Theo ông Phong, sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, những cán bộ thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị đã bị kỷ luật. Ngoài ra, có 66 cán bộ đang bị kiểm điểm và xem xét xử lý. Đây là những cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Thành uỷ, trong đó chủ yếu là cán bộ các sở ngành và Ban quản lý Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm qua các thời kỳ.
Nói đến sai phạm trong quá trình triển khai KĐTM Thủ Thiêm không thể không nhắc đến dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). 4 tuyến đường đó là: Đại lộ Vòng Cung (R1), đường ven hồ trung tâm (R2), đường ven sông Sài Gòn (R3) và đường Vùng châu thổ, đường Châu thổ, đường ven sông – khu dân cư (R4).
![]() |
4 tuyến đường chính ở KĐTM Thủ Thiêm có tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. |
4 tuyến đường chính này có tổng chiều dài 11,9km, bao gồm 10 cây cầu, trong đó có 2 cầu cạn, tuy nhiên tổng vốn đầu tư lên đến 12.182 tỷ đồng.
Vể tổng mức đầu tư, dự án 4 tuyến đường chính tại KĐTM Thủ Thiêm có các chi phí như xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, dự phòng khối lượng phát sinh, dự phòng trượt giá… khoảng 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu là 1.082 tỷ đồng, vốn vay 8.900 tỷ đồng và lãi phát sinh 2.111 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự án lên đến 12.182 tỷ đồng.
17 cán bộ thẩm định dự án là ai?
Quá trình lập thủ tục đầu tư dự án 4 tuyến đường chính tại KĐTM Thủ Thiêm, trong thời gian giữ cương vị Giám đốc Sở GT-VT Thành phố, ông Tất Thành Cang được xác định có những vi phạm nhất định.
Tuy nhiên, để có tổng mức đầu tư 12.182 tỷ đồng cho dự án 4 tuyến đường chính này, trước đó, ngày 2/10/2011 UBND TP.HCM đã có quyết định thành lập hội đồng gồm 17 cán bộ đại diện các sở ngành để thẩm định dự án. Trong đó, ông Bùi Xuân Cường - Phó Giám đốc Sở GT-VT (nay giữ chức Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM) làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
16 thành viên còn lại của Hội đồng thẩm định gồm:
![]() |
Sau quá trình thẩm định, ngày 28/10/2013 hội đồng nói trên đã báo cáo UBND TP.HCM kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính tại KĐTM Thủ Thiêm. Trong đó thống nhất tổng mức đầu tư dự án là 12.182 tỷ đồng, thời gian dự kiến thực hiện dự án từ năm 2013 đến năm 2016.
Báo cáo với Đoàn Giám sát HĐND TP.HCM về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư trên địa bàn vào 26/6 vừa qua, UBND Thành phố cho biết, dự án 4 tuyến đường chính trong KĐTM Thủ Thiêm nằm trong những dự án trễ tiến độ so với dự kiến. Nguyên nhân do thủ tục đầu tư kéo dài, năng lực thi công, tài chính… của một số chủ đầu tư còn hạn chế, thời gian đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài, chậm giao các khu đất thanh toán cho nhà đầu tư.
Để chuẩn bị kế hoạch hoán đổi đất cho người dân Thủ Thiêm khu 4,3ha, UBND TP.HCM đã chọn 5 khu đất hoán đổi.
" alt=""/>Những cán bộ nào thẩm định 4 tuyến đường 12.000 tỷ ở Thủ Thiêm?Theo Hồ sơ đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư, Công ty TNHH Keppel Land Watco IV, V đã đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm 4 nội dung.
Cụ thể: Cập nhật thông tin thay đổi của các nhà đầu tư; Cập nhật thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bổ sung mã số thuế và bãi bỏ địa chỉ trụ sở chính của tổ chức kinh tế thực hiện dự án; Điều chỉnh thời hạn hoạt động; Điều chỉnh tiến độ thực hiện.
Theo báo cáo của Công ty TNHH Keppel Land Watco IV, V dự án đã được UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 29/3/2000, tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà đầu tư vẫn chưa nhận được mặt bằng sạch để có thể triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án.
Bộ Xây dựng cho biết, tại khoản 3 Điều 44 Luật Đầu tư năm 2020 quy định, đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
“Đối với việc chậm trễ bàn giao mặt bằng dự án cho nhà đầu tư như hồ sơ báo cáo, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ ý kiến của UBND TPHCM và các cơ quan liên quan để rà soát quá trình triển khai công tác thu hồi giải phóng mặt bằng, bàn giao đất. Qua đó xác định trách nhiệm thuộc nhà đầu tư hay cơ quan nhà nước để làm cơ sở xem xét điều chỉnh thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư theo quy định” – Bộ Xây dựng nêu ý kiến.
Còn đối với đề nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, Bộ Xây dựng đề nghị nhà đầu tư căn cứ vào quy mô công trình, thời gian hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan (dự kiến), thời gian cho công tác chuẩn bị dự án, thi công xây dựng và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng để đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, tránh tình trạng phải xin gia hạn điều chỉnh tiến độ nhiều lần.
Liên quan đến quá trình thực hiện dự án, theo tìm hiểu, năm 1993, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã cấp phép đầu tư dự án Saigon Center tại 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM cho Công ty TNHH FPSL Watco.
Sau đó, công ty này được chia thành 5 công ty con - Công ty TNHH Keppel Land Watco I, II, III, IV, V, thực hiện 5 dự án Saigon Center I, II, III, IV, V.
Đến nay, các dự án Saigon Center I, II, III đã hoàn thành, trở thành trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất tại TP.HCM. Còn 2 dự án Saigon Center IV, V chưa được bàn giao đất sau 29 năm cấp phép đầu tư.
Cách đây 2 năm, vào năm 2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư có báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh thời hạn hoạt động dự án trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ Saigon Center IV, V sau 27 năm được cấp phép đầu tư nhưng chưa được giao đất.
Công ty TNHH Keppel Land Watco - chủ đầu tư các dự án Saigon Center là doanh nghiệp liên doanh được góp vốn bởi Tập đoàn Keppel Land (Singapore), Tổng công ty Đường sông Việt Nam và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn. Phía Việt Nam góp vốn vào các dự án Saigon Center IV, V bằng quyền sử dụng đất.
TIN BÀI KHÁC
Sự sống mong manh của bé trai mắc bệnh u nguyên bào thần kinh" alt=""/>Bé Lê Diệu Mẫn ung thư tủy cảm ơn bạn đọc