当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Nomme Kalju vs Tallinna Kalev, 22h00 ngày 22/4: Tinh thần chạm đáy 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Cardiff City vs Oxford United, 21h00 ngày 21/4: Trên bờ vực thẳm
Ghi nhận của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) cho thấy, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, đã xảy ra hiện tượng kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục...
Bộ GD&ĐT cũng nhận được phản ánh về tình trạng trẻ em, sinh viên bị lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trong quá trình học thông qua Internet. Điều này đã tạo nên tâm lý hoang mang cho cả người học và người dạy, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học online.
Nhiều nguy hiểm khi trẻ tiếp cận môi trường mạng
Thực tế từng ghi nhận sự xuất hiện của những tin nhắn với nội dung xấu nhằm vào đối tượng là các em nhỏ. Đáng chú ý khi có cả những tin nhắn với mục đích thu thập ảnh khỏa thân của các em nhỏ.
Để làm điều này, kẻ xấu đã đóng giả là người của ban tổ chức một cuộc thi sắc đẹp nhằm dụ dỗ trẻ gửi đi những bức hình nhạy cảm. Tài khoản của kẻ xấu cài đặt thông tin là nữ, đăng avatar và các hình ảnh là nữ giới để các bé gái cảm thấy thoải mái hơn trong việc gửi ảnh “nude” cho người cùng giới.
Nội dung tin nhắn có đoạn: “Để tham gia trước tiên em phải chụp cho chị 4 tấm hình (1 tấm chính diện toàn thân mặt trước, 1 tấm chính diện toàn thân mặt sau, 2 tấm 2 mặt nghiêng 2 bên). 4 tấm hình này không tham gia thi và yêu cầu khi chụp không được mặc gì cả, do chị đích thân kiểm tra sẹo. Kiểm tra sẹo xong chị sẽ quyết định em mặc trang phục gì để thi hình thể.”.
![]() |
Tin nhắn "lạ" dụ dỗ trẻ gửi hình nhạy cảm. |
Đây được xem là một mối đe dọa tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới việc xâm hại trẻ em. Kẻ xấu có thể lợi dụng sự ngây thơ của trẻ để tống tiền hoặc đưa lên những trang web không lành mạnh. Hậu quả là các em sẽ rơi vào tâm trạng lo âu, hoảng sợ và các sang chấn tâm lý khác.
Từ đối tượng bị hạn chế sử dụng máy tính, smartphone, trẻ em giờ đây có cơ hội tiếp cận với những thiết bị này nhiều hơn để phục vụ nhu cầu học online và giải trí trên mạng. Đây là điều kiện để kẻ xấu có thể lợi dụng và gây ra những hành vi xâm hại trẻ em.
Thủ đoạn của kẻ xấu luôn là tìm cách tiếp cận, làm quen, sau đó đưa ra lời dụ dỗ hoặc đe dọa rồi đến ép buộc.
Từ việc làm quen và gạ gẫm trẻ em chat sex, “khoe hàng” qua webcam, kẻ xấu có thể dùng chính các hình ảnh hay clip các em chia sẻ để ép buộc, đe dọa. Nhiều em nhỏ đã phải làm theo yêu cầu của chúng do lo sợ kẻ xấu sẽ tung các hình ảnh hay clip này đến gia đình, bạn bè hoặc lan truyền rộng rãi.
Hành vi xâm hại trẻ em trong không gian mạng sẽ gây ra những tổn hại về thể chất, tình cảm, danh dự, tâm lý, nhân phẩm của trẻ, làm trẻ lo lắng, hoảng sợ, thậm chí có hành vi muốn tự tử nếu không được tư vấn, tháo gỡ kịp thời.
Làm gì để bảo vệ trẻ trên không gian mạng?
Để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Cục Trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo các bậc cha mẹ cần chú ý quan tâm tới các em nhỏ trong quá trình học tập trực tuyến.
Trong đó, các bậc cha mẹ cần giúp trẻ phát hiện, nhận diện các rủi ro có thể gặp phải khi trẻ sử dụng không gian mạng.
Một số rủi ro thường gặp phổ biến là: mất thông tin cá nhân, tiếp cận/chia sẻ thông tin sai lệch, xem các chương trình/ấn phẩm không phù hợp, kết bạn xấu, bắt nạt trên mạng, xâm hại tình dục trên mạng…
![]() |
Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm, hỏi han mỗi khi trẻ tiếp cận với môi trường Internet. |
Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách bảo vệ và xử lý trong trường hợp gặp phải những nguy cơ, rủi ro trên mạng.
Cách thức để cha mẹ hướng dẫn cho trẻ có thể là trò chuyện, chia sẻ với trẻ trong quá trình trẻ sử dụng Internet. Cha mẹ và trẻ có thể cùng tạo lập các cam kết như thời gian biểu khi sử dụng Internet.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần luôn chia sẻ, quan tâm, thấu hiểu con và tạo sự tin tưởng để trẻ có thể chia sẻ những vấn đề gặp phải trên không gian mạng. Từ đó, cha mẹ sẽ có biện pháp xử lý, hỗ trợ con kịp thời, tránh sang chấn tâm lý cho trẻ.
Khi phát hiện ra những dấu hiệu trẻ em bị xâm hại, cha mẹ hoặc các em có thể gọi tới Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em theo số 111 để được tư vấn, hướng dẫn cách xử lý hoặc có biện pháp ngăn chặn kịp thời những tổn hại của trẻ.
Trọng Đạt
" alt="Trẻ bị xâm hại trực tuyến: Nguy cơ đã ở ngay trước mắt"/>Dự luật yêu cầu các công ty công nghệ hợp tác với Ủy ban Quốc gia chống lạm dụng trẻ em trực tuyến mới thành lập.
Các công ty như Apple và Facebook có thể được yêu cầu khóa và báo cáo nội dung vi phạm ngay cả trên các dịch vụ đã được mã hóa của họ.
Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, các công ty này không thể truy cập dữ liệu được mã hóa nên nhiều khả năng họ sẽ phải bẻ khóa xâm nhập vào hệ thống.
Dù sao đây mới chỉ là dự luật nhưng rõ ràng các công ty công nghệ Mỹ đang chịu nhiều sức ép từ chính phủ sau nhiều lần kháng cự. Apple từng từ chối yêu cầu bẻ khóa iPhone của FBI, thậm chí cả Bộ Tư pháp Mỹ.
Ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã gọi điện cho Apple yêu cầu bẻ khóa iPhone trợ giúp điều tra tội phạm tại nước này.
Apple vẫn một mực từ chối và cho rằng làm điều đó chẳng khác gì họ phản bội lại khách hàng.
Nguyễn Minh (theo TNW)
Để mở khóa chiếc iPhone này, FBI đã phải sử dụng một thiết bị có tên là GrayKey. Thiết bị này được sản xuất bởi một startup có tên Grayshift.
" alt="Luật mới có thể buộc Apple, Facebook bẻ khóa điện thoại và ứng dụng"/>Luật mới có thể buộc Apple, Facebook bẻ khóa điện thoại và ứng dụng
5 bệnh nhân Covid-19 được ra viện hôm nay gồm 1 người được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; 2 trường hợp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh và 2 người tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP.HCM.
Danh sách này có 3 người Việt Nam và 2 người nước ngoài. Thông tin về các bệnh nhân cụ thể như sau:
Bệnh nhân 228, nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan, Ninh Bình ngày 6/4. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 ba lần liên tiếp vào các ngày 12/4, 14/4 và 19/4.
![]() |
Bệnh nhân 228 và các bác sĩ trong buổi lễ công bố khỏi bệnh tại Ninh Bình |
Bệnh nhân 210, nữ, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhập viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh ngày 30/3. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 15/4, lần 2 vào ngày 19/4.
Bệnh nhân 238, nữ, 17 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhập viện viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh hôm 4/4. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2, trong đó các lần xét nghiệm gần đây nhất vào ngày 15/4 và 19/4 đều cho kết quả âm tính.
Bệnh nhân 224, nam, 39 tuổi, quốc tịch Brazil, vào viện ngày 1/4 và bệnh nhân 236, nữ, 26 tuổi, quốc tịch Anh, vào viện ngày 4/4 đều được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP.HCM. Cả hai trường hợp này qua 3 lần xét nghiệm liên tiếp vào các ngày 13/4, 15/4 và 17/4 đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bộ Y tế cho biết, các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh hôm nay đều đang có sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở. Những người này sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Số ca ra viện hôm nay đã nâng tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi ở nước ta lên 77% trên tổng số ca mắc.
Việt Nam là một trong 3 quốc gia trên thế giới có trên 200 trường hợp nhiễm Covid-19 trở lên chưa có trường hợp tử vong.
Nguyễn Liên
- Dự kiến sẽ có khoảng 800 nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch được tiêm vắc xin ngừa lao để phục vụ nghiên cứu Covid-19.
" alt="Thêm 5 bệnh nhân Covid"/>Nhận định, soi kèo APOEL vs Aris Limassol, 23h00 ngày 22/4: Chưa từ bỏ hy vọng
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ lên tiếng sau bê bối gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết trách nhiệm của Bộ chủ quản khi xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở một số địa phương như Hà Giang và Sơn La?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trước hết, trên phương diện quản lý ngành, tất cả các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT thì Bộ phải có trách nhiệm xem xét, chỉ đạo giải quyết và xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Đánh giá kỳ thi THPT quốc gia trung thực, cầu thị" |
Với trường hợp Hà Giang và Sơn La, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong kết quả thi THPT quốc gia, tôi cùng lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo kiểm tra, xác minh, đồng thời thành lập ngay tổ công tác về địa phương để làm rõ các dấu hiệu sai phạm. Các anh em trong tổ công tác đã làm việc ngày đêm để đưa ra được kết luận nhanh chóng và chính xác nhất.
Tôi cho rằng, trả lại công bằng cho các em học sinh, niềm tin cho xã hội là việc mà Bộ GDĐT phải làm và thực tế những ngày qua đã khẳng định rằng Bộ GD-ĐT đã làm bằng quyết tâm cao nhất.
Khi phát hiện những sai phạm tại Hà Giang và Sơn La, quan điểm của lãnh đạo Bộ là kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy chế thi và quy định của pháp luật. Tại Hà Giang, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Còn về phía ngành Giáo dục, tôi đã đề nghị các địa phương kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ sai phạm.
Phóng viên: Vì sao lại xảy ra sai phạm như thế này, có phải do quy trình chấm thi chưa chặt chẽ?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Qua từng năm, quy chế cũng như quy trình kỹ thuật chấm thi ngày càng hoàn thiện. Nhưng kỹ thuật tới mức nào thì vẫn dưới sự vận hành của con người. Con người mà không có tâm trong sáng, thiếu trách nhiệm thì kỹ thuật đến mấy cũng có thể làm sai lệch kết quả, nhất là khi sai phạm mang tính có chủ đích.
Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức kỳ thi, với trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế, hướng dẫn tổ chức thi; tập huấn nghiệp vụ về tổ chức thi, vận hành các phần mềm quản lý thi, chấm thi; công tác chỉ đạo, thanh tra, giám sát cũng được tập huấn và thực hiện liên tục trước, trong và sau kỳ thi.
Tuy nhiên, sau sự việc xảy ra tại Hà Giang, Sơn La, Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc rà soát kỹ lưỡng lại toàn bộ quy trình tổ chức thi, nhất là khâu chấm thi, khắc phục những bất cập để hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong các kỳ thi tiếp theo.
Có ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT nên cân nhắc việc tổ chức coi thi, chấm thi ở địa phương. Quan điểm của Bộ GD-ĐT như thế nào về điều này?
Việc tổ chức thi ở địa phương là chủ trương đúng, tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm tốn kém cho xã hội. Điều đó đã được minh chứng trong thực tiễn tổ chức kỳ thi những năm qua. Chúng ta nhớ lại những năm trước đây, nhiều gia đình phải vất vả đưa con về thành phố lớn dự thi đại học, có khi phải bán cả gia sản mới đủ tiền đưa con đi thi thì nay đã hoàn toàn khác. Đây cũng là lí do để việc đổi mới thi trong những năm qua nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Ngoài ra, từ 2 năm nay, phần lớn các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh có một mã đề riêng hay bài thi tự luận môn Ngữ văn ra đề mở đã hạn chế tối đa các gian lận, tiêu cực trong phòng thi.
Vì vậy, việc coi thi ở địa phương đã cơ bản đảm bảo được tính nghiêm túc, an toàn. Năm nay, chúng ta phát hiện tiêu cực trong khâu chấm thi tại một số địa phương. Bộ sẽ chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quy trình tổ chức thi, nhất là quy trình chấm và bảo quản bài thi, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kỳ thi đảm bảo an toàn, chính xác, khách quan hơn.
Bộ GD-ĐT tính toán như thế nào để đảm bảo sự việc tương tự không lặp lại trong những năm sau?
Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá quy trình thực hiện các khâu tổ chức thi tại địa phương, nhất là khâu coi thi, chấm thi.
Ngay sau đây, Bộ GD-ĐT sẽ tổng kết, đánh giá công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần trung thực và cầu thị. Bộ cũng sẽ hoàn thiện và nâng cao chất lượng của ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phù hợp hơn với kỳ thi THPT quốc gia phục vụ hai mục đích để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Hoàn thiện quy trình chấm thi (bao gồm cả phần mềm chấm thi) đảm bảo tính trung thực, khách quan của kết quả thi.
Đặc biệt sẽ làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm để xử lý theo đúng quy chế và quy định của pháp luật. Việc xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm sẽ có tác dụng trong việc răn đe đối với những người tham gia trực tiếp vào các khâu của kỳ thi những năm tiếp theo.
Hoàng Thanh (Ghi)
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đánh giá kỳ thi THPT quốc gia trung thực, cầu thị'"/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đánh giá kỳ thi THPT quốc gia trung thực, cầu thị'