当前位置:首页 > Kinh doanh > Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Ai mới là bà chủ tập 2: Nữ ô sin tham gia cuộc thi làm người nổi tiếng nhận cái kết bất ngờ
Khuôn viên mái ấm được trồng nhiều cây xanh, cây ăn trái với không khí trong lành, thoáng mát và rất tĩnh lặng.
Ông Nguyễn Trung Khánh (60 tuổi), Trưởng ban quản lý nhà dưỡng lão Đức Thọ cho biết, năm 2007, ông Ngô Đoan Thanh (ngụ thị xã Vĩnh Châu) xây dựng nhà dưỡng lão này trên phần đất gia đình rộng 1,5ha, kinh phí xây dựng hơn 4 tỷ đồng, tương đương 400 lượng vàng lúc bấy giờ. Ông Thanh ấp ủ, xây dựng mái ấm Đức Thọ bằng cả tình thương, tấm lòng.
Sau hai năm xây dựng, mái ấm Đức Thọ chính thức hoạt động. Một năm sau, ông Ngô Đoan Thanh qua đời, để lại di nguyện cho người con trai tiếp tục kế thừa, duy trì việc thiện nguyện mà ông dành cả đời để xây dựng lên giúp người.
Con của ông Thanh sau đó đã thực hiện di nguyện của cha, cùng người dân địa phương chung tấm lòng thiện nguyện duy trì nhà dưỡng lão Đức Thọ cho đến nay.
“Lý tưởng, việc làm của ông Thanh quá cao cả. Tiếc là ông qua đời sau cơn bạo bệnh, để lại mái ấm tình thương này. Chúng tôi tự thấy phải có trách nhiệm để chung tay duy trì làm việc thiện này”, ông Khánh chia sẻ.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà dưỡng lão Đức Thọ đã cưu mang hơn 200 cụ già. Mỗi cụ đều có hoàn cảnh và nỗi niềm riêng trong cuộc sống. Có cụ vì cuộc sống quá khó khăn, không còn sức khỏe để mưu sinh; có cụ con cái nghèo khó, không có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Lại có cụ được người thân đưa đến đây rồi bỏ lại, không một lần trở lại thăm hỏi.
Ông Khánh cho biết, hiện tại nhà dưỡng lão đang cưu mang 20 cụ từ 60 - 90 tuổi. Những ngày đầu đến đây, tâm trạng các cụ buồn bã, ít nói chuyện, ít tiếp xúc với những người xung quanh. Lấy tình thương làm trách nhiệm, các tình nguyện viên tại đây đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ, giúp các cụ lạc quan, vui vẻ trở lại, biến ngôi nhà thành một nơi của tình nhân ái.
Ở nhà dưỡng lão Đức Thọ 11 năm qua, cụ Lưu Tiến Thành (85 tuổi, ngụ TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ, 15 năm trước vợ ông mất, hai con thì đứa chết, đứa nghèo khó.
“Mắt tôi thì gần như mù, không muốn làm gánh nặng cho con nên tôi xin vào nhà dưỡng lão Đức Thọ ở cho đến nay. Vào đây, tôi được các cô chú chăm sóc, lo lắng cho từng chút một. Tôi cảm thấy ở đây rất vui, giờ lớn tuổi rồi chỉ chờ ngày về đoàn tụ với ông bà…”, cụ ông Lưu Tiến Thành chia sẻ.
Cách đây hai năm, cụ Sơn Thị Tại (84 tuổi, ngụ thị xã Vĩnh Châu) vào ở tại nhà dưỡng lão Đức Thọ khi không còn người thân.
“Cả đời làm thuê mưu sinh, tới lúc già yếu thì không còn con cháu bên cạnh nên tôi xin vào nhà dưỡng lão ở đến nay cũng được hơn 2 năm. Mọi người trong đây đa phần cùng cảnh ngộ nên ai cũng đùm bọc, thương yêu nhau”, bà Sơn Thị Tại nói.
Hằng ngày, để tăng cảm giác ngon miệng cho các cụ, các món ăn của 3 bữa đều được thay đổi và đầy đủ dinh dưỡng. Chủ nhật sẽ có hủ tiếu, bún, bánh ngọt, trái cây…
Mỗi tháng, nhà dưỡng lão Đức Thọ chi ra hơn 30 triệu đồng để duy trì các hoạt động. Số tiền này được các tình nguyện viên, nhà hảo tâm và con trai người sáng lập chung tay đóng góp.
Bên cạnh chăm lo ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe của các cụ cũng được quan tâm. UBND thị xã Vĩnh Châu cấp thẻ BHYT cho các cụ; định kỳ mỗi tháng 2 lần, đội ngũ y, bác sĩ đến kiểm tra sức khỏe cho các cụ.
Ông Khánh chia sẻ, vui nhất là khi các cụ được con cháu rước về để chăm lo lúc tuổi già.
Khi có cụ qua đời, nhà dưỡng lão cũng lo chu đáo việc hậu sự và thông báo cho gia đình biết. Những trường hợp không có người thân, nhà dưỡng lão tổ chức lễ tang để thể hiện trọn vẹn tinh thần nhân đạo cao cả.
“Nhiều cụ nhận được sự sẻ chia, đồng cảm, xem nhau như ruột thịt, nên khi con cháu đến đón vẫn nhất quyết không về”, ông Khánh nói và chia sẻ, điều buồn nhất là chứng kiến các cụ tuổi già, qua đời. Năm 2019, có gần 20 cụ qua đời, khiến ông Khánh và các tình nguyện viên không kìm nén được cảm xúc.
Ông Thái Trung Nghĩa, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Nhà dưỡng lão Đức Thọ hỗ trợ rất lớn cho những người neo đơn, nghèo khó, bệnh tật... lúc tuổi xế chiều. Địa phương cũng chung tay hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe và tổ chức tặng quà cho các cụ hàng tháng”.
Người đàn ông miền Tây chi 400 lượng vàng xây nhà nuôi hàng trăm cụ già
Nhận định, soi kèo Atlas vs Club Necaxa, 10h10 ngày 19/2: Khó cho chủ nhà
“Thằng này khó tính lắm, chỉ chịu mẹ chăm thôi, không chịu người khác giữ. Hễ cho nó ở nhà, gửi người khác chăm là nó nhịn ăn, nhịn uống. Cả ngày nằm ở nhà trọ, nó không uống một giọt nước, không ăn bất cứ thứ gì. Bởi vậy, tôi không thể làm nghề nào khác ngoài bán vé số. Chỉ có bán vé số mới đẩy nó theo được thôi”, bà Lanh chia sẻ.
Nói đoạn, bà Lanh chỉ tay vào chiếc xe với cơ man bánh trái treo lủng lẳng. Lâu lâu, bà lại lấy bánh, trái cây đút cho con trai ăn. Anh Phi vừa ăn vừa nhìn mẹ mỉm cười.
Tính đến nay, bà Lanh đã có gần 4 năm đẩy con đi bán vé số. Buổi sáng, bà thường bán ở gần bệnh viện Bình Dân, TP.HCM. Đến khoảng 11-12h trưa, bà đẩy con trai về nhà trọ ăn cơm, nghỉ ngơi.
18h, bà lại đẩy con trai đi bán vé số. Từ đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), bà đẩy con ra tận chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng… Đến tận 1-2h sáng, bà lại đẩy con về nhà trọ.
“Hai mẹ con cứ đi từ từ, mệt thì nghỉ, xong lại đi tiếp. Cứ vậy cũng qua được gần 4 năm”, bà Lanh tâm sự.
Ngày nào bà Lanh cũng hai bận đẩy con đi bán vé số. Việc đẩy chiếc xe nặng hơn 50kg khiến lưng, chân bà đau buốt.
Bà Lanh rơm rớm nước mắt nói: “Mấy bữa, tôi đau chân lắm chớ, nhưng nay đỡ hơn rồi. Tôi mua thuốc uống miết mà người bán thuốc còn sợ. Lúc nào đi bán, tôi cũng mang theo thuốc, hễ đau là uống vào ngay”.
Bán được ngày nào có tiền ăn ngày đó, cho nên bà không dám nghỉ. Mưa nắng thế nào cũng lặn lội mà đi. Cũng may, dù phơi nắng phơi mưa nhưng anh Phi được theo mẹ lại vui, khỏe. Những lúc mệt, thấy con cười, bà Lanh lại lau mồ hôi đẩy đi tiếp.
"May mà có chỗ ngả lưng"
Bà Lanh lo sợ nhất là những ngày thành phố có mưa dầm, vé số bán không hết phải sang lỗ. Xe đẩy không có dù hay mái che, mưa ập đến, bà phải vội vàng, còng lưng đẩy con vào hiên nhà của người ta để trú.
Sợ con mắc mưa bị bệnh, bà đợi đến lúc mưa tạnh mới dám đẩy con về nhà. Những lúc như thế, bà thường tủi thân, khóc nghẹn.
Lấy tay lau nước mắt, bà Lanh nghẹn giọng: “Hồi còn nhỏ, Phi dễ chịu, càng lớn càng khó. Nó lớn tuổi rồi nên chướng và ngang lắm. Trước đây, tôi đặt đâu thì nó nằm đó, cho gì cũng ăn, còn bây giờ thích thì ăn không thì thôi, năn nỉ mãi cũng không được”.
Anh Phi bị bại não từ lúc sinh ra, nghe được nhưng không biết nói. Cho nên, việc chăm sóc anh rất vất vả. Hàng ngày, bà Lanh phải lo cho con ăn uống, tắm rửa, dỗ dành mỗi khi con ngang bướng.
Cũng may, đại lý vé số cho bà ở trọ miễn phí, đổi lại bà nhận vé số đi bán mỗi ngày. Nhà trọ này có nhiều người ở cùng, đều làm nghề bán vé số như bà Lanh.
“Do có nhiều người nên không gian nhà trọ rất chật chội, mỗi người chia nhau hai miếng gạch mà ngủ, chỗ để quần áo còn không có”, bà Lanh cho biết.
Bà Lanh kể mùa dịch, tất cả 16 người ở trọ đều bị mắc bệnh, vài người được đưa đi bệnh viện, còn một số ở lại nhà.
Dù cả hai mẹ con đều mắc Covid-19, nhưng bà Lanh quyết định ở lại nhà để thuận tiện chăm sóc con trai.
Mệt đến ăn không nổi, bà Lanh vẫn cố nuốt cháo trắng, tập hít thở. Bà sợ bản thân có việc gì không may thì con trai không biết nương tựa vào đâu.
“Trời thương, Phi mắc Covid-19 nhưng lại không có triệu chứng nghiêm trọng. Thế nhưng, tôi không thể ra ngoài bán vé số, không có tiền mua tã, thuốc men… cho Phi. Tôi phải vay mượn mọi người, còn thực phẩm thì được phát”, bà Lanh nhớ lại.
Mới đây, con trai lớn của bà Lanh cũng vào TP.HCM sống cùng mẹ và em. Anh này bị bệnh đau lưng, không còn đi làm thuê được nữa.
Hàng ngày, anh theo mẹ và em đi bán vé số. Anh ngồi nhìn anh Phi, chốc lát lại hôn em trai một cái. Bà Lanh nhìn thấy vội quay đi, lau nước mắt đang ứa ở khóe mi.
Anh Huỳnh Huy Hôn (39 tuổi, quận 3), chủ nhà trọ mà bà Lanh đang ở cho biết: “Tôi đứng ra thuê nhà rồi cho những người bán vé số về ở trọ miễn phí. Tôi bỏ vốn nhận vé số về giao họ bán, cùng nhau san xẻ đồng lời từ việc bỏ mối, bán vé số dạo. Cô Lanh cũng ở trọ trong nhà này khá lâu rồi. Trong số những người ở trọ tại đây, cô Lanh là người có hoàn cảnh đặc biệt nhất. Cô có con trai tật nguyền, không làm gì được, cũng không thể tự chăm sóc bản thân.
Trưởng khu phố 2 (phường 4, quận 3) cho biết: “Hoàn cảnh của bà Lanh thực tế đúng là rất khó khăn. Bà từ quê vào TP.HCM và có con tật nguyền. Mỗi ngày, bà đẩy con đi bán vé số”.
Bài, ảnh:Vịnh Nhi
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Huỳnh Thị Lanh. Địa chỉ: 362/87 Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3, TP.HCM. Số điện thoại: 0364489907 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộMS 2022.189 (bà Huỳnh Thị Lanh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Mẹ đưa con bại não đi bán vé số, tối ngả lưng trên hai miếng gạch
Từ chỗ e ngại, coi tình dục là chủ đề cấm kỵ thì giờ đây phụ nữ đã tự tin bàn luận về tình dục, chủ động trong các cuộc “yêu” để tìm kiếm khoái cảm hạnh phúc. Đã có nhiều sự thay đổi trong quan niệm của phụ nữ về hôn nhân, về tình dục. Điều này được đề cập đến trong cuốn sách “Cơ thể chúng ta – bản thân chúng ta” - cuốn sách về sức khỏe và tình dục của phụ nữ được ưa chuộng nhất ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
TS. Khuất Thu Hồng, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) tâm sự rằng, bà đã được biết cuốn sách từ đầu những năm 2000 và vô cùng ấn tượng và ấp ủ mang cuốn sách về với Việt Nam bởi nó có đầy đủ tất cả các tri thức quý giá về cơ thể, sức khỏe, tình dục của phụ nữ. ISDS đã dành 13 năm chuyển ngữ, biên tập để đưa cuốn sách quý này đến với độc giả Việt Nam.
![]() |
Tiếp cận cuốn sách này, không chỉ giúp phụ nữ hiểu rõ cơ thể mình mà còn khuyến khích phụ nữ tự hào, yêu quí bản thân, hiểu rõ quyền của mình và cùng nhau khẳng định vị trí của phụ nữ trong xã hội. |
Phụ nữ Việt ngày càng cởi mở về tình dục
Nếu là một cuốn sách chuyển ngữ đơn thuần thì có lẽ độc giả đã không phải chờ cả chục năm để được tiếp cận. Quả đúng như vậy, TS. Khuất Thu Hồng đã đưa vào cuốn sách rất nhiều tư liệu quý, những nghiên cứu của bà và đồng nghiệp về tình dục của người Việt đương đại. Đặc biệt là quan điểm, thái độ của người phụ nữ đối với tình dục.
“Thực tế ở Việt Nam của ngày hôm nay, quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn là chuyện hiếm hoi mà đã trở thành một phần của tình yêu. Cho dù vẫn bị ám ảnh về trinh tiết, các cô gái vẫn yêu và chia tay với người mà họ đã có quan hệ tình dục và rồi họ vẫn kết hôn với một người mà họ hài lòng nhất. Nam giới đề cao trinh tiết nhưng khi yêu và khi kết hôn thì lại cân nhắc các yếu tố khác nhiều hơn là việc người vợ tương lai của họ có còn màng trinh hay không”, cuốn sách nhận định.
Điều này cũng lý giải vì sao, trong hơn 1 thập kỷ qua, hiện tượng cặp đôi sống chung nhưng chưa đăng kí kết hôn – thường được gọi là sống thử đã dần trở thành hiện tượng khá phổ biến. Ngoài ra ở Việt Nam hiện nay, hình thái hôn nhân cũng có nhiều biến đổi, hiện tượng phụ nữ sinh con và nuôi con một mình – bà mẹ đơn thân hoặc phụ nữ ly hôn không còn là hiện tượng hiếm gặp. Xã hội đã trở nên cởi mở và khoan dung nhiều hơn.
Phụ nữ cũng cần học cách thủ dâm
Đó là một trong những trang viết khiến tôi bất ngờ nhất về cuốn sách này. Cũng như bao người khác vẫn lầm tưởng rằng chỉ con trai mới thủ dâm và thủ dâm là hành động tội lỗi chỉ dành cho những người còn trẻ, bệnh hoạn… Nhưng cuốn sách lại chỉ cho ta thấy rằng, thủ dâm tạo cơ hội cho chúng ta được tìm hiểu và thử nghiệm với cơ thể của chính mình và học hỏi được rằng kiểu đụng chạm nào khiến cho chúng ta thấy dễ chịu.
“Đó là sự giải phóng khi bạn biết cách đem lại cho bản thân mình những khoái lạc và cảm xúc tình dục. Bạn sẽ trở nên ít lệ thuộc vào bạn tình khi muốn được thỏa mãn, điều này cũng mang lại cho người đó sự tự do. Thông qua việc học hỏi để tự mang lại khoái cảm cho bản thân, nhìn chung, bạn sẽ hài lòng hơn với đời sống tình dục của bạn và có thể đạt khoái cảm dễ dàng hơn – với bạn tình hay khi chỉ có một mình”, cuốn sách viết.
Rất nhiều trang viết khác về cơ thể và đời sống tình dục phụ nữ, về mang thai và sinh nở, về những yếu tố tác động đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ chúng ta cứ nghĩ là quá quen thuộc rồi nhưng đọc cuốn sách ta mới thấy vẫn còn rất nhiều kiến thức mới mẻ.
TS. Khuất Thu Hồng cho biết, tiếp cận cuốn sách này, không chỉ giúp phụ nữ hiểu rõ cơ thể mình mà còn khuyến khích phụ nữ tự hào, yêu quí bản thân, hiểu rõ quyền của mình và cùng nhau khẳng định vị trí của phụ nữ trong xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới. Cuốn sách không chỉ là những câu chuyện được chia sẻ, những kiến thức khoa học được gợi mở mà nó còn là những triết lý của cuộc sống.
Kim Minh
" alt="Những bí mật về cơ thể và đời sống tình dục của phụ nữ"/>Video: Không khí vỡ òa hạnh phúc tại nhà Tiến Dũng
Mẹ trung vệ Tiến Dũng ngất xỉu trong trận thắng của U23 Việt Nam trước Qatar