当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo góc MU vs Burnley, 21h00 ngày 27/04 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
Vừa qua, ICTnews đăng loạt bài phản ánh về tình trạng VTVcab liên tục bị nhiều tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử vi phạm bản quyền phát sóng với 2 giải bóng đá Champions League và Europa League tại Việt Nam (thường được gọi là Cúp C1) mà VTVcab độc quyền được cung cấp bản quyền phát sóng hình ảnh của 2 giải đấu này trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trước tình trạng bị xâm hại bản quyền nghiêm trọng, VTVcab một mặt kêu cứu lên Bộ TT&TT, C50 - Bộ Công an, Cục An ninh Thông tin Truyền thông - Bộ Công an, một mặt VTVcab đang thực hiện các thủ tục cần thiết để khởi kiện các trang web cố tình vi phạm bản quyền.
Theo đại diện VTVcab, sau khi ICTnews lên tiếng, các trang báo và trang thông tin điện tử có tên trong văn bản mà VTVcab gửi lên Bộ TT&TT đã rút các video vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, VTVcab lại tiếp tục phát hiện một số đơn vị vẫn sử dụng những video vi phạm bản quyền, bất chấp cảnh báo của VTVcab. Đối tác cung cấp bản quyền cho VTVcab mới đây đã yêu cầu VTVcab phải xử lý triệt để vấn đề vi phạm bản quyền Cúp C1.
Một số đơn vị có hành vi vi phạm bản quyền tỏ ra khá lo lắng trước thông tin VTVcab mời Bộ Công an vào cuộc, cũng như có động thái để khởi kiện các đơn vị này ra tòa. Trong mấy ngày gần đây, có khá nhiều đơn vị đã gọi điện tới ICTnews hỏi thông tin về việc: Nếu muốn sử dụng các hình ảnh và video một cách hợp pháp thì cần phải làm những thủ tục gì, cũng như khả năng VTVcab sẽ xử lý đến đâu với những đơn vị đã có hành vi vi phạm bản quyền trước đó. ICTnews đã chuyển câu hỏi này tới đại diện VTVcab và sẽ có phản ánh tới độc giả về câu trả lời của VTVcab trong những ngày tới.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Tạ Sơn Đông, Phó Tổng giám đốc VTVcab cho biết: Hành vi vi phạm bản quyền của các trang báo điện tử, trang tin điện tử ở Việt Nam không chỉ thiệt hại về kinh tế cho VTVcab mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi được xem các trận bóng đá hấp dẫn của người dân. Nếu hành vi xâm phạm bản quyền cứ tái diễn, có thể VTVcab sẽ vĩnh viễn không bao giờ có hợp đồng bản quyền được nữa. Không chỉ vậy mà VTV Cab có thể phải đối diện với quốc tế về vấn đề pháp lý.
" alt="'VTVcab sẽ bị cắt bản quyền Cúp C1 nếu hành vi xâm phạm bản quyền cứ tái diễn'"/>'VTVcab sẽ bị cắt bản quyền Cúp C1 nếu hành vi xâm phạm bản quyền cứ tái diễn'
Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe được doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử.
Giấy chứng nhận bảo hiểm này có các thông tin: tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ xe; biển kiểm soát hoặc số khung số máy, loại xe và chỗ ngồi; tên địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm; ngày, tháng, năm cấp. Giấy chứng nhận bảo hiểm cũng có đầy đủ mã vạch được đăng ký để có thể truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp bảo hiểm và nội dung cơ bản của giấy chứng nhận bảo hiểm.
Phí bảo hiểm cao hơn tối đa 15%
![]() |
Mức phí bảo hiểm có thể được điều chỉnh (Ảnh: Tapchitaichinh) |
Theo quy định mới, phí bảo hiểm có thể cao hơn tối đa 15%. Cụ thể: Khoản 3 Điều 7 Nghị định 03/2021 quy định căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm; mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
Mức phí bảo hiểm bắt buộc với các loại xe cơ giới được Bộ Tài chính quy định cụ thể như sau: xe mô tô 2 bánh có phí từ 55.000 đồng đến 60.000 đồng tùy dung tích; xe máy điện có mức phí 55.000 đồng; xe mô tô 3 bánh có phí 290.000 đồng.
Mức phí bảo hiểm của các xe ô tô dao động từ 437.000 đồng đến 4.813.000 đồng tùy thuộc số chỗ ngồi và loại hình kinh doanh.
Kéo dài thời gian bảo hiểm
Theo quy định mới, thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.
Tăng mức bồi thường bảo hiểm lên 150 triệu đồng/vụ
Theo quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, mức trách nhiệm bảo hiểm với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Mức bồi thường bảo hiểm này tăng 50 triệu so với quy định cũ.
Đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự gây ra là 50 triệu đồng/vụ. Trường hợp do xe ô tô, máy kéo… gây ra mức bồi thường là 100 triệu đồng/vụ.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Còn đối với tai nạn do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Từ chối bồi thường với tài xế có nồng độ cồn, ma túy
Quy định mới nêu rõ 8 trường hợp có thiệt hại nhưng không được bảo hiểm bồi thường. Theo đó, các đơn vị bảo hiểm sẽ có quyền từ chối bồi thường thiệt hại với tài xế lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy.
Tài xế bị thu hồi Giấy phép lái xe cũng sẽ bị coi như không có Giấy phép lái xe. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm không thanh toán bồi thường.
Duy Vũ
Thông tư mới của Bộ Tài chính điều chỉnh tăng mức bồi thường bảo hiểm đối với xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng khi có thiệt hại về người. Bồi thường khi bị hỏng hóc phương tiện ở mức 50 – 100 triệu đồng.
" alt="Các quy định mới về bảo hiểm bắt buộc TNDS các chủ xe cần biết"/>Các quy định mới về bảo hiểm bắt buộc TNDS các chủ xe cần biết
Dịch bệnh đang khiến xu hướng lựa chọn nơi sinh sống dịch chuyển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ông Nguyễn Quốc Bảo - Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS TP.HCM cho rằng, trải qua đợt dịch như thế này, người dân sẽ nghĩ đến an cư rất nhiều. Họ có xu hướng “né” những chỗ ở chật chội, kẹt xe, đô thị cũ…và tìm đến những khu vực mới, hạ tầng còn nhiều dư địa phát triển.
Vị này cũng chỉ ra 3 địa chỉ ưu tiên khi chọn mua BĐS đem lại tiềm năng sinh lời cao. Thứ nhất, BĐS có vị trí gần sông, biển - đây là những điều kiện tự nhiên con người không làm ra được. Thứ hai là gần đường cao tốc, đường vành đai như số 3,4 được xem là lý tưởng. Thứ ba, là gần sân bay, đây là phương tiện kết nối quan trọng bậc nhất, có tính toàn cầu trong tương lai. “Dựa trên những yếu tố đó thì TP. Thủ Đức đang là địa chỉ đáp ứng đầy đủ các điều kiện của nhà đầu tư”, ông Bảo kết luận.
Ngoài ra, những dự án ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số nhanh chóng, hạ tầng hài hoà, kết nối khu dân cư, hành chính linh hoạt, nhanh chóng… cũng sẽ là điểm đến của xu hướng sống mới. Những dự án có hệ sinh thái vượt trội được đầu tư quy mô lớn sẽ đông đúc, sầm uất ngay sau dịch. Đồng thời, người dân cũng sẽ đặt niềm tin ở các chủ đầu tư uy tín lớn, có nguồn lực tài chính dồi dào đủ khả năng tạo ra những hệ sinh thái sống trọn vẹn, hiện đại.
![]() |
Các đại đô thị nằm ở vị trí đắc địa có tính kết nối cao, đầy đủ tiện ích, không gian sống xanh là lựa chọn hàng đầu của những nhà đầu tư |
“Cơ hội vàng” cho nhà đầu tư
Bất chấp dịch bệnh, BĐS vẫn là kênh đầu tư được quan tâm hàng đầu. Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến “Đầu tư mùa dịch cùng các chuyên gia” do Vinhomes Grand Park tổ chức mới đây, bà Lê Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc VietnamGroove cho biết, các chỉ số đo lường sự phát triển của thị trường BĐS vẫn có những tín hiệu lạc quan, giá căn hộ cả ở TP.HCM và Hà Nội quý II vẫn tăng trưởng tương ứng 7% và 10% so với quý I. Tại các thị trường như Mỹ, Canada BĐS vẫn tăng giá từ 10-30% trong năm 2020, điều đó chứng tỏ nhà đầu tư vẫn chọn BĐS làm kênh để bảo toàn dòng vốn.
“Nguồn cầu tương lai sẽ tiếp tục tăng nên nếu xác định đầu tư dài hạn thì đây là thời điểm vàng để mua vào. Khi dịch ổn định hơn giá chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn, người mua sớm lúc ấy chỉ thảnh thơi chờ lợi nhuận.” - anh Nam, một nhà đầu tư lâu năm chia sẻ.
Bên cạnh việc chọn đúng địa chỉ đầu tư, một kinh nghiệm không mới nhưng cũng được các chuyên gia khuyến cáo là phải nghiên cứu kỹ chủ đầu tư thông qua việc xem xét những gì họ đã làm, đô thị họ đã làm, tăng trưởng của các đô thị đó.
Tổng hợp các tiêu chí trên, các nhà đầu tư cho rằng BĐS tại TP.Thủ Đức nói chung và đại đô thị Vinhomes Grand Park nói riêng là “cơ hội vàng” để đầu tư trong mùa dịch. Trong đó, dự án The Origami thuộc Vinhomes Grand Park được các nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở đánh giá cao với nhiều lợi thế: vị trí kế cận đường vành đai 3, các tuyến đường kết nối sân bay, tuyến metro, liên tỉnh…; phong cách thiết kế chuẩn Nhật Bản đề cao tính sinh thái, sống chan hòa thiên nhiên: thừa hưởng hệ sinh thái khổng lồ đẳng cấp của Vingroup, công viên 36ha, đại lộ Ánh sáng, bến thuyền cao cấp Manhattan Glory, bộ đôi vườn Nhật Bản, chuỗi công viên resort…
Cùng với đó, Vinhomes cũng đang triển khai chính sách Vinhomes Priority hỗ trợ nhà đầu tư không lo vốn ban đầu, không áp lực tài chính, không cần chờ đợi mà được nhận nhà ở ngay lập tức. Chính sách này được giới chuyên gia đánh giá chưa từng có, chỉ xuất hiện ở giai đoạn dịch bệnh như thế này.
Theo dõi lại Toạ đàm trực tuyến "Đầu tư mùa dịch cùng các chuyên gia" tại: https://fb.watch/7JW5UxgGZd/ |
Bà Hằng nhận định, các gói hỗ trợ thiết thực như lãi suất, gói vay linh hoạt, hỗ trợ phí quản lý, hỗ trợ bằng hiện vật, hiện kim, voucher... sẽ rất được nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, những thay đổi như áp dụng công nghệ mới vào bán hàng, tạo điều kiện để người mua dù ở nhà vẫn có thể xem nhà, tiện ích, view hướng, tiến độ… sẽ khiến khách hàng mạnh dạn đặt cọc mua hơn. Thủ tục cũng được số hoá, nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn, giúp nhà đầu tư không phải đi lại nhiều.
Với hàng loạt chính sách về giá tốt, sản phẩm tốt cùng những cải tiến mạnh mẽ về bán hàng, The Origami hứa hẹn là sản phẩm không thể thiếu trong giỏ hàng của các nhà đầu tư lúc này khi dòng tiền đều đang chực chờ đón sóng bùng nổ của BĐS sau dịch.
Minh Tuấn
" alt="Chuyên gia ‘mách nước’ đầu tư BĐS sinh lời"/>Theo tin từ Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa, mới đây Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp lần thứ 3, do ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Theo Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa, về tình hình triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ năm 2016 đến nay, Khánh Hòa đã dần hoàn thiện hệ thống các văn bản liên quan đến Đề án. Nhiệm vụ khảo sát và lập danh sách các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số để đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ cũng đã hoàn thành. Khánh Hòa đã thực hiện tuyên truyền đến lãnh đạo các cơ quan đơn vị và toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn một số nhiệm vụ cần sự phối hợp của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng như: Lựa chọn thuê hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất, phát sóng thử nghiệm, tiến hành khảo sát vùng lõm, triển khai hỗ trợ đầu thu…
Sở TT&TT Khánh Hòa sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện và hoàn thành các công việc kể trên trước thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất vào ngày 31/12/2017.
" alt="Khánh Hòa: Tắt sóng truyền hình analog vào ngày 31/12/2017"/>Phát biểu tại Hội nghị truyền dẫn, phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương trên hạ tầng truyền hình số mặt đất khu vực Bắc Bộ do Bộ TT&TT tổ chức vào chiều ngày 23/2/2017 ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho hay, Nam Định có gần 2 triệu dân, chi ngân sách hàng năm cho Đài PT-TH rất ít, như năm 2016 chỉ có 13 tỷ đồng. Cho nên dù tỉnh rất muốn cho Đài PT-TH ký hợp đồng thuê truyền dẫn với doanh nghiệp như RTB và AVG nhưng hạn hẹp về kinh phí vì giá chào của các đơn vị cũng khá cao. Bên cạnh đó, Nam Định lại có lợi thế là đang dùng chung hạ tầng với VTV. Năm 2015, VTV đã lắp đặt tại tỉnh cột anten cao 160m, từ đó VTV phát sóng miễn phí kênh truyền hình Nam Định, việc dùng chung hạ tầng này vừa đáp ứng việc tiết kiệm ngân sách, vừa thuận tiện trong việc phát kênh truyền hình Nam Định lên hạ tầng số mặt đất. Do đó, ông Chiến cho biết, chừng nào VTV vẫn được phát sóng số thì tỉnh Nam Định vẫn theo VTV, một phần vì được miễn phí, một phần vì mối quan hệ giữa hai bên. Ông Chiến cũng cho rằng, VTV có những lợi thế về nguồn lực có sẵn, do vậy Ban chỉ đạo Số hóa truyền hình với VTV cần bàn bạc một cách thấu đáo để VTV vừa phát sóng phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa có thể hỗ trợ các tỉnh triển khai số hóa truyền hình. Không vì lý do VTV không thành lập doanh nghiệp mà không được phát sóng cho các tỉnh.
Liên quan đến ý kiến của ông Bạch Ngọc Chiến, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm giải thích rõ, việc VTV phát hộ các đài tỉnh không cấm, không phải vì VTV không có doanh nghiệp thì không được phát hộ. Nhưng các tỉnh phải quan tâm đến vấn đề VTV phát hộ đến bao giờ, có miễn phí mãi mãi hay không. Vì theo quy hoạch tần số, VTV chỉ có 3 kênh tần số, về mặt kỹ thuật VTV sẽ không đủ tần số để phát hộ mãi. Khâu truyền dẫn phải sóng phải được tính toán dài hơi, chứ không phải một vài năm muốn thay đổi là thay được.
Ông Hoàng Tuấn Dũng, Giám đốc Đài PT-TH Ninh bình cho biết, UBND tỉnh Ninh Bình rất quan tâm đến vấn đề phát sóng kênh truyền hình của tỉnh, nhưng cũng còn băn khoăn về hiệu quả của phương thức truyền dẫn truyền hình số mặt đất so với các phương thức khác.
" alt="Nhiều tỉnh băn khoăn về hiệu quả thuê truyền dẫn phát sóng"/>Bên ngoài căn phòng hồi sức, 6 người mẹ của các bé ngồi mỗi người một góc, nhưng mắt ai cũng hướng vào căn phòng theo dõi diễn tiến sức khỏe của con. Trong số họ, có người là F0, có người đã âm tính...
Chị Mai Lan, cư trú quận 7 là mẹ bệnh nhi Đ.Q. Em 14 tuổi vừa mắc Covid-19 vừa bị suy thận. Trước đó, mẹ ruột chị Lan bị nhiễm bệnh lây cho hai cháu ngoại. Vợ chồng chị Lan có kết quả xét nghiệm âm tính.
Mẹ chị và con gái thứ hai cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 3 tuần là khỏi. Vợ chồng chị chủ quan, nghĩ bé Q. cũng chỉ bị nhẹ rồi khỏi, vì bình thường bé khỏe mạnh.
Khi con sốt đến ngày thứ 8, khó thở, nồng độ oxy trong máu giảm thấp, vợ chồng chị mới gọi xe cứu thương đưa con đến Khoa điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2. Chị Lan được đi cùng để chăm sóc con.
![]() |
Chị Lan và 5 bà mẹ khác được đến bệnh viện chăm sóc con. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Từ đầu tháng 8, bé Q. bị sưng nhẹ hai chân, tiêu chảy, không ăn được, suy dinh dưỡng. “Ở bệnh viện, bác sĩ cho con làm xét nghiệm máu, phát hiện con bị suy thận. Bác sĩ nói, con đã bị bệnh trước khi mắc Covid-19. Vậy mà, vợ chồng tôi không biết, nghĩ con chỉ bị tiêu hóa”, giọng chị Lan hối hận.
Nhập viện viện ngày thứ hai, bé Q. phải thở máy, lọc thận, lọc máu. “Điều trị hơn 3 tuần, con phải cấp cứu 9 lần”, chị Lan khóc nói.
Buổi sáng, bác sĩ đi thăm khám cho từng bé. Chị Lan được thông báo: “Các chỉ số của con đã tốt hơn. Nếu tiến triển thuận lợi, con sẽ được cai thở máy”.
Nhìn con nằm im trên giường, xung quanh người chi chít dây ven, chị Lan vừa vui vừa không biết thời gian tới bé Q. sẽ ra sao. Hơn 3 tuần ở bệnh viện, chị được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi các chỉ số trên máy đo huyết áp, nhịp tim, chỉ số SpO2… của con. Khi có dấu hiệu bất thường, chị gọi ngay cho bác sĩ.
![]() |
Bé Q. đang nằm thở máy. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
“Trong phòng bệnh này có camera, các y bác sĩ theo dõi được hết, nhưng tôi vẫn quan sát con kỹ. Thấy chân tay con tím tái, thở khò khè, máy gặp trục trặc, tôi gọi báo ngay, bác sĩ xuống rất nhanh”, chị Lan chia sẻ.
Ở giường kế bên, chị Nguyễn Thị Lơn, sinh năm 2000, quê Lâm Đồng hết đi vào đứng cạnh giường bệnh quan sát con, rồi ra ngoài cầu nguyện cho con mới hơn 6 tháng tuổi có thể vượt qua được bệnh tật. Con gái chị vừa sinh ra đã bị lao phổi, có hạch ở phổi, phải điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 2.
Giữa tháng 8, vợ chồng chị xin cho con được về nhà người quen ở để có thể tránh lây nhiễm chéo. Do con có bệnh nền, chị đề phòng rất kỹ. Vậy mà, không biết chồng chị đã nhiễm bệnh từ đâu rồi lây cho vợ con.
Khi con bị sốt cao, vợ chồng chị đưa ngay đến bệnh viện. Nhập viện được 2 ngày, bé rơi vào nguy kịch, phải thở máy. Nhìn các y bác sĩ vây quanh con, người lấy ven, người đặt ống thở vào nội khí quản con… chị Lơn lặng lẽ khóc. "Con đang có bệnh nền, lại mắc Covid-19, tôi không biết con có chịu nổi không. Tôi rất sợ và chỉ biết cầu nguyện cho con vượt qua giai đoạn chông gai này”, người mẹ nói.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Lơn đang lo lắng cho sức khỏe của con. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Cùng con xuất viện về nhà
Ở khu vực dành cho các bé F0 có bệnh ung thư, chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, 45 tuổi, cư trú ở phường 7, quận 5 vui mừng khi con trai đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, ngày mai được xuất viện. Chị gọi ngay về nhà thông báo tin vui cho chồng và người thân. Lúc này, chị cũng biết những người trong nhà chị là F0 đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Dứt cuộc điện thoại, chị thu dọn đồ dùng, đi chào tạm biệt những người cùng phòng để ngày mai đưa con trai về nhà tiếp tục cách ly. Bên ngoài phòng bệnh, con trai chị đang vui vẻ đùa giỡn với những bé F0 bị ung thư khác.
Nhìn theo dáng con, chị Dung cho biết, con trai chị bị bệnh ung thư đang phải điều trị. Ngày 31/8, gia đình chị có 7/9 người bị mắc Covid-19. “Con trai tôi phát hiện dương tính được một ngày thì bị co giật, phải đến bệnh viện gấp. Mấy ngày đầu, con sốt cao, nhức răng, phải thở oxy, truyền thuốc, vào kháng sinh. Các y bác sĩ đã chăm con tôi rất kỹ. Bây giờ, con đã khỏi bệnh Covid-19 rồi. Chặng đường tiếp theo của con là làm sao khỏi được căn bệnh ung thư”, chị Dung nói buồn.
![]() |
Sau khi tra một vòng các giường bệnh, thấy chỉ số trên máy và tình trạng các bé bình thường, điều dưỡng Phúc quay lại lại bàn giấy ghi chép cẩn thận. Nhin những bé vừa mắc ung thư vừa mắc Covid-19 đang vui đùa ngoài hành lang, anh Phúc chia sẻ: “Nhìn các bé chạy nhảy vậy thôi, nhưng khi dừng lại, có thể các bé sẽ bị sốc, co giật, khó thở. Căn bệnh Covid-19 này tiến triển rất nhanh. Các em trông có vẻ khỏe nhưng bất chợt cần thở máy. Có em phải chấm dứt cuộc đời rất nhanh. Nhìn các em ra đi mà mình bất lực, xót xa và buồn lắm”.
Điều dưỡng Phúc cho biết, làm việc ở khu hồi sức này, anh và các đồng nghiệp phải đứng 24/24, mắt luôn theo dõi các chỉ số trên máy và tình trạng các bé, nếu có bất thường phải báo ngay cho bác sĩ xử lý. “Để có thể trụ được, anh em chúng tôi chia theo tua trực. Mỗi tua 3-5 giờ. Sau mỗi tua, chúng tôi phải uống thêm nước đường để bổ sung cho lượng nước đã mất vì mặc đồ bảo hộ quá lâu”, diều dưỡng Phúc chia sẻ.
![]() |
Một bệnh nhi đang thở máy, lọc máu. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
BS.CKII Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm, kiêm trưởng Khoa điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh viện bắt đầu tách đôi điều trị Covid-19 từ ngày 18/6, chuyên tiếp nhận F0 trẻ em nặng, nguy kịch. Từ khi thành lập đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện điều trị từ 200-250 F0. Số F0 đủ điều kiện xuất viện mỗi ngày từ 30-50 ca. Tổng cộng số F0 bệnh viện tiếp nhận điều trị là hơn 1.100, trong đó, có khoảng 50% là F0 người lớn, còn lại là trẻ em, chiếm nhiều nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Bác sĩ Việt cho biết, hiện bệnh viện điều trị cho hơn 200 F0, trong đó có 30 ca nặng, phải thở oxy dòng cao, thở oxy qua mask. Có 6 ca đang thở máy và đã có 11 trẻ tử vong. Các ca nặng là trẻ béo phì, có bệnh nền ung thư, phổi mạn tính, chấn thương sọ não, suy thận, tim…
Do trẻ F0 sẽ được cách ly cùng với một người thân, vì vậy, bệnh viện đang gặp khó khăn về sắp xếp nơi ở cho họ và công tác điều trị.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh - Thanh Tùng - Đình Tuyến
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết, hiện TP đã qua đỉnh của dịch Covid-19, việc phòng, chống dịch đang đạt hiệu quả rất tốt.
" alt="Phía sau cánh cửa phòng hồi sức điều trị trẻ mắc Covid"/>