
- Chiều ngày 26/4, Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã quyết định tạm đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo đánh học sinh bầm tím tay chỉ vì làm thiếu bài tập. |
Những vết bầm tím trên cánh tay cháu Y vì bị cô giáo dùng thước đánh. |
Cùng với việc đình chỉ cô giáo Châm vì đánh cháu Y (học sinh lớp 5), ông Nguyễn Minh Tiệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường đã bố trí một giáo viên khác đứng lớp thay.
Nhà trường vẫn đợi thông tin xác minh, điều tra và kết luận của các cơ quan chức năng để đưa ra hình thức xử lý kỷ luật cuối cùng.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Mạnh Thắng, bác của cháu Y chia sẻ, qua sự việc này, gia đình mong muốn cô Châm thay đổi phương pháp vì không chỉ cháu Y mà còn nhiều học sinh khác.
“Đành rằng có nhiều áp lực vì thành tích nhưng cô giáo đánh học sinh là hành vi phản giáo dục. Quan điểm của gia đình không muốn đẩy cô vào đường cùng và muốn cho cô Châm một cơ hội sửa sai nếu cô nhìn nhận ra sai lầm và cam kết có trách nhiệm”.
 |
Ảnh: Gia đình cung cấp. |
Trước đó, như VietNamNet đưa tin, chỉ vì không làm đủ bài tập, cháu Y, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh tím bầm tay.
Phẫn nộ trước hành xử của cô giáo Châm, người nhà cháu Y đã đăng tải những hình ảnh đôi tay của cháu bị giáo viên chủ nhiệm đánh tím bầm tay vì không làm đủ bài tập lên mạng xã hội.
Theo phía gia đình, sau khi sự việc xảy ra, cô giáo chủ nhiệm đã đến xin lỗi gia đình và nhận mình sai, tuy nhiên thái độ không cầu thị bởi cô vẫn nói do cháu Y có lỗi vì đã không làm hết bài tập.
Ông Nguyễn Minh Tiệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mễ Trì sự việc xuất phát từ buổi làm bài trên lớp, cháu Y nói dối đã làm xong hết bài tập. Tuy nhiên, khi kiểm tra, thấy có bài vẫn chưa làm, do nóng nảy, cô Châm đã cầm thước vụt vào tay cháu Y.
Nhà trường cũng đã họp Ban giám hiệu và yêu cầu cô giáo Châm đọc bản tường trình trước toàn thể hội đồng. Ông Tiệp cho hay trong cuộc họp, cô Châm tỏ ra ăn năn hối lỗi. Cô cũng mong muốn nhà trường và gia đình thứ lỗi do một phút nóng nảy đã không kiềm chế được hành động của mình và hứa sẽ không tái phạm và tự đưa ra hình thức kỉ luật buộc ra khỏi lớp nếu tái phạm.
Ông Tiệp cho biết quan điểm nhà trường là không bao che, cô giáo có lỗi phải nhận lỗi. Tuy nhiên, ông Tiệp cũng chia sẻ sự tiếc nuối khi cô Châm là một giáo viên rất nhiệt tình, năng nổ, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi các cấp. “Có thể vì quá muốn các con chăm chú làm bài tập để đạt kết quả cao nhưng cách xử lý của cô là thái quá”.
Thanh Hùng
" alt="Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh bầm tím vì làm thiếu bài tập"/>
Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh bầm tím vì làm thiếu bài tập
Văn bản này nêu rõ, qua giám sát việc triển khai thực hiện Luật Giáo dục Đại học, Thường trực Ủy ban nhận được phản ánh, kiến nghị của một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) về việc cấp bằng kỹ sư đối với các khóa học đã tuyển sinh trước khi Luật số 34 (Luật Giáo dục Đại học sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.Theo đó, hiện một số cơ sở GDĐH băn khoăn về Thông tư 27/2019 của Bộ GD-ĐT, trong đó quy định nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng GDĐH chưa rõ.
Có cơ sở GDĐH nhận được chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT là từ ngày 1/3/2020 cấp bằng cử nhân cho người tốt nghiệp các chương trình đào tạo trình độ ĐH có khối lượng học tập dưới 150 tín chỉ. Việc này áp dụng chung cho tất cả các chương trình đào tạo kỹ sư, kể cả các chương trình đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Luật số 34, Nghị định 99 có hiệu lực thi hành.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thường trực Ủy ban nhận thấy Luật số 34 có quy định về hệ thống văn bằng GDĐH gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Luật này giao trách nhiệm cho Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng GDĐH, quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù và không có quy định chuyển tiếp hoặc hồi tố về nội dung này.
Do vậy, nội dung văn bản hướng dẫn thi hành cũng như văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan có thẩm quyền cũng không được vi phạm vào nguyên tắc không hồi tố.
Nhưng Điều 152 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Chỉ trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.
Đồng thời, luật cũng nghiêm cấm việc quy định hiệu lực trở về trước với các trường hợp: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; Và quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Vì vậy, đối với trường hợp cơ sở GDĐH đã thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo chương trình đào tạo cũ trước khi Luật số 34 có hiệu lực thi hành thì vẫn được tiếp tục thực hiện đào tạo, cấp văn bằng tốt nghiệp theo quy định cũ. Các trường hợp tuyển sinh, tổ chức đào tạo sau ngày Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 phải thực hiện theo quy định mới.
Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Bộ GD-ĐT có văn bản báo cáo, trong đó thể hiện rõ quan điểm của Bộ về nội dung này. Đồng thời, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể và thống nhất trong toàn hệ thống về việc cấp bằng trình độ tương đương và nội dung chính ghi trên văn bằng tốt nghiệp các trình độ đào tạo chuyên sâu, đặc thù, trình độ tương đương đối với các trường hợp đã tuyển sinh và đào tạo trước thời điểm Luật số 34 có hiệu lực thi hành, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quyền lợi sinh viên.
Thanh Hùng

Hơn 255 nghìn thí sinh từ bỏ 'cuộc đua' đại học, cao đẳng
Năm 2020, cả nước có hơn 895 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có hơn 640 nghìn em đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.
" alt="Uỷ ban Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục xem lại việc cấp bằng cử nhân thay kỹ sư"/>
Uỷ ban Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục xem lại việc cấp bằng cử nhân thay kỹ sư
Bà Melinda Gates từng thất vọng khi nhận ra rằng trong những hành động vô thức của mình với các con có sự thành kiến giới tính mà bà vẫn đấu tranh để xóa bỏ.
|
Bà Melinda Gates và con trai Rory Gates |
Dưới đây là những chia sẻ của bà nhân dịp sinh nhật con trai:
Khi con trai tôi Rory được sinh ra, tôi đã dành rất nhiều thời gian để tưởng tượng xem sinh linh bé nhỏ này sẽ trở thành người như thế nào khi lớn lên. Bây giờ, khi thằng bé 18 tuổi, tôi đã có câu trả lời của mình.
Rory là một chàng trai đầy lòng trắc ẩn và tò mò. Thằng bé thông minh, khả năng đọc tốt và có những thông tin sâu sắc về nhiều vấn đề mà mình quan tâm. Rory cũng là một cậu con trai tuyệt vời và là một người anh em tốt. Nhưng một trong những điều làm tôi tự hào nhất ở Rory là một thằng bé là một người đấu tranh vì nữ quyền.
Tôi thậm chí không chắc rằng “người hoạt động vì nữ quyền” là từ mà tôi sẽ chọn để miêu tả về bản thân khi tôi 18 tuổi. Thành thực mà nói, nó không nằm trong những vấn đề mà tôi quan tâm lúc đó.
Bố mẹ tôi dạy rằng chị em gái tôi có thể làm được bất cứ việc gì mà các anh em trai làm được, nhưng bình đẳng giới không phải là thứ mà chúng tôi nói quanh bàn ăn. Họ tập trung nhiều vào việc cho chúng tôi sự tự tin để bay xa, hơn là bàn về những rào cản có thể giữ chân chúng tôi lại.
Tất nhiên, bất cứ ai đã từng làm cha mẹ sẽ đều không ngạc nhiên khi nói rằng thực tế trong gia đình chúng ta không phải lúc nào cũng như những lý tưởng mà chúng ta đặt ra. Tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc cách đây vài năm khi tôi nhận ra rằng tôi đã đề nghị thằng bé đi đổ rác chứ không phải là các chị em gái của thằng bé – một nhiệm vụ mà các nghiên cứu cho thấy thường được giao cho các bé trai nhiều hơn bé gái.
Tôi cũng thất vọng khi nhận ra rằng tôi thường đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho con gái về việc giữ gìn phòng ngủ sạch sẽ. Đó là những việc nhỏ, nhưng đó chính là những kiểu hành vi vô thức góp phần vào việc làm nên những định kiến của xã hội, rằng đàn ông nên làm việc nặng nhọc hơn, còn phụ nữ thì nên dọn dẹp nhà cửa tốt hơn.

|
Rory Gates trong ngành sinh nhật khi còn nhỏ |
Sau 18 năm trò chuyện, quan sát và qua những hành động hằng ngày, Rory đã chứng minh được rằng bình đẳng giới là thứ đáng để đấu tranh. Khi chúng tôi trò chuyện về những vấn đề này quanh bàn ăn, thằng bé (và bạn bè) có rất nhiều điều để nói.
Tuy nhiên, có một ký ức đặc biệt mà tôi luôn giữ trong tim mình. Đó là mùa hè cách đây 2 năm, Rory và tôi có một chuyến đi tới Đông Phi – chỉ có hai mẹ con tôi – để xem một số công việc mà quỹ của chúng tôi đang làm ở Malawi.
Ở đó, tôi đã gặp một nhóm đàn ông đang ngồi với nhau để thay đổi những thành kiến về giới trong cộng đồng của họ. Họ nói một cách đầy tự hào về cách mà họ đã phá vỡ định kiến, bằng cách chia sẻ việc nhà với vợ, cùng nhau quản lý tài chính và đưa ra những quyết định lớn. Họ cũng cố gắng thuyết phục những người đàn ông khác trong làng làm những việc này trong ngôi nhà của mình.
Tôi thực sự rất ấn tượng. Tôi nghĩ rằng, bằng nhiều cách, những việc mà những người đàn ông này đang làm thật là phi thường. Nhưng Rory thì lại bác bỏ điều đó một cách lịch sự. Thằng bé cho rằng việc phản đối những thành kiến không công bằng đơn giản là việc mà đàn ông nên làm dù ở bất cứ nơi đâu.
Vâng, thằng bé nhận ra rằng khi những thành kiến càng ăn sâu thì cần càng nhiều lòng can đảm để đối đầu. Nhưng Rory cũng tin rằng đó mà trách nhiệm chung và là thứ mà thằng bé đang cố gắng bảo vệ trong suốt cuộc đời mình.
Vì những lý do này và nhiều hơn thế nữa, tôi tự hào về con trai tôi. Hơn nữa, tôi cảm thấy thật may mắn khi Rory được sinh ra ở một thời điểm lịch sử mà những nam thanh niên được khuyến khích thể hiện sự quan tâm tới xã hội và cho thấy vai trò của mình trong đó, cũng như được khuyến khích áp dụng những khái niệm mới, rộng mở hơn về việc như thế nào là một người đàn ông.
Tôi lạc quan về việc 18 năm sau, chúng ta sẽ có những nam thanh niên trưởng thành và trở thành những người bạn đời bình đẳng trong ngôi nhà của họ. Chúng ta sẽ có những nhà vô địch nữ ở nơi làm việc và những kiến trúc sư cho một tương lai tốt đẹp hơn, công bằng hơn cho những đứa con của họ.
Bà Melinda Gates là nữ doanh nhân, một nhà từ thiện. Bà là đồng chủ tịch Qũy Bill & Melinda Gates.
" alt="Phu nhân Bill Gates từng thất vọng vì dạy con sai hướng"/>
Phu nhân Bill Gates từng thất vọng vì dạy con sai hướng