngoại hình ‘hack tuổi’
- ·Truyền thuyết đằng sau món 'mỳ qua cầu' nổi tiếng của Vân Nam
- ·Nhận định, soi kèo Fortuna Mfou vs Gazelle, 22h00 ngày 27/3: Khách tự tin
- ·Nữ doanh nhân 7 năm sống hạnh phúc bên người chồng kém 30 tuổi
Những người bị bệnh bạch tạng ở đất nước Tanzania đang bị ‘săn lùng như động vật quý hiếm’ vì lòng tham của con người. Thậm chí, lòng tham còn khiến nhiều gia đình tan nát vì người thân chính là những kẻ mang họ đi bán cho những người có tiền và có quyền lực nhất quốc gia châu Phi này.
Ở đây, người ta tin rằng các bộ phận cơ thể của người bị bạch tạng sẽ mang lại sự giàu có, may mắn, và vì lẽ đó mà người ta sẵn sàng trả số tiền 3.000-4.000USD cho một cánh tay, thậm chí là 75.000USD cho ‘cả set’ – tức toàn bộ cơ thể.
Chính vì thế, những người bị bạch tạng thường xuyên bị tấn công bởi những người chuyên đi chặt tay chân – một hành động khiến nạn nhân bị tật nguyền hoặc chết.
Bệnh bạch tạng là tình trạng di truyền gây ra do không có sắc tố da, tóc và mắt. Cứ 1.400 người Tanzania thì có 1 người mắc căn bệnh này. Nguyên nhân thường là do sự giao phối giữa những người có quan hệ huyết thống gần nhau ở các khu vực vùng sâu vùng xa.
Ở các nước phương Tây, căn bệnh này chỉ xuất hiện ở 1/20.000 người.
Tính đến nay đã có 74 vụ giết người và 59 người sống sót sau các vụ tấn công. Nhưng thậm chí, người chết đi cũng không được an toàn: có 16 ngôi mộ đã bị cướp.
Josephat Torner cho biết, chính người thân trong gia đình là thủ phạm trong một số vụ tấn công người bạch tạng Trường hợp gần đây nhất là cô bé Pendo Emmanuelle Nundi, 4 tuổi bị bắt cóc ngay tại nhà hồi tháng 12 năm 2018.
Bố và bác cô bé đều bị bắt giữ do liên quan đến sự mất tích của cô bé, nhưng mặc dù phần thưởng 1.130 bảng Anh được đưa ra cùng với lời hứa giải quyết nhanh chóng từ cảnh sát, cô bé vẫn chưa được tìm thấy.
Các tổ chức từ thiện đang làm việc ở khu vực này không bày tỏ nhiều hi vọng cô bé sẽ quay về an toàn, nhưng sau khi nghe câu chuyện của những người sống sót, thì có vẻ như đó cũng là cái kết của cô bé.
Mwigulu Matonange chỉ mới 10 tuổi vào năm cậu bị tấn công bởi 2 người đàn ông khi đang đi bộ từ trường về nhà cùng 1 người bạn.
Chúng chặt mất cánh tay trái của cậu bé trước khi biến mất vào rừng cùng với chiến lợi phẩm.
‘Tôi bị giam giữ như một con dê sắp bị xẻ thịt’ – cậu chia sẻ sau vụ tấn công vào tháng 2 năm 2014.
Trong trường hợp của Mwigulu, 2 kẻ tấn công là những người lạ, những người mà cậu chưa từng gặp bao giờ.
Nhưng trong vụ việc của Pendo, nghi ngờ là có thể hiểu được khi nửa tiếng sau, bố cô bé mới báo cáo sự việc, mặc dù có những người hàng xóm có thể giúp đỡ ngay khi cô bé bị bắt đi.
Không chỉ có cha mẹ bán con. Một người phụ nữ 38 tuổi mắc bệnh bạch tạng cũng từng bị tấn công bởi chính người chồng và 4 người đàn ông bằng dao rựa khi cô đang ngủ hồi tháng 2 năm 2013 – báo cáo của Liên Hợp Quốc cho hay.
Cô con gái 8 tuổi là người chứng kiến cảnh bố mình rời khỏi phòng ngủ, và trong tay ông ta là cánh tay của người mẹ.
Sau khi bị tấn công, người bạch tạng thường bị mất tay, chân hoặc bị giết Những người mắc căn bệnh này ở Tanzania vô cùng sợ hãi sức hấp dẫn của hàng trăm đô la – một số tiền gấp 3 lần mức lương tối thiểu ở đất nước này – đang đe dọa tính mạng của họ, thậm chí là từ chính người thân trong nhà.
‘Cha mẹ là người liên quan tới việc lên kế hoạch tấn công. Chúng ta đang chiến đấu trong cuộc chiến nào đây khi mà cha mẹ và người thân lại làm vậy? Chúng ta có thể tin tưởng vào ai?’ – Josephat Torner, người vận động vì quyền của người bạch tạng, đặt câu hỏi.
‘Bạn không biết ai là kẻ thù của mình’.
Bản thân Josephat cũng bị bạch tạng. ‘Những người bạch tạng bị săn lùng và giết bỏ để lấy các bộ phận cơ thể, vì người ta muốn trở nên giàu có’. ‘Chúng tôi vẫn đang sống trong nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra là tại sao? Tại sao lại là bây giờ? Và ai đứng đằng sau những vụ giết người này?’.
Josephat – người phải chịu những rủi ro vì công việc của mình và từng bị tấn công vào năm 2012, chia sẻ: ‘Người ta bán các bộ phận cơ thể với giá cao. Vì vậy, có những con cá to đứng phía sau’.
‘Đó có thể là các chính trị gia’.
Những nghi vấn của Josephat được ủng hộ bởi Peter Ash, một người Canada thành lập tổ chức từ thiện Under the Same Sun vào năm 2009.
‘Ở một đất nước như Tanzania – quốc gia nghèo thứ 25 thế giới, những người duy nhất có nhiều tiền mặt là các chính trị gia hoặc các doanh nhân giàu có’ – ông nói.
Nhưng dù họ có là ai đi chăng nữa thì những người bỏ tiền ra mua ‘món hàng’ đặc biệt này rõ ràng đều rất có quyền lực.
Chỉ có 10 người từng bị đưa ra xét xử vì tham gia vào các vụ tấn công hoặc giết người bạch tạng, nhưng không ai trong số đó là người mua.
‘Người duy nhất bị kết tội là những kẻ đâm thuê chém mướn. Nhưng họ không bao giờ nói tên khách hàng, ngay cả với những kẻ bị kết án tử hình. Chưa có một khách hàng nào được nêu tên’.
Cô bé Pendo Sengerema, 15 tuổi bị tấn công hồi tháng 8 năm ngoái Các nhà vận động cho biết, có những thời điểm các vụ tấn công diễn ra dày đặc hơn. Đó là khi cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào khoảng tháng 10. Đó cũng là một trong những thời điểm nguy hiểm nhất với người bạch tạng.
Liên Hợp Quốc từng cảnh báo các nhà vận động chính trị ở nước này đang tìm đến những tay ‘đồ tể’ để giúp mình chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 8.
‘Những người bị bạch tạng phải đi trốn khi có bầu cử diễn ra’ – Peter nói.
Josephat nói thêm: ‘Năm nay, chúng tôi cũng sẽ có bầu cử. Từ năm ngoái, chúng tôi đã thấy các cuộc tấn công và giết người’. Và số lượng tăng lên đáng kể.
Trong suốt 11 ngày bầu cử năm ngoái, có 3 cuộc tấn công và 2 cuộc tấn công bất thành với người bạch tạng ở Tanzania.
Một thanh niên được cho là khoảng 20 tuổi bị phát hiện đã chết trong tư thế nằm trên cỏ, cơ thể bị cắt xén ở khu vực ngoại ô Dar Es Salaam. Ngày hôm sau, một bà mẹ 7 con bị tấn công ở khu vực Tabora và bị chặt mất 1 cánh tay.
Trước đó vài ngày, cô bé Pendo Sengerema, 15 tuổi bị tấn công khi đang ăn tối ở nhà cùng gia đình. Chúng chặt đứt cánh tay phải của cô bé trước khi chạy vào bóng tối.
Theo tổ chức Under the Same Sun, kẻ tấn công đã nhận được đơn đặt hàng từ một khách hàng giàu có nói rằng cánh tay của cô bé trị giá 600USD.
Vụ tấn công khiến Pendo khiếp đảm và cầu xin được đưa ra khỏi ngôi làng. ‘Cháu đang xin cảnh sát chuyển cháu tới một nơi an toàn và bảo vệ cho cháu. Bởi vì những kẻ xấu có thể quay lại để giết cháu’ – cô bé van xin.
Những đứa trẻ bạch tạng sống trong khu vực an toàn suốt nhiều năm mà không có bố mẹ Nơi an toàn mà cô bé nhắc đến là các trung tâm nằm rải rác trên khắp đất nước – nơi mà nhiều người bạch tạng đang sinh sống bên trong các khu nhà ở với những bức tường cao được xây lên để bảo vệ tính mạng cho họ.
Những trung tâm này được xây lên sau khi các vụ tấn công bùng phát.
‘Đó là một giải pháp ngắn hạn’ – Peter nói. ‘Nhưng không có kế hoạch dài hạn nào cả’.
Vài năm sau, chúng vẫn tồn tại, và bây giờ chúng không còn chỉ dành cho bọn trẻ. Người lớn cũng được đưa tới đây.
‘Có những đứa trẻ ở đó đã 7 năm mà không về thăm gia đình. Những đứa trẻ lớn lên mà không có sự chăm sóc của cha mẹ’ – Josephat nói.
Nhiều đứa trẻ bạch tạng không dám đến trường Có vẻ như chính phủ Tanzania bắt đầu vào cuộc sau khi dấy lên nhiều chỉ trích xung quanh vụ tấn công bé Pendo.
Harry Freeland – người đã dành 7 năm đi theo Josephat và những người bạch tạng khác để thực hiện bộ phim tài liệu ‘In the Shadow of the Sun’ – thì thận trọng hơn. Ông cho rằng một khi chưa có kết quả cụ thể thì không thể kết luận là những động thái của chính phủ có hiệu quả hay không.
‘Mặc dù có hi vọng nhưng chúng tôi cũng từng nghe thấy những tuyên bố như thế này trước đây’.
Tuy nhiên, lần này chính phủ đang chú trọng vào việc giáo dục. Trong đó có những việc mà Josephat đã làm nhiều năm nay: mạo hiểm tính mạng của mình để đi tới những ngôi làng xa xôi giải thích cho người dân hiểu rằng người bạch tạng không phải là ma quỷ, mà họ là những con người và cơ thể họ không mang lại may mắn.
Anh hi vọng những gì mình nói sẽ đến được với nhiều người hơn, cùng với sự lan tỏa của bộ phim tài liệu mà Harry đã làm.
‘Tại sao chúng tôi lại bị đe dọa ở chính đất nước mình chỉ vì màu da? – anh đặt câu hỏi.
‘Chúng tôi đang sống như những người tị nạn. Chúng tôi bị đánh giá bởi màu da của mình. Cái mà chúng tôi muốn là quyền được sống. Đó là quyền cơ bản nhưng chúng tôi đang bị khước từ’.
‘Tôi muốn sống như cách mà những người khác đang sống’.
Nguyễn Thảo (Theo Daily Mail)
" alt="Kinh hoàng nạn săn người bạch tạng ở châu Phi mỗi mùa bầu cử" />Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn được vinh danh trong chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019, với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8. Ảnh: Trần Thường
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn sinh năm 1940, năm nay đã 79 tuổi. Chỉ học hết lớp 7 nhưng nhờ tinh thần tự học, năm 18 tuổi ông đã trở thành thầy giáo trường làng. Sau đó vì làm tốt, ông tiếp tục được phân công giảng dạy môn Văn – Lịch sử ở Trường cấp 2 Liên Sơn (nay là Trường Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh).
Năm 1963, thực hiện lời Bác Hồ dạy ‘Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân’, thầy trò ông đi trồng cây. Khi tổng kết, thấy việc trồng cây tốt quá và thấy cần làm nhiều việc tốt nữa cho quê hương, đất nước, ông đã phát động ở địa phương phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’.
Sau đó, phong trào tiếp tục lan tỏa ra thiếu nhi miền Bắc, rồi thiếu nhi miền Nam. Ông đã đi từ Cao Bằng tới Cà Mau để nhân rộng phong trào.
Ông còn nhớ rõ mồn một kỷ niệm Bác Hồ về thăm ngôi trường của thầy trò ông. ‘Bác khen các đồng chí làm nghìn việc tốt, thế là rất tốt. Cần làm nghìn việc tốt góp sức cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ đó sáng kiến nở như hoa’.
Khi đang dốc lòng dốc sức cống hiến cho nhân dân, đất nước, ông nhận được tin dữ: mình mắc bệnh phong. 'Ngày ấy, bệnh phong vẫn còn bị người ta kỳ thị ghê lắm'. Các ngón tay của ông bắt đầu co lại, không có cảm giác. Ban giám hiệu khuyên ông nên đi điều trị.
Đến Bệnh viện Bạch Mai gặp bác sĩ, ông cũng bắt gặp những gương mặt quen thuộc trong đám sinh viên thực tập, vì họ từng là những học trò xuất sắc của ông. ‘Lúc đó, tôi ngượng lắm. Và tôi làm một bài thơ tặng bác sĩ. Bác sĩ nói với tôi rằng lúc này mà cậu còn làm thơ được thì nhất định cậu sẽ chiến thắng’.
Vào Trại phong Quỳnh Lập, ngày đầu tiên một người bạn hỏi ông ‘vào đây thấy thế nào?’, ông đáp ‘tuyệt vời lắm’. Nhưng thực ra đêm hôm trước ông đã khóc, không ngủ được. Ông vẫn nhớ khoảnh khắc sáng sớm hôm ấy, ông ra bờ biển ngắm bình minh trên biển Quỳnh Lập. Ông nghĩ ‘đã có bình minh thì có cuộc sống…’.
Thầy giáo Thìn suốt đời gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: NVCC Trong suốt 4 năm ở trại phong, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Ở trại phong, ông chứng kiến những cảnh đời cô quạnh. Đã bị cụt tay, cụt chân, người bị bệnh phong còn không dám về quê mà phải ở lại đây cho đến chết.
Chứng kiến những đứa trẻ theo bố mẹ vào trại phong, không được học hành, ông thấy thương cảm vô cùng. Thế rồi, ông nảy ra ý tưởng tổ chức lớp học tình thương trong trại để cho các cháu con chữ. Được ban giám đốc trại cho phép, Trường học Lê Văn Tám từ đó ra đời. Ông tự nhủ mình phải sống, để các em được học hành và làm những việc có ý nghĩa.
Không những thế, ông còn tập hợp tất cả những ai từng là giáo viên, học sĩ… những người có kiến thức đang điều trị tại đây để mời tham gia giảng dạy.
‘Tôi chọn cách sống nhìn xuống chứ không nhìn lên. Nhìn xuống để thấy nhiều người khổ hơn mình mà người ta vẫn sống được, thì tại sao mình phải tuyệt vọng. Tôi là người bồi dưỡng em Lê Văn Đắc – người bị địch chặt cụt 2 tay – để báo cáo điển hình Đại hội Chiến sĩ Thành cổ tỉnh Quảng Trị. Tôi rất cảm phục cậu bé ngậm bút vào miệng rồi kẹp bút vào chân để viết. Một đứa trẻ còn có nghị lực tuyệt vời như thế thì mình mới bị hỏng tay thôi, có gì mà thất vọng’.
Sau 4 năm điều trị, thầy giáo Thìn trở về ngôi trường cũ, tiếp tục đứng lớp và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Ông đã có hơn 30 sáng kiến, đề tài khoa học các cấp. Trong đó, có 4 đề tài được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Lúc này, phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’ của ông cũng đã lan toả trên khắp cả nước.
Là người khuyết tật, đôi bàn tay đã hoàn toàn toàn không còn cảm giác, không còn xòe ra được, ông Thìn vẫn cầm bút gõ máy tính và tiếp tục sáng tác thơ, văn và viết báo, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội ở địa phương. Ông đã viết và in được 3.000 trang sách, hàng trăm bài báo.
Năm 1991 về nghỉ hưu, ông được nhân dân giao cho chức Trưởng Ban Tuyên truyền, vận động xây dựng lại đền Đô - Di tích Quốc gia thờ 8 vị vua nhà Lý - nơi ấy Bác Hồ từng thắp hương cho các đức Vua và nói chuyện với bà con nhân dân.
Thầy giáo Thìn có đóng góp lớn trong việc xây dựng lại di tích đền Đô (Bắc Ninh). Ảnh: VOV2 30 năm qua, giữ cương vị Trưởng ban Tuyên truyền, ông Thìn cùng nhân dân đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại đền Đô - bây giờ là Di tích Quốc gia đặc biệt. Với mong muốn làm tốt trọng trách được giao phó, ông hăng say viết sách, làm phim, hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên bởi vì ‘Một lời nói với du khách là truyền cả hồn quê, hồn nước, tình người, niềm tin yêu con người vào cuộc sống, để vinh danh hào khí Thăng Long, thời đại Hồ Chí Minh’.
Cách đây 4-5 năm, ông vẫn còn đang là hướng dẫn viên ở đền Đô. Không thể đánh máy bằng tay, ông dùng bút bi để gõ bàn phím, viết tiếp những trang sử về đền Đô để các thế hệ mai sau hiểu và trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
Ông cũng là tác giả cuốn tự truyện ‘Chuyện cuộc đời’ và viết tập thơ ‘Bình minh đến sớm’, tuyển tập ‘Nghìn việc tốt – Chuyện kể ở Tam Sơn’. Thầy giáo Thìn cũng là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến được vinh danh trong Chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn đã được Nhà nước trao tặng những phần thưởng và danh hiệu cao quý:
- Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985)
- Được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1988)
Thầy giáo Toán 9X điển trai hút gần một triệu fan trên mạng
Ôn Đông (27 tuổi, đến từ Trung Quốc) là giáo viên dạy Toán tại một trường cấp 3. Nhờ tham gia chương trình truyền hình, anh hiện có tới gần một triệu người theo dõi.
" alt="Thầy giáo làng vượt qua nỗi đau bệnh phong làm nghìn việc tốt" />Cặp đôi xuất hiện tại chương trình
Lâm Khánh Chi không ngại tiết lộ, sau 2 tháng quen nhau thì cặp đôi đã có một đêm lãng mạn tại Đà Lạt. Tuy nhiên, để có được đêm đó, Phi Hùng đã phải chờ đợi đến gần 1 tuần. Với lý do bận quay MV và sức khoẻ không cho phép, Lâm Khánh Chi cứ lần lữa mãi.
Có lẽ vì ‘đầu không xuôi’ nên ‘đuôi cũng chẳng lọt’, đến bây giờ khi đã kết hôn nên duyên vợ chồng, Phi Hùng vẫn luôn bị Khánh Chi thất hẹn. ‘Nhiều hôm đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng Chi lại viện lý do mệt vì công việc, sáng mai dậy sớm...”, anh chồng ‘ấm ức’ kể.
Để ‘đảm bảo’ quyền lợi, Phi Hùng đã không ngại nhờ MC Quốc Thuận - Hồng Vân làm chứng khi Lâm Khánh Chi hứa ‘chiều chồng’ hơn.
Sau những phút cười vui, Lâm Khánh Chi cũng tiết lộ những sự thật mà cô chưa từng kể với bất cứ ai: ‘Nhiều người nhìn vô, nghĩ rằng Chi rất giàu. Nhưng ngay thời điểm này, 7 - 8 tỉ hết trơn mà còn nợ mấy trăm triệu’.
Vợ chồng Khánh Chi - Phi Hùng Nữ ca sĩ chia sẻ, sau khi làm liveshow lỗ gần 2 tỉ, cô lâm vào cảnh nợ nần. Đây cũng là khoảng thời gian Khánh Chi rơi vào lưới ái tình cùng Phi Hùng.
Thời điểm đó, có tin đồn Phi Hùng quen Lâm Khánh Chi là vì tiền. Tuy nhiên, anh lại chính là người cùng cô đi qua những tháng ngày ở đáy sự nghiệp. Khi biết được hoàn cảnh của Lâm Khánh Chi, Phi Hùng còn có ý định về nhà vay tiền mẹ để Chi trả nợ.
Mặc dù đang trong cơn khủng hoảng nhưng nữ ca sĩ không đồng ý điều đó. Cô chỉ thực sự yên tâm khi chồng nắm tay cô và nói: ‘Nếu mắc nợ thì hai vợ chồng mình cố gắng làm kiếm tiền trả nợ chứ đâu có gì đâu em’.
Vợ chồng Lâm Khánh Chi - Phi Hùng gắn bó với nhau từ đó. Nữ ca sĩ còn tiết lộ, kể từ khi quen mình, chồng chưa rời mình nửa bước. Anh từ bỏ các cuộc tiệc tùng cùng bạn bè để ở bên vợ, chỉ khi có vợ anh mới đi cùng bạn bè.
Vợ trẻ bất ngờ vì đang ‘cao trào’ chồng đòi ăn chè đỗ đen
Cặp vợ chồng lệch tuổi đem đến cho khán giả những tràng cười nghiêng ngả khi chia sẻ các câu chuyện, tình huống hài hước sau khi kết hôn.
" alt="Vợ chồng son tập 305: Chồng Lâm Khánh Chi lần đầu chia sẻ chuyện ‘chăn gối’" />“Thác máu” từng là địa danh bí ẩn, nằm trong thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực Điểm nổi bật của dòng thác này là chúng rất lạnh, siêu mặn và có màu đỏ như máu. Năm 1911, khi 'Thác máu' được phát hiện ra, người ta cho rằng màu đỏ tạo nên do một loại tảo.
Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng chất sắt ngầm dưới hồ nước mặn bị sông băng lấn chiếm bao phủ cách đây 1,5 triệu năm trước. Nhiệt độ nước trung bình -17 độ C, độ mặn cao gấp 2-3 lần so với nước biển thông thường nên không thể đóng băng.
Thác máu xuất hiện từ khe nứt của sông băng Taylor vào mùa hè khi nhiệt độ ở Nam Cực ấm lên Hình ảnh bên dưới sông băng đã giải quyết bí ẩn năm xưa, cho thấy mạng lưới phức tạp của các dòng sông ngầm, hồ nước ngầm. Tất cả đều chứa đầy nước muối cao giàu chất sắt, làm nước có màu đỏ đặc biệt.
Vào mùa hè, khi nhiệt độ ở Nam Cực ấm lên khiến nước hồ trồi lên. Đó cũng là lý do khiến chúng ta thấy “Thác máu” kỳ lạ tuôn chảy.
Đây là dòng thác siêu mặn giàu chất muối, khiến nước có màu đỏ đặc biệt Bên trong mẫu nước có cả một hệ sinh thái gồm các loại vi khuẩn sinh sống tại đó từ thiên niên kỷ trước trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ cực thấp, ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua lớp băng dày nhiều tầng của sông băng Taylor. Chỉ có chất sắt và lưu huỳnh là năng lượng cơ bản nuôi sống vi khuẩn cổ tồn tại hàng triệu năm nay.
Báo nước ngoài chọn Trấn Quốc là ngôi chùa đẹp hàng đầu thế giới
Kiến trúc độc đáo, ý nghĩa lịch sử quan trọng, thiên nhiên thơ mộng... đã góp phần đưa Trấn Quốc có mặt trong top 20 ngôi chùa đẹp nhất thế giới trên trang 'National Geographic'.
" alt="'Thác máu' như trong phim kinh dị ở Nam Cực" />
- ·Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
- ·Hoa hậu Pháp đầu trọc lội ngược dòng ngoạn mục ở Miss Grand International
- ·Tình yêu của vợ chồng U90 trong quán sửa xe ở Quảng Trị
- ·Top xe bán tải tháng 5: Doanh số Ford Ranger giảm sâu nhất phân khúc
- ·Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’
- ·Nghe tiếng vó ngựa lóc cóc trên con đường đá cuội ở Cuba
- ·4 điểm hút khách của ÊMM Hotels & Resorts
- ·Dàn hot girl đam mê tốc độ: Người là cảnh sát, kẻ là rich kid xứ Huế
- ·Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới
- ·Mẹ chồng tương lai dúi vào tay món quà, tôi lặng người khi thấy thứ ở bên trong