“Mặc dù theo một chế độ ăn dựa trên thực vật có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn thuần chay thô có thể đưa mọi thứ đi quá xa. Cách ăn này có thể đi kèm với những rủi ro lớn hơn nếu không được tuân thủ một cách cẩn thận”, Tiến sĩ Laura Brown, chuyên gia dinh dưỡng và giảng viên cao cấp về dinh dưỡng, thực phẩm và khoa học sức khỏe tại Đại học Teesside (Anh), cảnh báo.
Nghiên cứu ghi nhận, một số loại thực phẩm sống có thể tốt cho sức khỏe hơn khi nấu chín. Nhưng Tiến sĩ Brown chia sẻ trên Conversationrằng nhiều loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi nấu chín do vách tế bào bị phá vỡ, giải phóng chất dinh dưỡng. Rau nấu chín cũng có thể cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa hơn.
Ví dụ, rau chân vịt nấu chín sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Các loại rau như măng tây, nấm, cà rốt, bông cải xanh, cải xoăn và súp lơ trắng cũng có nhiều chất dinh dưỡng hơn khi chín.
Những người tuân thủ chế độ ăn thuần chay thô dễ thiếu vitamin và khoáng chất - chẳng hạn như vitamin D, B12, kẽm và sắt (có trong thịt và trứng). Những loại vitamin này hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh và đóng một phần trong cấu trúc, sự phát triển và sản xuất của não và tế bào thần kinh.
Mức độ vitamin B12 là mối quan tâm lớn nhất. Một nghiên cứu chứng minh, 38% những người theo chế độ ăn thực phẩm thô trong thời gian dài thiếu vitamin B12. Do sự thiếu hụt này, chế độ ăn thuần chay thô cũng làm tăng homocysteine. Nồng độ homocysteine tăng cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ cao hơn.
“Nếu bạn đang lên kế hoạch thực hiện một chế độ ăn thuần chay thô, điều quan trọng là phải lập kế hoạch cẩn thận để đảm bảo bạn hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để có sức khỏe tối ưu. Tôi khuyên các bạn không nên áp dụng trong một thời gian dài vì có nhiều rủi ro”, Tiến sĩ Brown nói.
Phát biểu tại hội nghị, bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết sau dịch Covid-19, ngành y tế gặp khó khăn. Công tác quản lý của ngành cũng để lại hậu quả nặng nề. Vì vậy, thời gian sắp tới các cơ sở y tế cần trao đổi, rút kinh nghiệm.
Theo bà Lan, hiện nay cơ chế đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư trang thiết bị y tế đã đầy đủ. Vì vậy, đơn vị nào nói rằng việc thiếu thuốc do cơ chế chính sách, lãnh đạo bệnh viện phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, kế hoạch mua sắm, đấu thầu nội bộ đơn vị cần đồng thuận làm việc. "Đồng chí nào phá ngang thì cấp ủy đảng phải đưa ra, cần thiết báo cáo Bộ, chính quyền địa phương (nếu thuộc địa phương)", bà Lan nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho biết trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn hành lang pháp lý cho công tác quản lý bệnh viện.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đến thời điểm này đơn vị vẫn đảm bảo thuốc, vật tư thiết yếu, đặc biệt trang thiết bị.
Theo ông Cơ, những văn bản pháp quy hiện hành đã tháo gỡ được những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn vướng mắc như quản lý giá. Vì vậy, cần có chính sách về giá thuốc, vật tư y tế.
“Việc đấu thầu, mua sắm hiện nay có nguy cơ mua phải giá đắt. Lãnh đạo bệnh viện không thể biết giá CIF (giá nhập khẩu về tới Việt Nam) của một thiết bị, thuốc. Việc mua sắm bằng báo giá từ các doanh nghiệp, hay giá trúng thầu, chúng tôi vẫn không biết có phù hợp hay đã bị đẩy lên cao”, ông Cơ lo ngại.
Trước ý kiến này, ông Hoàng Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), cho rằng các bệnh viện có thể truy cập vào mạng lưới đấu thầu quốc gia để tra cứu giá trúng thầu của các đơn vị khác và lập giá kế hoạch cho các gói thầu mua sắm. Ngoài ra, các bệnh viện không áp dụng quá mức các gói thầu nhỏ, tránh "lách luật" chỉ định thầu.
Ông Cương cũng thông tin mới đây, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế nhiệm vụ tiếp tục rà soát, để đề xuất sửa đổi theo thẩm quyền đối với nội dung trong quá trình thực hiện còn vướng mắc, hoặc chưa phù hợp với thực tế, xây dựng sổ tay về quy trình mua thuốc, thiết bị y tế. Do đó, Bộ Y tế sẽ tổng hợp vướng mắc, ban hành sổ tay, theo tinh thần cầm tay chỉ việc. Các đơn vị có thể tham khảo để thực hiện đấu thầu, mua sắm.
Gia đình tôi sống ở thành phố nhưng bố không làm to, ông chỉ là một viên chức bình thường. Mẹ tôi mất việc nên cuối cùng cũng chỉ ở nhà nội trợ. Mặc dù tôi là con một nhưng cả nhà đều dựa vào đồng lương còm của bố nên cuộc sống gia đình rất căng thẳng. Bù lại tôi học giỏi nên có thể vào đại học. Khi tôi học năm thứ 3, mẹ ốm nặng, bố dồn gần hết tiền để chữa bệnh cho mẹ nên tôi quyết định nghỉ học để đi làm.
Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để kiếm tiền hỗ trợ gia đình, đến mức dành hết tâm sức cho công việc và mãi chẳng có người yêu. 28 tuổi tôi mới có người yêu. Cô ấy cao, xinh, rất tốt với tôi. Chúng tôi hẹn hò tầm một năm thì định kết hôn, nhưng mẹ tôi kiên quyết phản đối. Chủ yếu là vì mẹ chê bạn gái tôi có bố mẹ đã ly dị. Mẹ ép chúng tôi chia tay. Không còn lựa chọn nào khác, tôi đành theo ý mẹ.
Chớp mắt đã năm năm trôi qua, tôi lại gặp được người phụ nữ khiến trái tim mình rung động, đó chính là Hoan - vợ tôi bây giờ. Cô ấy hơn tôi hai tuổi nhưng rất tốt với tôi. Khi tôi đưa Hoan về nhà ra mắt, mẹ đã thay đổi thái độ ngay khi biết rằng cô ấy là gái "tỉnh lẻ", lại còn có một em trai đang tuổi đi học.
Mẹ lại phản đối mối quan hệ của tôi nhưng lần này tôi không nghe, nhất quyết đi đăng ký kết hôn. Mẹ tôi rất bực nhưng đành phải chấp nhận. Vậy mà tôi cưới rồi, mẹ vẫn thường xuyên làm khó vợ tôi, còn mấy lần to tiếng đuổi cô ấy đi. Cho đến một lần vợ tôi không còn chịu nổi, cô ấy bắt xe bỏ về nhà bố mẹ đẻ.
Tôi bị rơi vào tình thế khó xử giữa mẹ và vợ. Vợ tôi vẫn đang ở nhà ngoại còn mẹ tôi thì hàng ngày thúc ép tôi ly hôn. Vợ chồng tôi nói chuyện với nhau, cô ấy bảo hãy mua nhà để ở riêng, cô ấy có tiền để lo được việc đó.
Đến lúc ấy tôi mới biết vợ mình có trong tay gần chục tỷ nhờ bố mẹ cô ấy bán đất ở quê, cộng thêm với tiền cô ấy đi làm tích góp được. Tôi sững cả người, còn tưởng vợ nói đùa, nhưng cô ấy đã cho tôi xem sổ tiết kiệm...
Tôi báo tin cho mẹ, mẹ hối hận ngay. Bà giục tôi nhanh chóng đưa vợ về, nói sau này sẽ rất hòa thuận với con dâu, nhưng tôi không muốn làm như vậy. Phần vì tôi hiểu lý do mẹ sẽ hòa thuận với con dâu là vì cái gì, phần nữa là vợ tôi, cô ấy chẳng bao giờ đồng ý quay trở về sống chung với mẹ chồng nữa. Hoặc mua nhà vợ chồng ở riêng, hoặc cô ấy sẽ ly hôn, cô ấy đã nói với tôi như vậy. Tôi chẳng biết phải làm sao bây giờ".
Theo Dân trí
" alt=""/>Đuổi con dâu đi vì chê 'tỉnh lẻ', bí mật sau đó làm mẹ chồng tiếc hùi hụi