Từ tháng 4/2020 các giống nho vụ mùa, những loại nho tươi ngon giòn ngọt nhất có mặt tại Việt Nam và được bày bán tại hơn 100 cửa hàng thuộc các hệ thống siêu thị và bán lẻ, bao gồm: Tam's Gold và Crimson Seedless cũng như Sweet Sapphire (một loại nho đen móng tay thon dài), Autumn Crisp (một loại nho ngọt và giòn) và Cotton Candy (một loại nho xanh ngọt, thơm). Những giống này được biết đến với hương vị ngọt ngào tự nhiên làm cho chúng trở thành một món ăn nhẹ ngon miệng mà cả gia đình có thể thưởng thức.
Nông dân trồng nho Úc muốn nỗ lực đảm bảo sát cánh cùng người tiêu dùng tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Nho Úc là một lựa chọn an toàn và lành mạnh, bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
![]() |
“Mỗi loại nho Úc với hương vị ngon tuyệt đều thích hợp và linh hoạt với nhiều cách thưởng thức, từ bữa tráng miệng nhẹ nhàng tới biến tấu vào các món ăn khác để đổi khẩu vị. Tôi thường đưa nho Úc vào bữa ăn nhẹ cho cả nhà hay sử dụng như một loại gia vị ngọt và giòn bổ sung cho bất kỳ công thức chế biến món ăn thức uống nào, ví dụ như xà lách trộn, nho dằm ya-ua…”, chị Kim Cương đang chọn mua nho đen móng tay Úc ở siêu thị tại Q.1, TP.HCM cho biết.
Mùa nho Úc đang đến với những giống nho ngon và chất lượng, hiện đang được bày bán tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Hội những người trồng nho Úc thể hiện nỗ lực ủng hộ và sát cánh với người tiêu dùng Việt Nam thông qua chương trình ưu đãi quà tặng thiết thực, hấp dẫn tại một số siêu thị và hệ thống bán lẻ.
![]() |
Theo Jemma O’Hanlon, Chuyên gia dinh dưỡng và Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng tại Úc: “Giống nho tròn đỏ Red Globe có chỉ số đường huyết thấp, cung cấp năng lượng được giải phóng chậm để giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn cộng với năm gram chất xơ có lợi cho sức khỏe trong mỗi khẩu phần. Giống nho không hạt Thompson chứa gần một phần tư lượng vitamin C hấp thụ hàng ngày hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm mệt mỏi”.
![]() |
Đường đi từ vườn nho Úc đến bàn ăn Việt
Ngành trồng trọt ở Úc tự hào về điều kiện phát triển lý tưởng mà Úc vốn nổi tiếng - mùa hè khô, ấm và đất màu mỡ cung cấp môi trường hoàn hảo cho người trồng ở Úc có điều kiện sản xuất nho với chất lượng đẳng cấp thế giới. Lớp phấn trắng trên vỏ của mỗi quả nho là một dấu hiệu tự nhiên đảm bảo về độ tươi ngon của quả, chứng minh cho quy trình đưa nho trực tiếp và siêu nhanh chóng từ vườn cây tới tận bàn ăn của bạn.
![]() |
Mỗi giống nho được trồng bởi những người nông dân trồng nho ở Úc đều xuất thân từ trang trại gia đình thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, tại những vùng nông thôn nguyên sơ của Úc. Các kỹ thuật, kiến thức và niềm đam mê để trồng và lựa chọn cẩn thận những trái nho đã được hoàn thiện hoá trong nhiều năm và được truyền qua các thế hệ của các gia đình. Bằng nền tảng đó, hơn 1.000 người trồng luôn tự hào làm việc chăm chỉ để sản xuất hơn 240.000 tấn trái cây chất lượng tốt nhất từ trang trại của họ, xuất khẩu 60% trên toàn thế giới.
![]() |
“Tất cả các giống nho của chúng tôi đều mang vị ngọt tự nhiên bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời suốt cả ngày. Chúng tôi có những điều kiện làm vườn tuyệt vời để trồng ra những loại nho tuyệt vời”, ông Jeff Scott, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Nho Úc, cho biết.
Vì Úc là nhà cung cấp từ bán cầu nam gần nhất với Việt Nam, nên các giống nho Úc có mặt trên các kệ hàng của các nhà bán lẻ Việt được đảm bảo là tươi hàng đầu trên thị trường.
Chương trình quà tặng ưu đãi Mỗi khách hàng khi mua bất kỳ giống nho Úc nào sẽ nhận được: - Mua từ 1kg: 1 khẩu trang vải kháng khuẩn từ Taste Australia - Mua 2kg: 1 bình nước thuỷ tinh Taste Australia - Mua trên 2kg: 1 túi vải Taste Australia màu sắc
Chương trình sẽ được diễn ra tại 50 cửa hàng/siêu thị lớn bao gồm: Big C: 10 siêu thị trọng điểm Aeon: 5 siêu thị trên cả nước Klever Fruit: 35 cửa hàng trên cả nước Chương trình sẽ diễn ra cho đến khi quà tặng được trao hết
Thông tin chi tiết tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/TasteAustraliaVietnam/ |
Ngọc Khánh
" alt=""/>Nho Úc mùa vụ mới cực ngon trong siêu thị ViệtKim Anh cho biết, em bắt đầu tập hít keo khi nghe bạn rủ: ‘Hít keo sẽ quên đi những nỗi buồn và cảm giác trống trải khi bị bố mẹ không quan tâm’. Sau đó, cô bé bị nghiện. ‘Ban đầu, em chỉ hít một hũ. Khi nghiện, em hít 2 - 3 hũ mới đã’, Kim Anh kể.
11 tuổi, vừa học xong tiểu học, Kim Anh tự ý nghỉ, cùng nhóm trẻ lang thang dùng tiền gia đình cho để ăn sáng đi mua keo rồi ra công viên ngồi hít.
Chị Ngô Thị Mộng Linh, trước đây là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sen Xanh tại TP.HCM. Lúc đó, câu lạc bộ của chị làm dự án: ‘Làm cha mẹ có trách nhiệm’. Công việc của chị là đến các công viên, phòng khám và thông qua những người quen… để có thể tiếp cận với các bé gái lỡ mang thai ngoài ý muốn giúp đỡ.
Một buổi tối, chị đến công viên Phú Lâm thì gặp Kim Anh đang cùng các bé trai, bé gái khác ngồi hít keo dán giày. ‘Lúc gặp tôi, Kim Anh hơn 11 tuổi. Cô bé lớn phổng phao, dáng cao, khuôn mặt rất xinh. Con bé không được sống cùng bố mẹ nên có tâm lý mình bị ruồng bỏ. Một phần, em bị lạm dụng tình dục từ nhỏ nên rất bất cần đời’, chị Linh nói về bé Kim Anh.
Dù được chị Linh khuyên, phân tích những tác hại với sức khỏe về việc hít keo dán giày, nhưng Kim Anh và nhóm bạn đáp gọn lỏn: ‘Hít mùi keo, em quên hết mọi chuyện buồn’.
Chị Linh cho biết, sau khi gặp chị, nhóm của Kim Anh chuyển đến địa điểm khác ngồi hít keo, vì sợ bị công an bắt. ‘Biết được câu chuyện của Kim Anh, tôi muốn đưa em thoát ra khỏi 'vũng bùn', nhưng không được, vì bé đã bỏ trốn’, chị Linh nói.
Hai năm sau, chị nhận được cuộc gọi của một người sơ cho biết, có một bé gái 13 tuổi đang mang thai ở tháng thứ ba đang cần giúp đỡ. ‘Lúc đó, tôi vẫn đang làm dự án ‘Làm cha mẹ có trách nhiệm’. Nghe xong, tôi chạy đến ngay. Trước mặt tôi là cô bé Kim Anh của hai năm trước. Nhìn con bé mới hơn 13 tuổi mà ‘trổ mã’ như một cô gái trưởng thành’, chị Linh kể.
![]() |
Chị Linh đang tư vấn về các biện pháp đảm bảo an toàn cho những chị em đang làm công việc nhạy cảm. |
Kim Anh kể, sau thời gian hít keo dán giày, keo chó, em chuyển sang hít ma túy đá rồi nghiện. Để có tiền mua ma túy hít, em đi làm gái mại dâm. ‘Cứ ai cho tiền mua ma túy là con cho quan hệ. Mấy người đàn ông đến với con đẹp trai, có tiền. Con vì muốn có tiền, vừa thích họ nên không yêu cầu dùng biện pháp tránh. Được mấy tháng thì con có thai’, Kim Anh mếu máo nói với chị Linh.
Vì Kim Anh chưa đủ tuổi làm mẹ, một phần em là trẻ lang thang, không có gia đình bên cạnh nên chị Linh đưa em đến bệnh viện bỏ đi đứa con đang hình thành trong bụng cô bé. Chị Linh cho biết, dẫn một đứa trẻ đi phá thai là một việc làm rất buồn, nhưng chị không còn lựa chọn nào khác.
Theo chị Linh, khi đi làm dự án, chị tiếp xúc với rất nhiều bé gái, bé trai ở tuổi mới lớn nhưng bước vào con đường lầm lỡ là: hít keo dán, nghiện ma túy, làm nghề mại dâm và mang thai ngoài ý muốn. Đa số các em này có bố mẹ ly hôn, hoặc sống trong bạo lực, là trẻ lang thang...
Ở tuổi mới lớn, các em có suy nghĩ, mình là đứa trẻ bị bỏ rơi, không được người thân quan tâm nên có suy nghĩ tiêu cực, tìm đến các chất gây nghiện, làm những việc phạm pháp.
‘Có nhiều bé gái 13, 14 tuổi nhưng nhìn bên ngoài ai cũng nghĩ, các con ở tuổi 18, 20. Các bé thường thích trai đẹp, cần tiền, tò mò về giới tính. Khi được cánh đàn ông có vẻ ngoài đẹp trai, có chút tiền gạ gẫm, các em sẽ yêu rồi đặt tình yêu sai chỗ. Có bé thì đồng ý cho quan hệ vì mục đích có tiền mua ma túy sử dụng’, chị Linh thông tin.
Bé Kim Anh là một trong những bé gái như vậy. Sau khi phá thai, cô bé bắt đầu nhận ra những việc làm của mình là phá hoại tuổi xuân, cuộc đời nên bắt đầu làm lại.
Chị Linh cho biết, hiện Kim Anh đang tham gia một nhóm làm công tác xã hội và đang đi học nghề.
* Tên bé gái đã thay đổi.
11 tuổi, bé Hạnh phải tiếp 7-10 khách và liên tục uống thuốc tránh thai khẩn cấp. May mắn, em được cứu, đưa vào nhà tạm lánh.
" alt=""/>Bố mẹ ly hôn, bé gái 11 tuổi nghiện hút keo dán giàyAnh Trần Văn Đương (SN 1989) sinh ra và lớn lên ở vùng đất có truyền thống dệt chiếu cói - Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình.
Từ nhỏ, anh đã biết đi phụ việc cho các xưởng dệt hoặc nhận đồ về nhà làm, phụ giúp kinh tế cho bố mẹ.
![]() |
CEO 8X Trần Văn Đương |
Gia đình làm nông nghiệp, chăn nuôi nên cuộc sống lúc nào cũng vất vả. Học hết cấp 3, chàng trai 8X không thi đại học mà theo bố đi làm thuê cho 1 cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ cói và bèo với đồng lương 3 triệu/tháng.
Trong thời gian làm thuê, anh Đương thấy như vậy chỉ đủ ăn, không thể khá giả. Lòng anh ấp ủ nhiều hoài bão. Anh chịu khó học hỏi cách quản lý, nhập hàng, sản xuất hàng, cách thuê nhân công…
Năm 2016, sau khi vững tay nghề, anh bàn với bố, quyết định về quê vay tiền mở công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ từ bèo tây. Anh Đương là giám đốc điều hành.
Hai bố con và một số người quen làm số lượng nhỏ lẻ. Anh mang đi các tỉnh thành chào hàng. Nhiều nơi thấy anh trẻ, không muốn kết hợp làm ăn.
![]() |
Sản phẩm thủ công - mỹ nghệ từ bèo tây. |
Một vài công ty đồng ý đặt hàng của anh nhưng lại đòi hạ giá thành và chỉ lấy số lượng nhỏ. Nếu trừ đi nhân công, nguyên liệu, vận chuyển, anh thấy có khi còn lỗ.
Trước tình thế khó khăn, anh Đương quay lại các địa điểm đã từ chối mình, thuyết phục họ lấy hàng bán thử. Khi nào bán hết, anh mới lấy tiền.
Những đơn hàng nhỏ, anh huy động gia đình, người thân làm, xin mọi người hỗ trợ, chỉ nhận lương tượng trưng.
Một số đơn hàng chuyển đi, bị trả lại do lỗi, anh vẫn vui vẻ chấp nhận. Anh coi như là bài học cho mình, tìm cách khắc phục.
![]() |
Thành phẩm sau khi đan xong được sấy khô, nhúng keo, sơn bóng để tăng độ bền. |
Bước đầu khó khăn, anh Đương còn phải học cách quản lý tài chính, quản lý nhân công… qua mạng, sách kinh doanh và những nơi có thể.
Vượt qua quãng thời gian đó, CEO 8X từng bước xây dựng được thương hiệu, sản phẩm làm ra ngày càng đẹp.
Uy tín anh tạo dựng cũng được đền đáp, nhiều doanh nghiệp làm xuất khẩu kết nối, đặt số hàng lớn xuất đi nước ngoài.
Doanh thu 20 tỷ/năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động
Anh Đương chia sẻ, nguyên liệu anh mua từ các hộ dân. Họ đi vớt bèo tươi, về sơ chế, lấy thân cây rồi mang đi phơi khô.
Mỗi tháng trung bình anh nhập 4 - 5 tấn bèo. Các sản phẩm làm ra được phơi, sấy chống mốc, cắt gọt, làm sạch. Cuối cùng là sơn bóng hoặc sơn đen và gắn mác Made in VietNam. Công đoạn sấy khô, các sản phẩm được đưa vào lò sấy chuyên dụng.
Trung bình mỗi ngày, một công nhân làm được 3 - 4 sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là: Giỏ, làn, túi xách, hộp đựng đồ, hộp đựng khăn giấy, thảm trang trí… Nếu muốn sản phẩm có màu sắc bắt mắt, công nhân sẽ cho nhuộm màu.
“Tất cả các sản phẩm được xuất đi thị trường Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…”, CEO 8X cho hay.
![]() |
Sản phẩm gắn mác "Made in VietNam", được thị trường nước ngoài ưa chuộng. |
Mỗi thành phẩm có giá dao động từ 40 - 50 nghìn đồng. Tuy nhiên, khi các công ty xuất khẩu đưa sang các nước, chúng thường có giá từ 200 - 500 nghìn đồng.
“Tôi là đơn vị sản xuất. Họ là bên trung gian, mua lại hàng của tôi, đóng tem mác tên họ và xuất đi. Doanh nghiệp họ mua lại của tôi với giá gốc vài chục nghìn, còn bán đi thế nào là do tính toán lời lãi của bên họ. Hai bên thương thảo điều này trong hợp đồng từ đầu”, anh nói.
Anh tâm sự, từ ngày khởi nghiệp đến nay, kinh tế gia đình anh ổn định, dư dả hơn trước.
![]() |
Công ty của anh Đương tạo việc làm cho phụ nữ, người lao động nhàn rỗi tại địa phương. |
Bình quân 1 năm doanh thu ở công ty khoảng 20 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như: Tiền lương công nhân, tiền nguyên liệu, điện nước, vận chuyển…, thu nhập của anh thuộc diện khá của địa phương.
Bên cạnh cải thiện đời sống cho mình, công ty của anh góp phần giải quyết được số lượng lao động dư thừa.
Mùa cao điểm, mỗi ngày xưởng sản xuất của công ty có 60 nhân công, còn bình thường có 30 nhân công làm việc. Mức lương của họ là 4 triệu đồng/tháng.
Gần 5 năm hoạt động, anh Đương cho biết, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bèo tây tiêu thụ khá tốt bên nước ngoài.
![]() |
Từ thân cây bèo, người thợ thủ công đã tạo nên những sản phẩm độc đáo. |
Anh cũng liên hệ với một số doanh nghiệp trong nước, đưa sản phẩm của mình đến các tỉnh thành phát triển du lịch như: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Ngoài ra, CEO 8X tự mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến 1 số hội chợ thương mại, tìm đối tác.
Ông Bùi Đức Phi - Chủ tịch UBND xã Quang Thiện thông tin: "Doanh nghiệp của anh Trần Văn Đương tuy không phải là cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ lớn nhưng cũng góp phần giải quyết được lượng lao động cho địa phương. Doanh nghiệp cũng chấp hành đầy đủ các chính sách của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ. Hàng năm, anh Đương tham gia các chương trình thiện nguyện, đóng góp vào quỹ khuyến học, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Hiện doanh nghiệp chưa có mặt bằng khang trang, chỗ làm nằm trong khuôn viên gia đình. Địa phương luôn ủng hộ và động viên các thanh niên trẻ làm giàu cho gia đình và phát triển kinh tế xã hội. |
Bị bố mẹ phản đối, chàng công nhân sinh năm 1996 vẫn vay mượn tiền để xây dựng một thư viện sách miễn phí cho người dân ở địa phương.
" alt=""/>Nông dân 8X ở Ninh Bình thu 20 tỷ đồng/năm từ loại rau cho lợn ăn